Tại chính chỗ bắt đầu của việc thốt ra nguyên thuỷ của mình, Lão Tử phá huỷ mọi khả năng. Ông ấy giật lấy mọi cột chống và vật chống. Ông ấy phá huỷ nền móng đầy đủ của mọi thứ mà tâm trí có thể làm. Chúng ta có thể suy nghĩ kĩ – nếu điều này là như vậy, bây giờ cái gì còn lại để Lão Tử viết? Ông ấy sẽ nói gì? Làm sao ông ấy sẽ nói cái đó, cái mà không thể được diễn đạt? Làm sao ông ấy sẽ chỉ ra con đường mà không thể bước trên được? Làm sao ông ấy sẽ kết lại cái một không thay đổi và vô thời gian, làm sao ông ấy cố gợi ý mà không có lời?
Phương pháp đầy đủ của Lão Tử là phương pháp phủ định.
Do đó, cần hiểu vài điều có liên quan tới phủ định để cho dễ hiểu Lão Tử hơn. Có hai cách gợi ý trên thế giới này. Một cách là cách của gợi ý khẳng định. Bạn hỏi tôi, “Cái này là cái gì?” và tôi đáp: “Cái này là tường, hay cái này là cửa”. Tôi lấy một cái tên. Ngón tay khẳng định trỏ thẳng – ‘nó là cái này!’ Bạn hỏi, “Tường ở đâu?” Tôi đáp, “Nó là cái này.” Nhưng cái mà có thể được chỉ thẳng ra không thể là bất kì cái gì ngoài cái kém giá trị hay không giá trị. Sự mở rộng bao la không thể được trỏ ra bằng ngón tay.
Cái tầm thường có thể được trỏ tới bằng ngón tay nhưng nếu ai đó hỏi, “Thượng đế ở đâu?” chúng ta không thể nói, “Ngài là cái này.” Chúng ta không thể trỏ ngón tay vào Thượng đế. Thay vì thế, mọi ngón tay đều phải co lại trong nắm tay để chỉ ra Thượng đế. Khi một người khép nắm tay lại và nói “Ngài đây,” điều đó ngụ ý lời gợi ý không trỏ vào bất kì đâu. Bạn không thể trỏ vào bất kì hướng nào vì Ngài ở mọi nơi.
Nhưng người hỏi sẽ không được thoả mãn với câu trả lời này. Nếu tôi nắm bàn tay lại, và nói, “Ngài ở đây,” người đó có thể coi nắm tay của tôi chỉ tới Ngài. Thế thì tôi sẽ phải nói, “Không, không, không phải nắm tay của tôi.” Và như vậy việc phủ định sẽ bắt đầu. Người này có thể cố thêm để làm sáng tỏ câu hỏi của anh ta. Anh ta có thể nói, “Có lẽ tôi đã không làm rõ ý của tôi. Thượng đế có ở phương Đông không?” Tôi sẽ phải nói, “Không”, vì nếu tôi nói Ngài ở phương Đông, cái gì xảy ra ở phương Tây? Và khi tôi khẳng định rằng Ngài ở phương Đông, dù cố tình hay vô tình chúng ta phủ nhận sự hiện diện của Ngài ở phương Tây.
Chiều hướng là gợi ý về cái bị giới hạn. Cái còn lại đằng sau bị phủ nhận. Cho nên cách thứ hai là cách của phủ định – gợi ý. Khi một người cố giải thích theo cách này, người đó không nói – “Nó là cái này, nó là cái kia”; thay vì thế, người đó nói “Nó không là cái này, nó không là cái này – ‘Neti-neti'”. Mọi câu trả lời của người đó là cho hiệu quả này. Nhiều kiên nhẫn được cần trên con đường của phủ định, với bất kì cái gì bạn hỏi, người đó sẽ nói, “Không phải cái này”. Thế thì sẽ tới một lúc mà không còn gì để hỏi. Thế thì người đó sẽ nói, “Đây là Ngài!”
Điều đó cũng như là bạn sẽ bắt đầu hỏi tôi về các thứ trong phòng này. Bạn lấy cái bàn, cái ghế, bức tường và tôi cứ phủ nhận. Thế rồi khi mọi thứ trong phòng bị dùng hết, bạn bắt lấy bản thân bạn, bạn bắt lấy tôi và bắt đầu hỏi: “Đây có là Ngài không?” Và tôi vẫn cứ phủ nhận. Thế rồi khi chẳng còn gì nữa để hỏi và khi chẳng còn gì còn lại để phủ nhận, thế thì Lão Tử sẽ nói, “Đây là nó!” Nhưng thế thì bạn sẽ trong khó khăn. Bạn sẽ nói, “Ông đã phủ nhận tất cả rồi! Bây giờ sao?” Thực ra, cái mà không thể phủ nhận được ngay cả bởi phủ nhận – cái đó là ngài. Chúng ta phủ nhận cái gì đó và nó bị phủ định – nó có thẩm quyền gì? Giá trị gì của cái tồn tại với sự chấp nhận của người này và bị tuyệt diệt bởi việc phủ nhận của người đó? Người hữu thần nói, “Ngài hiện hữu.” Người đó nghĩ Thượng đế tồn tại dường như việc khẳng định của người đó làm mạnh thêm cho sự tồn tại của Ngài. Người vô thần nói, “Thượng đế không tồn tại.” Người đó nghĩ người đó đã làm yếu ngài bởi việc phủ nhận của người đó, và đây không phải là cái nhìn của một mình người vô thần. Ngay cả người hữu thần cũng tin rằng Thượng đế bị làm yếu đi và bị làm hại bởi việc phủ nhận. Người vô thần bao giờ cũng sẵn sàng bác bẻ gợi ý nhỏ nhất về sự tồn tại của Ngài, nếu không thì lí thuyết của người đó bị nguy hiểm – dường như câu hỏi này có thể được quyết định bởi việc chấp nhận hay phủ nhận của con người!
Có một câu chuyện cổ đại từ Tây Tạng: Có một con muỗi nhỏ. Vì chuyện này được con người viết, người đó gọi muỗi là nhỏ. Thực tại, nó là con muỗi lớn nhất trong các con muỗi. Không những thế, nó là vua của các con muỗi! Bây giờ một số muỗi sống trên đống phân, số khác sống trên cây, số khác ở đa dạng chỗ khác nhưng sự việc trở thành vấn đề là chúng phải làm nhà cho vua của chúng ở đâu. Thế rồi tai voi đã được chúng đồng ý là chỗ phù hợp nhất làm dinh thự cho vua. Bây giờ mọi con muỗi đều đi tới vua của chúng và yêu cầu vua đi và ở trong tai voi vì đó là, theo chúng, chỗ xứng đáng nhất cho quốc vương của chúng. Nhà vua đi tới tai voi và tuyên bố: “Hỡi con vật nghe đây! Trẫm, vua của muỗi, đã quyết định làm vinh dự cho ngươi bằng việc hạ cố lấy tai ngươi làm chỗ ở của trẫm!” Nó đưa ra lời tuyên bố này ba lần vì điều được coi là không đúng để đi chiếm chỗ bên trong ai đó mà thậm chí không thông báo cho người đó.
Voi đứng im lặng. Con muỗi này nghĩ, “Im lặng là chấp nhận, và do đó con voi này im lặng.” Nó đã ở lại nhiều năm. Nó sẽ bay vào và ra; nó đẻ muỗi con và gia đình của nó đã tăng lên khá đông. Mặc cho điều này, đã có chỗ rộng rãi ngay cả để tiếp đãi khách! Thế rồi bọn muỗi này quyết định tìm một chỗ khác cho vua của chúng. Trước khi ra đi, con muỗi này lần nữa đứng trước tai voi và nói, “Hỡi con vật nghe đây! Trẫm, vua của muỗi, đã hào phóng trang điểm cho tai ngươi bằng việc làm nó thành chỗ cư ngụ hoàng gia của trẫm. Giờ trẫm đi!” Nhưng không có một âm thanh nào từ voi. Liệu nó có lấy in lặng này làm dấu hiệu chấp nhận không, ngay cả bây giờ? Điều này hơi khó và làm mất danh giá. Nhưng có lẽ con voi đã không nghe, vì nó chẳng nói có chẳng nói không! Con muỗi này nói ngày càng to hơn. Cuối cùng một giọng nói yếu ớt vọng tới tai voi – “Trẫm, vua muỗi, đã ở trong tai ngươi do từ bi lớn lao. Ngươi có thể nghe thấy trẫm hay không?”
Con voi đáp: “Thưa ngài đáng kính, tôi không biết khi nào ngài tới. Ngài ở bao lâu, tôi không biết. Ngài tới và ở lại, làm bất kì cái gì ngài thích, tôi không có tri thức về điều đó!”
Ông fakir Tây Tạng kể chuyện này với một chủ định.
Con người tới trong thế giới. Con người tạo ra triết lí, con đường tôn giáo, chân lí, nguyên lí và lời. Con người hô to từ bốn phương của sự tồn tại bao la: “Tất cả nghe đây – Ram là tên của Ngài!” hay, “Nghe đây, hỡi tất cả mọi người – Krishna là tên của Ngài!” Trời im lặng. Sự mở rộng vô hạn đó chẳng có tri thức gì về điều này. Con voi cuối cùng đã nghe tiếng con muỗi, mặc cho khác biệt lớn về kích cỡ không có khác biệt về chất giữa hai con này – voi là muỗi khổng lồ và muỗi là voi nhỏ xíu. Không có khác biệt về chất để làm cho việc liên lạc thành không thể được. Liên lạc là có thể, dù với khó khăn nào đó. Muỗi sẽ phải nói rất to và voi sẽ phải nghe kĩ hơn. Nhưng điều này không phải là không thể được.
Nhưng giữa sự tồn tại và tâm trí con người thậm chí không có chút ít kết nối này – hay là có? Nó không nhận biết về sự kiện rằng chúng ta được sinh ra, mặc dù chúng ta tuyên bố điều đó với bữa tiệc và âm nhạc cho mọi người trên thế giới; mà nó cũng chẳng ý thức về chết của chúng ta! Chúng ta tới và chúng ta đi; chúng ta giống như đường thẳng được vẽ trên nước – ngay khi chúng ta được hình thành, chúng ta bị phá huỷ. Nhưng trong chính thời kì ngắn ngủi này giữa việc hành thành và tắt ngấm sự sống, Thượng đế biết chúng ta tạo ra biết bao nhiêu từ, chúng ta đã tạo ra bao nhiêu shastras và tổ chức. Chúng ta lan toả toàn thể mạng lưới của tâm trí chúng ta trong thời kì ngắn ngủi như vậy.
Lão Tử cắt mạng lưới này. ‘Không cái này, không cái này’, là cách nói của ông ấy. Thực ra, người muốn nói về cái Tuyệt đối sẽ phải nói rằng không cái gì có thể được nói về nó. Và thế thì các nỗ lực sẽ phải được làm để diễn đạt; và nỗ lực đó chỉ có thể ở dưới dạng phủ định – ‘không cái này, không cái này’. Đường mà có thể được bước trên sao? Không, không phải là đường đó. Lời mà có thể được gọi tên sao? Không, không phải là lời đó. Và bạn đừng rơi vào sai lỗi của ngôn ngữ! Theo ngôn ngữ – cái một mình đó là tên mà không thể được gọi tên. Chúng ta không thể nói cái tên khác. Và đường mà không thể bước trên, một mình điều đó là đường – chúng ta không biết đường khác. Bây giờ nếu điều này được đặt cho đúng, bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả! Vì trong ngôn ngữ thẳng thắn và đơn giản, điều đó sẽ truyền đạt rằng: Không đường nào là đường; không tên nào là tên. Cho nên điều bạn sẽ hiểu một cách trực tiếp, chỉ là thế này: cái là đường, không phải là đường chút nào; cái là tên, không phải là tên chút nào!
Đây là điều Lão Tử đang cố truyền đạt. Ông ấy nói, “Nếu ông ước ao đạt tới, thận trọng với mọi đường, nếu không ông sẽ đi lạc lối. Nếu ông ước ao biết Ngài, gọi tới Ngài – đừng lấy bất kì cái tên nào nếu không ông sẽ đến không đúng lúc.” Và sai lỗi nhẹ nhất là sai lầm vô hạn trong hoàn cảnh với điều này.
Một thanh niên tới và ngồi trước Marpa. Anh ta ở cùng với Marpa trong ba năm qua. Anh ta bảo Marpa: “Chỉ cho tôi con đường đi! Cho tôi ý tưởng nào đó về chỗ ở của Ngài – cái tên nào đó, dấu hiệu nào đó, biểu tượng nào đó!” Và mọi lần anh ta hỏi ông ấy về chỗ ở của Ngài, Marpa đều trở nên im lặng ngay cả giữa chừng cuộc đối thoại! Thế rồi anh thanh niên sẽ lại nài nỉ, “Sao thầy bao giờ cũng trở nên im lặng khi tôi hỏi thầy? Thầy đang nói ngay bây giờ mà!” Thế là Marpa nhắm mắt và trở nên còn im lặng hơn. Nếu anh thanh niên bắt chuyện với ông ấy với cùng câu hỏi này khi ông ấy đang bước đi, ông ấy sẽ đột nhiên dừng lại nơi ông ấy đang ở và trở nên tuyệt đối tĩnh lặng.
Đệ tử này đạt tới chỗ cuối của sự kiên nhẫn của mình trong ba năm. “Đây là giới hạn!” Anh ta than. “Bình thường thầy bước đi nhưng ngay khi tôi hỏi, thầy dừng ở đó và lúc đó! Bình thường thầy nói nhưng ngay khi tôi hỏi, thầy nhắm mắt lại và ngậm môi lại! Tôi đã tới vì câu hỏi này chỉ với thầy và không nghe bài giảng khác của thầy hay tham gia vào trong các cuộc du hành đa dạng của thầy. Tôi chẳng có gì làm với những điều này!” Nhưng Marpa lại đưa mình vào tư thế điển hình khi câu hỏi này được nêu ra! Thế rồi một hôm anh thanh niên hỏi xin phép ra đi. “Tôi có thể đi được chứ?” Anh ta hỏi, “Khi nào thầy mới tới?” Marpa đáp “Từ ba năm nay, ông cứ lang thang bên ngoài cổng. Khi nào ông mới vào? Ông là ai mà hỏi xin phép ra đi? Ta đã không cảm thấy dù một khoảnh khắc rằng ông đã vào bên trong! Bao nhiêu lần thế ta đã đứng cạnh cổng mở rộng. Bao nhiêu lần thế ta đã dừng lại cứ nghĩ có lẽ ông không tới vì ta bước đi. Bất kì khi nào ông hỏi, ta đã trả lời rồi.” Đệ tử này nói: “Bây giờ đây thực sự là giới hạn! Đây là phàn nàn của tôi rằng bất kì khi nào tôi hỏi, thầy đã trở nên yên lặng. Ngay cả ở giữa hội thoại thầy đã trở nên im lặng và giờ thầy trách tôi vì điều này nữa sao? Đây chính xác là lí do tại sao tôi muốn rời khỏi thầy, – rằng thầy trở nên im lặng bất kì khi nào tôi hỏi.”
Marpa đáp: “Đó đã là câu trả lời. Giá mà ông nữa đã trở nên im lặng! Giá mà ông nữa đã dừng lại khi ta dừng bước đi! Thế thì chúng ta có thể đã gặp gỡ rồi! Người ta phải im lặng nếu người ta muốn truyền đạt cái gì đó về người đó. Nếu ông muốn bước khác đi theo đường của người đó, ông phải dừng lại.” Những phát biểu này dường như mâu thuẫn.
Lão Tử nữa cũng giống điều này. Tại mọi bước đi ông ấy loại bỏ từng và mọi thứ. Ông ấy đưa bạn tới điểm đó nơi không cái gì còn lại để loại bỏ – thậm chí không cả bạn! Chỉ mọi trống rỗng còn lại. Và trống rỗng này là không đổi, cái không biến đổi. Nhớ, bất kì chỗ nào bất kì cái gì tới, việc thay đổi tới cùng với nó. Không có tính thiêng liêng bên cạnh trống rỗng. Không có trạng thái nào hồn nhiên hơn bên cạnh trống rỗng. Hơi chút rung rinh của chỉ một ý nghĩ và cổng địa ngục sụp mở rộng. Hơi chút ý nghĩ bên trong tâm trí và điều đó bắt đầu thế giới trần tục. Hơi chút hướng tới ham muốn là bắt đầu các vòng vô hạn sống và chết. Trống rỗng – trống rỗng hoàn toàn – không một hình tướng nào bên trong hay một lời hay một cái tên; không có đường đi, không đích đến; không có đâu mà đi, không đâu để đạt tới! Khi trạng thái như vậy hình thành bên trong, thế thì Đạo biểu lộ. Thế thì Đạo biểu lộ bản thân nó; thế thì tên đó được nghe thấy! Thế thì luật kéo dài và không thay đổi, tới bên trong việc hiểu của chúng ta. Luật đó mà không đối lập với hỗn độn; mà hấp thu và ôm giữ hỗn độn cũng bên trong ngực nó.
Nếu bất kì người nào ước muốn hỏi câu hỏi nào đó, người đó có thể làm như vậy – bất kì câu hỏi khác nào, vì mọi câu hỏi là giống nhau.
Một người bạn hỏi rằng đằng sau các ý nghĩ trôi qua, đôi khi có cảm giác dường như có khoảng ngắn của vô ý nghĩ. Mọi ý nghĩ xoay xung quang như ở đâu đó tại trung tâm có việc cảm này về vô ý nghĩ. Khác biệt gì giữa hoàn cảnh này và hoàn cảnh vô ý nghĩ tuyệt đối?
Chừng nào các ý nghĩ còn chạy đua bên trong, ý nghĩ về vô ý nghĩ cũng là ý nghĩ. Nó đơn thuần là ý nghĩ rằng: Mình là ‘vô ý nghĩ’. Một mặt, có chuyển động của các ý nghĩ bên trong và mặt khác, bạn nghĩ bạn là ‘không có ý nghĩ’. Nhưng bạn chỉ có thể quán tưởng trạng thái này khi không có ý nghĩ bên trong. Điều thú vị nhất là sự kiện rằng khi tâm trí của bạn ở trong hoàn cảnh vô ý nghĩ, bạn thậm chí sẽ không nhận biết rằng không có ý nghĩ bên trong! Là vô ý nghĩ cũng là ý nghĩ. Nó chỉ giống như người khoẻ hoàn hảo – người đó không bao giờ ý thức về sự kiện rằng người đó là khoẻ. Ý thức về khoẻ là chỉ dẫn về ốm. Do đó chúng ta thấy, rằng người ốm bao giờ cũng nói về khoẻ. Người như vậy là không khoẻ, người đó ốm. Nếu ốm còn dai dẳng ở góc nào đó, ý tưởng về khoẻ nấn ná bên trong. Nhiều lần ý thức này về khoẻ chứng tỏ là một kiểu ốm mới. Nếu một người trở nên quá ý thức về khoẻ, người đó trở nên ốm. Đây là bệnh. Cho nên điều xảy ra là bằng việc nghĩ không dừng, bằng việc nghe liên tục, bằng việc suy tư đều đặn về nó, bạn phát triển mong đợi này về việc trở nên ‘vô ý nghĩ’. Vì chúng ta đã nghe nói rằng một mình là linh thiêng, rằng một mình là phúc lạc tối thượng, rằng trong bản thân nó là niềm vui của samadhi, rằng mọi thứ khác nhạt nhoà đáng kể trước phúc lạc tối cao này. Thế thì điều này trở thành ham muốn – ham muốn trở thành ‘vô ý nghĩ’. Nhớ hoàn cảnh ‘vô ý nghĩ’ không thể bị biến thành ham muốn – nhưng nó lúc nào cũng trở thành như vậy.
Thực ra, chính cách xử sự của tâm trí là biến bất kì cái gì bạn nói thành ham muốn. Nó nói, “Phúc lành sao? Có niềm vui trong phúc lành, phấn đấu vì nó đi, tìm kiếm và mình sẽ đạt tới!” Cho nên việc tìm giải thoát bắt đầu nhưng giải thoát mà tâm trí tìm, lại không là giải thoát thực. Thực tại, phúc lành có đó nơi tâm trí không có. Đó là lí do tại sao, phúc lành được tâm trí tìm kiếm không phải là phúc lành đích thực. Bây giờ nghe thấy trạng thái vô ý nghĩ một cách liên tục, ý tưởng này đông đặc trong tâm trí rằng người ta phải trở thành ‘vô ý nghĩ’. Nhớ – “cái mình phải trở thành ‘vô ý nghĩ'” cũng là ý nghĩ. Ý nghĩ này có thể là kết quả của việc nghe Lão Tử hay nghe tôi hay bởi việc đọc sách nhưng điều bạn hiểu về trạng thái vô trí này có lại là ý nghĩ không? Không có ý nghĩ nào đưa bạn vào vô ý nghĩ. Không cần cam kết với sai lầm này. Là ‘vô ý nghĩ’ cũng là một phương thức của ý nghĩ.
Không – đây là một loại ý nghĩ và nếu bạn kiên trì theo đuổi ý nghĩ này, tâm trí sẽ lừa bạn theo cách khác. Nó sẽ nói, “Xem đấy, ở trung tâm của mọi ý nghĩ đang xoay vòng này, có trạng thái vô trí; và mình ở ngoài các ý nghĩ này. Nhưng ‘mình’ này là gì mà đứng bên ngoài và quan sát? Nó có nhiều hơn ý nghĩ không? Việc đứng tách xa này và quan sát cũng là ý nghĩ, điều cho hơi chút cảm thấy an bình và vui vẻ. Nhưng thanh bình này không phải là thanh bình bất tử. Thanh bình mà có thể được gọi tên, không phải là thanh bình. Không may là có niềm vui nào đó, an bình nào đó trong ý nghĩ này, cái là kết quả bao giờ cũng vậy khi bất kì ham muốn nào của tâm trí được vừa lòng. Đây đã là ham muốn của tâm trí – trở thành ‘vô ý nghĩ’. Nó cho sự thoả mãn lớn với tâm trí để cảm thấy rằng nó đã tiến hành kì công trở thành ‘vô ý nghĩ’ nữa. Tâm trí là rất láu lỉnh.
Tâm trí sẽ tạo ra ý nghĩ nhỏ về ‘vô ý nghĩ’ trong chỗ này và các ý nghĩ tất cả xoay xung quanh. Và sẽ không đúng mà nói, có nhiều ý nghĩ khắp xung quanh đó nơi tôi nói ‘Tôi là vô ý nghĩ’, ở đó một ý nghĩ đang đứng. Nhiều nhất bạn có thể nói, có một ý nghĩ được cố định ở đó, nơi các ý nghĩ khác đang chảy – ý nghĩ về các hoạt động mọi ngày. Nếu chúng ta quan sát kĩ điều này ở trung tâm sâu hơn, chúng ta sẽ thấy, nó nữa cùng không hoàn toàn tĩnh tại, vì không ý nghĩ nào là tĩnh tại hoàn toàn. Nó lung linh nữa, như ngọn lửa của chiếc đèn. Khoảnh khắc này bạn sẽ cảm thấy bạn là không ý nghĩ, khoảnh khắc tiếp bạn sẽ cảm thấy, bạn không hiện hữu! Khoảnh khắc này bạn sẽ cảm thấy một ý nghĩ đang lẻn vào bên trong, khoảnh khắc tiếp bạn sẽ cảm thấy bạn là không ý nghĩ – bạn thất bại!
Điều này sẽ luôn xảy ra vì không ý nghĩ nào có thể ở bên ngoài sự thay đổi, thậm chí cả ý nghĩ rằng, ‘Mình là vô ý nghĩ.’ Ý nghĩ này cũng sẽ thường lên xuống – lên và xuống, bây giờ ở đây, bây giờ ở kia. Trong một khoảnh khắc bạn là vô ý nghĩ và bạn lại sớm cảm thấy bạn không còn là ‘vô ý nghĩ’. Không, Đạo, không phải là cái tên cho trạng thái như vậy. Rit, (Cái, mà dường như là nó đây) là thứ khác hoàn toàn. Không có ý nghĩ xung quanh, thậm chí không có ý nghĩ về vô ý nghĩ. Không ai còn lại người có thể khẳng định rằng người đó đang trong trạng thái vô trí. Không có người nào bên trong – có im lặng hoàn toàn. Thậm chí không có người biết mà có thể nói, “Trông đây, tôi hoàn toàn yên tĩnh.” Nếu chừng này vẫn còn lại, thế thì biết rằng tâm trí vẫn đang cố làm việc lừa dối cuối cùng của nó; và lừa dối này sẽ ném bạn lần nữa trở lại trong xoáy lốc các ý nghĩ. Một khoảnh khắc của ý nghĩ này về việc là vô ý nghĩ và bạn lại quay trở lại trong chỗ sâu nhất của địa ngục. Một ý nghĩ này có thể được ví với trò chơi rắn leo thang mà trẻ con vẫn chơi. Chúng cứ tiến lên trước, cho tới khi chúng đi vào mồm rắn và đổ dần xuống đuôi của nó! Riêng một ý nghĩ về là vô ý nghĩ và bạn rơi vào trong mồm rắn, bạn đi xuống, xuống – mọi bước bạn đã trèo lên vất vả thế – mọi lao động của bạn biến thành số không!
Do đó, Bồ đề đạt ma có lần đã nói với nhà vua: “Ta không biết. Bản thân ta không biết ai đang đứng trước ông.” Ai đó về sau nói với ông ấy, rằng nhà vua bị tổn thương rất nhiều bởi câu trả lời của ông ấy. Ông ta cảm thấy bị xúc phạm. Ông ấy phải không đối xử với vua như vậy chứ. Bồ đề đạt ma đã nói, “Vì ông ta là vua, và vì ông ta đã làm cuộc hành trình dài chỉ để gặp ta, ta thậm chí đã cho ngần ấy câu trả lời; nếu không, ngay cả chừng nấy trả lời đã là sai. Điều đó nữa không hin diện bên trong ta, cái có thể nói ra! Ta không biết ta là ai.” Ta đã phải nói chừng ấy, bằng không nhà vua chắc đã bị phiền phức nhiều hơn bởi im lặng của ta. Xin đừng hiểu lầm ta. Chính là vì lưu tâm tới phiền phức mà ông ta đã nhận để tới từ nơi xa thế và vì sự kiện rằng ông ta đang chờ đợi việc tới của ta từ nhiều năm, ta đã phải cho ông ấy câu trả lời nào đó. Điều đó chỉ như chúng ta sẽ đem đồ chơi tới cho đứa trẻ đang háo hức, mà ta đã cho ông ấy câu trả lời này.”
Chừng nào các ý nghĩ vẫn còn quay cuồng bên trong, biết rằng bạn nữa cũng là ý nghĩ. Một khi không cái gì còn lại bên trong, ngay cả không còn người biết, thế thì không có khó khăn. Điều này dường như rất khó với chúng ta; và đây là khó khăn lớn nhất trong việc hiểu Phật ở nước này. Lí do tại sao Phật đã được hiểu ở Trung Quốc đã là vì Lão Tử. Vì Lão Tử, Phật đã được hiểu ở Trung Quốc. Lão Tử đã nói mọi điều mà Phật nói về sau. Do đó khi cơn sóng triều của Phật đạt tới Trung Quốc và mọi người nghe lời của ông ấy rằng hồn không tồn tại – mọi người hiểu.
Giáo huấn của Lão Tử đã dựa trên phát biểu: “Không cái gì.” Điều này là khó cho người Ấn Độ lĩnh hội. Chúng ta sẵn sàng nhân nhượng rằng các ý nghĩ phải tuyệt chủng – nhưng ‘tôi’ phải tồn tại! Giải thoát là rất tốt – nhưng ‘tôi’ phải hiện hữu! ‘Tôi’ phải còn lại. Phật đã tuyên bố ở nước này: “Ngay cả hồn là không hiện hữu. Đây cũng là ý nghĩ.” Hiểu điều này chút đi.
Rằng, ‘Tôi là hồn,’ cũng là ý nghĩ. Thực ra, có chỗ mà ngay cả ý nghĩ này không hiện hữu – và cái đó là hồn! Điều này dường như rất mâu thuẫn, rằng nơi ngay cả ý nghĩ rằng, ‘Mình là atman’, cũng vắng bóng, cái đó là chính là atman! Nhưng điều này sẽ biểu lộ bởi bản thân nó. Bạn bắt đầu phủ định các thứ từng cái một cho tới khi bạn phủ định bản thân bạn. Nó giống thế này: Ngọn đèn cháy sáng, có ngọn lửa. Ngọn lửa ban đầu cháy lên từ dầu. Dầu hết thế thì ngọn lửa làm cháy bấc. Thế thì bạn biết cái gì xảy ra? Ngọn lửa không còn nữa. Ban đầu ngọn lửa làm cháy dầu, thế rồi đến bấc và thế rồi đến cái ngã riêng của nó.
Bỏ ý nghĩ trước hết; thế rồi bỏ cái ngã riêng của bạn nữa. Khi chúng ta buông bỏ cái ngã riêng của chúng ta, không cái gì được bỏ lại ngoại trừ hoàn cảnh phi hình thể – sự tồn tại vô hình thể. Sức mạnh tĩnh lặng, im lặng, đó là sự tồn tại, còn lại: nơi không xoáy lốc nào của bản ngã được hình thành. Đặc thù của xoáy lốc là, bất kì cái gì bạn ném vào trong nó, nó nhanh chóng vồ lấy và ném vật đó vào trong xoáy lốc của nó. Cái ‘tôi’ là xoáy lốc. Ném cái bạn muốn vào trong nó và nó sẽ bắt đầu quay tít ngay lập tức. Không xoáy lốc nào vẫn còn trong trạng thái vô ý nghĩ, vô bản ngã. Thế thì có kinh nghiệm về Đạo, kinh nghiệm về pháp hay kinh nghiệm về điều Phật nói tới là ‘Pháp’. Có kinh nghiệm về ‘Luật’; có kinh nghiệm về cái mà các rishis nói tới là ‘Rit’ (Cái hiện hữu) hay cái mà Mahavira nói tới là ‘Kaivalya’. Kaivalya ngụ ý – hư không được cất giữ. Duy nhất ‘hiện hữu’ còn lại – nơi không có đặt tên không có thuộc tính. Duy nhất sự tồn tại còn lại.
Chỉ hiện hữu – hệt như chúng ta nhìn vào trong hố sâu hay nhìn lên trời quang nơi không sao, không mây – chỉ bầu trời. Khi trạng thái như vậy xảy ra bên trong, nơi người xem nữa, không còn đó và chỉ trống rỗng còn lại, thế thì chúng ta trở nên nhận biết về con đường mà không thể được đặt chân lên và cái là vĩnh viễn. Thế thì chân lí được biết tới, cái không thể được đặt tên, cái là bất tử, cái mãi mãi là cùng một thứ, cái một mình là bản thân nó.
Khi Tertullian, người sùng kính Jesus, bị thúc giục nói về Jesus, mô tả ông ấy, cho các ví dụ để giải thích Jesus là giống cái gì, ông ấy thường đáp lại, “Đừng buộc tôi phạm lỗi lầm. Jesus chỉ là như ông ấy vậy. Ông ấy chỉ là như bản thân ông ấy.” Ông ấy không thể được so sánh với người khác. Cái gì sẽ xảy ra trong trạng thái của Đạo; cái gì sẽ xảy ra bởi việc hội nhập trong ‘Rit’; chúng ta sẽ giống cái gì; hình dạng và hình thể của chúng ta sẽ là cái gì; tên của chúng ta sẽ là gì và ai đó sẽ vẫn còn lại hay không còn lại để biết? Không cái gì có thể được nói – không có cái gì mà có thể được ví với trạng thái này. Mọi lời đều có tính phủ định. Duy nhất chừng này có thể được nói: rằng bạn sẽ không còn nữa – bạn sẽ không có đó chút nào! Cái còn lại là cái mà bạn chưa bao giờ biết trước đây. Chừng này có thể được nói rằng sẽ không có ý nghĩ ở đó, thậm chí không có ý nghĩ rằng ‘Tôi là vô ý nghĩ’. Và vậy mà, ý thức còn lại – ý thức như vậy, như bạn chưa bao giờ biết trước đây.
Tâm trí có năng lực bịp bợm và lừa dối trước điều này. Do đó điều cần thiết nhất là tỉnh táo. Tâm trí là láu lỉnh và tinh ranh tinh vi tới mức nó có thể soạn ra mọi loại mưu mẹo và lừa gạt. Nó cho tâm trí quan tâm quá mức tới dục, ảo tưởng về brahmacharya. Nó tạo ra lừa dối về tự biết mình trong người hoàn toàn dốt nát về cái ngã. Người chẳng biết gì cảm thấy bản thân người đó biết tuốt bởi thủ đoạn bịp bợm của tâm trí cái cho ảo tưởng về đã đạt tới cái mà đã không được đạt tới. Do đó cần hiểu các hình thể đa dạng của việc lừa dối của tâm trí.
Một thanh niên tới Thiền sư Hoàng Bá và nói: “Tôi đã đạt tới thanh thản.” “Thế sao ông đã tới đây?” Hoàng Bá hỏi. “Đi đi, vì ở đây ta chỉ giải quyết cho những người không thanh thản.” Thanh niên này thấy không thể rời đi được vì anh ta cảm thấy Hoàng Bá là thanh thản theo cách hoàn toàn khác. Anh ta nói, “Không. Tôi không đi đâu. Cho phép tôi ở lại đây vài ngày.
Hoàng Bá nói, “Không có phép cho người thanh thản ở lại đây. Đi đi, suy tư đi – ông có thực sự là thanh thản không? Ta cảm thấy ông có thể đã không trải qua cuộc hành trình dài 200 dặm này, cứ nói cho ta rằng ông đã trở nên thanh thản đi; và nếu ông đã thanh thản rồi, vấn đề xong rồi. Trời được tán dương và ông có thể thực sự trở nên thanh thản! Nhưng ta gợi ý ông đi ra ngoài và suy tư về câu hỏi này.” Anh thanh niên bắt đầu bước ra khỏi phòng nhưng Hoàng Bá dừng anh ta lại: “Dừng lại! Không cần đi ra. Quay lại. Nếu ông phải suy tư liệu ông có thanh thản hay không, thế thì tốt hơn cả là ông vào đi. Sự ngần ngại của ông đã cho ông đi. Sự kiện là ông đang suy tư liệu ông có bồn chồn hay không, là đủ bồn chồn rồi. Bất kì chỗ nào có chọn lựa, có bồn chồn. Ông dứt khoát bồn chồn và ta có thể hữu dụng cho ông. Nhưng chỉ khi ông hiểu sự lừa dối láu lỉnh của tâm trí của ông, ta mới có thể giúp ích gì đó cho ông.”
Bạn bồn chồn và tâm trí bạn đã đánh lừa bạn trong việc tin rằng bạn là thanh thản. Bạn chẳng biết gì và bạn nói bạn biết atman bên trong. Bạn chẳng biết gì và vậy mà bạn nói, Thượng đế đã tạo ra thế giới và rằng hồn là bất tử. Người rơi thành con mồi của việc lừa dối của tâm trí sẽ không bao giờ biết cái đáng biết. Cái mà người đó phải không biết, đích xác là lí do tại sao tâm trí tạo ra nhiều lừa dối thế. Khi mà bạn nhận biết về chuyển động của các ý nghĩ ở bên trong, bạn sẽ biết rằng tâm trí đã làm ra hai phân chia bên trong bản thân nó: một phần thúc đẩy cc ý nghĩ và phần thứ hai tạo ra ý nghĩ rằng – ‘Mình là không ý nghĩ’. Đây là tính nhị nguyên của một mình tâm trí.
Chân lí là, không có nhị nguyên bên ngoài tâm trí. Bên ngoài tâm trí, là cái toàn thể không bị phân chia. Không có kinh nghiệm về cái tuyệt đối – thậm chí không mấy điều bạn có thể nói: “Nó giống cái này”. Nhiều nhất điều bạn có thể nói là: “Nó không giống cái này; nó không giống cái kia”.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.1 Đạo vĩnh hằng, không đổi