Quen cái đẹp, trải nghiệm cái đẹp, là điều báo trước cho quen của chúng ta với cái xấu. Thiện không thể được trải nghiệm mà không có hiểu về ác.
Lão Tử lặp lại điều ông ấy đã nói ở chương đầu nhưng theo chiều khác. Ông ấy nói: “Người trải nghiệm cái đẹp không thể làm được như vậy mà không trải nghiệm cái xấu.” Người ta có thể trải nghiệm cái đẹp cùng mức độ người người ta trải nghiệm cái xấu. Thực ra, nếu người ta không có việc hiểu về xấu người ta không có việc hiểu về đẹp nữa. Người cố là thiện có rất nhiều ác hiện diện bên trong người đó. Người ta không thể ham muốn là thiện nếu người ta khởi đầu không là ác.
Theo Lão Tử – và điều ông ấy nói là rất có ý nghĩa – “Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi; đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi.” Chúng ta hãy hiểu điều đó theo cách này.
Nếu chúng ta nhìn lại vào người cổ đại, trạng thái huyền bí của con người, khi con người còn trong trạng thái hiện hữu yên tĩnh, chất phác và tự nhiên, chúng ta không thấy việc hiểu về xấu nữa. Ở đó chúng ta sẽ không thấy người có thể bị làm hư hỏng, vì không thực thà đã là không thể có được. Không thể nào phát hiện ra tội nhân vì đã không có người đức hạnh.
Điều Lão Tử đang cố giải thích trong lời kinh này là ở chỗ các kiếp sống của chúng ta bao giờ cũng được hình thành với nhị nguyên. Nếu cộng đồng trở nên quá hăng hái trở thành thật thà điều đó chỉ ra rằng các thành viên của nó đã trở nên rất không thật thà. Nếu bố mẹ dạy con cái của họ rằng nói chân lí là đức hạnh, điều đó chỉ ra rằng tính chân lí tự nhiên bị thiếu vắng trong xã hội và tính phi chân lí đã trở thành trật tự của thời đó. Lão Tử nói, “Chúng ta bao giờ cũng nhấn mạnh điều đó, cái đối lập của cái đã hiện diện.” Nếu chúng ta bảo con cái chúng ta “Không nói dối”, điều đó chứng tỏ rằng tính phi chân lí đanh thịnh hành chi phối. Nếu chúng ta bảo chúng là thực thà điều đó ngụ ý rằng không thực thà đã trở nên bắt rễ vững chắc bên trong chúng ta.
Có một chuyện kể cuộc gặp gỡ giữa Lão Tử và Khổng Tử. Khổng Tử là nhà tư tưởng đạo đức lớn nhất trên thế gian – nhà tư tưởng đạo đức và không là nhà tư tưởng tôn giáo. Ông ta ở trong số những người đã từng bận tâm với vấn đề làm sao làm cho con người là thiện. Khi ông ấy nghe nói rằng Lão Tử là người rất tôn giáo, điều tự nhiên là ông ta háo hức gặp ông này. Ông ta yêu cầu Lão Tử khuyên mọi người là thiện và thực thà, rằng họ không nên ăn cắp và họ nên kìm lại thôi thúc ăn cắp, rằng họ phải tránh xa giận và phải tha thứ, và làm sao bạo hành có thể bị phá huỷ và bất bạo hành có thể được thiết lập.
Ngồi bên ngoài lều của mình, Lão Tử đáp: “Làm sao người có thể là thiện chừng nào không có ác? Khi có ác, thế thì người ta có thể là thiện. Ta bao giờ cũng khuyên mọi người cách không là ác, ta không lo nghĩ về đức hạnh và thiện lành. Ta hình dung trạng thái trong đó thiện lành cũng không được phát hiện và không thể nào biết được ai là thiện?”
Khổng Tử không thể hiểu nổi, “Người phải được dạy là thực thà vì người đó là không thực thà,” ông ta lặp lại. Lão Tử đáp, “Không thực thà tăng lên từ ngày ông bắt đầu nói về thực thà. Ta trông đợi ngày mà mọi người không còn nói tới không thực thà.” Khổng Tử vẫ không thể nào hiểu nổi ông ấy. Kinh này là khó hiểu cho bất kì nhà tư tưởng đạo đức nào, vì người đó nghĩ thiện và ác là hai phẩm chất khác nhau và đối lập và rằng người ta phải phá huỷ ác và gìn giữ thiện. Trong khi Lão Tử xác nhận rằng thiện và ác là hai mặt của cùng một điều. Không thể phá huỷ cái này thiên về cái kia. Nếu bạn bỏ cái này, bạn sẽ phải bỏ cái kia. Chúng cả hai bị bỏ cùng nhau. Nếu bạn giữ cái này, cái kia tự động được giữ. Nếu bạn muốn giữ thiện, ác sẽ còn lại trong bối cảnh, vì thiện không thể tồn tại mà không có ác. Nếu bạn muốn kính trọng người thực thà, bạn chỉ có thể làm vậy nếu có người không thực thà.
Đây là cái gì đó đáng suy ngẫm kĩ: Nếu không có người không thực thà trên thế giới, liệu có bao giờ chúng ta nghĩ về tôn vinh người thật thà không? Liệu sẽ có kính trọng thánh nhân không nếu như không có tội nhân? Điều này nghĩa là nếu chúng ta muốn kính trọng thánh nhân, tội nhân phải hiện diện rất nhiều, và chính một trong những điều huyền bí của cuộc sống là thánh nhân bao giờ cũng nói chống lại tội nhân! Ông ta hầu như không biết rằng sự thừa nhận mà ông ta có được chỉ là do kẻ tội lỗi. Thánh nhân sẽ mất đi trong việc thiếu vắng của tội nhân; sự tồn tại của ông ta chỉ có thể ở quanh và do tội nhân.
Lão Tử nói, “Tôn giáo tồn tại trên thế gian khi không có dấu hiệu của thánh nhân.” Lời của ông ấy là rất sâu sắc. Ông ấy nói có tôn giáo trên thế gian khi đức hạnh không được biết tới, khi thiện không được nghe thấy, khi không buổi giảng đạo nào nói về chân lí, khi không ai cổ vũ mọi người chống lại bạo hành. Khi bất bạo hành được thiết lập như đức hạnh và chân lí được tuyên bố là tôn giáo, thuộc tính đối lập đi vào hiện hữu – trong độ lớn đầy đủ của chúng.
Lão Tử bảo Khổng Tử: “Tất cả các ông là người thiện của thế gian thảnh thơi và an bình đi. Dừng mọi việc nói về thiện và ông sẽ thấy rằng nếu ông đủ mạnh để buông bỏ thiện nữa, ác sẽ tự nó sụp đổ.” Khổng Tử không thể hiểu được ông ấy. Không nhà tư tưởng đạo đức nào hiểu được Lão Tử, vì ông ta nghĩ điều này sẽ làm cho mọi sự tồi tệ. Như nó vậy, ông ta cảm thấy bằng cách nào đó ông ta với nỗ lực lớn và thuyết phục, xoay xở giữ gìn đức hạnh. Lão Tử nói, “Khi ông cố giữ cái thiện, các ác tự động được giữ lại.” Hai điều này được kết nối. Không thể nào giữ bất kì một trong hai điều này. Hoặc cả hai sẽ còn lại hoặc không cái nào còn lại.
Lão Tử nói: “Trạng thái của tính tôn giáo là nơi không cái nào tồn tại.” Trạng thái này ông ấy thường gọi là “Đạo đơn giản (không bị kiềm chế).” Điều này ông ấy thường gọi là cõi tôn giáo, cõi tự nhiên. Nếu một người hoàn toàn được thích nghi bên trong bản tính của mình, không có thiện và không có ác. Không có đánh giá ở đó, không kiểm duyệt, không ca ngợi, không đẹp không xấu. Ở đó, mọi thứ là như chúng vậy.
Do đó điều lúc nào cũng xảy ra là khi người ta được tràn đầy với cảm giác về cái đẹp, cái xấu dằn vặt người đó bên trong theo cùng mức độ. Ý thức về việc cảm trong cả hai trường hợp này bắt đầu vào cùng lúc. Nếu tôi nói: “Cứ như vậy là đẹp,” thế thì mọi thứ mâu thuẫn với điều này, trở thành xấu. Hơi chút quyết định về một phía gây ra kết quả trong quyết định tương đương trong phương án kia. Do đó Lão Tử nói, “Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi; đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi.”
Đây là lời kinh rất khó. Nó ngụ ý rằng nếu chúng ta ước ao cái đẹp trên thế giới, việc thừa nhận nó là như thế, là không đúng. Thực ra không việc thừa nhận nào là thích hợp vì thế thì giá trị của xấu đã không được tính tới.
Nếu ai đó hỏi bạn, “Đẹp là gì?” Câu trả lời không đổi của bạn sẽ là – “Cái mà không là xấu.” Đẹp không thể được nhận ra mà không có xấu. Tương tự tội nhân phải được mang tới bên trong định nghĩa về thánh nhân, cũng nhiều như xấu là cần thiết để hình thành nên biên giới cho việc nhận ra đẹp.
Cho nên Lão Tử nói: “Khi đẹp không được nhận ra là đẹp, nó có rất nhiều ở đó nhưng không được dán nhãn là vậy. Khi đẹp tồn tại mà không có tên, thế thì xấu không thể đi vào hiện hữu. Tương tự khi thiện không được dán nhãn là thiện, khi nó không được tôn kính là thiện, khi nó thậm chí không được nhận ra là thiện, không có cách nào cho ác tồn tại.” Có thiện bên ngoài nhị nguyên, có đẹp bên ngoài nhị nguyên. Nhưng thiện này không thể được gọi bằng cái tên đó, mà đẹp cũng không thể được biết là đẹp, vì không có cách nào diễn đạt những điều này. Im lặng là cách duy nhất để diễn đạt chúng.
Lão Tử nói với Khổng Tử: “Ông về đi! Các nhà tư tưởng đạo đức của ông là những người đã làm biến dạng thế giới. Các ông là những kẻ gây hại! Về đi và đủ nhân từ đừng lo nghĩ về đạo đức của con người! Các ông càng cố làm cho người thành thiện thì người đó sẽ càng trở thành ác.”
Khi người bố lần đầu tiên nói cho con trai rằng nói chân lí là có tính tôn giáo, trong mọi khả năng có thể có, đứa con trai không có ý tưởng nào về chân lí là gì và phi chân lí là gì. Khi lần đầu tiên ông ấy nói cho nó rằng dối trá là tội lỗi, trong mọi khả năng có thể có nó không có ý tưởng gì về tính giả dối; và chính lời khuyên của người bố rằng ‘dối trá là tội lỗi’, là nguyên nhân cho sự hấp dẫn khởi đầu của đứa con hướng tới tính giả dối. Nếu như đứa con đã nói dối trước điều này, nó đã không làm điều đó một cách có dụng ý. Nó đã không thu nhận tri thức về tính giả dối mà có thể vẽ ra một đường về tội lỗi bên trong tâm trí nó. Nhưng giờ phân biệt bắt đầu, giờ nó sẽ phân biệt giữa chân lí và giả dối.
Khi hiểu biết của nó về chân lí và giả dối tăng lên, tính đơn giản của ý thức của nó bị phá huỷ và nhị nguyên được sinh ra. Nhưng chúng ta cố gắng tạo ra nhị nguyên khắp xung quanh chúng ta và không nghĩ gì về điều đó. Chúng ta nghĩ chính là vì tốt lành mà chúng ta làm vậy.
Lão Tử là nhà cách mạng lớn từ quan điểm này. Ông ấy nói: “Điều này là ác. Bất kì khi nào chúng ta cho sinh ra cái ác đó là với cái cớ vì thiện.” Thực tại, ác không bao giờ được sinh ra một cách trực tiếp. Bất kì khi nào cái ác được sinh ra, nó đi cùng với cái cớ vì cái thiện nào đó. Chúng ta bao giờ cũng ở ngoài để tạo ra cái thiện khi chúng ta tạo ra cái ác.
Có một thổ dân – người nguyên thuỷ. Anh ta sống trong rừng rậm. Anh ta không có hiểu biết về đẹp như chúng ta có, không có tri thức về xấu. Anh ta không có phân biệt thuộc bất kì loại nào. Anh ta có năng lực yêu mà không mang cả đẹp hay xấu vào. Anh ta cũng có năng lực yêu cái mà chúng ta coi như là xấu. Anh ta có năng lực yêu cái mà chúng ta coi như là đẹp nữa. Yêu của anh ta không tạo ra biên giới. Anh ta có khả năng yêu tất cả. Ý tưởng về đẹp và xấu đã không phát triển bên trong anh ta. Chính chúng ta là những người phát triển các ý tưởng này. Chúng ta tách bạch cái đẹp và cái xấu. Và thế rồi một điều rất thú vị xảy ra. Chúng ta thấy rằng chúng ta không có khả năng ngay cả yêu cái đẹp, trong khi người nguyên thuỷ, không có bất kì quan niệm nào, vẫn có năng lực yêu ngay cả cái chúng ta gọi là ‘xấu!’ Chúng ta nghĩ chúng ta sẽ có khả năng yêu cái đẹp, cho nên chúng ta tách bạch cái kệch cỡm ra khỏi cái đẹp. Thế rồi chúng ta thấy, chúng ta không có khả năng yêu cái đẹp nữa! Tâm trí bị chất đầy với nhị nguyên không có năng lực yêu.
Cái đẹp và cái xấu, tạo nên một cặp. Cái bạn coi như là đẹp, làm sao nó sẽ vẫn còn đẹp được? Chính điều buồn cười là cái bạn gọi là xấu, vẫn còn là xấu mãi mãi nhưng cái bạn gọi là đẹp thì không còn là đẹp sau một thời gian nào đó. Thế thì bạn được cái gì? Bạn có bao giờ nghĩ về điều này không? Cái bạn đã qui là xấu, vẫn còn là xấu mãi mãi. Cái bạn coi như là đẹp hôm nay, mất đi cái đẹp của nó sau vài ngày. Chung cuộc tâm trí cưỡi lên nhị nguyên là trống rỗng mọi cái đẹp. Không có gì ngoài tính xấu rót đầy trong nó.
Có tâm trí nguyên thuỷ này, cái không vẽ ra phân biệt nào giữa đẹp và xấu và có người cũng có thể yêu cái mà chúng ta coi là xấu. Và vì người đó có năng lực yêu, mọi thứ trở thành đẹp cho người đó. Nhớ, chúng ta chỉ yêu cái là đẹp. Sau vài ngày, cái đẹp tan chảy, biến mất. Sự thu hút không quen thuộc của cái đẹp, lời mời của nó, bị mất đi. Khi điều này xảy ra, yêu của chúng ta sẽ đứng ở đâu?
Người nguyên thuỷ yêu và người đó truyền cái đẹp cho bất kì cái gì người đó yêu. Hiểu sự khác biệt này: Chúng ta yêu cái đẹp. Cái đẹp bị mất đi trong thời gian ngắn – nền đất cho yêu của chúng ta đứng là ở đâu? Người nguyên thuỷ yêu trước hết và người đó yêu bất kì cái gì, người đó thấy cái đẹp ở đó. Phẩm chất riêng biệt của yêu là: ở chỗ nếu nó phụ thuộc vào bản thân nó, nó tăng lên từng ngày và nếu nó phụ thuộc vào người khác, nó càng ngày càng ít tăng lên.
Nếu tôi đã yêu bạn vì bạn là đẹp, yêu này sẽ ngày càng ít hơn nhưng nếu tôi đã yêu bạn vì yêu thôi, cái đẹp của bạn sẽ tăng lên từng ngày một. Nếu yêu đứng trên chân riêng của nó, nó nở hoa; nếu nó tìm sự hỗ trợ của người khác, nó nhất định trở thành què và ngã. Vậy mà, đây là điều chúng ta vẫn cứ làm. Do đó chúng ta phải dùng các thuật ngữ đẹp và xấu. Tâm trí nguyên thuỷ không có tri thức về những từ này.
Tâm trí nguyên thuỷ hơi giống thế này: người mẹ có hai con trai. Một đứa được gọi là đẹp, đứa kia thì không nhưng với người mẹ chúng là đẹp như nhau. Với người mẹ, một đứa là không đẹp và đứa kia là xấu. Chúng cả hai đều là con của cô ấy và do đó chúng là đẹp. Cái đẹp của chúng nổi lên từ sự kiện rằng chúng là con trai của cô ấy. Trước hết, có tình yêu của người mẹ, và từ tình yêu này, cái đẹp của chúng sáng lên. Tâm trí nguyên thuỷ mà Lão Tử nói tới là tâm trí sống trong sự đơn giản tự nhiên, bên ngoài cặp các cái đối lập và sự khác biệt của chúng.
Vậy Lão Tử nói: “Cái ác không bị trừ tiệt chừng nào ông còn cố giữ cái thiện, ông sẽ không có khả năng tiêu diệt cái ác.” Tội nhân phải bị tiêu diệt nhưng chừng nào bạn còn hoan nghênh thánh nhân, tội nhân nhất định còn lại. Có mạng lưới rắc rối bên trong điều này nữa. Thánh nhân cũng quan tâm rằng có tội nhân trên thế giới. Càng có nhiều tội nhân, sáng chói của thánh nhân sẽ càng lớn hơn, vì ông ta có thể chỉ trích họ, lạm dụng họ; ông ta có thể bắt đầu một phong trào để mang tới thay đổi trong họ, ông ta sẽ lao động để cải tạo họ – ông ta sẽ có công việc nào đó để làm.
Nhưng nếu có cộng đồng trên thế gian này trong đó không có tội nhân, thế thì những người có bản ngã được nuôi nấng ấp ủ nhân danh tính thánh nhân, sẽ ngay lập tức trở thành vô dụng và bất lực. Họ sẽ không có chỗ đứng. Điều này dường như là mâu thuẫn, nhưng dẫu sao đúng là bản ngã của thánh nhân nở hoa chỉ khi có nhóm tội nhân quanh ông ta. Điều đó cũng hệt như người giầu vui sướng trong sự giầu của ông ta chỉ khi có nghèo khắp quanh ông ta. Lâu đài lớn cho sự vui thú chỉ khi nó được bao quanh mọi phía bởi các phòng nghèo nàn. Vui thú của lâu đài không phụ thuộc vào bản thân lâu đài mà vào cái khổ và đau trong vùng bao quanh nó gồm các nhà gỗ. Vui thú của thánh nhân không ở tính thánh nhân của ông ta, mà trong sức mạnh của bản ngã tìm thấy trong so sánh nổi bật với tính tội lỗi.
Lão Tử nói, “Bỏ cả hai đi. Chúng ta gọi là tôn giáo nơi không có thiện và ác.” Nói chung điều được định nghĩa là tôn giáo là tuyệt đối khác. Bạn sẽ nói, “Tôn giáo ngụ ý điều thiện. “Lão Tử nói, “Không.” Bạn sẽ nói tôn giáo là cái có triển vọng tốt, tôn giáo là chân lí. Nhưng Lão Tử sẽ nói “không”; vì nơi có chân lí, cũng có phi chân lí, nơi có triển vọng tốt cũng có triển vọng xấu. Cho nên Lão Tử nói, “Nơi cả hai không có, nơi không có nhị nguyên, nơi tâm trí là trống rỗng nhị nguyên và được thiết lập trong cái một không phân chia, nơi không có một li phân tách, có tôn giáo.” Cho nên với Lão Tử, tôn giáo là siêu việt – nơi không có tối không có sáng.
Nếu như chúng nói với Lão Tử rằng Thượng đế là sáng, ông ấy sẽ phủ nhận điều đó. “Thế thì cái gì xảy ra cho tối?” Ông ấy sẽ hỏi.
“Nó sẽ đi đâu?” Thế thì Thượng đế của bạn sẽ không bao giờ được bao quanh bởi tối vì sáng bao giờ cũng được bao quanh bởi tối.
Nhớ, sáng bao giờ cũng bị bao quanh bởi tối. Sáng không thể hiện hữu mà không có tối. Thắp chiếc đèn nhỏ và sáng của nó sẽ bị bao quanh mọi phía bởi đại dương tối. Chính là ở giữa tối mà sáng tồn tại. Loại bỏ tối và sáng sẽ mất đi ngay lập tức; nó sẽ không được tìm thấy ở bất kì đâu. Lão Tử sẽ nói, “Không, Thượng đế không là sáng. Ngài là ở chỗ mà cả tối và sáng không hiện hữu; nơi thuyết nhị nguyên và nhị nguyên không hiện hữu.”
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.5 Tự do khỏi biến thiên tương tự – cái đẹp và cái thiện