Tên có thể gọi không phải là tên “thường”

Phần thứ hai của phát biểu này là: Tên có thể được nhớ không thể là Đạo thường hằng và không thay đổi. Tên mà có thể được gọi tên, mà có thể được nhớ lại, mà có thể được diễn đạt trong lời, không thể là tên đích thực. Nó không thể là tên thường hằng, kéo dài, cái không thể bị chinh phục bởi thời gian. Hiểu điều này thêm đi:

Chúng ta gọi tên cho mọi thứ. Điều đó thuận tiện cho các giao dịch của con người, nó làm dễ dàng hơn cho việc thiết lập các quan hệ và mô tả mọi thứ. Nếu chúng ta không dùng các cái tên, mọi thứ trở nên phức tạp và khó khăn. Mọi hoạt động là không thể được nếu không tạo ra các cái tên trong thế giới này. Nhưng nhớ, ngay khi chúng ta cho cái tên, chúng ta thu nhỏ lại tính vô giới hạn của vật đặc biệt đó và làm cho nó thành lối vào bị giới hạn. Hiểu điều này một chút: Khi chúng ta gọi tên cho một vật chúng ta giới hạn nó bên trong biên giới nào đó. Một người ngồi cạnh bạn. Bạn không có ý tưởng người đó là ai. Người đó đang ngồi gần bạn, tay người đó chạm tay bạn nhưng bạn không biết gì về người đó. Vậy mà, sự tồn tại của người đó là khổng lồ. Thế rồi bạn hỏi người đó và người đó đáp lại, người đó là người Hồi giáo. Lập tức sự tồn tại của người đó sẽ teo lại. Mọi cái là phi Hindu sụp đổ – phần ngần ấy của sự tồn tại sụp đổ và người đó bây giờ có biên giới bị giới hạn. Bây giờ người đó là người Hồi giáo. Thế rồi bạn hỏi: “Bạn thuộc người Shia hay Sunni?” Người đó nói, “Tôi là người Sunni.” Vậy một phần của người Hồi giáo sụp đổ.

Bạn tiếp tục hỏi cho tới khi người đó đạt tới chỗ tối thượng nơi người đó bây giờ sẽ bị cho trở về tới một điểm. Sự tồn tại bao la co lại tới mức chung cuộc cái còn lại là bản ngã nhỏ bé, yếu ớt – bị cầm tù về mọi phía. Nhưng thế thì bạn sẽ thấy điều đó là thuận tiện. Thế thì bạn có thể đứng lên và ngồi xa khỏi người đó hay bạn có thể đem người đó vào tim bạn. Thế thì bạn có thể nói chuyện với người đó cũng như dự đoán câu trả lời của người đó. Bây giờ người này là dự đoán được. Bây giờ bạn có thể nói trước liệu ở cùng người này là đúng hay không. Bây giờ xử trí với người này đã trở thành dễ dàng và đơn giản. Không còn bất kì điều bí ẩn nào về sự tồn tại của người này. Bây giờ người này đã trở thành một vật. Chúng ta gọi tên cho một vật để đưa nó vào sử dụng – để cho chúng ta có thể xử trí với mọi vật và dùng chúng. Vậy mọi cái tên của chúng ta đều là thứ tiện dụng thuần tuý, không có chân lí đằng sau chúng.

Chúng ta cũng có thể đặt tên cho Thượng đế, đấng quyền năng tối thượng chứ? Và cái tên chúng ta cho sẽ có nghĩa chứ?

Khi chúng ta gọi tên cho phần lớn những thứ không đáng kể, chúng ta làm cho sự tồn tại của nó bị biến dạng. Chúng ta cho một cái tên, biên giới được hình thành và sự tồn tại thay đổi thành cái kém hơn. Sự kiện thực tại là ở chỗ chúng ta sẽ không bao giờ có thể gọi tên được cho quyền năng tối thượng (Thượng đế). Lí do cho điều này đơn giản là: mắt của chúng ta không cảm nhận được Ngài ở bất kì đâu; tay chúng ta không chạm được vào Ngài ở bất kì đâu; tai chúng ta cũng không bao giờ nghe thấy Ngài – việc gặp gỡ có thể với Ngài chẳng có ở đâu cả. Và vậy mà những người đã biết đều nói, “Mắt chúng tôi thấy mỗi mình Ngài, ở mọi nơi. Tai chúng tôi nghe thấy mỗi tiếng nói của Ngài; bất kì cái gì chúng tôi chạm vào, đó là Ngài và bất kì người nào chúng tôi gặp, đó là Ngài!” Nhưng đây là những người biết. Những người không biết, chẳng thấy Ngài ở bất kì chỗ nào. Thế thì làm sao họ sẽ gọi tên Ngài được? Và làm sao những người thấy và nghe Ngài ở mọi nơi,  cũng có thể gọi tên Ngài được? Vì duy nhất cái mà có thể được gọi tên là ở một chỗ. Một người chúng ta gọi là người Hồi giáo vì người đó được thấy ở trong Masjid chứ không trong Mandir (đền). Nhưng nếu người này lại được gặp trong đền, thế rồi lần nữa trong giáo đường Do Thái và lần nữa trong nhà thờ; nếu người này được thấy với dấu hiệu gỗ đàn hương trên trán đang thực hiện thiền Kirtan một ngày nào đó và được thấy đang làm cầu nguyện trong Masjid ngày hôm sau, sẽ khó để gọi người đó là người Hồi giáo. Thế thì sự việc trở thành rất khó cho bạn vì bất kì chỗ nào bạn đi, bạn thấy cùng người này. Bây giờ không thể nào gọi tên người này là người Hồi giáo. Những người không biết, không thể gọi tên Ngài vì họ không biết gọi tên ai. Và những người biết, cũng không thể gọi tên Ngài, vì họ biết mọi cái tên đều là của Ngài. Ở mọi nơi, đó là Ngài và Ngài và Ngài!

Do đó Lão Tử nói: “Đạo không thể được gọi tên.” Không tên nào có thể được cho mà có thể được nhớ. Nhưng các cái tên vẫn được cho để nhớ lại. Tên được cho để cho chúng ta có thể gọi, chúng ta có thể nhớ! Nếu có cái tên như thế, cái mà không thể được nhớ, sẽ là sai mà đi gọi nó là tên. Sau rốt tên là để làm gì? Bố đặt tên cho con trai của mình để cho anh ta có thể gọi nó, nói tới nó. Hữu dụng của tên là trong việc gọi tới một đối thể đặc biệt. Nhưng Lão Tử nói: “Danh có thể gọi được không là danh.” Nhưng để cho chính việc nhớ lại mà tên được cho! Ai đó gọi Ngài là Ram, ai đó gọi là Krishna, ai đó gọi là Allah – để cho chúng ta có thể nhớ tới Ngài, gọi Ngài, người mà chúng ta không biết. Nhưng làm sao chúng ta có thể đặt tên cho Ngài, về người chúng ta chẳng biết cái gì chút nào?

Bất kì cái tên nào chúng ta cho Ngài, sẽ nói cho chúng ta nhưng sẽ không cho tin tức nào về Ngài dù là bất kì cái gì. Khi bạn nói, “Chúng tôi đã gọi tên ngài là Ram,” điều đó chỉ ra rằng bạn được sinh trong gia đình Hindu – có vậy thôi. Bạn nói, “Chúng tôi gọi ngài là Allah.” Điều đó chỉ chỉ ra bạn đã được nuôi lớn trong ngôi nhà nơi Ngài được nói tới là Allah. Điều này cho tin tức về bạn nhưng không có tin tức gì về Ngài. Và đây là lí do tại sao người gọi Ngài là ‘Ram’, tranh đấu với người gọi Ngài là ‘Allah’.

Nếu người đã gọi Ngài là ‘Allah’, đã biết người mà người đó gọi vậy và nếu người đã gọi Ngài là ‘Ram’, đã biết người mà người đó đã gọi vậy, chắc sẽ không có cãi cọ. Nhưng chúng ta chẳng biết gì. Chúng ta đã chỉ có cái ‘tên’ và cái Một, người mà chúng ta đã đặt tên, chúng ta chẳng biết gì về Ngài chút nào! Điều kiện được Lão Tử đặt ra là điều kiện rất kì lạ: “Tên mà có thể được gọi không phải là tên của Ngài.” Mọi tên có thể được gọi (được nhớ). Nhưng có cái tên mà không thể được gọi không? Và nếu bạn không thể gọi được, làm sao bạn sẽ biết về nó?

Bồ đề đạt ma đứng trước hoàng đế Vũ. Nhà vua hỏi, “Bồ đề đạt ma, nói cho ta cái gì đó về chân lí tối thượng linh thiêng.” Bồ đề đạt ma đáp, “Cái gì là linh thiêng? Không có cái gì linh thiêng. Hư không là linh thiêng. Chân lí tối thượng nào? Không có cái gì ngoài trống rỗng. Không có cái gì bên cạnh chân không.” Nhà vua giật mình. “Thế thì ta có thể hỏi,” ông ấy nói, “Ai đang đứng trước ta và nói?”… Và bạn biết Bồ đề đạt ma đã đáp lại cái gì không? Ông ấy nói, “Ta không biết, người đang đứng trước ông và nói!” Nhà vua nghĩ, ông này chắc mất trí rồi. “Ông không biết thậm chí chừng này sao?” Ông ta hỏi. “Cứ như ta đã biết,” Bồ đề đạt ma đáp, “Ta đã chẳng biết gì. Kể từ khi ta đã biết, ta thậm chí không thể nói được rằng ta biết.” Với cái mà được biết, cái được nhận ra và được đặt tên – cái đó có là bất kì cái tên nào không?

Lão Tử nói, “Cái mà có thể được nhớ không phải là tên.” Cái có thể được gọi tên, không đem bạn ra ngoài thời gian. Cái mãi mãi ở bên ngoài thời gian là cái có thể mang bạn ra ngoài thời gian. Cái ở bên ngoài thời gian, chỉ cái đó là ở bên ngoài thời gian. Cái được sinh ra bên trong thời gian, tàn lụi đi cùng thời gian. Nếu bạn nói rằng tôi đã nhớ tới Thượng đế vào lúc 5 giờ 5 phút, việc nhớ như vậy sẽ không đưa bạn ra ngoài thời gian. Cái được nói lên bên trong thời gian, dội lại và phai mờ đi cũng bên trong thời gian. Thượng đế là ở bên ngoài thời gian. Tại sao?… Vì bên trong thời gian, không có gì ngoài việc biến thiên và Thượng đế là không biến thiên. Nghĩa đích xác của thời gian, là biến thiên. Bạn đã bao giờ nhận ra cách bạn trở nên nhận biết về thời gian chưa? Sự kiện là bạn chỉ quen với biến thiên, bạn không có tri thức về thời gian. Hiểu nó theo cách này: Chúng ta là nhiều người thế ngồi trong phòng này. Giờ nếu trong một năm tròn chúng ta cứ thế ngồi ở đây và không ai trong chúng ta trải qua thay đổi hơi chút xíu, chúng ta có bao giờ cảm thấy rằng một năm đã trôi qua không? Thực tại chúng ta sẽ không có ý thức ngay cả về việc trôi qua của một khoảnh khắc, nếu mọi sự vẫn còn hệt như chúng vậy. Tri thức về việc trôi qua của thời gian được trải nghiệm trong sự thay đổi của mọi thứ quanh chúng ta. Thực ra, nghĩa của việc thay đổi là thời gian. Do đó, tốc độ mà mọi thứ thay đổi càng lớn, chúng ta càng trở nên ý thức tới thời gian hơn. Bạn có ý thức về việc trôi qua của ngày hơn là việc trôi qua của đêm không.

Nếu một người sống sáu mươi năm, người đó ngủ hai mươi năm; nhưng có bản kê về hai mươi năm này không? Không – chúng trôi qua trong giấc ngủ. Mọi sự là tĩnh tại hơn trong giấc ngủ, không có biến thiên mạnh mẽ: lưu thông trên đường không chuyển động nhanh thế – mọi thứ dừng lại và bạn là một mình. Nếu một người được làm cho vẫn còn vô thức trong một trăm năm, người đó sẽ không có tri thức về thời kì thời gian này khi thức dậy. Người đó sẽ giật mình khi thấy thay đổi quanh người đó! Và nếu người đó thấy mọi vật và mọi người như họ đã vậy trước khi người đó trở nên vô thức – cùng những người quanh người đó; đồng hồ vẫn tích tắc trên tường, vợ nấu ăn trong bếp, trẻ con bao giờ cũng ở trường – người đó sẽ không bao giờ biết một trăm năm đã trôi qua, tri thức về thời gian là tri thức về thay đổi, vì mọi vật đều đang chuyển động, thay đổi và điều đó làm cho chúng ta ý thức về thời gian. Tốc độ biến thiên càng lớn, việc cảm về ý thức thời gian càng lớn.

Vào thời xưa, ý thức thời gian đã không hoàn toàn rõ ràng thế. Mọi vật ít nhiều tĩnh tại hơn – gần như vẫn ở nơi chúng đã ở. Con trai thấy mọi vật đích xác ở chỗ bố nó bỏ lại cho họ. Thế rồi con trai bỏ lại mọi thứ đích xác ở chỗ bố nó đã bỏ lại. Cho nên mọi sự gần như tĩnh tại. Bây giờ sự việc không phải vậy. Mọi vật hôm nay không còn ở chỗ chúng đã ở hôm qua và ngày mai, chúng sẽ không ở chỗ chúng ở hôm nay! Mọi thứ thay đổi nhanh chóng và do đó có căng thẳng thời gian – Ý thức của thời đại này. Từng khoảnh khắc trôi qua là rất vô giá. Bất kì cái gì được hình thành bên trong biên giới của thời gian, sẽ thay đổi. Mọi việc xảy ra của vĩnh hằng không thể xảy ra trong ranh giới của thời gian. Không tia sáng nào của bất tử xuyên thấu thời gian. Nó chỉ như là: bất kì ai đi vào sông, nhất định bị ướt. Người không muốn bị ướt, sẽ phải đứng trên bờ. Bất kì ai đang bên trong dòng chảy của thời gian, sẽ phải thay đổi. Thế giới không thay đổi, bất tử chỉ bắt đầu khi bạn đứng ra ngoài thời gian.

Lão Tử nói, “Danh có thể gọi được không là danh.” Việc nhớ bao giờ cũng ở bên trong thời gian; cần thời gian để phát âm các lời. Chúng ta không thể phát âm cho dù riêng một lời mà không có thời kì một khoảnh khắc. Chúng ta phát âm phần thứ nhất, thế rồi phần thứ hai, thế rồi phần thứ ba. Thời gian chảy qua ngay cả khi tôi nói lời ‘thời gian’. Tôi phát âm ‘thời’ và một phần thời gian trôi qua, thế rồi ‘gian’ và phần khác của thời gian trôi qua; và như vậy khối lượng lớn thời gian trôi qua, cho tới lúc tôi kết thúc lời này.

Heraklitus đã nói: “Người ta không thể bước hai lần vào trong cùng dòng sông.” Khi bạn bước lần thứ hai, cùng nước đó đã chảy đi xa rồi. Heraklitus đã rất tiết kiệm trong phát biểu của ông ấy. Sự kiện là, người ta thậm chí không thể bước một lần vào trong cùng dòng sông! Khi ngón chân tôi chạm sông, nước đang chảy đi xa. Khi các ngón chân của tôi đi vào trong sông, lại nhiều nước chảy qua; khi bàn chân tôi ngập vào trong sông, nước đã chạm chúng là khác toàn bộ với nước đã chạm ngón chân tôi! Và thế rồi khi tôi dẫm xuống đáy sông, nước là khác rồi. Không phải một lần tôi có khả năng chạm vào cùng nước. Và mọi sự chắc là ổn cho dù thế, nếu như nước của sông chỉ một mình nó thay đổi. Cái chân chạm vào nước cũng thay đổi với cùng tốc độ đấy! Không, không thể bước hai lần vào cùng một sông. Không, không thể bước cho dù một lần vào cùng nước; và không chỉ bởi vì nước sông đang thay đổi mà bởi vì người đi vào sông, cũng thay đổi. Khi tôi đã chạm vào bề mặt sông, tâm trí tôi đã khác; khi chân tôi một nửa trong nước, tâm trí tôi đã trở thành cái gì đó khác; và khi tôi dẫm vào đáy sông, tâm trí tôi đã lại là cái gì đó khác hoàn toàn! Không chỉ thân thể đang thay đổi, tâm trí cũng đang thay đổi!

Nhiều lần Phật nói cho người tới ông ấy: “Nhớ, ông không là cùng người đang quay lại.” Bây giờ người này có thể đã tới chỉ mới một giờ trước. Người này nhất định giật mình bởi nhận xét của Phật. Người này sẽ hỏi ông ấy: “Thầy nói cái gì vậy?” Và Phật sẽ đáp, “Dứt khoát, ta đã nói rồi, ông đã nghe rồi – và trong thời kì này, mọi thứ đã thay đổi.”

Một Thiền sư khổ hạnh, Mục Châu, đã đi qua một chiếc cầu trong một trong những cuộc du hành. Bạn đồng hành của ông ấy nhận xét: “Ông có để ý sông chảy nhanh làm sao?” Và Mục Châu đáp: “Mọi người có thể thấy sông chảy. Quan sát chăm chú vào – cầu cũng đang chảy nhanh làm sao!” Người này bị choáng. Cầu có bao giờ chảy đâu? Bao giờ cũng là sông chảy chứ. Ông ta nhìn Mục Châu có ý truy hỏi, người vẫn tiếp tục phát biểu của mình, “Và điều này không phải là tất cả đâu. Nhìn cẩn thận nữa vào – những người đang đứng trên cầu đang chảy nhanh làm sao!”

Mọi thứ xuất hiện trong thời gian đều thay đổi. Bất kì cái gì được nói ở đây đều nhạt nhoà đi; bất kì cái gì ở bên trong, bị xoá đi. Mọi việc viết là viết trên cát – thậm chí không phải là cát mà là nước! Cho nên tên của Thượng đế được nói ra bằng môi bằng lưỡi, bằng lời, trong không gian và thời gian, đều không phải là tên vĩnh hằng. Nó không phải là tên ở bên ngoài thời gian. Và tên này không thể được đặt tên. Bạn có thể biết nó, bạn không thể diễn đạt được nó. Bạn có thể sống nó, bạn không thể diễn đạt nó. Bạn có thể sống nó, bạn không thể phát âm nó. Bạn có thể ở trong tên nhưng bạn không thể đặt nó lên lưỡi của bạn.

Đồng thời Lão Tử nói: “Nó không thường hằng cũng không là Đạo không thay đổi.” Và nếu Thượng đế cũng thay đổi, chúng ta có thể gọi Ngài là Thượng đế được không? Và nếu đường cũng thay đổi, nó có thể được gọi là đường không? Và nếu chân lí thay đổi, nó có thể được gọi là chân lí không? Điều được mong đợi về chân lí là ở chỗ không thành vấn đề chúng ta đi lạc lối bao nhiêu, chúng ta lang thang xa xôi thế nào, khi chúng ta đạt tới, nó sẽ vẫn là cùng một điều – cùng một thứ. Dù chúng ta là bất kì cái gì, dù chúng ta là thế nào; sau khi lang thang trong vô hạn lần sinh, khi chúng ta đạt tới cánh cửa, nó sẽ vẫn là cùng một thứ, cái bao giờ cũng là vậy.

Có hai hay ba điểm liên quan tới tính cùng một này mà phải được tính tới: cái một mình đó có thể là cái “cùng một’, cái là hoàn hảo. Cái mà không hoàn hảo, không thể vẫn còn là cùng một thứ; vì bên trong sự không hoàn hảo này có ham muốn bắt rễ sâu để là hoàn hảo. Và đây là điều mang tới thay đổi. Làm sao sông có thể vẫn đứng yên ở một chỗ được? Nó phải gặp đại dương! Nó phải chạy nhanh, đi đường dài – có nhiều điều cần được làm! Làm sao con người có thể vẫn còn ở một chỗ được? Thượng đế biết con người phải hoàn thành bao nhiêu ham muốn – bao nhiêu đại dương phải đạt tới? Làm sao tâm trí có thể vẫn còn cùng một thứ được? Nó phải vội vàng dọc đường; nó có nhiều thứ để đạt tới. Một mình con người có thể là cùng một người, người không có gì bị bỏ lại để được đạt tới; không đâu mà đi. Người đạt tới thì đánh mất bản thân người đó – ở đó bên ngoài điều đó không có gì để hiện hữu. Nó là cùng một suốt vĩnh hằng. Nhớ tính cùng một ngụ ý hoàn hảo. Không có phẩm chất khác trong hoàn hảo quá mức.

Có một chuyện đùa rất phổ biến về Nasruddin. Anh ta ôm giữ chiếc đàn một dây. Anh ta để ngón tay vào một điểm trên dây và chơi nó hết ngày nọ tới ngày kia. Cô vợ nhức đầu khi nghe cùng một nốt suốt cả ngày. Ngày này trôi qua, thế rồi ngày khác, ngày khác nữa. Suốt tám ngày ông fakir Nasruddin ngồi với cái đàn, chơi một nốt đơn điệu! Cuối cùng cô ấy không thể kìm được thêm nữa, “Anh đang tạo ra nhạc này là cái gì vậy?” Cô ấy hỏi anh ta vào ngày thứ tám. “Mọi người trong ngõ chúng ta bị làm phiền bởi một nốt mà anh chơi cả ngày và đêm!” Âm thanh không dứt của mỗi một nốt làm cho hàng xóm phát điên và tất cả họ tập hợp lại và đi tới anh ta. “Vì trời xin anh dừng lại đi!” Họ bảo anh ta. “Chúng tôi đã gặp nhiều nhạc sĩ nhưng chưa bao giờ là nhạc sĩ như anh! Anh dường như là người nghiệp dư. Anh phải chuyển ngón tay theo dây đàn và tạo ra các nốt khác chứ. Tiếng tinh-tinh-tinh liên tục này là gì? Đầu chúng tôi sẽ vỡ tung! Chúng tôi đã quyết định rằng hoặc anh rời khỏi phố hoặc chúng tôi sẽ…. Nhưng nói cho chúng tôi tại sao một người khôn ngoan như anh lại mê đắm trong cái điên căng thần kinh thế?” Nasruddin đáp, “Các nhạc sĩ khác di chuyển tay của họ lên và xuống trong việc tìm chỗ đúng. Tôi đã tìm thấy nó rồi! Tôi sẽ chơi chỉ cái này.” Đây là chuyện đùa về Nasruddin nhưng người này đã giở nhiều chuyện đùa sâu lắng và vô giá! Nếu như Thượng đế bao giờ chơi đàn, Ngài nữa cũng phải chơi chỉ một nốt. Tay Ngài không thể di chuyển theo cách này hay cách khác – không thể có luồng chảy nào, không thay đổi ở đó.

Lão Tử nói: “Nó không là cùng một – cái mà chúng ta có thể phát âm. Cái mà con người có thể phát âm, không phải là tên của Ngài.”

Cuối cùng, có một điều nữa cần được hiểu trong Kinh này.

Lời và tên tất cả đều là sáng tạo của tâm trí. Mọi sáng tạo đều là của tâm trí. Chính tâm trí quan niệm và hình thành và tâm trí là dốt nát. Tâm trí chẳng biết gì. Nhưng nó tạo ra ngay cả cái nó không biết. Thế thì chúng ta có cảm giác thoả mãn rằng bây giờ chúng ta biết. Nếu như tôi mà bảo bạn rằng bạn chẳng biết gì về Thượng đế, bạn sẽ bị rối trí khủng khiếp. Nhưng nếu như tôi nói, “Sao, bạn biết mọi thứ về Thượng đế sao? Mật chú ‘Ram-Ram’ bạn lặp lại, một mình lời đó là tên của Ngài.” Thế thì bạn sẽ cảm thấy được giảm nhẹ. Nếu như tôi nói, “Ngài không có tên và nhớ, cái tên bạn đã từng lặp lại, chẳng liên quan gì tới ngài,” thế thì tâm trí rơi vào rối loạn, vào chân không, vào trống rỗng! Nó không tìm thấy cột chống nào để dựa vào, để ôm giữ. Và tâm trí sẽ nhanh chóng cố gắng và tìm ra cột chống. Một khi cột chống này được tìm thấy, không có nhu cầu đi tìm thêm. Tâm trí cung cấp cái thay thế cho chân lí và làm thu xếp đầy đủ. Nó nói, “Đây là chân lí. Nó sẽ phục vụ cho chủ định của mình.” Những người dừng lại ở tâm trí là dừng lại trên các con đường được con người làm ra. Họ dừng lại ở shastras cái được con người làm ra. Họ dừng lại ở những cái tên đó mà chẳng có kết nối gì với Thượng đế dù là bất kì cái gì.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.1 Đạo vĩnh hằng, không đổi