Đạo là từ vô song. Cố hiểu nghĩa đầy đủ của nó để cho chúng ta có thể bắt đầu dễ dàng. Có nhiều nghĩa của Đạo. Một thứ càng trở nên sâu hơn, nó càng phát triển nhiều nghĩa hơn; và khi một thứ trở thành đa chiều, điều tự nhiên là nó trở thành rắc rối hơn. Một diễn giải về Đạo là: “Đường.” Nhưng, mọi đường đều bị chặn và cố định! Đạo là loại đường nào? Nó giống đường mà chim tạo ra trên trời khi chim bay – đường này được hình thành ra nhưng nó không cố định. Mọi đường khác để lại dấu vết của chúng ở sau, điều làm dễ dàng cho người khác đi theo. Đạo là đường giống như chim hình thành ra trên trời – không có dấu chân để lại sau để thuận tiện cho người khác đi theo. Nếu chúng ta quán tưởng đường không được xây dựng, đường nơi không có dấu chân, đường mà không người nào khác có thể tạo ra cho bạn – bạn đi và khi bạn đi đường được hình thành – thế thì chúng ta có thể diễn giải Đạo là: ‘đường’. Nhưng đường như vậy chúng ta chẳng thấy ở đâu cả! Do đó, có là đúng hơn để gọi Đạo – là ‘đường’ không?
Tuy nhiên đây là một chiều của Đạo. Bây giờ chúng ta lấy nghĩa khác của đường. Đường là cái đưa chúng ta tới đích đến. Đường là cái nối chúng ta với đích đến. Nhưng Đạo không là đường như vậy. Khi chúng ta bước dọc đường và đạt tới đích đến, cả đường và đích đến được nối với nhau. Thực ra đích đến là điểm cuối cùng của đường và đường là chỗ bắt đầu của đích đến. Do đó, đường và đích không phải là hai điều khác nhau – chúng được liên kết nối liền với nhau. Đường không thể có nếu không có đích đến, mà đích đến cũng không thể có nếu không có đường. Nhưng Đạo là đường không được gắn với đích đến nào. Khi đích đến được kết nối với đường, chiều dài của cuộc hành trình là được biết. Cho nên lữ khách biết khoảng cách tới đích đến. Nhưng Đạo là đường nơi lữ khách đạt tới đích của mình ở chính chỗ người đó đang đứng! Do đó, Đạo không thể được ví với khái niệm chung về đường. Nó là đường nơi chúng ta đạt tới đích đến tại chính chỗ chúng ta đang đứng. Nó cũng có thể là cái chúng ta du hành trong hàng triệu lần sinh và không đạt tới nó. Thế thì lúc nào cũng vậy, Đạo là một loại đường khác. Cho nên một nghĩa của Đạo là ‘đường’ nhưng theo nghĩa rất bản chất – và với rất nhiều điều kiện.
Cách diễn giải khác về Đạo là ‘tôn giáo’. Nhưng tôn giáo không theo nghĩa mà chúng ta thường hiểu. Tôn giáo ở đây là điều các thánh nhân rishis cổ đại đã ngụ ý. Tôn giáo ngụ ý qui định giữ cho mọi thứ bên trong bản thân nó. Luật tối thượng giữ tất cả sự tồn tại, là tôn giáo Đạo. Và tôn giáo này không phải là na ná như Hindu giáo, Hồi giáo hay các tôn giáo của Phật tử và người Jain. Tôn giáo là luật tuyệt đối của sự tồn tại. Tôn giáo ngụ ý luật vĩnh hằng của sự sống. Nhưng mọi luật đều bị giới hạn. Đạo là luật không có biên giới.
Thực ra, mọi biên giới đều đi đôi với chết; không có giới hạn cho sống. Một mình các thứ chết là bị giới hạn. Các thứ sống không bị giới hạn, chúng là vô hạn. Chính nghĩa của sống là năng lực liên tục mở rộng. Nếu hạt mầm là sống động nó có thể biến thành cây giống con. Nếu cây giống con là sống động, nó có thể biến thành cây. Nếu cây là sống động, nhiều hạt mầm và cây giống còn có thể đi ra từ nó. Nơi khả năng mở rộng dừng lại, sự sống dừng lại cùng nó. Đây là lí do tại sao trẻ con là sống động hơn người già, vì khả năng mở rộng của nó là rất lớn. Cho nên Đạo không phải là luật theo bất kì nghĩa giới hạn nào. Nó không phải là luật như bất kì luật do con người làm ra, luật đó có thể được xác định, luật đó có thể được bao trong biên giới. Đạo là luật mà mở rộng vô hạn, có năng lực chạm tới cái vô hạn, cái vô biên. Do đó gọi nó đơn thuần là Tôn giáo sẽ không có tác dụng.
Có một từ mà các thánh nhân Rishis đã dùng và cái đó có lẽ là gần nhất với Đạo. Từ đó là ‘rit‘, từ đó từ ‘ritu‘ (mùa) đã tiến hoá ra. Ritu họ nói tới là việc thảo luận về Đạo. Nếu chúng ta cố hiểu từ ‘Rit’, hiểu nó là mùa sẽ là dễ dàng hơn.
Mùa hè tới và thế thì mưa xuống và thế rồi mùa đông theo sau. Thế rồi lại là mùa hè. Nó là vòng tròn tuần hoàn, cái giữ cho sự quay tròn. Đầu tiên có thời thơ ấu, thế rồi tới thời thanh niên, thế rồi tuổi già và sau đó là chết. Đó là vòng tròn liên tục quay vòng. Đầu tiên có buổi sáng, thế rồi buổi tối thế rồi buổi đêm, thế rồi lại buổi sáng. Mặt trời mọc, thế rồi nó lặn, thế rồi nó lại mọc – đó là vòng tròn. Sống chuyển theo cách vòng tròn. Nhân tố điều khiển cho chuyển động này là điều được biết là ‘Rit’. Nhớ, không có khái niệm về bất kì Thượng đế nào trong từ ‘Rit’ này. Nó ngụ ý ‘Nguyên lí điều khiển’ và không là người điều khiển. Nó không phải là người điều khiển, thay vì thế, nó là nguyên lí liên tục điều khiển. Và điều này nữa, cũng không đúng vì nó cho ấn tượng về người điều khiển. Chắc sẽ là đúng hơn nếu nói, ‘Cái mà từ đó nguyên lí tiến hoá.’ Không phải là ai đó tạo ra luật và hình thành qui định – không; các luật liên tục được hình thành qua nó. Như chồi nảy ra từ nụ, cho nên mùa đi ra từ ‘rit’. Đây cũng là một trong những nghĩa bản chất của Đạo.
Vâng, không một từ nào trong các từ này chuyển đạt nghĩa sống của từ Đạo, với bất kì nghĩa nào được trao cho nó, Đạo vậy là lớn hơn vô hạn; về cái gì đó mà cái khác bao giờ cũng bị loại ra. Đây là khó khăn lớn nhất với các từ rằng mọi từ được hình thành từ nhị nguyên. Nếu chúng ta nói đêm, ngày bị loại ra; nếu chúng ta nói sáng, tối bị loại ra; nếu chúng ta nói sống, chết bị loại ra. Bất kì cái gì chúng ta nói, cái gì đó bao giờ cũng bị loại ra; và sống, sự tồn tại, là một hỗn hợp toàn thể. Đêm và ngày không phải là các thứ tách rời, sinh và chết không phải là hai biến cố khác nhau; đứa trẻ và người già không là những thực thế khác nhau, nóng và lạnh không là hai trạng thái khác nhau. Đó, khi mặt trời mọc buổi sáng, nó cũng lặn vào buổi đêm.
Sống là như vậy – được thống nhất, là toàn thể nhưng bất kì khi nào chúng ta cố diễn đạt thành lời, cái gì đó bị loại ra. Nếu chúng ta nói ‘ngày’, đêm bị loại ra nhưng đêm nữa, vẫn ở bên trong sự tồn tại. Bất kì khi nào chúng ta làm ra một lời tuyên bố – đây là Đạo, đây là đường, đây là tôn giáo, hay ‘rit’, – với chính tuyên bố này, cái gì đó bị loại ra không được tuyên bố. Bây giờ chẳng hạn, giả sử chúng ta nói từ ‘qui định’, với chính việc nhắc tới từ này, chúng ta loại ra các hỗn độn trong khi trong sự sống cũng có cả hỗn độn. Với chính từ ‘qui định’, cái là hỗn loạn, yếu tố hỗn độn, bị loại lại sau. Nietzsche đã viết ở đâu đó, “Làm sao những sao mới đi vào hiện hữu được nếu hỗn loạn không còn nữa? Làm sao sáng tạo mới đi vào hiện hữu nếu hỗn loạn không còn nữa?”
Sáng tạo được sinh ra từ hỗn loạn, hỗn độn. Từ hỗn độn sáng tạo đi tới. Thiếu hỗn độn, không thể có sáng tạo. Và nếu một mình sáng tạo có, nó sẽ không bao giờ kết thúc, vì nó sẽ phải nhảy vào trong hỗn độn để kết thúc bản thân nó. Khi chúng ta nói, ‘nguyên lí,’ chúng ta loại hỗn độn ra; nhưng điều này nữa, là một phần của sự tồn tại. Không có cách nào loại nó ra khỏi sự tồn tại; chúng ta chỉ có thể gạt nó sang bên với lời. Cho nên khi chúng ta nói ‘rit’, thế thì cái gì đó cũng bị loại ra và cái đó là – hỗn độn; cái xảy ra và vậy mà xảy ra bên ngoài nguyên lí. Mọi thứ trong sự tồn tại không xuất hiện với nguyên lí, nếu không sống chắc đã trở thành vô giá trị. Có cái gì đó trong sự tồn tại này mà xảy ra bên ngoài luật này. Bất kì cái gì vô ý nghĩa đều tuân theo nguyên lí nhưng những kinh nghiệm sâu lắng nhất của sống không tuân theo qui định. Chúng tới bất thần, không mời gọi, không nguyên nhân nào, và gõ cửa bạn. Cái ngày, ngày tới của Thượng đế xảy ra trong đời người ta, người đó không thể nói điều đó là vì người đó đã làm điều như vậy như vậy, do đó người đó đã đạt tới Ngài. Thế thì, người đó chỉ có thể nói: “Từ bi làm sao, nhân từ làm sao, thưa Trời! Tôi đã không làm gì để xứng đáng với vinh dự này. Bất kì cái gì tôi đã làm, đều đã không có kết nối với điều này. Việc tới của Ngài! Làm sao Ngài đã tới? Tôi không bao giờ ham muốn Ngài, tôi không bao giờ ước ao Ngài, tôi thậm chí không tìm Ngài. Và nếu tôi đã bao giờ ham muốn Ngài, tôi đã ham muốn Ngài theo cách sai và nếu tôi đã bao giờ tìm Ngài đó đã là ở những chỗ mà Ngài không có và nếu tôi đã bao giờ ao ước về Ngài tôi đã không bao giờ tin Ngài sẽ tới đường của tôi! Thế thì lần này – Việc tới của Ngài! Lạy Trời, lạy Trời!” Khi Thượng đế đi vào cuộc sống của người nào đó, việc tới của Ngài đã không phải là kết nối xa nhất với bất kì hành động nào về phần của cá nhân này. Ngài tới bất thần, không được mời gọi!
Nếu mọi thứ trong sự tồn tại mà dựa trên nguyên lí, thế thì chúng ta có thể nói rằng Đạo ngụ ý ‘rit’. Nhưng cái mà ở bên ngoài qui định này trong sống và hiện diện mọi khoảnh khắc và xuất hiện bất thần, không có nguyên nhân nào, chúng ta không thể loại ra ngoài sống và sự tồn tại. Vậy thế thì, chúng ta sẽ gọi Đạo là gì?
Trong chính lời kinh đầu tiên của mình, Lão Tử nói! “Đạo khả đạo phi thường đạo – Đạo có thể được đi trên đó không là Đạo thường hằng và không đổi.” Bây giờ đường ngụ ý cái có thể được bước trên. Nhưng Lão Tử nói, “Không phải là đường mà có thể được bước trên; không phải là đường mà ông có thể bước trên nó!” Bây giờ nếu chúng ta không thể bước trên đường này, phỏng có ích gì mà gọi nó là đường? Nếu chúng ta chỉ có thể bước đi trên nó, nó có thể là đường. Nhưng Lão Tử nói cái ngược lại – “Cái mà có thể được bước trên không phải là Đạo dài lâu, thường hằng!”
Có nhiều điều cho lời kinh nhỏ bé này. Đầu tiên và trên hết, đường có thể được bước trên, trên đó việc bước đi xảy ra, biến cố đạt tới không xảy ra ở đó. Chỗ chúng ta phải đạt tới không phải chỗ nào ở xa khỏi chúng ta. Nó là ở đây và bây giờ. Nếu tôi phải tới bạn; tôi sẽ phải tới theo đường nhưng nếu tôi phải đi tới bản thân tôi; tôi sẽ đi theo đường nào? Và tôi càng bắt đầu cuộc hành trình để đạt tới bản thân tôi, tôi sẽ càng lang thang hơn. Tôi sẽ đi ngày càng xa hơn khỏi bản thân tôi. Người bắt đầu lên đường để tìm bản thân mình, sẽ không bao giờ đạt tới bản thân mình. Làm sao người đó sẽ đạt tới được? Người đó sẽ đánh mất bản thân mình bởi tay mình bằng việc tìm này. Người muốn kiếm cái ngã riêng của mình, phải bỏ mọi đường, vì không đường nào đưa tới cái ngã. Thực ra, không đường nào được cần để đạt tới cái ngã, vì đường được cần để đạt tới ‘người khác’. Người đạt tới cái ngã riêng của người đó, là người bỏ mọi đường và bước sang bên. Người không bước, là đạt tới! Chính vì thế Lão Tử nói: “Đạo mà có thể được bước trên không phải là Đạo thường hằng và không thay đổi.”
Lão Tử nói hai điều: Một là, cái đó là không vĩnh hằng và thường hằng. Thực ra, bất kì đường nào bạn có thể bước đi, sẽ được hình thành ra bởi bản thân chúng ta. Và vì nó được hình thành bởi bản thân chúng ta, nó không thể là thường hằng. Nó sẽ được tạo ra bởi con người và do đó không được tạo ra bởi Thượng đế. Và làm sao đường được tạo ra bởi chúng ta, dẫn tới chân lí được? Nếu như chúng ta có tri thức về ngôi đền của chân lí, thế thì chúng ta có thể tạo ra con đường dẫn tới nó. Nhớ đường chỉ có thể được làm ra nếu đích đến được biết. Nếu tôi biết nhà của bạn, tôi sẽ tìm ra cách đạt tới nó. Nhưng điều rất khó là tôi phải tới nhà bạn mà không đi theo một đường chuyên biệt. Nếu không, làm sao tôi sẽ biết nhà bạn ở đâu?
Kinh sách Ai Cập cổ đại nói: “Khi ông gặp Thượng đế và ông nhận ra Ngài, thế thì ông chắc chắn sẽ nói, ‘Không ngờ vực gì nữa, tôi bao giờ cũng biết Ngài!'” Nếu bạn không thể nói được điều này, thế thì làm sao bạn sẽ nhận ra Thượng đế? Thế thì việc nhận ra là không thể được. Nghĩa của việc nhận ra là nhận diện cái đã được biết trước đây. Nếu Thượng đế đứng trước tôi và tôi đứng dậy hỏi Ngài; “Tên thật của Ngài là gì?” Thế thì tôi sẽ không bao giờ nhận ra Thượng đế. Và nếu tại chính thoáng nhìn đầu tiên tôi nhận ra Ngài – rằng đó là Ngài! – điều đó có nghĩa là vào khoảnh khắc nào đó, ở góc nào đó của ý thức của tôi, qua lối mở nào đó, tôi đã biết Ngài – hôm nay, tôi đã nhận ra Ngài. Chúng ta chỉ có thể nhận ra cái chúng ta đã biết. Nếu bạn đã biết chân lí ở đâu, cần gì đường cho bạn nữa? Bạn đã đạt tới chân lí, bạn đã biết nó rồi. Cho nên người biết, không làm ra đường; người không biết, làm ra đường. Và làm sao đường có thể được làm ra bởi những người không biết lại có thể đem bạn tới chân lí được?
Điều đó không thể là đường thường hằng.
Đường thường hằng là đường nào? Đường không bao giờ được làm bởi người; nó có khi người không có; và nó sẽ có khi người sẽ không có. Nó là đường không do các rishi của Veda tạo ra; đường không được tạo ra bởi bất kì Phật, Mahavira, Mohammed, Christ hay Krishna nào. Nhiều nhất, họ chỉ có thể cho tin tức về đường này. Cho nên, đường thường hằng là đường nào? Trong hoàn cảnh này các rishi không bao giờ nói rằng điều họ thấy là việc thấy của riêng họ. Họ bao giờ cũng nói, “Vậy điều đó đã được nói tới bởi những người khác trước chúng tôi: cho nên nó bao giờ cũng được biết cho con người. Những tin tức chúng tôi mang tới là tin tức về đường, cái là vĩnh hằng. Nó đã có, khi chúng tôi còn chưa có và nó thậm chí có khi không có người nào. Khi trái đất tan ra và sự sống bắt đầu ra đi, nó vẫn sẽ có đó. Như sự mở rộng bao la của Trời, nó bao giờ cũng hiện diện.
Chuyện khác là cánh của chúng ta không đủ mạnh để bay mãi tới hôm qua; hôm nay chúng ta có thể bay. Còn vấn đề khác là ngay cả hôm nay chúng ta không thể thu đủ dũng cảm và tựa vào mép tổ của chúng ta, giang cánh ra, quay vào bên trong tâm trí chúng ta để xem có bay hay không bay. Nhưng trời không được hình thành bởi việc bay của bạn. Khi bạn không có cánh; khi bạn bị cầm tù bên trong bản ngã: nó vẫn đã có. Và ngay cả hôm nay, mặc cho cánh của bạn đã có, bạn vẫn còn ngồi đó và từ chối bay, bầu trời sẽ không làm tan rã phần của bạn đâu. Không gian hiện hữu – cho dù không có bạn. Cho nên đường thường hằng là đường không có lữ khách. Nếu đường phụ thuộc vào lữ khách, nó không thể thường hằng.
Và đường được bước trên thì bị đè nặng làm biến dạng vì lữ khách bước đi cùng bệnh của người đó. Điều này cần giải thích một chút.
Người mà bước ra khỏi mọi bệnh là không bước gì thêm – không có nhu cầu bước. Người đó đã đạt tới. Người bị chất đầy bởi bệnh, vẫn cứ bước đi. Người đó bước đi để trốn khỏi bệnh của mình; nhưng bất kì đường nào người đó dẫm lên đều trở thành bị nhiễm bệnh của người đó. Bất kì chỗ nào người đó dừng lại, chỗ đó trở thành không linh thiêng. Bất kì chỗ nào người đó tìm, người đó chỉ thành công trong việc tạo ra nhiều khói hơn. Điều đó cũng giống như khi một người bước vào trong vũng nước tù đọng và khuấy lộn bùn bên dưới. Mọi nỗ lực của người đó để dìm bùn xuống sẽ chỉ giúp khuấy bùn còn lại từ bên dưới. Người đó càng cố một cách tuyệt vọng, nước càng trở nên ngầu bùn hơn, vì nhiều bùn hơn nổi lên bề mặt, làm cho nước càng bẩn hơn. Nếu Lão Tử ngẫu nhiên đi qua, ông ấy chắc đã bảo người đó, “Ông bạn ơi, bước ra đi! Điều ông cố làm thuần khiết, trở thành không thuần khiết, cho cả bản thân ông vì bản thân ông là không thuần khiết. Cái mà ông cố làm thuần khiết, trở thành không thuần khiết, vì bản thân ông là không thuần khiết. Xin bước ra đi. Để nước một mình. Ngồi trên bờ, nước sẽ làm thuần khiết bản thân nó. Ông bỏ mọi nỗi lực đi vì chúng là nguy hiểm – tất cả không trừ cái gì!”
Đường trên đó người ốm bước đi, không thể là đường thường hằng.
Cũng nhớ, chỉ người ốm bước đi. Những người đạt tới, những người được làm thuần khiết, người đã biết, họ dừng lại. Với họ không có vấn đề về việc bước đi. Trong chân lí, chúng ta chỉ lang thang vì ham muốn nào đó thúc giục chúng ta đi. Mọi ham muốn đều là không linh thiêng. Ngay cả ham muốn đạt tới Thượng đế cũng là không linh thiêng. Ham muốn đạt tới giải thoát cũng không phải là không có mùi của nó. Thực tại bất kì chỗ nào có ham muốn, tâm trí trở thành xấu. Tâm trí đầy ham muốn là tâm trí đầy căng thẳng. Nơi có thôi thúc đạt tới; nơi có hăm hở, mong đợi, có việc sinh ra chứng điên về lang thang. Và thế thì mọi ốm bệnh này tụ tập lại với nhau.
Lão Tử nói: “Đường có thể được đi trên đó không phải là đường thường hằng và không thay đổi.” Nếu có đường như vậy, đường nào không thể được đi trên đó? Có đường mà người ta không bước đi và trên đường đó người ta chỉ có thể đứng không? Có thể có đường cho một mình việc đứng không? Điều này dường như mâu thuẫn. Đường được ngụ ý dành cho việc bước đi và không đơn thuần cho việc đứng! Nhưng Đạo là cái tên của đường đó, đường không đạt tới bạn bằng việc bước trên nó; thay vì thế nó đạt tới bạn bằng việc dừng trên nó. Vì bằng việc dừng trên nó mọi người đã đạt tới đích đến của họ, nó được gọi là đường. Con người cứ lang thang và chạy trên những con đường của thế giới vật chất và họ chẳng đạt tới ngài ở đâu cả. Do đó, những đường này, thực ra, là đường chỉ theo cái tên. Chúng không là đường.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.1 “Đạo vĩnh hằng, không đổi”