Tranh đấu vô tranh đấu

Osho kính yêu,

Tôi nhớ tới câu chuyện thầy đã kể hôm nọ về cung thủ. Thầy có thể nói thêm cho chúng tôi về cách có thái độ này khi lan toả lời của thầy trong thế giới của tính tiêu cực và đối lập hướng tới thầy? Có việc tranh đấu vô tranh đấu không?

 

Có tranh đấu vô tranh đấu, hành động vô hành động, nỗ lực vô nỗ lực. Đó là chính hồn của tính tôn giáo. Về mặt logic nó có vẻ ngớ ngẩn khi nói “nỗ lực vô nỗ lực,” nhưng về sự tồn tại điều đó là có thể, và là một trong những kinh nghiệm đẹp nhất.

Bất kì khi nào bạn là tự phát, điều đó ngụ ý bạn không hành động theo ý tưởng được lập kế hoạch trước. Thực ra bạn đã không sẵn sàng, không được chuẩn bị, để làm bất kì cái gì; hành động này đã tới như sự đáp ứng, theo cách riêng của nó.

Bạn sẽ phải hiểu vài lời này. Thứ nhất là phân biệt giữa phản ứng và đáp ứng. Phản ứng bị chi phối bởi người khác. Người đó xúc phạm bạn: bạn nổi giận, và thế thì bạn hành động từ giận. Đây là phản ứng. Bạn không là người độc lập; bất kì người nào cũng có thể kéo bạn theo cách này cách nọ. Bạn dễ dàng bị ảnh hưởng; bạn có thể bị tống tiền về mặt cảm xúc.

Phản ứng là tống tiền cảm xúc.

Bạn đã không giận. Người này xúc phạm bạn, và việc xúc phạm của người đó đã tạo ra giận; bây giờ từ giận hành động của bạn tới.

Đáp ứng là từ tự do.

Nó không phụ thuộc và người khác.

Người khác có thể xúc phạm bạn, nhưng bạn không trở nên giận; ngược lại bạn suy ngẫm về sự kiện này – tại sao người đó xúc phạm bạn? Có lẽ người đó đúng. Thế thì bạn phải biết ơn người đó, không nổi giận. Có lẽ người đó sai. Nếu người đó sai, thế thì với cái sai của người đó tại sao bạn phải bùng cháy tim bạn với giận?

Và chỉ hai điều này là có thể: hoặc người đó là đúng hoặc người đó là sai. Trong cả hai trường hợp, giận là không liên quan. Nếu người đó là đúng… và điều đó là có thể để xem liệu trong bạn có giận hay không – giận che mờ mắt, cái nhìn, sự rõ ràng. Nếu bạn thấy người đó là đúng, bạn sẽ cúi mình trước người đó và biết ơn người đó, vì người đó đã giúp cho bạn bằng việc nói ra sự thực về bạn mà không ai đã bảo bạn. Có lẽ người đó đang nói rằng bạn là kẻ hèn… bạn nhận phát biểu của người đó và truy hỏi bên trong bản thân bạn và bạn thấy kẻ hèn.

Trong cái gọi là xã hội lịch sự này, mọi người không nói thẳng. Họ không nói những điều mà họ thấy, họ chỉ nói những điều sẽ tạo ra đối thoại tốt.

Người Anh là rất tỉnh táo: họ chỉ nói về thời tiết, không bao giờ nói về tôn giáo, chính trị – những điều đó được đi kèm các cảm xúc. Về thời tiết, ai quan tâm? Nó không phải là niềm tin của bất kì ai, nó không phải là tôn giáo của bất kì ai, và đằng nào đi chăng nữa nó là thực tại, sẵn có cho các bạn cả hai. Nó tạo ra chủ đề tốt cho đối thoại… không có vấn đề cãi nhau.

Nhưng người của tôi phải hiểu rằng chúng ta không phải là xã hội lịch sự, rằng sự sùng kính của chúng ta là hướng về chân thành, đích thực, rằng chúng ta muốn nói điều có tính chân lí.

Cho nên khi ai đó nói bất kì cái gì cho bạn, suy ngẫm về nó đi. Bảo người này, “Xin đợi cho mười phút. Để tôi nghĩ về điều đó – có lẽ bạn đúng.” Nếu người đó đúng, biết ơn đi. Nếu người đó sai, thế thì cảm thấy tiếc cho người đó và bảo người đó, “Bạn đã có ý tưởng sai nào đó. Bạn là chủ các ý tưởng riêng của bạn – bạn có thể có ý tưởng này – nhưng từ phía tôi, chỉ một gợi ý khiêm tốn rằng ý tưởng này là không đúng. Tôi chắc sẽ thích nó nếu bạn xem xét nó kĩ thêm chút ít.”

Đáp ứng là rất im lặng, rất an bình. Nó không phụ thuộc vào người kia; nó là việc hiểu riêng của bạn, hành động một cách tự phát trong khoảnh khắc. Do đó có khả năng của tranh đấu vô tranh đấu.

Cả đời mình tôi đã từng làm điều đó. Tôi đã từng tranh đấu trên nhiều mặt trận, một mình – nhưng không có giận, không bạo hành, không tham dự có tính cá thể. Không phải là tôi đang tranh đấu vì cái gì đó cho bản thân tôi. Tôi không cần bất kì cái gì; bất kì cái gì phải xảy ra cho cuộc sống của tôi đều đã xảy ra.

Tôi tự do với bất kì tham vọng nào, vì bạn không thể là tham vọng sau khi chứng ngộ… vì không có chỗ nào mà đi, bạn đã đạt tới ngôi sao cao nhất.

Nhưng tôi đã tranh đấu liên tục, tranh đấu để giúp cùng những người mà với họ tôi đã từng tranh đấu. Tranh đấu này là từ yêu và từ bi. Tôi không giận xã hội – tôi không giận bất kì người nào. Tôi không làm cho ai đó chịu trách nhiệm cho toàn thể khổ của thế giới.

Tôi đơn giản cố gắng làm các nguyên nhân thành rõ ràng cho mọi người: “Bạn liên tục bám lấy nguyên nhân, và bạn không muốn hậu quả. Bạn liên tục gieo hạt mầm của hoa nào đó, nhưng bạn không thích hoa cho nên bạn phá huỷ nó – nhưng bạn không dừng việc gieo hạt mầm. Điều này trở thành lẫn lộn của bạn, xung đột của bạn, khổ của bạn.”

Tranh đấu mà bạn phải học không phải là từ ghét, nó là từ yêu. Nó không là từ bất kì việc trả thù nào, nó là từ việc hiểu. Nó không phải là vì lợi riêng của bạn, nó là vì lợi của những người bạn đang tranh đấu với. Thế thì nó trở thành tranh đấu vô tranh đấu. Thế thì dù bạn thành công hay thất bại, không thành vấn đề; điều thành vấn đề là ở chỗ bạn đã làm hết sức của bạn. Điều đó mang lại sự mãn nguyện cho bạn – rằng bất kì cái gì bạn có thể làm bạn đã làm rồi, và bạn không bao giờ giữ lại bất kì cái gì. Bạn đã ném bản thân bạn một cách toàn bộ vào trong lửa.

Nhưng bạn đã không chống lại bất kì người nào nói riêng. Bạn đã chống lại một loạt nguyên nhân đặc biệt, điều không có tính người. Nhưng hàng triệu người đang khổ vì những nguyên nhân đó. Họ liên tục bám víu, cứ tưởng chúng là di sản kế thừa của họ.

Công việc của bạn về lan toả lời của tôi không phải là cầm kiếm trong tay bạn, và với mũi kiếm thuyết phục mọi người cái gì là đúng.

Đó là điều người Mô ha mét giáo đã từng làm. Trong mười bốn thế kỉ họ đã cải đạo nhiều người chỉ với mũi kiếm. Và hiển nhiên, bất kì người nào, nếu chọn lựa là giữa chết và đổi tôn giáo hình thức… Không ai thực sự là người Hindu và không ai sẽ thực sự là người Mô ha mét giáo – chỉ cái nhãn là vấn đề. Chỉ vì cái nhãn bạn sẽ mất mạng sao? Bất kì người nào của hiểu biết sẽ nói, “Đổi nhãn đi.” Hàng triệu người đã trở thành người Mô ha mét giáo, không phải vì họ được thuyết phục mà vì họ muốn sống. Và họ tiếp tục sống theo cùng cách như họ đã sống trước đây. Mô ha mét giáo hay Hindu giáo chỉ là ở đâu đâu; chúng không trở thành thực tại.

Ngay bây giờ giáo hoàng Polack đã ở Ấn Độ. Người Ki tô giáo Ấn Độ, người về căn bản là người Hindus, đã được cải đạo bởi chiến lược khác, vì bây giờ mang kiếm dường như không phải và sẽ không được đa số người thế giới hỗ trợ; nó sẽ có vẻ thô thiển, nguyên thuỷ, xấu xí. Ki tô giáo đã thay đổi. Nó đi tới người đói, người chết đói, với bánh mì trong tay này và với Kinh Thánh linh thiêng trong tay kia. Bạn không thể chỉ có bánh mì: nó biếu bạn cả hai – thức ăn vật lí và đồ nuôi dưỡng tâm linh. Nếu bạn muốn bánh mì bạn phải chấp nhận Kinh Thánh linh thiêng.

Và người sắp chết không quan tâm chút nào liệu Thượng đế đã tạo ra thế giới, sáu nghìn năm trước, trong sáu ngày hay không; liệu Thượng đế là ba ngôi hay không. Người sắp chết qua nạn đói cần bánh mì, nhưng bánh mì tới cùng với Kinh Thánh – ngoài lề người đó chấp nhận Kinh Thánh nữa. Cho nên người Ki tô giáo Ấn Độ toàn là bị mua chuộc, bị khai thác vì đói và nghèo của họ.

Họ trở thành người Ki tô giáo nhưng họ tiếp tục sống theo cùng cách, họ tiếp tục làm cùng điều. Cho nên khi giáo hoàng có đó, người Ki tô giáo Ấn Độ nói rằng họ muốn thắp hương trong nhà thờ, cũng như nó được thắp trong các đền Hindu. Và họ muốn có chuông treo trước nhà thờ, cũng như nó đang treo trước mọi đền Hindu. Đầu tiên bạn phải làm cho Thượng đế nhận biết rằng bạn đang tới. Ngài có thể ngủ, chỉ giấc ngủ chợp mắt, cho nên bạn rung chuông để đánh thức ông già đáng thương này. Chuông là tuyệt đối cần thiết. Và hương… không có hương chỗ đó có vẻ không linh thiêng với người Hindu. Hương thơm của hương làm cho chỗ đó khác với nhà thường. Nhà thờ có vẻ giống nhà thường.

Và giáo hoàng đã đồng ý rằng chuông có thể được treo: “Không có hại gì trong việc đó. Và hương có thể được thắp bên trong; không có hại gì trong việc đó.”

Họ sẽ sớm nói rằng Jesus Christ trên cây chữ thập có vẻ không giống con trai duy nhất của Thượng đế. Krishna thích hợp nhiều hơn, với sáo trên môi. Jesus biểu tượng cho chết. Krishna biểu tượng cho hân hoan, nhảy múa, sự sống; cách ông ấy đứng trong tư thế múa, cách ông ấy ăn mặc, là đẹp kì lạ. Jesus có vẻ quá buồn, và một cách tự nhiên, nếu bạn mỉm cười hay cười to trên cây chữ thập, nó sẽ có vẻ mâu thuẫn: cây chữ thập là thực hay bạn đang diễn kịch? Khi một người sắp chết và tay người đó và chân người đó bị mắc kẹt với những cái đinh thép lớn đóng vào trong gỗ, bạn không thể mong đợi người đó không buồn.

Nhưng điều tôi đang cố giải thích cho bạn là ở chỗ những người Hindu này vẫn là người Hindu; chỉ cái nhãn là Ki tô giáo. Họ vẫn hát cùng bài ca sùng kính; chỉ ở chỗ của “Krishna” họ đã đổi tên thành “Christ” – điều không mấy là thay đổi, vì những người hiểu ngôn ngữ nói rằng “Christ” là một hình thể của từ “Krishna.”

Ở Bengali, ở Ấn Độ, có nhiều người mang tên Christo. Nó là một hình thể của “Krishna.”

Nếu ngay cả ở Ấn Độ một ngôn ngữ có thể làm “Krishna” đổi thành “Christo,” thế thì vấn đề là gì? Lời chuyển đi xa tới Judea có thể đã trở thành “Christ.”

Cho nên đổi “Krishna” thành “Christ” là không thay đổi chút nào, và cuộc sống của người này vẫn còn như cũ. Người đó vẫn tin vào bò cái là mẹ – mặc dầu người đó là người Ki tô giáo và Ki tô giáo không có niềm tin như vậy. Nhưng tôn giáo đã từng rót lên người đó, điều đó đã không nảy sinh từ tính tự phát của người đó.

Tôi không muốn bạn ép buộc ai đó chấp nhận thông điệp của tôi bằng bất kì cách nào, vì điều đó sẽ phá huỷ thông điệp này, chính thông điệp này. Chính thông điệp nào là ở chỗ không ai phải bị ép buộc tin vào bất kì cái gì. Mọi điều bạn có thể làm là giải thích một cách yêu thương; và trước khi giải thích một cách yêu thương, bạn phải sống điều tôi đang nói để cho việc giải thích đó không chỉ trong lời mà trong cuộc sống của bạn nữa.

Cho nên thay vì bạn đi tới mọi người để giải thích, mọi người phải tới để hỏi bạn, “Cái gì đã xảy ra cho bạn? Tại sao mắt bạn im lặng thế, tại sao mặt bạn rạng ngời thế? Tại sao ở cùng bạn cho cảm giác thoải mái thế? – dường như người ta đã ở bên cạnh hồ mát mẻ. Tại sao nó cho cảm giác như làn gió mát thoảng qua?” Để mọi người hỏi bạn.

Bạn phải sống nó.

Chính là qua cuộc sống của bạn, hành động của bạn, tính tự phát của bạn, yêu của bạn và phúc lạc của bạn, mà bạn có thể đạt tới tim của mọi người. Và để câu hỏi này tới từ họ. Đừng liên tục đổ câu trả lời của bạn vào họ. Khi câu hỏi là không tồn tại, mọi câu trả lời là vô dụng.

Nếu bạn có thể làm cho cuộc sống của bạn rạng ngời thế, nhạc điệu thế, hài hoà thế, mọi người nhất định hỏi, “Bạn đang làm gì vậy? Cái gì đã xảy ra cho bạn? Tại sao mắt bạn có sức lôi cuốn nào đó?” Thế thì bạn có thể giải thích điều bạn đã từng làm, điều đã xảy ra cho bạn. Và bạn có thể nói, như nhận xét ngẫu nhiên, “Nó có thể xảy ra cho bạn nữa, vì bạn có cùng tiềm năng như mọi con người khác.”

Đây sẽ là tranh đấu vô tranh đấu.

 

Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.2, Ch.44 Tôi nói để biến đổi tim bạn