Osho kính yêu,
Khi lần đầu tiên tôi nghe thầy nói, “Ngồi im lặng, không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên,” tâm trí phương Tây của tôi đã nghĩ đây là biểu dụ thôi, và đã đi tìm nghĩa. Thế rồi tôi nghĩ thầy thực sự ngụ ý ngồi im lặng – và tôi cảm thấy điều đó là không thể được. Bây giờ, ngồi im lặng trong sự hiện diện của thầy, không làm gì tôi thấy là chủ nghĩa khoái lạc thuần khiết – và cỏ đang tự nó mọc lên. Thưa thầy kính yêu, tôi ngạc nhiên, và lòng biết ơn của tôi ở ngoài lời.
Phương Tây và phương Đông đã đi xa nhau tới mức bao giờ cũng có hiểu lầm: phương Đông không hiểu phương Tây mà phương Tây không hiểu phương Đông. Nhưng trong tính toán cuối cùng, phương Tây là người thua thiệt.
Trong mười nghìn năm phương Đông đã chọn con đường mà không phải là của tâm trí – cái không phải là trí tuệ, cái không phải là hợp lí, cái không phải là logic, cái không phải là khoa học. Và phương Tây đã chọn chính cái đối lập.
Phương Tây vẫn còn xa với việc đạt tới chiều cao chung cuộc của chuyến bay hợp lí. Và có lẽ nó sẽ không bao giờ có khả năng đạt tới chỗ cuối, vì việc truy vấn của nó là về đối thể bên ngoài bạn. Có vô hạn vũ trụ, và khoa học càng đi sâu hơn nó càng thấy rằng nó chẳng biết gì. Tri thức của nó chỉ giúp cho nó biết rằng nhiều thêm nữa là cần được biết và dường như không có tận cùng trong cái nhìn này.
Mặt khác, phương Đông đã đạt tới mục đích của nó: nó đã đạt tới tâm thức tối thượng. Theo một cách nào đó, nó đã đạt tới sự hoàn hảo bên trong. Điều này tạo ra những khó khăn mới của việc hiểu lầm, vì phương Đông nói từ các chiều cao của việc nhận ra chung cuộc còn phương Tây chỉ có thể hiểu chân lí tương đối mà đang thay đổi mọi ngày.
Họ cũng đã chọn nói theo những cách khác nhau. Phương Đông nói theo biểu dụ thơ ca; phương Tây nói dưới dạng toán học. Phương Đông nói một cách trực giác; phương Tây chỉ về trí tuệ.
Đó là một trong những vấn đề lớn nhất cần được giải quyết – làm sao phương Đông và phương Tây có thể tới cùng nhau. Gặp gỡ của chúng là tuyệt đối cần thiết; bằng không, bất kì cái gì đã được đạt tới ở phương Đông, hay ở phương Tây, tất cả sẽ biến mất trong khói hạt nhân.
Tôi có thể hiểu câu hỏi của Kaveesha. Khi cô ấy lần đầu tiên nghe thấy bài haiku nổi tiếng – “Ngồi im lặng, không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên” – điều là tự nhiên với cô ấy là hiểu nó là thơ ca, là cách diễn đạt biểu dụ. Tâm trí được huấn luyện theo cách phương Tây không thể nghĩ khác được. Không thể nào nghĩ được đây là mô tả về thực tại.
Không có biểu dụ nào được bao hàm. Nó không phải là thơ ca. Haiku không là thơ ca. Hình thức của nó có tính thơ, nhưng điều nó chứa là thực tại. Chỉ bình chứa có tính thơ ca, nhưng nội dung tuyệt đối là thực tại.
Nhưng điều đó là khó, bởi lẽ đơn giản… thứ nhất, ngồi im lặng là chống lại tâm trí phương Tây. Phương Tây có ngạn ngữ, “Tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của quỉ.” Ngồi im lặng, bạn sẽ là trống rỗng. Và từ thời thơ ấu bạn đã nghe rằng tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của quỉ. Phương Đông biết cái gì đó khác toàn bộ. Nó là xưởng thợ – không của quỉ mà của điều thiêng liêng.
Câu thứ nhất tạo ra rào chắn lớn. Mọi người ở phương phương Tây được dạy nghĩ, và nghĩ trả tiền trong cuộc sống – ngồi im lặng sẽ không được trả tiền. Nó không phải là đủ khả năng; có lẽ nó có thể được gọi là không đủ khả năng. Nếu bạn đi xin việc làm và nói với người chủ lao động rằng khả năng của bạn là ngồi im lặng, không làm gì, xuân tới và cỏ tự nó mọc lên, ông ta sẽ đơn giản chưng hửng! Họ sẽ đơn giản đuổi bạn ra khỏi văn phòng – “Ông ngồi đâu đó khác đi, vì chúng tôi không muốn cỏ mọc ở đây!” Trong mắt họ, bạn phải điên.
Phương Tây chưa bao giờ phát triển bất kì thiền nào – nó là nghèo theo cách đó, rất nghèo. Nó chỉ biết lời cầu nguyện, cái thậm chí không phải là tiếng vọng xa xăm của thiền. Ngay cả cái gọi là nhà tiên tri và đấng cứu thế cũng không bao giờ có khả năng đi ra ngoài lời cầu nguyện – lời cầu nguyện là điều cuối cùng, vì Thượng đế là mục đích tối thượng.
Thiền là cách mạng trong tôn giáo.
Nó đơn giản bỏ Thượng đế đi, thậm chí không có cả việc tranh cãi chống lại cái đó. Cái đó thậm chí không đáng tranh cãi, vì cái đó là giả thuyết – không được chứng minh, không được trải nghiệm; cái đó không xứng đáng để được xem xét.
Tôi có người bạn, Giáo sư Wilson, người đã dạy trong đại học thượng đế học ở Jabalpur. Ông ấy đã không thể hiểu được rằng có thể có tôn giáo mà không có Thượng đế, mà không có lời cầu nguyện. Phương Tây, trong bốn hay năm thế kỉ qua, chưa bao giờ quan niệm được rằng tôn giáo là có thể mà không có Thượng đế, không có lời cầu nguyện. Thực ra tôn giáo chỉ có thể có mà không có chúng. Chúng là việc làm rối, là chướng ngại trên con đường đi tới cách mạng tôn giáo. Chúng là kẻ thù.
Quỉ đã không làm bất kì cái gì sai trên thế giới – nó không tồn tại. Thượng đế cũng không tồn tại, nhưng ngài đã làm hại mênh mông. Thượng đế đã giữ tâm trí con người bị hội tụ vào cái gì đó bên ngoài, và khi bạn bị hội tụ vào cái bên ngoài, bạn vẫn còn trong tâm trí. Thiền không thể bị hội tụ ra bên ngoài; chỉ tâm trí có năng lực bị hội tụ ra bên ngoài. Tâm trí không thể được hội tụ ở bên trong; chỉ thiền có thể làm điều đó. Cho nên thiền và tâm trí đi theo các đường đối lập đối xứng.
Không phải là không có lí do rằng người của thiền đã gọi con đường của họ là con đường của vô trí. Nhưng với tâm trí bị bỏ đi, các Thượng đế, mọi loại thượng đế học, quỉ, cõi trời và địa ngục và các chi tiết của chúng, các ý tưởng về tội lỗi và đức hạnh – chúng tất cả bị bỏ đi vì chúng toàn là một phần của tâm trí. Và phương Tây vẫn còn bị tâm trí ám ảnh – dường như bạn chỉ là tâm trí và không gì nhiều hơn, sự tồn tại của bạn bao gồm tâm trí – thân thể, và có vậy thôi.
Được huấn luyện theo cách phương Tây, Kaveesha đã nghĩ rằng nó phải là biểu dụ nào đó, hay có lẽ có nghĩa gì đó trong nó. `Nghĩa’ là lời của tâm trí: nếu có nghĩa nào đó trong nó, thế thì nghĩ về nghĩa này, tìm ra nghĩa của nó.
Bạn không thể tìm thấy bất kì nghĩa nào trong nó. Nó tới từ cội nguồn bên trong của con người bạn, nơi bản thân nghĩa không có nghĩa, nơi mọi sự đơn giản hiện hữu – với huy hoàng lớn lao, với cái đẹp mênh mông, nhưng không nghĩa. Nghĩa là khái niệm logic, và logic là sản phẩm của tâm trí. Sự tồn tại không biết gì về nó.
Cho nên đầu tiên cô ấy nghĩ nó có thể là biểu dụ. Hiển nhiên, điều này sẽ tới từ tâm trí phương Tây. Nhưng biểu dụ cũng phải có nghĩa nào đó. Nó phải chỉ tới cái gì đó; nó phải là biểu dụ cho cái gì đó, là đại diện, là con trỏ. Nhưng nghĩa gì có đó? Được nhìn với thái độ tìm nghĩa, bài haiku là vô nghĩa. Nó là kinh nghiệm. Và nó thực tại mô tả mọi thứ xảy ra cho tâm thức – chỉ trong vài lời đó.
Và đó là cái hay của bài haiku. Nó dùng số lượng lời tối thiểu. Bạn không thể lấy ra một lời của nó, nó đã được lấy ra rồi: chỉ cái bản chất nhất được để lại.
Ngồi im lặng – có hai lời. Nó bắt đầu với ngồi, nó bắt đầu với thân thể. Nếu thân thể có thể ngồi một cách nghỉ ngơi, thảnh thơi, điều đó giúp cho tâm trí nhiều lắm để trở nên im lặng. Nếu thân thể bồn chồn, căng thẳng, thế thì tâm trí không thể im lặng. Cho nên bài haiku bắt đầu từ chính nền tảng: “ngồi” đơn giản ngụ ý thảnh thơi, nghỉ ngơi, thoải mái, ở nhà, không căng thẳng.
Bạn thấy hàng triệu tượng của Phật trên khắp châu Á – và bản thân Phật đã nói trước khi ông ấy chết, “Đừng làm tượng của ta.” Trong gần ba trăm năm các đệ tử, thế hệ nọ tiếp thế hệ kia, đã chống lại cám dỗ này. Nhưng khi sự hiện diện vật lí của Phật đã trở nên xa xôi – bốn trăm năm, năm trăm năm – cám dỗ này để có ít nhất bức tượng đá cẩm thạch ngồi theo cùng tư thế như Phật… Không thành vấn đề liệu đó là đại diện ảnh chụp hay không; điều đó không liên quan. Điều thành vấn đề là ở chỗ nó sẽ giúp bạn hứng khởi, hiểu cách ngồi.
Và với điều đó, tượng đá cẩm thạch thậm chí là tốt hơn Phật thật, vì nó là được thảnh thơi hoàn toàn – không căng thẳng, không chuyển động. Họ đã cho nó tỉ lệ, cái đẹp, cảm giác thẩm mĩ tới mức nếu bạn ngồi bên cạnh tượng Phật, bạn sẽ muốn ngồi theo cùng cách. Và phép màu bạn sẽ cảm thấy là ở chỗ bạn bắt đầu ngồi theo cùng cách, tâm trí bắt đầu lắng đọng… dường như buổi tối đã tới và chim đang về tổ của chúng, cây của chúng. Trời sẽ sớm vào đêm và mọi chim sẽ định cư trong tổ của chúng, rơi vào giấc ngủ.
Và nếu bạn may mắn ở trong sự hiện diện của người thức tỉnh đang sống, thân thể nghỉ ngơi của người đó sẽ tạo ra sự đồng bộ với thân thể của bạn, vì đó là cùng vật chất. Mọi thân thể đều được làm ra từ cùng vật chất và vận hành trên cùng bước sóng.
Nếu việc ngồi là đúng, im lặng giáng lên bạn hệt như buổi tối tới và thế rồi mọi thứ trở thành tối.
Ngồi im lặng… Điều thứ hai là tâm trí. Thân thể phải không căng thẳng, và tâm trí phải không có bất kì ý nghĩ nào.
Ngồi im lặng, không làm gì… Điều này rất có ý nghĩa để hiểu. Ngay cả ý tưởng rằng bạn đang hành thiền cũng là gây rối, vì mọi “việc làm” đều làm cho tâm trí chủ động. Tâm trí có thể vẫn còn thụ động chỉ khi bạn ở trọng trạng thái vô làm, không làm gì…
Bài haiku nhỏ này chứa toàn thể triết lí của cách tiếp cận phương Đông. Nó thậm chí không phải là thiền; bạn không làm bất kì cái gì, bạn đơn giản hân hoan trong nghỉ ngơi. Bạn đang tận hưởng an bình tới theo cách của nó, nó không phải là việc làm của bạn. Bạn đơn giản chờ đợi, không làm… chờ đợi cho cái gì đó xảy ra. Không có vội vàng, không có lo nghĩ.
Xuân tới… Nhớ, sự tồn tại không có nghĩa vụ hoàn thành ham muốn của bạn; do đó, câu này, Xuân tới… Bạn có thể trong mùa khác, và cỏ có thể không mọc. Đừng phàn nàn rằng “Tôi đã ngồi im lặng và cỏ đã không mọc.” Bạn đã không hài hoà với sự tồn tại.
Bạn phải đi theo sự tồn tại. Xuân tới – bạn phải đợi cho mùa xuân tới, bạn không thể mang nó tới, bạn không thể chế tạo ra nó; nó không trong tay bạn. Xuân tới – nó tới – và cỏ tự nó mọc lên. Và đột nhiên mọi thứ trở thành xanh; đột nhiên, mọi nơi cỏ đang mọc ra. Không ai làm bất kì cái gì, chỉ xuân đã tới và việc tới của nó là đủ cho cỏ mọc.
Bạn đang ngồi im lặng, không làm gì, đơn giản chờ đợi cho xuân tới. Cũng như xuân bên ngoài tới, xuân bên trong cũng tới. Có mùa bên trong của sự sống. Cho nên đừng lo nghĩ – xuân nhất định tới.
Và vào lúc bài haiku được viết, mùa xuân thường tới đích xác cùng ngày mọi năm; trong nhiều thế kỉ điều đó đã là thường lệ. Vào thời thơ ấu của tôi ở Ấn Độ, mọi mùa đều tới đích xác vào cùng ngày. Không có vấn đề về ngày nào mưa sẽ bắt đầu, vào ngày mào mưa sẽ kết thúc. Nhưng bởi vì các vụ nổ nguyên tử… chúng đã làm rối loạn toàn thể hệ sinh thái. Bây giờ không cái gì là chắc chắn: lúc thì mưa tới, lúc thì chúng không tới chút nào; lúc thì chúng tới quá nhiều, quá sớm. Nhịp điệu cũ, cân bằng cũ, không còn nữa.
Nhưng may mắn, các vụ nổ nguyên tử không thể quấy rối thế giới bên trong của bạn. Chúng không thể đạt tới đó. Ở đó, mùa xuân tới đích xác khi bạn sẵn sàng. Câu ngạn ngữ Ai Cập là, “Khi đệ tử sẵn sàng, thầy xuất hiện.” Thầy phải xuất hiện khi đệ tử sẵn sàng. Đệ tử không cần lo nghĩ về thầy, anh ta chỉ phải sẵn sàng. Sự sẵn sàng của anh ta là đủ để cho lời gọi tới thầy.
Và điều đó là tuyệt đối đúng: thầy xuất hiện khi đệ tử sẵn sàng. Ngồi im lặng, không làm gì, bạn đang sẵn sàng. Vô ham muốn, vô lo âu dù xuân sẽ tới hay không – nó bao giờ cũng tới, nó chưa bao giờ khác đi. Khoảnh khắc bạn sẵn sàng, nó có đó.
Và khi mùa xuân tới với thế giới bên trong của bạn, dường như hàng nghìn hoa đã mở ra, toàn thể bầu không khí thay đổi: nó là tươi tắn và ngát hương, chim bắt đầu hót. Thế giới bên trong của bạn trở thành âm nhạc lên bản thân nó, thành hương thơm lên bản thân nó – và cỏ tự nó mọc lên.
Với “cỏ” được chỉ tới sự sống của bạn, sinh lực của bạn. Xanh là biểu tượng cho việc sống. Kết nối với mùa xuân, mọi thứ trở thành xanh. Và một khi bạn đã trải nghiệm hiện tượng này, bạn đã biết bí mật lớn nhất có đó – rằng có những điều mà bạn không thể làm, nhưng chỉ có thể cho phép xảy ra.
Cho nên điều đó là có thể, Kaveesha: ngồi đây chỉ không làm gì, mùa xuân có thể tới vào bất kì khoảnh khắc nào, và lần đầu tiên bạn sẽ hiểu ý nghĩa của bài haiku, vì cái gì đó trong bạn bắt đầu mọc lên, sống động thế – nó là sự sống thuần khiết. Nó là bạn, nó là con người của bạn. Nhưng không có cách nào hiểu nó một cách trí tuệ.
Ở phương Đông trong hàng nghìn năm, các đệ tử đã từng ngồi bên cạnh thầy, chỉ không làm gì. Điều đó có vẻ kì lạ với tâm trí phương Tây: ngồi đó thì có ý nghĩa gì? Nếu bạn đi tới đám tụ tập Sufi, thầy ngồi ở giữa và khắp xung quanh các đệ tử đang ngồi im lặng – không cái gì xảy ra, thầy thậm chí không nói bất kì cái gì. Nhiều giờ trôi qua…
Nhưng cái gì đó diễn ra – tất cả họ đều cảm thấy sự hoàn thành. Khi họ đi ra, họ rạng ngời. Thầy đã không làm bất kì cái gì; họ đã không làm bất kì cái gì. Họ chỉ rơi vào trong hoà hợp vì cả hai đã không làm bất kì cái gì, cả hai đã im lặng.
Có thể là bây giờ bạn hiểu bài haiku này. Ngồi đây mọi ngày, chỉ nghe tôi, im lặng giáng lên bạn và đột nhiên có mùa xuân và cỏ đang mọc lên.
Phương Đông phải được hiểu theo cách riêng của nó. Nếu ai đó cố diễn giải nó một cách trí tuệ, người đó đã bỏ lỡ vấn đề từ chính lúc bắt đầu.
Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.2, Ch.24 Thiền là cách mạng trong tôn giáo