Thiền trà

Osho kính yêu,

Người của thiền uống cốc trà thế nào?

 

Với người của Thiền mọi thứ là linh thiêng – ngay cả uống cốc trà. Bất kì cái gì người đó làm, người đó làm dường như người đó ở trong không gian linh thiêng.

Có một câu chuyện về Moses. Khi ông ấy đi lên núi Sinai để gặp Thượng đế và để nhận Mười lời răn, ông ấy đã thấy phép màu xảy ra: bụi cây xanh, xanh tươi sum suê, và bên trong nó là ngọn lửa đẹp, đám lửa. Khi ông ấy tới gần nó ai đó hô lên trong bụi cây, “Cởi giầy ra. Đây là đất thiêng.” Diễn giải Do Thái là ở chỗ ngọn lửa đã là bản thân Thượng đế. Đó là lí do tại sao bụi cây không bị cháy, vì lửa của Thượng đế là mát mẻ. Và Moses vô ý thức đã bước vào trong khu vực giống như ngôi đền hay giáo đường: Thượng đế sống đã có đó. Ông ấy cởi giầy ra và đi vào.

Tôi nghĩ không có bất kì cái gì có tính lịch sử trong nó, nhưng có một thứ có ý nghĩa: rằng bất kì chỗ nào Thượng đế hiện hữu, đất trở thành linh thiêng.

Thiền tiếp cận tới mọi thứ từ chính cực đoan kia: bất kì chỗ nào có tính linh thiêng, Thượng đế hiện hữu. Bất kì chỗ nào có linh thiêng, Thượng đế hiện hữu. Không có điều ngược lại – không phải sự hiện diện của Thượng đế làm cho bất kì chỗ nào thành linh thiêng, nhưng nếu bạn làm cho bất kì chỗ nào là linh thiêng, sự hiện diện của điều thiêng liêng, của tính Thượng đế, lập tức được cảm thấy ở đó. Cho nên họ đã cố mang tính linh thiêng vào trong mọi thứ. Không tôn giáo nào khác đã đi xa thế, cao thế, sâu thế. Thậm chí không tôn giáo nào khác đã quan niệm ý tưởng này.

Trong Thiền không có Thượng đế. Trong Thiền chỉ có bạn và tâm thức của bạn. Tâm thức của bạn là việc nở hoa cao nhất trong sự tồn tại mãi tời giờ. Nó có thể đi còn cao hơn, và cách nó đưa nó lên cao hơn là tạo ra toàn thể cuộc sống của bạn theo cách mà nó trở thành linh thiêng.

Cốc trà là thứ bình thường nhất, nhưng họ làm trong mọi thiền viện một ngôi đền đặc biệt dành cho uống trà, được bao quanh bởi cây đẹp, ao… một ngôi đền nhỏ. Bạn đi vào trong đền, cởi giầy ra, và Thiền tin, “Nơi ông để giầy, để cả bản thân ông nữa.” Cho nên bạn đi vào trong đền tuyệt đối thuần khiết, không vấy bẩn.

Trong nhà trà, đền trà, không ai nói. Chỉ im lặng sâu sắc. Mọi người ngồi theo tư thế Thiền. Ấm đun nước đang chuẩn bị nước nóng cho trà, và âm thanh của ấm phải được nghe cẩn thận như bạn đã nghe thầy của bạn. Vấn đề không phải là bạn nghe cái gì, vấn đề là cách bạn nghe.

Thiền đổi mọi thứ và coi tư thế là có ý nghĩa hơn nhiều: vấn đề không phải là bạn đang nghe cái gì, vấn đề là cách bạn nghe. Cho nên không thành vấn để liệu thầy đang nói hay âm thanh của ấm đun nước. Và mọi người đang ngồi đó im lặng trong khi trà được chuẩn bị.

Nghe tiếng ấm đun nước… dần dần hương thơm, hương của lá trà rót đầy ngôi đền. Bạn phải sẵn có cho nó dường như nó là ân huệ thiêng liêng. Nó đang biến đổi mọi thứ nhỏ bé – thứ nhỏ nhất, gần như có thể bỏ qua – thành cái gì đó rất có ý nghĩa, có nghĩa… cho nó mầu sắc tôn giáo. Và thế rồi người đàn bà đang phục vụ trà sẽ đi tới bạn. Duyên dáng của cô ấy trong việc rót trà vào cốc của bạn, và im lặng, và âm thanh của ấm đun nước, và hương thơm của trà tươi, tạo ra phép kì diệu của riêng nó.

Không ai nói. Mọi người bắt đầu nhấm nháp trà, thưởng thức một cách toàn bộ nhất có thể được, ở trong khoảnh khắc đó mãnh liệt nhất có thể được, dường như toàn thế giới đã biến mất. Chỉ trà có đó; bạn có đó – và im lặng.

Bây giờ một chuyện rất trần tục… trên khắp thế giới mọi người uống trà và cà phê và mọi thứ, nhưng không ai có khả năng biến đổi đặc tính của điều trần tục thành điều linh thiêng.

Khi trà hết, họ cúi mình trước người đàn bà tỏ ý kính trọng. Từ từ họ đi ra khỏi đền mà không gây bất kì tiếng động nào. Thực ra mọi người trên khắp thế giới không đi vào trong đền với im lặng như vậy; trong đền mọi loại nói chuyện và tán gẫu diễn ra. Đàn bà đang hỏi về đá quí của nhau và quần áo – thực ra họ tới đó để trưng ra đá quí và quần áo của họ; họ không có bất kì chỗ nào khác để trưng bày của cải của họ. Mọi đền và nhà thờ không là gì ngoài câu lạc bộ buôn chuyện nơi mọi người liên tục bàn tán về mọi thứ trần tục. Họ phá huỷ toàn thể nghĩa.

Và Thiền đã thay đổi thứ rất bình thường thành kinh nghiệm phi thường. Bạn sẽ không bao giờ quên việc uống trà với người của Thiền. Bạn sẽ là may mắn nếu thầy hiện diện. Mọi cử chỉ được rót đầy với ý nghĩa.

Nó được gọi là lễ hội trà, không là uống trà. Nó không phải là tiệm trà hay quán trà, nó là ngôi đền: ở đây, lễ hội xảy ra. Đây là biểu tượng duy nhất. Trong toàn thể sự sống, suốt ngày, bạn phải nhớ rằng bất kì chỗ nào bạn ở, nó là đất thiêng và bất kì cái gì bạn làm nó là thiêng liêng.

Nhưng chỉ việc nhớ sẽ không giúp gì mấy. Nó được hỗ trợ bằng thiền; bằng không nó sẽ vẫn còn là thứ tâm trí, nó sẽ không đi sâu. Thiền đó bao giờ cũng có đó để cho nó chiều sâu. Cho nên cả ngày trong Thiền viện, từ sáng khi mọi người thức dậy cho tới đêm khi họ đi ngủ, là lời cầu nguyện dài. Họ không cầu nguyện – không có Thượng đế để cầu nguyện – nhưng họ là tính cầu nguyện, họ là lời cám ơn, họ là lòng biết ơn. Và với thiền trong bối cảnh, từng thứ nhỏ bé bắt đầu có ý nghĩa mới mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

Ai đã nghĩ rằng cốc trà có thể có ý nghĩa tâm linh nào đó? Nhưng trong Thiền nó có. Nếu bạn chỉ nhìn trên bề mặt nó có thể có vẻ giống như nghi lễ. Nếu bạn là người ngoài, nó có thể có vẻ giống như nghi lễ. Bạn phải là người bên trong để hiểu rằng nó không phải là nghi lễ; họ thực sự sống nó, tận hưởng nó, vì đằng sau nó là thế giới của thiền, im lặng.

Nó không chỉ là im lặng trong đền; im lặng lớn bên trong họ. Nó không chỉ là linh thiêng bên ngoài; linh thiêng lớn hơn là ở bên trong họ. Cả ngày họ là toàn thể – bất kì cái gì họ đang làm: quét sân thiền viện, làm việc trong vườn, chẻ củi, mang nước từ giếng, nấu ăn. Bất kì cái gì họ làm, họ làm một cách toàn bộ tới mức chừng nào bạn chưa là người bên trong bạn chỉ có thể thấy hành động của họ. Bạn sẽ không có khả năng thấy từ đâu hành động đó nảy sinh – chiều sâu đại dương bên trong họ.

Chuyện xảy ra:

Một hoàng đế của Nhật Bản đi tới gặp Nan In, một Thiền sư nổi tiếng và là một trong những thầy kì lạ nhất của mọi thầy. Hoàng đế đã nghe nói nhiều về ông ấy. Nhiều lần ông ta đã mời Nan In tới triều đình, là khách của hoàng đế, nhưng ông ấy bao giờ cũng nhận được thông báo, “Bao giờ người khát cũng đi tới giếng, giếng không đi tới người khát.”

Chung cuộc, hoàng đế quyết định đích thân mình đi. Khi ông ta đi vào trong cổng của thiền viện… nó ở trên núi, được bao quanh bởi rừng rậm, và một người đang chẻ củi. Đó là người đầu tiên ông ta gặp.

Hoàng đế hỏi ông ấy, “Thầy ở đâu? Tôi có thể gặp ông ấy không?”

Người này dừng lại và nói, “Có, ông có thể gặp ông ấy. Cứ đi thẳng phía trước và ông sẽ tới chỗ mà ông ấy sống.” Và ông này bắt đầu lại chẻ củi.

Và khi hoàng đế đi tiếp ông ấy kêu lên, “Đừng quấy rầy chỗ đó. Cứ ngồi xuống và đợi. Thầy tới bất kì khi nào thầy cảm thấy thích tới. Đó là quyền làm chủ của thầy.”

Hoàng đế nghĩ, “Người kì lạ. Chỉ là kẻ chẻ củi, nhưng hắn ta nói với hoàng đế theo cách xử sự mà nếu hắn ta ở trong triều đình hắn ta chắc đã bị chặt đầu! Nhưng ở đây tốt hơn cả là im lặng và đi.”

Thế là ông ta đi và ngồi ở chiếc lều tranh nơi thầy được cho là sẽ tới. Sau vài phút, thầy tới. Và hoàng đế phân vân, vì ông ấy đã mặc áo choàng của thầy, nhưng mặt ông ấy đích xác hệt như người chẻ củi.

Nhìn vào bộ mặt phân vân của ông ta, thầy nói, “Đừng lo, chúng ta đã gặp trước rồi. Ta đang chẻ củi; ta đã hướng ông tới chỗ này.”

Hoàng đế nói, “Nhưng tại sao ông đã không nói lúc đó và ở đó rằng ông là thầy?”

Ông ấy nói, “Vào lúc đó ta không hiện hữu. Ta đã chỉ là người chẻ củi, tiều phu – cho nên bị thu hút toàn bộ vào trong nó tới mức ta đã tuyệt đối không còn chỗ nào dành lại cho thầy. Đó là lí do tại sao ta đã bảo ông đợi, để cho ta có thể kết thúc với củi, tắm táp, mặc áo choàng của thầy, nhớ rằng ta giờ là thầy, và là toàn bộ trong nó. Giờ ta sẵn sàng. Ông đã tới vì cái gì?”

Hoàng đế nói, “Ta đã hoàn toàn quên mất ta đã tới vì cái gì! Thấy tình huống này, rằng thầy chẻ củi – ông không có đệ tử sao? Ta đã nghe nói rằng ông có năm trăm đệ tử.”

Ông ấy nói, “Vâng, ta có. Họ ở trong thiền viện, sâu hơn trong rừng. Nhưng chẻ củi là vui vẻ tới mức ta thà chẻ củi còn hơn là thầy. Nó là cảm giác linh thiêng thế, phúc lạc thế, gió mát, mặt trời nóng, toàn thân vã mồ hôi, và từng cú chẻ của rìu làm cho im lặng của chỗ này sâu hơn. Lần sau ông tới, tham gia cùng ta đi! Chúng ta làm mọi thứ cần thiết, nhưng một điều còn lại chung, như sợi chỉ vàng chạy xuyên qua mọi hành động, và đó là thiền. Và thiền làm cho mọi thứ thành thiêng liêng. Thế thì hành động không có giá trị. Cái có giá trị là tâm thức của ông ở khoảnh khắc của hành động.”

Đây là thay đổi toàn thể ý thức hệ của tâm trí bình thường: nó phán xét hành động, nó không bao giờ bận tâm về tâm thức mà từ đó hành động này được sinh ra.

Hành động bắt nguồn từ thiền trở thành linh thiêng, và cùng hành động đó mà không có thiền là trần tục.

Chúng ta đã làm cho các kiếp sống của chúng ta đầy những thứ trần tục, hành động trần tục, vì chúng ta không biết một bí mật đơn giản mà có thể biến đổi phẩm chất của mọi thứ chúng ta làm. Và nhớ, nếu bạn không biết bí mật của biến đổi, trong những thứ trần tục đó bạn cũng là trần tục. Trừ phi bạn có tâm thức cái làm cho bạn thành linh thiêng và thiêng liêng, cái sẽ biến đổi mọi thứ bạn làm trong cùng phân loại mà bạn hiện hữu…

Bất kì cái gì bạn chạm vào sẽ trở thành linh thiêng.

Bất kì cái gì bạn sẽ làm sẽ trở thành linh thiêng.

Thiền là rất bản chất của mọi tôn giáo, không có các nghi lễ ngu xuẩn, các thượng đế học vô nghĩa. Nó đã bỏ mọi thứ mà có thể được bỏ. Nó đã giữ lại chỉ cái là chính hồn của tính tôn giáo.

Cho nên ngay cả uống cốc trà với một Thiền sư, bạn sẽ thấy bạn đang tham gia vào trong hiện tượng tôn giáo.

 

Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.1, Ch.22 Người quan sát không vui cười