Triết học của thầy là gì?

Osho kính yêu,

Khác biệt gì giữa triết học của thầy và triết học của Ki tô giáo?

 

Đó là câu hỏi kì lạ – kì lạ, vì Ki tô giáo không có bất kì triết học nào, nó có thượng đế học. Và có khác biệt lớn giữa triết học và thượng đế học.

Thượng đế học bắt đầu với việc tin, với đức tin. Và triết học bắt đầu với hoài nghi, logic, suy luận. Triết học là suy nghĩ; thượng đế học là tin mà không nghĩ. Nếu bạn nghĩ, bạn không thể là người Ki tô giáo; bạn không thể là một phần của bất kì tôn giáo nào chút nào. Không tôn giáo nào cho phép việc nghĩ, cho nên không tôn giáo nào có triết học: tất cả họ đều có thượng đế học.

Cho nên điều đầu tiên: Ki tô giáo không có triết học. Nó nói “tin” – tin vào đấng cứu tinh, tin vào Jesus Christ, tin rằng ông ấy là con trai duy nhất của Thượng đế, tin vào Thượng đế, tin vào ba ngôi. Nhưng nó bao giờ cũng là “tin,” và việc tin làm cho người ta thành đạo đức giả, vì sâu bên dưới bạn biết rằng việc tin không thể trở thành chân lí. Sâu bên dưới bạn biết rằng đây chỉ là việc tin; bạn đã không trải nghiệm nó. Không có cơ sở cho nó, nó là vô căn cứ: chỉ một hoài nghi và toàn thể dinh thự sẽ tan tành trên đất.

Bây giờ, người Ki tô giáo tin rằng Jesus được sinh ra từ người mẹ đồng trinh. Bạn có thể nghĩ v điều này không? Nếu bạn nghĩ, hoài nghi sẽ được cần. Bạn chỉ có thể tin, và trong việc tin… bạn biết hoàn toàn rõ rằng điều đó là phi tự nhiên, nó không thể xảy ra.

Ki tô giáo nói rằng Jesus được phục sinh sau cái chết của ông ấy. Bạn phải tin điều đó vì không có chứng cớ, không có bằng chứng. Trong văn đàn đương đại về cuộc đời của Jesus Christ, ngay cả cái tên của Jesus cũng không được nhắc tới. Bạn có nghĩ một hiện tượng như một người bị đóng đinh, được phục sinh, sẽ không được để ý không? rằng một người mang người chết về sự sống sẽ không được tường trình ở bất kì đâu không? rằng một người bước đi trên nước…?

Bạn có nghĩ người này sẽ bị đóng đinh không? Ông ấy chắc sẽ được gọi là nhà tiên tri bởi bản thân những người Do Thái, vì bạn muốn cái gì hơn nữa?? – không một nhà tiên tri khác nào của bạn đã làm bất kì cái gì thuộc loại này. Nhưng thậm chí không có việc nhắc tới rằng đã có người như vậy như Jesus Christ. Và ông ấy đã không có việc đi theo lớn. Bất kì người nào đi theo ông ấy đều là người vô giáo dục, vô văn hoá, người nghèo – bạn có thể đếm họ trên đầu ngón tay – nhưng không một giáo sĩ nào, và Judea đầy các giáo sĩ có học thức lớn.

Nếu bạn nghĩ, bạn không thể tin được vào những điều này. Nếu bạn nghĩ về Thượng đế, bạn không thể tin. Cho nên Ki tô giáo không có triết học. Không tôn giáo nào có thể có khả năng mang tính triết học; nó chỉ có thể vẫn còn là thượng đế học.

Tôi đã nói đó là câu hỏi kì lạ vì tôi cũng không có bất kì triết học nào, nhưng bởi lí do khác. Tôi cũng không có bất kì thượng đế học nào.

Tôi không tin vào việc tin.

Tôi không tin vào việc hoài nghi.

Tôi tin vào tìm, và kiếm.

Tôi có cách sống nhưng tôi không có triết lí, cho nên tôi không thể nói, “Đây là những thứ làm ra sách giáo lí vấn đáp của tôi.”

Và toàn thể cách sống của tôi là đơn giản, nó không cần mấy việc triết lí hoá. Nó là đơn giản: học là im lặng, học là có tính quan sát các ý nghĩ của bạn – vì khi bạn trở nên nhiều tính quan sát hơn các ý nghĩ của bạn, ý nghĩ bắt đầu biến mất. Và một thời điểm tới khi bạn ở trong trạng thái vô trí – đầy tỉnh táo, đầy nhận biết, hoàn toàn ý thức, nhưng không có gì để ý thức tới, không có gì để nhận biết. Bạn đơn giản là nhận biết, đơn giản là ý thức.

Đây là khoảnh khắc có giá trị nhất trong cuộc sống, vì trong cuộc sống và trong sự tồn tại mọi năng lượng chuyển theo vòng tròn. Khi ý thức của bạn không thể tìm thấy bất kì đối thể nào để ý thức tới – và nhớ nghĩa của từ `đối thể’; nó ngụ ý sự cản trở, sự phản lại, việc ngăn cản. Cho nên khi ý thức của bạn không có cái phản lại ở bất kì chỗ nào và đơn giản đi theo mọi cách, thế thì nó quay về bản thân nó, vì mọi thứ trong sự tồn tại chuyển trong vòng tròn. Vòng tròn là cách theo đó mọi năng lượng di chuyển. Và khi ý thức của bạn trở thành ý thức về bản thân nó, đó là điều tôi gọi là chứng ngộ. Nó là điều đơn giản.

Triết học là từ lớn. Tôi không thích các từ đao to búa lớn; chúng bao giờ cũng rởm. Cách tiếp cận của tôi hướng tới cuộc sống là rất đơn giản và trực tiếp: tôi không có bất kì triết học nào, tôi không có bất kì thượng đế học nào, tôi chỉ có phương pháp luận. Và tên của phương pháp luận của tôi là thiền.

Cho nên không ai cần được cải đạo, vì tôi không có tôn giáo. Người Mô ha mét giáo có thể tới tôi, người Hindu có thể tới tôi, người Do Thái có thể tới tôi, người Ki tô giáo có thể tới tôi – họ đã tới tôi – vì tôi không yêu cầu bất kì việc chuyển đạo nào.

Tôi dạy phương pháp đơn giản để cho họ có thể biết chính cội nguồn sự sống của họ – và biết nó là biết tính Thượng đế.

 

Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.1, Ch.21 Chỉ nếu yêu cho phép