Yêu – gắn bó và tự do

Thầy đã nói rằng yêu có thể làm cho bạn tự do. Nhưng bình thường chúng tôi thấy rằng yêu trở thành gắn bó, và thay vì làm chúng tôi tự do nó làm chúng tôi bị trói buộc nhiều hơn. Vậy xin nói cho chúng tôi cái gì đó về gắn bó và tự do.

 

~

Yêu trở thành gắn bó vì không có yêu. Bạn chỉ chơi, tự lừa bản thân bạn. Gắn bó là thực tại; yêu chỉ là mơn trớn. Cho nên bất kì khi nào bạn rơi vào yêu, sớm hay muộn bạn đều khám phá ra bạn đã trở thành công cụ – và thế thì toàn thể khổ bắt đầu. Cơ chế này là gì? Tại sao nó xảy ra?

Mới vài ngày trước đây một người tới tôi và anh ta cảm thấy rất mặc cảm. Anh ta nói, “Tôi yêu một người đàn bà. Tôi yêu cô ấy lắm. Ngày cô ấy chết tôi đã than và khóc, nhưng đột nhiên tôi trở nên nhận biết về tự do nào đó bên trong tôi, dường như gánh nặng nào đó đã rời bỏ tôi. Tôi cảm thấy hơi thở sâu, dường như tôi đã trở nên tự do.”

Khoảnh khắc đó anh ta trở nên nhận biết về tầng thứ hai của cảm giác của anh ta. Bên ngoài anh ta vẫn than và khóc và nói, “Tôi không thể sống được mà không có cô ấy. Bây giờ điều đó sẽ là không thể được, hay sống sẽ chỉ như chết. Nhưng sâu bên dưới,” anh ta nói, “tôi trở nên nhận biết rằng tôi cảm thấy rất thoải mái, rằng bây giờ tôi tự do.”

Tầng thứ ba bắt đầu cảm thấy mặc cảm. Nó nói với anh ta, “Mình đang làm gì thế này?” Và xác chết còn nằm đó ngay trước anh ta, anh ta nói với tôi, và anh ta bắt đầu cảm thấy nhiều mặc cảm. Anh ta nói với tôi, “Giúp tôi với. Cái gì đã xảy ra cho tâm trí tôi? Tôi đã phản bội cô ấy sớm thế sao?”

Không cái gì đã xảy ra; không ai đã phản bội. Khi yêu trở thành gắn bó, nó trở thành gánh nặng, sự lệ thuộc. Nhưng tại sao yêu trở thành gắn bó? Điều đầu tiên cần được hiểu là ở chỗ nếu yêu trở thành gắn bó, bạn đã chỉ trong ảo tưởng rằng nó là yêu. Bạn đã chỉ chơi với bản thân bạn và tưởng rằng đây là yêu. Thực sự, bạn đã trong nhu cầu gắn bó. Và nếu bạn còn đi sâu thêm, bạn sẽ thấy rằng bạn cũng đã trong nhu cầu trở thành kẻ nô lệ.

Có nỗi sợ tinh vi về tự do, và mọi người đều muốn là kẻ nô lệ. Mọi người, tất nhiên, nói về tự do, nhưng không ai có dũng cảm để thực sự tự do, vì khi bạn thực sự tự do bạn là một mình. Nếu bạn có dũng cảm để là một mình, chỉ thế bạn mới có thể là tự do.

Nhưng không ai đủ dũng cảm để là một mình. Bạn cần ai đó. Tại sao bạn cần ai đó? Bạn sợ sự đơn độc riêng của bạn. Bạn trở nên chán với bản thân bạn. Và thực sự, khi bạn đơn độc, không cái gì dường như có nghĩa. Với ai đó bạn bị bận rộn, và bạn tạo ra nghĩa nhân tạo quanh bạn.

Bạn không thể sống cho bản thân bạn, cho nên bạn bắt đầu sống cho ai đó khác. Và cùng điều đó là hoàn cảnh với ai đó khác nữa: người đó, anh ta hay cô ta, không thể sống được một mình, cho nên người đó đi tìm ai đó. Hai người đang sợ sự đơn độc riêng của họ tới với nhau và họ bắt đầu một trò chơi – trò chơi yêu. Nhưng sâu bên dưới họ đang tìm kiếm gắn bó, cam kết, lệ thuộc.

Cho nên sớm hay muộn, bất kì cái gì bạn ham muốn đều xảy ra. Đây là một trong những điều không may nhất trên thế giới này. Bất kì cái gì bạn ham muốn đều đi tới xảy ra. Bạn sẽ có được nó sớm hay muộn và sự mơn trớn sẽ biến mất. Khi chức năng của nó được làm xong, nó sẽ biến mất. Khi các bạn đã trở thành vợ và chồng, nô lệ lẫn cho nhau, khi hôn nhân đã xảy ra, yêu sẽ biến mất vì yêu chỉ là ảo tưởng trong đó hai người có thể trở thành nô lệ cho nhau.

Một cách trực tiếp bạn không thể yêu cầu sự nô lệ; điều đó là quá mất mặt. Và một cách trực tiếp bạn không thể nói với ai đó, “Trở thành nô lệ của anh (em) đi.” Người đó sẽ nổi dậy. Bạn cũng không thể nói, “Anh (em) muốn trở thành nô lệ của em (anh),” cho nên bạn nói, “Anh (Em) không thể sống được mà không có em (anh).” Nhưng nghĩa này là có đó; nó là như nhau. Và khi điều này – ham muốn thực này – được hoàn thành, yêu biến mất. Thế thì bạn cảm thấy lệ thuộc, sự nô lệ, và thế thì bạn bắt đầu vật lộn để trở nên tự do.

Nhớ điều này. Nó là một trong những điều ngược đời của tâm trí: bất kì cái gì bạn thu được bạn sẽ thu được cả chán nữa, và bất kì cái gì bạn không có được bạn sẽ khao khát nó. Khi bạn một mình, bạn sẽ khao khát sự nô lệ nào đó, sự lệ thuộc nào đó. Khi bạn trong lệ thuộc, bạn sẽ bắt đầu khao khát tự do. Thực sự, chỉ các nô lệ mới khao khát tự do. Và người tự do lại cố là kẻ nô lệ. Tâm trí dao động như con lắc, chuyển từ điểm cực đoan này sang điểm cực đoan khác.

Yêu không trở thành gắn bó. Gắn bó là nhu cầu; yêu chỉ là mồi. Bạn đang đi tìm con cá có tên gắn bó: yêu chỉ là mồi để bắt cá. Khi cá bị bắt, mồi bị vứt đi. Nhớ điều này, và bất kì khi nào bạn đang làm cái gì đó, đi sâu vào bên trong bản thân bạn để tìm ra nguyên nhân cơ bản.

Nếu có yêu thực, nó sẽ không bao giờ là gắn bó. Cơ chế cho yêu trở thành gắn bó là gì? Khoảnh khắc bạn nói với người yêu của bạn, “Chỉ yêu anh (em) thôi,” bạn đã bắt đầu sở hữu. Và khoảnh khắc bạn sở hữu ai đó bạn đã xúc phạm người đó sâu sắc, vì bạn đã làm cho người đó thành đồ vật.

Khi tôi sở hữu bạn, thế thì bạn không là người, mà chỉ là một vật trong số các đồ đạc của tôi – một thứ đồ. Thế thì tôi dùng bạn, và bạn là đồ vật của tôi, đồ sở hữu của tôi, cho nên tôi sẽ không cho phép bất kì người nào khác dùng bạn. Nó là việc mặc cả trong đó tôi bị sở hữu bởi bạn, và bạn làm tôi thành đồ vật. Nó là việc mặc cả rằng bây giờ không ai khác có thể dùng bạn. Cả hai đối tác đều cảm thấy bị ràng buộc và bị làm nô lệ. Tôi làm ra nô lệ từ bạn, thế thì đến lượt bạn làm ra nô lệ từ tôi.

Thế thì vật lộn bắt đầu. Tôi muốn là người tự do, và dầu vậy tôi muốn bạn bị tôi sở hữu; bạn muốn giữ lại tự do của bạn và dầu vậy vẫn sở hữu tôi – đây là vật lộn. Nếu tôi sở hữu bạn, tôi sẽ bị sở hữu bởi bạn. Nếu tôi không muốn bị sở hữu bởi bạn, tôi phải không sở hữu bạn.

Sở hữu phải không bước vào giữa. Chúng ta phải vẫn còn là các cá nhân và chúng ta phải di chuyển như các tâm thức độc lập, tự do. Chúng ta có thể tới với nhau, chúng ta có thể hội nhập vào nhau, nhưng không ai sở hữu. Thế thì không có lệ thuộc và thế thì không có gắn bó.

Gắn bó là một trong những điều xấu nhất. Và khi tôi nói xấu nhất, tôi không ngụ ý chỉ về mặt tôn giáo, tôi ngụ ý thẩm mĩ nữa. Khi bạn bị gắn bó, bạn đã đánh mất tính đơn độc của bạn, tính một mình của bạn: bạn đã đánh mất mọi thứ. Chỉ cảm thấy tốt rằng ai đó cần bạn và ai đó ở cùng bạn, bạn đã đánh mất mọi thứ, bạn đã đánh mất bản thân bạn.

Nhưng thủ đoạn là ở chỗ bạn cố được độc lập và bạn làm cho người khác thành đồ sở hữu – và người kia làm cùng điều. Cho nên đừng sở hữu nếu bạn không muốn bị sở hữu.

Jesus nói ở đâu đó, “Không phán xét để cho ông sẽ không bị phán xét.” Nó là một: “Không sở hữu để cho ông sẽ không bị sở hữu.” Đừng làm bất kì ai thành nô lệ; bằng không bạn sẽ trở thành nô lệ.

Cái gọi là chủ bao giờ cũng là nô lệ của nô lệ riêng của họ. Bạn không thể trở thành chủ của ai đó mà không trở thành nô lệ – điều đó là không thể được.

Bạn chỉ có thể là chủ khi không ai là nô lệ của bạn. Điều này dường như ngược đời, vì khi tôi nói bạn chỉ có thể là chủ khi không ai là nô lệ của bạn, bạn sẽ nói, “Thế thì việc là chủ là gì? Làm sao tôi là chủ khi không ai là nô lệ của tôi?” Nhưng tôi nói chỉ thế thì bạn mới là chủ. Thế thì không ai là nô lệ của bạn và không ai sẽ cố làm ra nô lệ từ bạn.

Sống tự do, cố là tự do, về căn bản ngụ ý rằng bạn đã đi tới hiểu biết sâu sắc về bản thân bạn. Bây giờ bạn biết rằng bạn là đủ cho bản thân bạn. Bạn có thể chia sẻ với ai đó, nhưng bạn không phụ thuộc. Tôi có thể chia sẻ bản thân tôi với ai đó. Tôi có thể chia sẻ tình yêu của tôi, tôi có thể chia sẻ hạnh phúc của tôi, tôi có thể chia sẻ phúc lạc của tôi, im lặng của tôi với ai đó. Nhưng đó là việc chia sẻ, không là phụ thuộc. Nếu không ai có đó, tôi sẽ chỉ như hạnh phúc, chỉ như phúc lạc. Nếu ai đó có đó, điều đó cũng là tốt và tôi có thể chia sẻ.

Khi bạn nhận ra tâm thức bên trong của bạn, trung tâm của bạn, chỉ thế thì yêu sẽ không trở thành gắn bó. Nếu bạn không biết trung tâm bên trong của bạn, yêu sẽ trở thành gắn bó. Nếu bạn biết trung tâm bên trong của bạn, yêu sẽ trở thành sùng kính. Nhưng bạn trước hết phải có đó để yêu, và bạn không có đó.

Phật đi qua một làng. Một thanh niên tới ông ấy và nói, “Dạy cho tôi cái gì đó đi: làm sao tôi có thể phục vụ người khác?” Phật cười anh ta và nói, “Trước hết hiện hữu đã. Quên người khác đi. Trước hết là bản thân ông và thế thì mọi thứ sẽ đi theo.”

Ngay bây giờ bạn không hiện hữu. Khi bạn nói, “Khi tôi yêu ai đó nó trở thành gắn bó,” bạn đang nói bạn không hiện hữu, cho nên bất kì cái gì bạn làm đều đi sai vì người làm vắng mặt. Điểm bên trong của nhận biết không có đó, cho nên bất kì cái gì bạn làm đều đi sai. Trước hết hiện hữu đi, và thế rồi bạn có thể chia sẻ hiện hữu của bạn. Và việc chia sẻ đó sẽ là yêu. Trước điều đó, bất kì cái gì bạn làm sẽ trở thành gắn bó.

Và cuối cùng: nếu bạn đang vật lộn chống lại gắn bó, bạn đã lấy lối rẽ sai. Bạn có thể vật lộn. Nhiều sư, người ẩn dật, sannyasins đang làm điều đó. Họ cảm thấy rằng họ bị gắn bó với nhà của họ, với tài sản của họ, với vợ họ, với con họ, và họ cảm thấy bị giam giữ, bị cầm tù. Họ trốn đi, họ bỏ gia đình, họ bỏ vợ, họ bỏ con và tài sản, và họ trở thành người ăn xin và trốn vào rừng, vào nơi đơn độc. Nhưng đi và quan sát họ mà xem. Họ sẽ trở nên bị gắn bó với những thứ vây quanh mới của họ.

Tôi tới thăm một người bạn đã ở ẩn dật sống dưới một cây trong rừng sâu, nhưng cũng có những nhà khổ hạnh khác. Một hôm chuyện xảy ra là tôi đã ở cùng với người ẩn dật này dưới cây của ông ta, và một người tìm kiếm mới tới trong khi bạn tôi vắng mặt. Ông ta đã đi ra sông để tắm. Dưới cây của ông ta sannyasin mới bắt đầu thiền.

Người này quay lại từ sông, và ông ta đẩy người mới này ra khỏi cái cây và nói, “Đây là cây của tôi. Anh đi và tìm cây khác, chỗ nào đó khác. Không ai có thể ngồi dưới cây của tôi.” Và người này đã bỏ nhà, bỏ vợ, bỏ con. Bây giờ cây này đã trở thành tài sản sở hữu – bạn không thể thiền dưới cây của ông ta.

Bạn không thể thoát được khỏi gắn bó dễ dàng thế. Nó sẽ lấy hình tướng mới, hình dạng mới. Bạn sẽ bị lừa, nhưng điều này sẽ có đó. Cho nên đừng tranh đấu với gắn bó, chỉ cố hiểu tại sao nó có đó. Và thế thì biết nguyên nhân sâu: vì bạn không có, gắn bó này có đó.

Bên trong bạn, cái ngã riêng của bạn vắng bóng nhiều tới mức bạn cố bám lấy bất kì cáu gì để cảm thấy an toàn. Bạn không được bắt rễ, cho nên bạn cố làm cho bất kì cái gì thành rễ của bạn. Khi bạn được bắt rễ trong cái ngã của bạn, khi bạn biết bạn là ai, hiện hữu này là gì cái ở trong bạn và tâm thức này là gì, cái ở trong bạn, thế thì bạn sẽ không bám vào bất kì người nào.

Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không yêu. Thực sự, chỉ thế thì bạn mới có thể yêu được vì thế thì chia sẻ là có thể – và không có điều kiện nào, không có mong đợi nào. Bạn đơn giản chia sẻ bởi vì bạn có dư thừa, vì bạn có nhiều thế nó tuôn tràn ra.

Việc tuôn tràn này của bản thân bạn là yêu. Và khi việc tuôn tràn này trở thành trận lụt, khi bằng việc tuôn tràn riêng của bạn toàn thể vũ trụ được rót đầy và yêu của bạn chạm tới các vì sao, trong yêu của bạn trái đất cảm thấy tốt lành và trong yêu của bạn toàn thể vũ trụ được tắm táp, thế thì nó là sùng kính.

 

 

Từ “Vigyan Bhairav Tantra”, T.1, Ch.20 Yêu thường và yêu của phật