Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng nhìn vào một trung ấm đặc biệt, để xem cách thức tu luyện thiền của chúng ta, việc hiểu của chúng ta về những cảm xúc và ý nghĩ, những trải nghiệm của chúng ta trong trung ấm đó đều có liên quan mật thiết với nhau, và xem những kinh nghiệm trong trung ấm đó phản ánh lại trong cuộc sống hàng ngày ra sao. Có lẽ trung ấm có ích nhất cho việc nghiên cứu là trung ấm pháp tính, là nơi năng lượng thuần khiết mà sẽ trở thành cảm xúc, bắt đầu tự phát hội nhập thành việc toả sáng cố hữu của bản tính tâm trí; và cảm xúc, tôi biết, là mối bận tâm chính gần như ám ảnh của mọi người trong thế giới hiện đại. Thực sự hiểu được bản tính của cảm xúc là đã tiến rất xa trên con đường giải thoát.
Mục tiêu sâu nhất của thiền là để có khả năng an định, không sao lãng trong trạng thái Rigpa, và với cái Nhìn đó để nhận ra rằng bất kì cái gì nảy sinh trong tâm trí đều không bao giờ là bất kì cái gì ngoài việc hiển thị Rigpa riêng của bạn, giống như mặt trời và hàng triệu tia sáng là một và không thể phân chia. Như Tsele Natsok Rangdrol đã nói trong bài thơ về trung ấm pháp tính: “Bất cứ cái gì nắm giữ vào cái xuất hiện hay biến mất, như tốt hay xấu, là tâm trí của ông. Và bản thân tâm trí này là sự tự toả chiếu của Pháp thân …”
Cho nên khi bạn đang trong trạng thái Rigpa, và khi các ý nghĩ và cảm xúc nảy sinh, bạn nhận ra được đúng chúng là gì và chúng nảy sinh từ đâu: bất kì cái gì nảy sinh đều trở thành tia toả chiếu của trí huệ đó. Tuy nhiên, nếu bạn làm mất sự hiện hữu của nhận biết thuần khiết, sơ khai về Rigpa và bạn không thể nhận biết được mọi thứ nảy sinh, nó sẽ trở nên tách biệt với bạn. Nó sẽ tiếp tục hình thành cái mà chúng ta vẫn gọi là ý nghĩ và cảm xúc, và điều này tạo ra cách nhìn nhị nguyên. Để tránh điều này và các hậu quả của nó, Tsele Natsok Rangdrol nói: “Không bám vào cái phát sinh, không làm ra khái niệm về chúng, không chấp nhận hay chối bỏ chúng: đây là tâm của tu luyện cho trung ấm pháp tính.”
Sự tách biệt đó, giữa bạn và cái nảy sinh trong tâm trí của bạn, và nhị nguyên nó sinh ra, trở nên được khuếch đại lên nhiều lần sau khi chết. Điều này giải thích làm sao, không có bản chất của việc nhận dạng về bản tính thực của cái nảy sinh bên trong tâm trí, trong trung ấm pháp tính, âm thanh, ánh sáng và tia chiếu hiển lộ có thể lấy thực tại khách quan của hiện tượng bên ngoài, gây choáng, mà đang xảy ra cho bạn. Cho nên bạn có thể làm gì trong tình huống như vậy ngoài việc chạy trốn khỏi sự toả sáng chói lọi của các thần an bình và giận dữ, và chạy trốn vào ánh sáng mờ đục, quyến rũ, quen thuộc của sáu cõi giới? Thế thì việc nhận dạng mấu chốt trong trung ấm pháp tính là ở chỗ chính năng lượng trí huệ của tâm trí của bạn đang bừng lên: Chư phật và ánh sáng trí huệ không tách rời bạn, nhưng năng lượng trí huệ riêng của bạn là tách rời. Nhận ra điều đó là kinh nghiệm về bất nhị, và đi vào trong nó là giải thoát.
Điều đang xuất hiện trong trung ấm pháp tính vào lúc chết, và bất kì khi nào một cảm xúc bắt đầu nảy sinh trong tâm trí của bạn trong cuộc sống, là cùng một quá trình tự nhiên. Vấn đề ở đây là liệu chúng ta có nhận dạng được bản tính thực của việc nảy sinh không. Nếu chúng ta có thể nhận dạng được sự nảy sinh của một cảm xúc xem nó thực sự là gì, năng lượng tự phát của bản tính của tâm trí chúng ta, thế thì chúng ta được trao quyền giải phóng bản thân chúng ta khỏi những hiệu quả tiêu cực hay những nguy hiểm có thể của cảm xúc đó, và để cho nó tiêu biến trở lại vào trong sự thuần khiết nguyên thuỷ của sự mở rộng bao là của Rigpa.
Việc nhận dạng này, và tự do mà nó đem lại, chỉ có thể là kết quả của nhiều, nhiều năm tu luyện thiền có kỉ luật nhất, vì nó yêu cầu sự quen thuộc lâu dài và ổn định của Rigpa, bản tính tâm trí. Không cái gì kém hơn sẽ đem lại cho chúng ta tự do bình thản và phúc lành khỏi các khuynh hướng thói quen của riêng chúng ta và những cảm xúc xung đột mà tất cả chúng ta đều khao khát. Các giáo huấn có thể cho chúng ta biết rằng tự do này khó mà nắm giữ được, nhưng sự kiện là khả năng này thực sự tồn tại, là nguồn hi vọng và hứng khởi vô biên. Có một cách để hiểu ý nghĩ và cảm xúc, tâm trí và bản tính của nó, sống và chết một cách đầy đủ, và đó là đạt tới thực chứng. Như tôi đã nói, người chứng ngộ nhìn sống và chết như trong lòng bàn tay, vì họ biết, như Tsele Natsok Rangdrol đã viết: “Luân hồi là tâm trí của ông và niết bàn cũng là tâm trí của ông; mọi vui thú và đau, và mọi ảo tưởng không tồn tại ở đâu ngoài tâm trí của ông.” Và tri thức rõ ràng này, được ổn định qua việc tu luyện lâu dài và tích hợp với mọi chuyển động, mọi ý nghĩ, mọi xúc động của thực tại tương đối của chúng, đã làm họ tự do. Đại sư Dudjom đã nói: “Sau khi làm thuần khiết vọng tưởng lớn, bóng tối của tim, ánh sáng toả chiếu của mặt trời không bị che khuất liên tục mọc lên.”
NĂNG LƯỢNG CỦA VUI SƯỚNG
Tôi thường nghĩ đến điều Đại sư Dudjom đã viết: “Bản tính tâm trí là bản tính của mọi thứ.” Tôi tự hỏi nếu quá trình ba giai đoạn này mà các trung ấm làm hiển lộ ra là đúng, như chúng ta đã khám phá ra, không chỉ cho mọi mức độ khác nhau của tâm thức và mọi kinh nghiệm khác nhau của tâm thức, cả trong cuộc sống lẫn chết, mà còn có lẽ là bản tính thực tại của bản thân vũ trụ.
Tôi càng nghiền ngẫm về ba thân và quá trình ba giai đoạn này của các trung ấm, tôi càng thấy có sự song hành đáng mê say và phong phú với cái nhìn bên trong nhất của các truyền thống tâm linh khác, và nhiều truyền thống này dường như là những lĩnh vực rất khác nhau của sự nỗ lực của con người. Tôi nghĩ đến cách nhìn của người Ki tô giáo về bản chất và hoạt động của Thượng đế được đại diện bởi Ba ngôi, của đấng hoá thân Christ được biểu lộ trong hình thể nền tảng của Cha qua trung gian tinh tế của Thánh Linh. Chẳng lẽ chí ít nó không thể minh hoạ cho cách nhìn Christ tương tự như Hoá thân, Thánh linh na ná như Báo thân, và nền tảng tuyệt đối của cả hai, tựa như Pháp thân? Trong Phật giáo Tây Tạng từ tulku, người hiện thân, thực sự ngụ ý Hoá thân, người hiện thân tái xuất hiện thường xuyên và hoạt động của năng lượng từ bi, chứng ngộ. Chẳng phải cách hiểu này rất giống với khái niệm Ki tô giáo về hoá thân đó sao?
Tôi cũng nghĩ đến cái nhìn ba khía cạnh về bản chất của Thượng đế, nói theo tiếng Phạn satcitananda (sat-cit-ananda), dịch đại thể có nghĩa là “chân lí, tâm thức và phúc lạc.” Vì Thượng đế của người Hindu là việc bùng nổ cực lạc, đồng thời của cả ba lực và quyền năng một lúc. Lần nữa, có thể tạo ra sự song hành quyến rũ với cái nhìn về ba thân: Báo thân có lẽ có thể so sánh được với ananda – năng lượng phúc lạc của bản tính Thượng đế – Hoá thân sánh với nat còn Pháp thân, với cit. Bất kì ai đã từng thấy hình điêu khắc của thần Shiva trong các hang động Elephanta ở Ấn Độ với ba mặt biểu thị cho ba mặt của tuyệt đối, sẽ có cùng ý tưởng về sự vĩ đại và uy nghi của cái nhìn về điều thiêng liêng này.
Cả hai cách nhìn huyền bí này về bản chất, bản tính và hành động của chiều thiêng liêng chỉ ra việc hiểu tương tự đáng chú ý tuy có phân biệt với cái nhìn của Phật giáo về những mức hiện hữu khác nhau và xuyên thấu lẫn nhau. Chẳng phải ít nhất, nó gợi ý rằng quá trình ba khía cạnh được nhìn ở tâm của từng truyền thống huyền bí khác nhau này, cho dù mỗi truyền thống nhìn thực tại theo quan điểm duy nhất riêng của chúng đó sao?
Việc nghĩ về bản chất của biểu hiện có thể là gì và những cách tiếp cận khác nhau nhưng có liên kết để hiểu nó, dẫn tôi tự nhiên nghĩ đến bản chất của tính sáng tạo của con người, biểu hiện dưới hình thể thế giới bên trong của nhân loại. Tôi thường tự hỏi qua nhiều năm về cách trải ra ba thân và các trung ấm có thể chiếu ánh sáng lên toàn thể quá trình diễn đạt nghệ thuật, và hướng dẫn về bản tính thật và mục tiêu ẩn. Từng hành động riêng lẻ và cách biểu lộ tính sáng tạo, dù nó là trong âm nhạc, nghệ thuật, hay thơ ca, hay cả trong những khoảnh khắc và việc mở ra khám phá khoa học, như nhiều nhà khoa học đã mô tả, nảy sinh từ nền tảng huyền bí của hứng khởi và được chuyển sang hình thể bằng năng lượng dịch chuyển và giao tiếp. Liệu ở đây chúng ta có nhìn ra một hình thái khác của quá trình ba khía cạnh có liên quan với nhau mà chúng ta đã thấy làm việc trong các trung ấm không? Đây có phải là lí do tại sao một số tác phẩm âm nhạc và thơ ca, và những khám phá nào đó trong khoa học dường như là có nghĩa và ý nghĩa gần như vô hạn không? Và điều này liệu có giải thích được sức mạnh của chúng trong việc hướng dẫn chúng ta vào trạng thái suy ngẫm và vui vẻ, nơi bí mật chủ yếu nào đó của bản tính của chúng ta và bản tính của thực tại được tiết lộ?
Thấy thế giới trong một hạt cát
Và cõi trời trong đoá hoa dại
Nắm giữ vô hạn trong lòng bàn tay
Và vĩnh cửu trong một giờ[i]
Theo Phật giáo Tây Tạng, Hoá thân được mường tượng như biểu lộ của chứng ngộ, dưới vô vàn hình thể và cách thức, trong thế giới vật lí. Về truyền thống nó được xác định theo ba cách. Một là biểu lộ của Phật toàn giác, như Gautama Siddhartha, người được sinh vào trong thế giới này và truyền dạy trong thế giới; cách khác là thông qua những người có vẻ bình thường nhưng được đặc ân mang năng lực đặc biệt làm lợi cho người khác: một vị hoá thân (tulku); và thứ ba thực tại là một người ở mức độ chứng ngộ nào đó, làm việc để đem lại ích lợi và tạo hứng khởi cho những người khác thông qua các loại hình nghệ thuật, nghề thủ công và khoa học đa dạng. Trong trường hợp của họ, sự thôi thúc chứng ngộ là, như Đại sư Kalu nói, “việc diễn đạt tự phát, như ánh sáng toả ra từ mặt trời mà không cần mặt trời phải chỉ đạo hay cho bất kì ý nghĩ có ý thức gì về việc đó. Có mặt trời, và nó toả sáng.”[ii] Cho nên người ta không thể giải thích về sức mạnh và bản tính của các thiên tài nghệ thuật là bắt nguồn từ hứng khởi tối thượng của nó theo chiều hướng của Chân lí được sao?
Điều này không có nghĩa là các nghệ sĩ lớn theo cách nào đó có thể được nói là đã chứng ngộ; từ cuộc đời của họ rõ ràng họ không phải là người chứng ngộ. Dầu vậy cũng rõ ràng là họ có thể, trong những khoảnh khắc mấu chốt và trong điều kiện ngoại lệ nào đó, là công cụ và kênh dẫn cho năng lượng chứng ngộ. Những người đã thực sự nghe các kiệt tác vĩ đại của Beethoven hay Mozart, liệu có thể phủ nhận được rằng có một chiều thời gian khác dường như biểu lộ qua tác phẩm của họ không? Và những người ngắm nhìn các nhà thờ vĩ đại của Châu Âu Trung cổ như Chartres, hay các đền thờ Hồi giáo ở Isfahan, hay các bức điêu khắc ở Ăng co, hay vẻ đẹp và sự phong phú của các đền Hindu ở Ellora, có thể không thấy ra rằng các nghệ sĩ đã sáng tạo ra chúng đều trực tiếp được hứng khởi bởi một năng lượng bắt nguồn từ nền tảng và ngọn nguồn của mọi vật được không?
Tôi coi một công trình nghệ thuật lớn tựa như mặt trăng chiếu sáng trời đêm; nó làm thế giới sáng lên, vậy mà ánh sáng không là của riêng nó mà được vay mượn từ mặt trời ẩn kín của cái tuyệt đối. Nghệ thuật đã giúp cho nhiều người hướng tới việc việc thoáng nhìn bản tính của tâm linh. Tuy nhiên, phải chăng một trong những lí do cho giới hạn của nhiều cho nghệ thuật hiện đại là ở chỗ mất tri thức này về nguồn gốc linh thiêng vô hình và chủ định linh thiêng của nó: cho mọi người cái nhìn về bản tính thực và vị trí của họ trong vũ trụ, và khôi phục lại cho họ, làm tươi mới vô tận, giá trị và nghĩa của sự sống, và những khả năng vô hạn của nó? Thế thì phải chăng nghĩa thực của việc diễn đạt nghệ thuật hứng khởi, là ở chỗ nó na ná với lĩnh vực của Báo thân, chiều hướng của năng lượng phúc lạc, chói sáng, không dừng, điều mà Rilke gọi là “năng lượng chắp cánh của sự vui sướng,” việc toả sáng đó truyền phát, chuyển dịch và giao tiếp nghĩa thuần khiết và vô hạn của cái tuyệt đối cho cái hữu hạn và tương đối, nói cách khác, từ Pháp thân tới Hoá thân?
CÁI NHÌN HIỂN LỘ VỀ TÍNH TOÀN THỂ
Một trong nhiều cách mà theo đó tấm gương của Đức Đạt lai Lạt ma đã gây hứng khởi cho tôi là ở sự tò mò không bao giờ dứt của ông ấy, và tính mở, với mọi khía cạnh và mọi khám phá đa dạng của khoa học hiện đại.[iii] Sau rốt, Phật giáo thường được gọi là “khoa học về tâm trí,” và vì tôi thường suy ngẫm về các giáo huấn trung ấm, chính sự chính xác và bao la và rõ ràng đúng mực của chúng làm cho tôi cảm động lặp đi lặp lại cho tới thấy kính nể và biết ơn. Nếu Phật giáo là khoa học về tâm trí, thế thì với tôi Đại Toàn thiện và các giáo huấn trung ấm đại diện cho bản chất tâm của khoa học đó, hạt mầm thực tiễn và cái nhìn bên trong nhất, để từ đó cây bao la các thực chứng tương quan lẫn nhau nở hoa và sẽ tiếp tục nở hoa theo những cách không thể hình dung nổi, khi nhân loại tiếp tục tiến hoá.
Qua nhiều năm và qua nhiều cuộc họp với các nhà khoa học thuộc đủ mọi loại, tôi ngày càng trở nên tin hơn vào sự phong phú của những điều song hành giữa giáo huấn của Phật và những khám phá của vật lí hiện đại. May mắn là nhiều người tiên phong khoa học và triết học của phương Tây cũng đã trở nên nhận biết tới những song hành này và đang thăm dò chúng một cách khéo léo và đầy nhiệt tình. Một cảm giác nảy sinh từ cuộc đối thoại giữa huyền bí, khoa học về tâm trí và tâm thức, và đa dạng nghình khoa học vật chất, một cái nhìn mới về vũ trụ và trách nhiệm của chúng ta với nó có thể nổ rõ lên. Tôi càng ngày càng bị thuyết phục rằng bản thân các giáo huấn trung ấm, với quá trình ba khía cạnh của hiển lộ, có đóng góp duy nhất để tạo ra đối thoại này.
Từ mọi phương án có thể, tôi muốn hội tụ ở đây vào một cách nhìn khoa học đặc biệt, điều đặc biệt lôi cuốn tôi – đó là cách nhìn của nhà vật lí David Bohm. Bohm đã hình dung một cách tiếp cận mới tới thực tại mà, trong khi vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi, đã gây hứng khởi cho đáp ứng đồng tình lớn từ các nhà nghiên cứu thuộc đủ mọi bộ môn khác nhau từ bản thân vật lí, y học, sinh học, toán học, thần kinh học, tâm thần học, và trong các nghệ sĩ và triết gia. David Bohm quan niệm một cách tiếp cận khoa học mới tới thực tại dựa trên, như giáo huấn trung ấm là vậy, sự hiểu biết về tính toàn bộ và tính một của sự tồn tại như một tổng thể không phá huỷ được và không dừng.
Trật tự năng động, đa chiều mà ông ấy thấy đang vận hành trong vũ trụ về bản chất có ba khía cạnh. Khía cạnh hiển nhiên nhất là thế giới ba chiều của chúng ta bao gồm các đối thể, không gian và thời gian, mà ông ấy gọi là trật tự hiển lộ hay giải thích được. Ông ấy tin trật tự này được biểu lộ từ cái gì? Từ một một trường phổ quát, không bị phá vỡ, “nền tảng bên ngoài thời gian,” một trật tự ngầm ẩn hoặc được bao bọc, như cách ông ấy đặt thuật ngữ cho nó, cái là nền tảng bao hàm tất cả cho toàn thể kinh nghiệm của chúng ta. Ông ấy thấy mối quan hệ giữa hai trật tự này là một quá trình liên tục trong đó cái được hiển lộ trong trật tự giải thích lại được bao lại vào trong trật tự ngầm ẩn. Khi nguồn này tổ chức quá trình này thành đa dạng cấu trúc, ông ấy “đề nghị” (một từ ông ấy hay dùng vì toàn thể triết học của ông ấy là ở chỗ các ý tưởng phải được tạo ra từ một luồng đối thoại tự do, và bao giờ cũng mong manh) một trật tự siêu ngầm ẩn, chiều vô hạn về tiềm năng và vậy mà tinh vi hơn.
Chẳng lẽ một sự song hành sống động không thể được vẽ ra giữa ba trật tự này và ba thân và quá trình của các trung ấm sao? Như David Bohm nói: “Để bắt đầu, toàn thể khái niệm về trật tự ngầm ẩn là cách thảo luận về nguồn gốc của hình thể nảy sinh từ cái vô hình, thông qua quá trình giải thích hay hiển lộ.”[iv]
Tôi được hứng khởi bởi việc mở rộng có tính tưởng tượng của David Bohm về cách hiểu này về vật chất nảy sinh từ vật lí lượng tử tới bản thân tâm thức, một bước nhảy mà tôi nghĩ sẽ đi tới được xem như càng ngày càng cần thiết khi khoa học mở rộng và tiến hoá. Ông ấy nói: “Tâm trí có thể có cấu trúc tương tự như vũ trụ và trong vận động nền tảng mà chúng ta gọi là không gian trống rỗng thực tại có năng lượng vô biên, sự vận động. Các hình thể đặc biệt xuất hiện trong tâm trí có thể tương tự như các hạt, và việc đi vào nền tảng của tâm trí có thể được cảm thấy như ánh sáng.”[v]
Đi liền với khái niệm của ông ấy về trật tự ngầm ẩn và giải thích được, David Bohm đã hình dung cách nhìn vào mối quan hệ giữa tinh thần và vật lí, giữa tâm trí và và vật chất, được gọi là thân thể -ý nghĩa. Như ông ấy viết: “Khái niệm thân thể ý nghĩa ngụ ý rằng thân thể (hay vật lí) và ý nghĩa của nó (thường là tâm trí) không tồn tại tách biệt theo bất kì nghĩa nào, nhưng thay vì vậy chúng là hai mặt của một thực tại tổng thể.”[vi]
Đối với David Bohm, vũ trụ biểu lộ ba khía cạnh xoắn xuýt nhau: vật chất, năng lượng và nghĩa.
Từ quan điểm về trật tự ngầm ẩn, năng lượng và vật chất được thấm nhuần bởi một loại ý nghĩa nào đó, cái đem hình thể cho hoạt động tổng thể của chúng và cho vật chất cái nảy sinh trong hoạt động đó. Năng lượng của tâm trí và chất liệu vật chất của não cũng được thấm nhuần bởi một loại ý nghĩa đem hình thể cho hoạt động tổng thể của chúng. Cho nên một cách rất tổng quát, năng lượng bao lấy vật chất và nghĩa, trong khi vật chất bao năng lượng và nghĩa… Cho nên từng khái niệm cơ bản này bao hai khái niệm kia.[vii]
Đơn giản hoá cái nhìn được tinh chỉnh và tinh tế ngoại lệ này, bạn có thể nói rằng với David Bohm nghĩa có tầm quan trọng đặc biệt và rộng lớn. Ông ấy nói: “Ngược với cách nhìn thông thường, điều này ngụ ý là nghĩa là một phần bản chất và cố hữu của toàn thể thực tại của chúng ta, và nó không chỉ đơn giản là một phẩm chất trừu tượng thuần tuý có sự tồn tại của nó trong tâm trí. Hay nói cách khác, trong cuộc sống con người, một cách rất tổng quát, nghĩa là hiện hữu…” Trong chính hành động diễn giải vũ trụ, chúng ta đang tạo ra vũ trụ: “Theo một cách nào đó, chúng ta có thể nói rằng chúng ta là tính toàn bộ của nghĩa của chúng ta.”[viii]
Chẳng phải sẽ có ích nếu chúng ta bắt đầu tưởng tượng sự song hành giữa ba khía cạnh này theo quan niệm của David Bohm về vũ trụ với ba thân đó sao? Một thăm dò sâu hơn về ý tưởng của David Bohm có lẽ sẽ chỉ ra rằng nghĩa, năng lượng và vật chất nằm trong mối quan hệ tương tự lẫn nhau như trong mối quan hệ tương tự lẫn nhau có giữa ba thân. Liệu điều này có thể gợi ý rằng vai trò của nghĩa, như ông ấy giải thích nó, theo một cách nào đó là tương tự với Pháp thân, tính toàn bộ vô điều kiện, phong phú vô tận, từ đó mọi thứ nảy sinh? Công việc của năng lượng, qua đó mà nghĩa và vật chất tác động lẫn nhau, có sự tương tự nào đó với Báo thân, năng lượng tự phát sinh thường xuyên từ nền tảng trống rỗng; và việc sáng tạo của vật chất, theo cách nhìn của David Bohm, rất giống với Hoá thân, sự kết tinh liên tục của năng lượng đó thành hình thể và biểu hiện.
Nghĩ về David Bohm và sự giải thích độc đáo của ông ấy về thực tại tôi nóng lòng tự hỏi nếu một nhà khoa học lớn cũng đồng thời là người tu luyện tâm linh với sự chỉ dẫn của một thầy lớn, có thể còn phát minh ra được những gì nữa. Nếu một nhà khoa học đồng thời là hiền nhân, như Longchenpa và Einstein là một, người đó còn phải nói cho chúng ta cái gì về bản tính của thực tại? Liệu một trong những việc nở hoa tương lai của cây cổ thụ giáo huấn trung ấm phải chăng sẽ là đối thoại khoa học và huyền bí, một đối thoại mà nay chúng ta vẫn chỉ đơn giản tưởng tượng, nhưng đó là cái mà chúng ta dường như đã đi đến ngưỡng? Và điều đó sẽ có nghĩa gì cho nhân loại?
Sự song hành sâu sắc nhất trong mọi điều giữa các ý tưởng của David Bohm và giáo huấn trung ấm là ở chỗ cả hai đều bắt nguồn từ một cái nhìn về tính toàn thể. Cái nhìn này, nếu nó có thể tiếp thêm sinh lực cho các cá nhân để biến đổi tâm thức của họ và do đó ảnh hưởng tới xã hội, sẽ khôi phục lại cho thế giới chúng ta một cảm giác cần thiết bức xúc về sự liên nối và nghĩa của việc sống.
Điều tôi đề nghị ở đây là ở chỗ cách suy nghĩ chung của con người về tính toàn bộ, tức là thế giới quan chung của người đó, là mấu chốt cho toàn thể trật tự bản thân tâm trí con người. Nếu con người nghĩ về tính toàn bộ như được thiết lập từ các mảnh độc lập, thế thì đó là cách tâm trí người đó sẽ có xu hướng vận hành, nhưng nếu người đó có thể bao hàm mọi thứ một cách nhất quán và hài hoà trong cái tổng thể toàn thể mà không bị phân chia, không bị phá vỡ và không có biên giới (vì mọi biên giới là phân chia hay phá vỡ), thế thì tâm trí của người đó sẽ có khuynh hướng chuyển theo cách tương tự, và từ điều này sẽ chảy ra một hành động có trật tự bên trong cái toàn thể đó.[ix]
Mọi thầy vĩ đại chắc sẽ hoàn toàn đồng ý với David Bohm khi ông ấy viết:
Sự thay đổi của nghĩa là cần thiết để thay đổi thế giới này về chính trị, kinh tế và xã hội. Nhưng thay đổi đó phải bắt đầu từ cá nhân; nó phải thay đổi anh ta … Nếu nghĩa là phần then chốt của thực tại, thế thì, một khi xã hội, cá nhân và các mối quan hệ được thấy ngụ ý cái gì đó khác, một thay đổi nền tảng đã xảy ra.[x]
Chung cuộc cách nhìn về giáo huấn trung ấm và việc hiểu sâu sắc nhất về cả nghệ thuật và khoa học đều hội tụ về một sự kiện, trách nhiệm của chúng ta với và vì bản thân chúng ta; và sự cần thiết sử dụng trách nhiệm đó theo cách khẩn thiết và đạt tới xa: biến đổi bản thân chúng ta, nghĩa của cuộc sống của chúng ta, và do vậy biến đổi thế giới quanh chúng ta.
Như Phật đã nói: “Ta đã chỉ cho ông con đường tới giải thoát, bây giờ ông phải nhận nó cho bản thân ông.”
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.21 Quá trình phổ quát
[i] In “Auguries of Innocence,” Blake: Complete Writings (Oxford and New York: Oxford Univ. Press, 1972), 431.
[ii] Kalu Rinpoche, The Dharma, 38
[iii] See, for example, the Dalai Lama, et at, MindScience: An EastWest Dialogue (Boston: Wisdom, 1991).
[iv] Renée Weber, ed., Dialogues with Scientists and Sages: The Search for Unity (London: Routledge and Kegan Paul, 1986), 93-94.
[v] Weber, Scientists and Sages, 48
[vi] David Bohm, Unfolding Meaning A Weekend of Dialogue with David Bohm (London: Ark, 1987), 73.
[vii] Bohm, Unfolding Meaning 90-91.
[viii] Paavo Pylkkänen, ed., The Search for Meaning (Wellingborough: Crucible, 1989), 51; David Bohm, Unfolding Meaning 93.
[ix] David Bohm, Wholeness and the Implicate Order (London: Ark 1988), xi
[x] Bohm, Unfolding Meaning 107, 96.