Tại sao mối quan hệ giữa đàn ông Ấn Độ và đàn bà phương Tây không thành công? Nó bao giờ cũng bị vỡ ở điểm nào đó. Cái gì là vấn đề thực, cái bước vào, cái dừng mối quan hệ không cho tăng trưởng chín muồi? Xin thầy nói cái gì đó.
Vedant Bharti, mọi mối quan hệ đều vỡ ở điểm nào đó – phải vỡ. Bạn không thể làm nhà của bạn ở ngưỡng cửa, bạn không nên làm vậy. Yêu là cánh cửa: đi qua nó đi. Đi qua, chắc chắn, đừng né tránh nó. Nếu bạn né tránh nó bạn sẽ bỏ lỡ thượng đế trong đền. Nhưng bạn không nên làm nhà của bạn trên ngưỡng cửa, ở cửa. Đừng vẫn còn ở đó. Cửa chỉ là lối mở. Bạn phải chuyển đi!
Quan hệ yêu là cái phải có, nhưng không là định mệnh, không là mục đích – chỉ là cái bắt đầu. Tôi ủng hộ tất cả cho yêu. Nhưng nhớ: yêu là cái gì đó mà phải được siêu việt lên nữa.
Có hai kiểu người – cả hai đều thần kinh. Một kiểu là những người sợ yêu quá nhiều vì họ sợ chết. Họ bám lấy bản ngã. Họ né tránh yêu. Họ có thể gọi nó là tôn giáo, nhưng nó không thể là tôn giáo được – nó chỉ là bản ngã cực kì và không cái gì khác. Đó là lí do tại sao các sư – Cơ đốc giáo, Hindu giáo, Phật giáo – họ có bản ngã mạnh hơn thế, tinh vi nhưng rất mạnh, được ẩn kín nhưng rất mạnh. Khiêm tốn chỉ trên bề mặt, nó chỉ là lớp phủ đường trên bản ngã độc. Họ có bản ngã ngoan đạo, nhưng bản ngã có đó. Và bản ngã ngoan đạo là nguy hiểm hơn bản ngã thường – vì bản ngã thường là rõ ràng, bạn không thể che giấu được nó. Nhưng bản ngã ngoan đạo ẩn rất kín và bạn có thể mang nó theo cách tinh vi mãi mãi và mãi mãi.
Cho nên điều này tạo ra một loại thần kinh: những người sợ yêu và họ nghĩ họ đang đi tới Thượng đế. Bạn không thể đi được vì bạn đã né tránh bản thân cánh cửa.
Thế rồi có loại thần kinh khác: thấy cái đẹp của yêu, thu lấy dũng cảm để nhảy vào trong nó, làm tan biến bản ngã trong vài khoảnh khắc… vì trong yêu nó chỉ có thể có trong vài khoảnh khắc. Cực lạc của yêu không thể vĩnh hằng được, vì nó là cực lạc giữa hai phần gặp gỡ, tan biến vào trong nhau. Chừng nào bạn chưa tan biến với cái toàn thể bạn không thể có cực lạc vĩnh hằng được. Việc tan biến với bộ phận – với đàn ông, với đàn bà – bạn sẽ tan biến chỉ trong một giọt rất nhỏ của Thượng đế. Nó không thể có tính đại dương được. Vâng, trong một khoảnh khắc bạn sẽ có hương vị, và thế rồi hương vị này biến mất. Điều này tạo ra một loại thần kinh khác: những người bám lấy chuyện tình. Nếu yêu chết đi với người đàn bà này, họ đổi sang đàn bà khác, đàn ông khác; họ cứ đi mãi. Họ bắt đầu sống trên ngưỡng cửa. Họ đã quên thượng đế, họ đã quên về ngôi đền. Yêu phải được siêu việt vào trong lời cầu nguyện.
Đừng bao giờ ở trong bệnh thần kinh của loại thứ nhất, và đừng bao giờ níu bám lấy loại thần kinh thứ hai. Đi tiếp… chuyển tiếp đi.
Một hoàng đế lớn, Akbar, đã tạo ra một kinh đô nhỏ, đẹp ở Ấn Độ. Nó chưa bao giờ được dùng vì trước khi nó được hoàn thành Akbar đã chết. Cho nên kinh đô của ông ấy chưa bao giờ được chuyển từ Delhi tới nó. Tên của chỗ này là Fatehpur Sikri. Nó là một trong những thị trấn đẹp nhất đã từng được lập kế hoạch – và chưa bao giờ được bất kì người nào dùng.
Mọi chi tiết nhỏ bé đều được nhìn vào. Các kiến trúc sư lớn của những ngày đó đã được tư vấn, các thầy lớn đã được tư vấn. Akbar đề nghị mọi thầy giáo lớn ở Ấn Độ vào thời đó cho ông ta một câu nói ngắn gọn mà có thể được viết lên cửa, lối đi. Một chiếc cầu dẫn tới Fatehpur Sikri – dòng sông phải được đi qua và Akbar đã làm một chiếc cổng đẹp trên chiếc cầu này. Người Sufi nào đó đã gợi ý lời của Jesus, và ông ấy thích điều đó. Nhiều câu nói đã được gợi ý, nhưng ông ấy thích câu đó và câu nói đó được viết lên cửa. Câu nói đó là hay. Nó không tồn tại trong Kinh Thánh; nó đã tới từ nguồn truyền khẩu khác. Nó nói: Cuộc sống là chiếc cầu – đi qua nó đi, nhưng không làm nhà trên nó.
Yêu cũng là chiếc cầu – đi qua nó đi.
Cho nên không chuyện tình nào đã bao giờ thành công. Cho bạn hi vọng, cho bạn hi vọng lớn, nhưng bao giờ cũng kết thúc trong thất vọng. Thất vọng đó là có sẵn rồi; cũng như cực lạc là có sẵn, thất vọng cũng vậy. Lúc ban đầu nó là cực lạc, đến cuối cùng nó là thất vọng. Thất vọng đó sẽ dẫn bạn đi ra ngoài, bằng không làm sao bạn sẽ đi ra ngoài được? Khi nào bạn sẽ tìm thượng đế thực trong ngôi đền nếu bạn bám vào cửa? Nếu bạn nghĩ, “Cửa là đủ rồi và mình được mãn nguyện,” thế thì không ai sẽ bao giờ di chuyển.
Jesus nói con người đạt tới Thượng đế qua yêu, yêu là Thượng đế – nhưng đây chỉ là một nửa của chân lí. Nửa kia là: con người không bao giờ đạt tới qua yêu – con người chỉ đạt tới bằng việc siêu việt trên yêu. Khi cả hai điều này được hiểu cùng nhau, bạn đã hiểu hiện tượng yêu. Yêu là Thượng đế và yêu không là Thượng đế. Lúc ban đầu, nó là vậy, đến cuối cùng nó không là vậy. Lúc ban đầu nó đem tới cực lạc, những ngày trăng mật đó, và thế rồi thất vọng, chán chường mà mọi hôn nhân đều chấm dứt trong đó.
Cứ nghĩ tới hai người ngồi cùng nhau, bị chán. Mọi thứ đều đã được thăm dò và không có gì để thăm dò thêm nữa. Đây là khoảnh khắc đấy! Hoặc bạn có thể bắt đầu tìm người đàn ông khác, người đàn bà khác, hoặc bạn có thể bắt đầu nhìn ra ngoài yêu.
Bạn đã sống yêu, bạn đã thấy những cái đẹp của nó và bạn đã thấy những cái xấu của nó; bạn đã thấy niềm vui của nó, bạn đã thấy nỗi khổ của nó; bạn đã thấy cõi trời của nó và địa ngục của nó. Nó không phải là cõi trời thuần, không; bằng không thì không ai đã bao giờ đi tới Thượng đế. Nó là cõi trời thuần và địa ngục thuần – nó là cả hai. Địa ngục và cõi trời là hai mặt của nó. Lúc ban đầu là hi vọng và đến cuối là thất vọng.
Đi qua hi vọng đó và thất vọng đó lặp đi lặp lại, một ngày nào đó hiểu biết nảy sinh, “Mình đang làm cái gì trên ngưỡng cửa thế này? Mình phải đi ra ngoài chứ!” Và không từ giận dữ mà từ hiểu biết người ta đi ra ngoài.
Cho nên điều thứ nhất: không mối quan hệ nào đã bao giờ thành công. Và điều may mắn là không quan hệ nào đã bao giờ thành công – bằng không, khi nào bạn sẽ có quan hệ với Thượng đế? Tại sao bạn phải nghĩ tới Thượng đế? Con người nghĩ tới Thượng đế vì yêu cho một thoáng nhìn. Con người nghĩ tới Thượng đế vì yêu cho hi vọng. Và con người phải nghĩ về Thượng đế vì yêu cho thất vọng. Mọi hi vọng đều biến thành vô vọng.
Không có yêu sẽ không có việc tìm Thượng đế vì con người sẽ không có kinh nghiệm nào về hi vọng và nghĩa và ý nghĩa và điều vĩ đại. Yêu cho bạn thoáng nhìn về cõi bên kia… đừng bám lấy nó. Nhận hướng dẫn của nó, và tìm cái gì đó nhiều hơn, liên tục tìm. Dùng yêu như bàn đạp đi. Bạn hỏi:
Tại sao mối quan hệ giữa đàn ông Ấn Độ và đàn bà phương Tây không thành công?
Vậy điều thứ nhất: không mối quan hệ nào là thành công, dù giữa đàn ông Ấn Độ và đàn bà phương Tây, hay đàn ông phương Tây và đàn bà phương Tây, hay đàn ông Ấn Độ và đàn bà Ấn Độ. Nó không thể thành công được; chính bản tính của nó cấm đoán nó. Có cảm giác nó thành công, nhưng nó không bao giờ thành công. Nó tới rất rất gần thành công, nhưng nó không bao giờ đích xác tới điểm đó. Nó đưa bạn đi cuộc hành trình lớn, nhưng nó không bao giờ cung cấp mục đích. Nó giữ cho hi vọng của bạn còn cháy, nhưng chỉ hi vọng thôi. Nhưng tốt, ít nhất nó đưa bạn tới ngưỡng cửa. Một bước phải được lấy; nửa cuộc hành trình là hoàn thành, nhưng nửa cuộc hành trình vẫn còn lại.
Và điều thứ hai: nó là khó khăn hơn giữa đàn ông Ấn Độ và đàn bà phương Tây, hay đàn ông phương tây và đàn bàn Ấn Độ. Vấn đề không phải là giữa đàn ông và đàn bà, vấn đề là giữa phương Đông và phương Tây. Đàn ông và đàn bà chỉ là đàn ông và đàn bà; Đông và Tây không tạo ra khác biệt. Nhưng tâm trí có đó. Những tâm trí đó tạo ra rắc rối.
Người Ấn Độ có một loại tâm trí và người phương Tây đã tiến hoá sang một loại tâm trí khác. Cho nên khi đàn ông Ấn Độ ở cùng với đàn bà phương Tây, hay ngược lại, không có trao đổi. Họ không nói cùng một ngôn ngữ. Không chỉ có việc họ không nói cùng ngôn ngữ – tiếng Anh, tiếng Đức hay tiếng Pháp hay tiếng Italy – họ có thể nói cùng ngôn ngữ, dầu vậy họ không nói cùng ngôn ngữ, vì họ có các loại tâm trí khác nhau. Mong đợi của họ là khác nhau, ước định của họ là khác nhau. Đàn ông Ấn Độ có thể nói điều này và đàn bà phương Tây hiểu điều khác. Người đàn bà này nói điều này và đàn ông Ấn Độ hiểu cái gì đó khác. Chừng nào họ chưa bỏ tâm trí đi, chừng nào họ chưa trở thành đàn ông và đàn bà thuần khiết, sẽ có khó khăn lớn.
Và Vedant Bharti phải đang hỏi câu hỏi này từ kinh nghiệm riêng của anh ấy. Một đêm, ngẫu nhiên tạt qua Vedant Bharti, tôi nghe được đối thoại này:
Vedant Bharti: “Ồ, bé tuyệt đẹp, cưng của anh! Anh có phải là người đàn ông đầu tiên em đã từng lên giường cùng không?”
Và cô gái Mĩ: “Tất nhiên anh là vậy! Sao mà mọi người Ấn Độ các anh bao giờ cũng hỏi cùng câu hỏi ngu xuẩn đó?”
Tâm trí khác nhau…. Tâm trí Ấn Độ rất có tính gia trưởng nam. Đàn bà phương Tây bây giờ là đàn bà được giải phóng; cô ấy sống trong một chỗ khác toàn bộ. Cô ấy không là người đàn bà mà bạn đã sống cùng trong nhiều thế kỉ ở Ấn Độ. Bây giờ không thể nào sở hữu được người đàn bà phương Tây; cô ấy không còn là tài sản riêng nữa – cô ấy tự do như bạn vậy.
Ở Ấn Độ, đàn bà đã từng bị coi như tài sản riêng; đàn ông có thể sở hữu cô ấy. Không chỉ người thường – ngay cả những người vĩ đại ở Ấn Độ cũng nghĩ về đàn bà như vật sở hữu. Bạn có thể đã nghe câu chuyện nổi tiếng về Mahabharata. Yudhishthira, một trong những người rất nổi tiếng trong lịch sử Ấn Độ – và đã được coi là rất tôn giáo, ông ấy nổi tiếng như dharmaraj, vua tôn giáo, hay của tôn giáo – chơi bời, đánh bạc, ông ấy thậm chí đã đặt cọc vợ ông ấy. Ông ấy đánh bạc cô ấy, vì người ta nghĩ rằng vợ bạn là tài sản của bạn. Ông ấy đặt cược vương quốc của mình, ông ấy đặt cược kho báu của mình, ông ấy đặt cược mọi thứ; thế rồi chỉ còn lại mỗi vợ – ông ấy đặt cược cả vợ nữa. Và dầu vậy ở Ấn Độ ông ấymột trong những người tôn giáo vĩ đại nhất. Đây là loại người tôn giáo gì vậy? Cứ nghĩ tới việc đặt cược người sống, cho việc đánh bạc mà xem? Nhưng ở Ấn Độ đàn bà đã từng bị coi là tài sản; bạn là người sở hữu, và là người sở hữu toàn thể và duy nhất.
Ở phương Tây cảnh nô lệ đó không còn nữa, nó đã biến mất. Điều đó là tốt. Nó phải biến mất khỏi Ấn Độ nữa. Không ai có thể sở hữu bất kì ai, đàn ông hay đàn bà. Không người nào có thể bị sở hữu; không người nào có thể bị thu lại thành tài sản! Điều này là xấu, điều này là tội lỗi! Cái gì có thể là tội lớn hơn điều này?
Bạn có thể yêu một người, nhưng bạn không thể sở hữu được. Yêu mà sở hữu có đấy thì không phải là yêu – nó là bản ngã.
Ở Ấn Độ, đàn ông có tính rất gia trưởng nam. Và đàn bà Ấn Độ còn chưa khẳng định được tự do của cô ấy. Không tồn tại cái gì như phong trào giải phóng phụ nữ ở Ấn Độ. Đàn bà vẫn liên tục sống theo cùng cách.
Cho nên khi một người Ấn Độ rơi vào yêu một người đàn bà phương Tây, vấn đề nảy sinh – anh ta bắt đầu sở hữu. Và tâm trí Ấn Độ bị ám ảnh rất nhiều với dục; điều đó nữa cũng tạo ra vấn đề. Bạn sẽ ngạc nhiên khi tôi nói tâm trí Ấn Độ rất bị ám ảnh với dục, vì bạn nghĩ Ấn Độ rất tôn giáo và đạo đức. Vâng, nó vậy đấy, nhưng tính đạo đức và tôn giáo của nó tất cả đều dựa nhiều thế trên kìm nén cái mà sâu bên dưới là ám ảnh với dục.
Nếu người đàn bà của bạn chỉ cầm tay ai đó khác, chồng phát điên. Chỉ cầm tay thôi! Cầm tay có thể chỉ là một cử chỉ đơn giản của thân thiện. Không có nhu cầu cho bất kì mầu sắc dục nào cho nó, nhưng đàn ông Ấn Độ không thể nghĩ được điều đó. Nếu người đàn bà của anh ta cầm tay ai đó khác, điều đó nghĩa là cô ấy có quan hệ dục với ai đó khác. Anh ta sẽ phát rồ. Anh ta sẽ không thể nào ngủ được. Anh ta sẽ muốn giết người đàn ông này hay người đàn bà này hay bản thân anh ta. Cái gì đó đã đi rất xa.
Ở phương Tây mọi sự được nhìn theo cách rất khác. Người ta có thể cầm tay của ai đó chỉ như cử chỉ thân thiện vô cùng, của yêu thương, của chia sẻ. Nó không cần có bất kì ngụ ý dục nào cho nó. Hay, cho dù nó có, đó không phải là chuyện của bất kì ai khác. Đó là tự do của người này. Một người phải quyết định cuộc sống của mình, cách sống, sống cùng ai. Không ai khác có thể là nhân tố quyết định, nhưng điều đó tạo ra vấn đề.
Lắng nghe điều này: ở phương Tây dục không quan trọng thế như người ở phương Đông nghĩ nó vậy. Dục đã gần như trở thành việc chia sẻ năng lượng, việc chơi đùa đáng yêu với nhau, trò vui. Nó không còn có sự nghiêm chỉnh mà nó đã thường có trong quá khứ. Ở Ấn Độ nó vẫn rất rất nghiêm chỉnh. Và khi cái gì đó là nghiêm chỉnh, nhớ lấy, bản ngã phải đã được tham gia vào trong nó. Bản ngã bao giờ cũng nghiêm chỉnh; nó làm cho mọi thứ thành nghiêm chỉnh. Và bất kì khi nào cái gì đó chơi đùa, điều đó đơn giản chỉ ra bản ngã không còn được tham gia vào trong nó. Và mọi tính chơi đùa đều là tốt vì nó là giải thoát.
Khi bạn rơi vào yêu… nếu mọi người Ấn Độ đều rơi vào yêu – và ở đây nó sẽ xảy ra lặp đi lặp lại – khi người Ấn Độ rơi vào yêu, anh ta đang rơi một cách rất nghiêm chỉnh. Đó là rắc rối. Và người đàn bà có thể không nghĩ nó là nghiêm chỉnh chút nào. Cô ấy có thể nghĩ nó chỉ dành cho khoảnh khắc thôi. Bạn hấp dẫn cô ấy – trong khoảnh khắc đó. Không có cam kết trong đó; không có ngày mai cho nó. Nhưng tâm trí Ấn Độ đang mang không chỉ ngày mai – mang cả đời. Hay có những người thậm chí còn nghĩ tới kiếp khác trong tương lai. Những điều đó là các nguồn ẩn kín bạn không nói về chúng, nhưng va chạm sẽ xảy ra.
Cô ấy đã rơi vào yêu bạn vì cô ấy tận hưởng việc yêu; nó là kinh nghiệm đẹp. Cô ấy đã không rơi vào yêu bạn nói riêng – cô ấy đang trong yêu với bản thân việc yêu. Đó là khác biệt. Bạn không trong yêu với bản thân việc yêu – bạn rơi vào yêu với người đàn bà đặc biệt này. Đó là chuyện sống-chết cho bạn. Nếu ngày mai cô ấy bắt đầu đi với ai đó khác, bạn sẽ điên. Nhưng bạn đã hiểu lầm. Nó đã là cử chỉ của khoảnh khắc thôi.
Cô gái Mĩ vừa mới trở về New York từ kì nghỉ ở Anh và đã nói với người bạn tốt nhất của cô ấy. “Mabel ơi, em đã nghĩ về Keith ngay từ khi em rời khỏi Anh. Bây giờ em quay về nhà và em nghĩ em không nên viết cho anh ấy vì tình bạn của chúng em chỉ là qua loa.”
“Nhưng, Wendy này, em đã hứa cưới anh ta!”
“Em biết, nhưng đó là tất cả thế thôi.”
Hôn nhân không còn có tính nghiêm chỉnh mà nó đã có ở phương Đông. Hôn nhân chỉ là một loại tình bạn – không cái gì đặc biệt về nó.
Nếu bạn không hiểu những tâm trí khác biệt này, nó sẽ là vấn đề khó, việc trao đổi sẽ không thể có được. Đàn ông ở phương Đông bao giờ cũng tận hưởng tự do – mm? – họ nói “Con trai là con trai.” Nhưng đàn bà đã không được trao cho bất kì tự do nào. Ở phương Tây không có phân biệt. Đàn ông hay đàn bà – cả hai đều tự do. Và bất kì cái gì đàn ông đã từng làm, bây giờ đàn bà cũng đang làm nó; cô ấy có mọi quyền để làm nó.
Ở phương Đông chúng ta giở thủ đoạn. Thủ đoạn là ở chỗ chúng ta đặt đàn bà ở rất cao trên bệ lớn; chúng ta tôn sùng đàn bà. Đó là thủ đoạn để cầm tù cô ấy. Chúng ta thoả mãn cho bản ngã của cô ấy qua việc tôn thờ. Chúng ta nói, “Đàn bà là nữ thượng đế, đàn bà là thuần khiết. Đàn bà không phải của thế gian này. Đàn bà phải là đồng trinh trước hôn nhân và thế thì cô ấy phải vẫn còn một vợ một chồng trong cả đời cô ấy.” Và chúng ta kính trọng điều này quá nhiều, và chúng ta đã ước định người đàn bà về điều này nhiều tới mức họ trở nên nghiện với bản ngã, và họ vẫn còn trên bệ. Bị cầm tù ở đó, xiềng xích có đó! Và đàn ông tận hưởng mọi loại tự do. Con trai là con trai….
Đàn bà ở phương Tây đã đi xuống khỏi bệ này. Cô ấy nói, “Hoặc anh cũng đi lên bệ hoặc em đi xuống. Cả hai ta phải tồn tại trên cùng nền đất.” Và đó là cách nó phải vậy.
“Tôi nói điều này, ông già,” Clive nói với người chủ bữa tiệc, ‘có cô gái trẻ khá ngon lành này mà tôi đâm ra thực sự hoà thuận, ông biết tôi ngụ ý cái gì chứ.”
Ông ấy bước đi và tiếp tục, “Và tôi tự hỏi liệu tôi có thể dùng phòng ngủ dự phòng của ông trong một thời gian ngắn được không.”
“Không, tôi không bận tâm đâu,” ông chủ đáp. “Nhưng vợ ông thì sao?”
“Ồ, đừng bận tâm về bà ấy,” Clive nói. “Tôi sẽ chỉ để thời gian ngắn thôi và tôi chắc bà ấy sẽ không mất tôi đâu.”
“Tôi biết bà ấy sẽ không mất ông,” ông chủ nói. “Mới năm phút trước bà ấy đã mượn phòng ngủ dự phòng rồi!”
Bản ngã nam không bao giờ cho phép điều đó xảy ra. Nó cho phép bản thân nó có mọi loại tự do; nó không cho phép người đàn bà có tự do đó. Bây giờ mọi sự đã thay đổi ở phương Tây. Đàn ông và đàn bà đang đứng trên cùng mặt phẳng như những con người. Đàn bà không còn là nữ thần, và cô ấy không giả vờ và cô ấy không muốn giả vờ.
Nhưng tâm trí Ấn Độ bị che mờ rất nhiều bởi quá khứ.
Nếu bạn bỏ những tâm trí này, nếu bạn chỉ là đàn ông và đàn bà, thế thì không có vấn đề gì. Vấn đề nảy sinh từ tâm trí Ấn Độ và tâm trí Trung Quốc và tâm trí Mĩ – nếu bạn bỏ tâm trí thế thì không có vấn đề gì. Thế thì yêu có thể tuôn chảy, và bạn có thể trưởng thành qua nó.
Nhưng dầu vậy nhớ lấy: không yêu nào có thể là việc thoả mãn tối thượng. Nó có thể đi con đường dài nhưng nó không thể đi toàn thể con đường. Chung cuộc bạn phải đi ra ngoài nó. Học cách yêu bằng việc yêu mọi người, thế thì một ngày nào đó dùng việc học đó để rơi vào yêu với cái toàn thể, với bản thân sự tồn tại. Chỉ ngày đó bạn đã về tới nhà.
Từ “Coi nó là dễ”, T.1, Ch.2 Chết trong bản ngã là sống trong yêu