Như chúng ta đã thấy, có sự tương tự có ý nghĩa giữa trải nghiệm cận tử và giáo huấn trung ấm; cũng có những khác biệt đáng kể. Tất nhiên, khác biệt lớn nhất là ở chỗ những người trải nghiệm cận tử không chết, còn giáo huấn, mô tả điều xảy ra cho mọi người khi chết, sau chết vật lí thực tại, và khi họ lấy tái sinh. Sự kiện là những người trải nghiệm cận tử không đi xa hơn trên con cuộc hành trình vào chết – một số trong họ chỉ “chết” trong vài phút – phải đi cách nào đó để giải thích ít nhất về khả năng không tương ứng giữa hai câu chuyện này.
Một số nhà văn đã gợi ý trải nghiệm cận tử diễn đạt các giai đoạn của quá trình tan rã trong trung ấm của chết. Tôi cảm thấy, điều đó là chưa đủ chín khi cố liên kết trải nghiệm cận tử quá chính xác với các mô tả trung ấm, vì người sống sót qua trải nghiệm cận tử chỉ là – đúng theo nghĩa đen – “gần chết.” Tôi đã giải thích cho thầy tôi Đại sư Dilgo Khyentse về bản chất của trải nghiệm cận tử, và ông ấy gọi đó là một hiện tượng thuộc về trung ấm tự nhiên của cuộc đời này, vì tâm thức rời thể xác của người đã “chết,” và đi lang thang tạm thời trong các cõi đa dạng.
Đại sư Dilgo Khyentse ngụ ý rằng những người trải nghiệm cận tử mới chỉ trải qua chết lâm sàng của họ trong trung ấm tự nhiên của cuộc đời này. Có lẽ họ đang đứng trên ngưỡng cửa của các trung ấm, nhưng họ không thực bước vào trong đó và trở lại. Bất kì cái gì họ trải nghiệm họ cũng vẫn ở trong trung ấm tự nhiên của cuộc đời này. Liệu trải nghiệm của họ về ánh sáng có tương tự với sự bừng lên của Chói sáng Nền tảng không? Liệu đó có thể là khoảnh khắc trước khi mặt trời bao la của nó mọc lên, họ bắt được những thoáng nhìn mạnh mẽ của tia sáng đầu tiên của bình minh không?
Dù nghĩa tối thượng của những chi tiết của trải nghiệm cận tử là gì, tôi vẫn còn rất xúc động bởi nhiều câu chuyện tôi đã được nghe hay được đọc, và đặc biệt ngạc nhiên bởi một số thái độ xuất phát từ những kinh nghiệm này, những thái độ phản xạ phong phú quan điểm Phật giáo về cuộc đời. Tôi đã nói về hai thái độ: sự biến đổi sâu sắc và sự thức tỉnh tâm linh xảy ra ở những người đã trải qua kinh nghiệm này; và những ngụ ý mà sự quán xét cuộc đời đem lại cho đời sống chúng ta. Việc quán xét cuộc đời diễn ra lặp đi lặp lại trong trải nghiệm cận tử và chứng tỏ rõ ràng điều không tránh khỏi của nghiệp, hiệu quả mạnh mẽ và sâu rộng của mọi hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta. Thông điệp trung tâm mà những người trải nghiệm cận tử đem lại từ cuộc đương đầu của họ với chết, hay sự hiện diện của “người ánh sáng,” đích xác là cùng điều của Phật và của giáo huấn trung ấm: rằng phẩm chất bản chất và quan trọng nhất trong cuộc đời là tình yêu và tri thức, từ bi và trí huệ.
Họ chắc chắn bắt đầu thấy điều giáo huấn trung ấm nói cho chúng ta: rằng sống và chết là trong bản thân tâm trí. Và tin tưởng mà nhiều người trong số họ dường như có được sau trải nghiệm này phản ánh việc hiểu sâu hơn về tâm trí.
Cũng còn có một số điểm tương tự đáng ngạc nhiên giữa trải nghiệm cận tử và kết quả của nó, giữa các trạng thái huyền bí và trạng thái thay phiên của tâm thức. Chẳng hạn, một số hiện tượng siêu linh do những người trải nghiệm cận tử kể lại. Một số người đã có linh ảnh nhận biết trước hay mô hình vũ trụ đoán trước, hay “xem trước cuộc đời,” điều hoá ra là chính xác kì lạ; sau trải nghiệm cận tử, một số người báo cáo kinh nghiệm về điều dường như là năng lượng kundalini,[i] số khác, thấy họ có quyền năng thấu thị thực và kì lạ, hay có khả năng chữa lành tâm lí, vật lí.
Nhiều người trong số những người đã tới gần chết nói theo cách cá nhân, hùng biện không thể chối cãi được về cái đẹp, tình yêu, an bình và phúc lạc và trí huệ của những điều họ đã trải nghiệm. Đối với tôi điều này có vẻ là họ đã có những thoáng nhìn nào đó về sự toả sáng của bản tính tâm trí, và khó mà ngạc nhiên là việc những thoáng nhìn đó sẽ gây ra được sự biến đổi tâm linh thực, lặp đi lặp lại. Vậy mà Margot Grey chỉ ra, “Chúng ta gần như không cần phải gần chết để trải nghiệm thực tại tâm linh cao hơn.”[ii] Thực tại tâm linh cao hơn đó là ở đây và bây giờ, trong cuộc sống, nếu chúng ta có thể khám phá và đi vào nó.
Tôi muốn nêu một thận trọng bản chất: Đừng để những câu chuyện về trải nghiệm cận tử này, những câu chuyện gây hứng khởi thế, ru ngủ bạn trong việc tin rằng mọi việc bạn phải làm để cư ngụ trong những trạng thái an bình và phúc lành đó là chết đi. Nó không phải vậy, và không thể là vậy, đơn giản thế.
Đôi khi mọi người đang trải qua những đau khổ, họ cảm thấy họ không thể chịu đựng thêm nữa; và việc nghe những câu chuyện cận tử có thể, điều đó là quan niệm được, cám dỗ họ đặt cái kết cho tất cả điều đó bằng việc lấy đi mạng sống của họ. Điều này dường như là một giải pháp đơn giản, nhưng nó lại bỏ qua sự kiện là bất cứ cái gì chúng ta trải qua đều là một phần của sự sống. Không thể bỏ chạy được. Nếu bạn chạy trốn, bạn sẽ chỉ đi tới đối diện với đau khổ của bạn thậm chí còn sâu sắc hơn về sau.
Bên cạnh đó, trong khi đúng là đại đa số những trải nghiệm cận tử đã được thu thập đều là trải nghiệm tốt, vẫn có một số đồn đoán liệu điều này có phản ánh sự hiếm hoi thực tại của những kinh nghiệm xấu, khủng khiếp, hay chỉ đơn giản là khó khăn trong việc thu thập những kinh nghiệm loại này. Mọi người có thể không muốn hay không có khả năng nhớ một cách có ý thức những kinh nghiệm đen tối hay kinh sợ. Những người trải nghiệm cận tử bản thân họ cũng nhấn mạnh rằng điều họ học được là tầm quan trọng của việc biến đổi cuộc sống của chúng ta bây giờ, khi chúng ta còn sống, vì họ bảo, chúng ta có “một sứ mệnh quan trọng hơn khi chúng ta đang ở đây.”[iii]
Việc biến đổi cuộc sống chúng ta bây giờ là điểm khẩn thiết và bản chất. Chẳng phải là thảm kịch sao nếu thông điệp trung tâm này của trải nghiệm cận tử – rằng sự sống cố hữu đã là linh thiêng và chúng ta phải sống với sự mãnh liệt và chủ định linh thiêng – bị che mờ và mất đi trong việc thi vị hoá chết một cách lãng mạn? Chẳng phải sẽ bi thảm hơn nếu sự lạc quan dễ dàng như vậy làm sâu sắc hơn việc không để ý tới trách nhiệm thực tại của chúng ta với bản thân chúng ta và thế giới của chúng ta, điều sẽ đe doạ sự tồn tại của cả hành tinh?
NGHĨA CỦA TRẢI NGHIỆM CẬN TỬ
Điều không tránh khỏi là một số người đã cố chỉ ra rằng những biến cố của trải nghiệm cận tử tạo nên cái gì đó khác với kinh nghiệm tâm linh, và các nhà khoa học giản hoá luận đã cố giải thích nó dưới dạng những hiệu ứng sinh lí, thần kinh, hoá học hay tâm lí học. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu trải nghiệm cận tử, bản thân các bác sĩ và nhà khoa học đều gặp phải sự phản đối rõ ràng từng vấn đề một, và điều nhấn mạnh là họ không thể giải thích toàn thể trải nghiệm cận tử. Như Melvin Morse viết ở cuối cuốn sách kì diệu của ông ấy, Tới gần ánh sáng hơn: học từ trải nghiệm cận tử ở trẻ em:
Nhưng trải nghiệm cận tử dường như là một chùm biến cố làm cho người ta không thể hiểu được cái toàn bộ chỉ bằng cách nhìn vào các mẩu đa dạng của nó. Người ta không thể hiểu được âm nhạc bằng cách nghiên cứu các tần số âm đa dạng sinh ra từng nốt nhạc, mà người ta cũng không cần có việc hiểu sâu sắc về vật lí âm thanh để thưởng thức Mozart. Trải nghiệm cận tử vẫn còn là điều huyền bí.[iv]
Melvin Morse cũng nói:
Tôi cảm thấy rằng chỉ việc hiểu về trải nghiệm cận tử sẽ là bước đầu tiên của chúng ta để chữa lành sự phân chia lớn giữa khoa học và tôn giáo, điều đã bắt đầu với Isaac Newton gần ba trăm năm trước đây. Việc giáo dục các bác sĩ điều trị, y tá, và bản thân chúng ta về những điều mọi người trải nghiệm trong những giờ phút lâm chung sẽ phá tan thành kiến của chúng ta về cách chúng ta nghĩ về y học và sự sống.[v]
Nói cách khác, chính những tiến bộ trong công nghệ y học đồng thời cung cấp những phương tiện làm cách mạng hoá bản thân nó. Melvin Morse nói:
Tôi thấy điều nực cười là chính công nghệ y học của chúng ta đã đưa tới quá nhiều trải nghiệm cận tử … Đã từng có nhiều trải nghiệm cận tử trong suốt nhiều thế kỉ, nhưng chỉ trong hai mươi năm qua chúng ta đã có công nghệ làm hồi tỉnh bệnh nhân. Bây giờ họ kể lại cho chúng ta về trải nghiệm của họ, để cho chúng ta nghe họ. Điều này với tôi là thách thức cho xã hội chúng ta … Các trải nghiệm cận tử, theo ý tôi, là quá trình tâm lí, tự nhiên được liên kết với việc chết. Tôi mạnh dạn dự đoán nếu chúng ta có thể tích hợp tri thức này vào trong xã hội của chúng ta, điều đó sẽ không chỉ giúp cho các bệnh nhân sắp chết, nhưng nó sẽ giúp cho xã hội như một toàn thể. Tôi thấy ngành y ngày nay cần phải có nghĩa vụ tâm linh … Không có lí do gì mà công nghệ và tâm linh không thể tồn tại bên nhau.[vi]
Một trong những lí do tôi đã viết cuốn sách này là để chỉ ra tôi tin điều Melvin Morse nói là có thể được: Công nghệ và tâm linh có thể và phải tồn tại bên nhau, nếu tiềm năng con người đầy đủ nhất được phát triển. Chẳng phải khoa học nhân văn, hữu dụng hoàn toàn và đầy đủ phải có dũng cảm để ôm lấy và khám phá những sự kiện của huyền bí, sự kiện về chết và việc chết như đã được hiển lộ trong trải nghiệm cận tử và trong quyển sách này đó sao?
Bruce Greyson, một trong những nhân vật hàng đầu trong nghiên cứu cận tử nói:
Khoa học phải cố giải thích trải nghiệm cận tử vì ở đó có chìa khoá cho sự tăng trưởng riêng của chính nó… Lịch sử cho chúng ta biết rằng chỉ trong việc cố gắng giải thích các hiện tượng mà hiện tại còn nằm ngoài tầm với của chúng ta, khoa học sẽ phát triển thêm những phương pháp mới. Tôi tin trải nghiệm cận tử là một trong những thách đố có thể buộc các nhà khoa học phát triển ra một phương pháp khoa học mới, phương pháp sẽ tổ hợp mọi nguồn tri thức, không chỉ suy diễn logic của trí tuệ và các quan sát kinh nghiệm của vật lí, mà còn cả kinh nghiệm trực tiếp của người huyền bí nữa.[vii]
Bruce Greyson cũng đã nói ông ấy tin vào sự xuất hiện các trải nghiệm cận tử bởi lí do: “Theo quan sát của tôi về các trải nghiệm cận tử trong một số năm, tôi nghĩ rằng chúng ta có những kinh nghiệm này để học cách giúp đỡ người khác.”
Kenneth Ring còn thấy khả năng và nghĩa phi thường khác cho các trải nghiệm cận tử. Ông ấy hỏi tại sao nhiều người thế có những trải nghiệm như vậy và trải qua biến đổi tâm linh vào thời này. Trong nhiều năm là một trong những người tiên phong bạo dạn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu cận tử, ông ấy đã đi tới thấy những người trải nghiệm cận tử là “sứ giả của hi vọng,” nói về thực tại tâm linh cao quí hơn, và kêu gọi chúng ta khẩn thiết thay đổi mọi khía cạnh về cách chúng ta sống hiện nay; để chấm dứt mọi chiến tranh, mọi chia rẽ giữa các tôn giáo và các dân tộc, để bảo vệ và cứu môi trường:
Tôi tin … rằng nhân loại như một toàn thể đang tranh đấu theo cách tập thể để thức tỉnh một phương thức tâm thức mới hơn và cao hơn,… và rằng trải nghiệm cận tử có thể được xem như một phương cách cách mạng để đem tới biến đổi này, qua một thời kì nhiều năm, trong hàng triệu người.[viii]
Có thể là dù điều này là đúng hay không, còn tuỳ thuộc vào tất cả chúng ta: vào việc liệu chúng ta có thực dũng cảm đối diện với các hậu quả của trải nghiệm cận tử và giáo huấn trung ấm không, và nhờ chuyển hoá bản thân chúng ta sẽ làm biến đổi cả thế giới quanh ta, và như vậy theo các giai đoạn, sẽ làm biến đổi toàn thể tương lai nhân loại.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.20 Trải nghiệm cận tử: cầu thang lên trời
[i] Theo truyền thống Hindu, kundalini nói tới việc thức tỉnh của năng lượng tinh tế mà có thể mang biến đổi tâm-sinh lí và thống nhất với điều thiêng liêng.
[ii] Grey, Return from Death, 194.
[iii] Ring, Life at Death, 145.
[iv] Morse, Closer to the Light, 193.
[v] Morse, Closer to the Light, 93.
[vi] From The NDE: As Experienced in Children, a lecture for IANDS.
[vii] From The NDE: Can It Be Explained in Science?, a lecture for IANDS
[viii] Ring, Heading Towards Omega, 7