HỌC TRÒ VÀ BẠN BÈ TÔI ở phương Tây đã kể cho tôi nhiều câu chuyện hứng khởi về những người khi chết đã được giáo huấn của Phật cứu giúp. Tôi xin kể lại ở đây hai câu chuyện về hai học trò tôi và về cách họ đối diện với chết.
DOROTHY
Dorothy là một học trò của tôi, chết vì bệnh ung thư tại viện dưỡng lão St. Christopher ở Luân đôn nước Anh. Cô ấy đã là một nghệ sĩ tài năng và người thêu ren, nhà lịch sử nghệ thuật và người hướng dẫn du lịch, và cũng là người trị liệu mầu sắc và người chữa lành. Bố của cô ấy là một người chữa lành nổi tiếng, và cô ấy có sự kính trọng lớn với mọi tôn giáo và truyền thống tâm linh. Chỉ đến cuối đời cô ấy đã khám phá ra Phật giáo, và trở thành, như cô nói “bị móc vào”; cô ấy nói cô ấy đã thấy giáo huấn của nó cho cô ấy cái nhìn đầy đủ và hết sức thú vị về bản chất của thực tại. Để một số bạn tâm linh của cô ấy, những người đã chăm sóc cô ấy khi cô ấy sắp chết, kể cho bạn theo lời của chính họ về cách Dorothy đã được giáo huấn giúp đỡ ra sao khi cô ấy chết:
Cái chết của Dorothy là nguồn hứng khởi cho tất cả chúng tôi. Cô ấy chết với duyên dáng và nhân phẩm thế, và mọi người đến trong tiếp xúc với cô ấy đều cảm thấy sức mạnh của cô ấy – các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, các bệnh nhân khác, và không ít các bạn tâm linh của cô ấy, những người đã đủ may mắn ở quanh cô ấy trong những tuần cuối cùng của cuộc đời cô ấy.
Khi chúng tôi tới thăm Dorothy tại nhà trước khi cô ấy đi nhà dưỡng lão, điều rõ ràng là bệnh ung thư đang ở giai đoạn kịch phát, và các cơ quan của cô ấy bắt đầu không làm việc. Cô ấy đã phải dùng thuốc giảm đau hơn một năm nay và giờ cô ấy ăn uống rất khó khăn; vậy mà cô ấy không bao giờ phàn nàn, và bạn sẽ không bao giờ biết rằng thực ra cô ấy đang đau ghê gớm. Cô ấy đã gầy đi khủng khiếp, và có những lúc rõ ràng cô ấy đã hiển nhiên kiệt sức. Nhưng bất kì lúc này mọi người tới thăm cô ấy, cô ấy đều chào hỏi và tiếp chuyện với họ, toả ra năng lượng khác thường và niềm vui chu đáo chân thành không hề cạn. Một trong những điều yêu thích của cô ấy là nằm trên giường, và nghe băng giáo huấn của Đại sư Sogyal, và cô ấy rất vui sướng khi Đại sư gửi cho cô ấy một số băng từ Paris, điều ông ấy đã nói chắc có nghĩa đặc biệt cho cô ấy.
Dorothy chuẩn bị và lập kế hoạch cho chết của cô ấy đến tận chi tiết cuối cùng. Cô ấy muốn không còn việc nào dang dở để người khác phải giải quyết, và đã dành nhiều tháng làm mọi thu xếp thực tế. Cô ấy dường như không có bất kì sợ chết nào, nhưng muốn cảm thấy rằng không còn cái gì bị bỏ lại chưa hoàn thành, và rằng cô ấy có thể tiến đến chết không sao lãng. Cô ấy tìm thấy nhiều thoải mái từ việc biết rằng cô ấy đã không làm hại cho người khác trong đời mình và rằng cô ấy đã nhận được và tuân theo giáo huấn; như cô ấy nói: “Tôi đã làm xong bài tập về nhà.”
Khi đến lúc Dorothy phải vào nhà dưỡng lão, và rời khỏi căn hộ của mình lần cuối – một căn hộ đầy những kho báu đẹp đẽ qua nhiều năm – cô ấy ra đi với một túi du lịch nhỏ và thậm chí không ngoái nhìn lại. Cô ấy đã đem cho hầu hết tài sản cá nhân của mình, nhưng cô ấy vẫn giữ một bức hình nhỏ của Đại sư mà cô ấy bao giờ cũng mang theo mình, và một cuốn sách nhỏ của thầy về thiền. Cô ấy đã tinh chế cuộc đời mình trong cái túi nhỏ đó: “du hành nhẹ nhàng,” cô ấy gọi nó như vậy. Cô ấy rất thực tế về việc ra đi, dường như là cô ấy chỉ đi mua sắm; cô ấy đơn giản nói “Tạm biệt căn hộ nhé,” vẫy tay và bước ra khỏi cửa.
Căn phòng của cô ấy trong trại dưỡng lão đã trở thành một chỗ rất đặc biệt. Bao giờ cũng có nến thắp sáng trên bàn cạnh giường phía trước ảnh của Đại sư, và một lần khi ai đó hỏi cô ấy liệu cô ấy có muốn nói chuyện với ông ấy không, cô ấy mỉm cười nhìn lên tấm ảnh và nói: “Không, không cần đâu, ông ấy bao giờ cũng ở đây mà!” Cô ất thường nhắc tới lời khuyên của Đại sư về việc tạo ra “môi trường đúng,” và có một bức vẽ đẹp về cầu vồng trên tường phía trước cô ấy; có hoa ở khắp mọi nơi, do khách thăm cô ấy đem đến.
Dorothy vẫn kiểm soát được tình huống, cho tới tận cùng, và tin cậy của cô ấy vào giáo huấn dường như không bao giờ lung lay, dù chỉ một giây. Có cảm tưởng rằng cô ấy đang giúp đỡ chúng tôi, thay vì những người khác ở xung quanh! Cô ấy luôn vui đùa, tin tưởng, hài hước và có phẩm giá về cô ấy, điều chúng tôi thấy nảy sinh từ can đảm và tự lực của cô ấy. Vui vẻ mà cô ấy bao giờ cũng chào đón chúng tôi đã âm thầm giúp chúng tôi hiểu được rằng chết không phải là cái gì đen tối hay khủng khiếp. Đây đã là món quà của cô ấy cho chúng tôi, và nó làm cho chúng tôi cảm thấy vinh dự và được đặc quyền ở bên cô ấy.
Chúng tôi đã gần như trở nên phụ thuộc vào sức mạnh của Dorothy, cho nên chính điều khiêm tốn với chúng tôi là khi chúng tôi nhn ra rằng cô ấy cần tới sức mạnh và sự hỗ trợ của chúng tôi. Cô ấy sắp trải qua những chi tiết cuối cùng về đám tang của cô ấy, thì đột nhiên chúng tôi thấy rằng, sau khi đã quan tâm thế với người khác, điều cô ấy cần bây giờ là buông bỏ mọi chi tiết này và chuyển sự chú ý của cô ấy vào bản thân cô ấy. Và cô ấy cần chúng tôi cho phép cô ấy làm như vậy.
Đó là cái chết khó khăn, đau đớn và Dorothy đã như một chiến binh. Cô ấy cố làm nhiều nhất có thể cho bản thân cô ấy, để khỏi phải tạo ra công việc cho các y tá, cho tới khoảnh khắc mà thân thể cô ấy không còn hỗ trợ cho cô ấy. Có một dịp, khi cô ấy vẫn còn có khả năng đi ra khỏi giường, một y tá rất tế nhị hỏi cô ấy liệu chị có muốn ngồi lên ghế đi ngoài không. Dorothy vật vã đứng dậy, thế rồi cười và nói, “Nhìn thân thể này!” khi cô ấy chỉ cho chúng tôi thân thể cô ấy, đã bị rút lại gần như bộ xương. Vậy mà vì thân thể cô ấy gần như rời ra, linh hồn của cô ấy dường như rạng ngời và bay lên. Dường như cô ấy nhận biết rằng thân thể cô ấy đã hoàn thành việc của nó: nó không còn thực sự là “cô ấy” nữa mà là cái gì đó cô ấy đã tạm trú và bây giờ cô ấy sẵn sàng buông bỏ.
Với mọi ánh sáng và vui vẻ bao quanh Dorothy, rõ ràng là chết hoàn toàn không đơn giản chút nào; thực ra nó là việc rất vất vả. Có những khoảnh khắc buồn thảm và đau thương, nhưng cô ấy đã trải qua những chúng với duyên dáng và nghị lực vô cùng. Sau một đêm đau cùng cực cô ấy đã sụp đổ, cô ấy bắt đầu sợ rằng cô ấy có thể chết bất kì khoảnh khắc nào, một mình toàn bộ, và do vậy cô ấy đã yêu cầu một người trong chúng tôi ở lại cùng cô ấy mọi lúc. Từ lúc đó chúng tôi bắt đầu thay nhau trực 24 tiếng.
Dorothy tu luyện hàng ngày, và tu luyện làm thuần khiết Kim Cương Tát Đoả là tu luyện cô ấy yêu thích. Đại sư đã giới thiệu các giáo huấn về chết cho cô ấy đọc, có bao hàm tu luyện bản chất về chuyển thức. Đôi khi chúng tôi ngồi cùng nhau đọc to từng đoạn cho cô ấy; đôi khi chúng tôi tụng mật chú của Liên Hoa Sinh; đôi khi chúng tôi chỉ đơn giản ngồi trong im lặng một chốc. Do vậy chúng tôi đã phát triển một nhịp điệu thảnh thơi, nhẹ nhàng cho việc tu luyện và an định. Có những lúc cô ấy đang mơ màng, rồi tỉnh dậy nói: “Ô, thế này chẳng dễ chịu lắm sao!” Khi cô ấy dường như có nghị lực và sốnh động hơn, và nếu cô ấy cảm thấy thích, chúng tôi sẽ đọc các đoạn từ giáo huấn trung ấm, để cho cô ấy có thể nhận diện các giai đoạn cô ấy sẽ trải qua. Tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên rằng sao cô ấy tỉnh táo và tươi tỉnh đến thế, nhưng cô ấy muốn giữ cho việc tu luyện của mình rất đơn giản – chỉ còn phần bản chất. Khi chúng tôi tới đổi “ca” bao giờ chúng tôi cũng phải ngỡ nghìng bởi bầu không khí an bình trong phòng, Dorothy vẫn nằm đó, mắt vẫn mở to, nhìn chăm chăm vào không gian, ngay cả khi cô ấy ngủ, và người trông cô ấy, đang ngồi hay yên tĩnh nhẩm đọc mật chú.
Đại sư thường vẫn gọi điện thoại để xem bệnh tình cô ấy tiến triển đến đâu, và họ nói chuyện thoải mái về việc cô ấy đang tới gần chết thế nào. Dorothy nói theo cách thực tế và nói những điều như, “chỉ còn vài ngày nữa để đi thôi, thưa Đại sư.” Một hôm các y tá đẩy chiếc xe lăn có đặt điện thoại tới và nói. “Có điện thoại từ Amsterdam.” Dorothy tươi tỉnh lên ngay lập tức, và sôi nổi mừng rỡ khi nhận được điện thoại từ Đại sư. Sau khi cô ấy treo máy cô ấy tươi cười với chúng tôi và nói thầy đã bảo cô ấy rằng cô ấy không cần tập trung vào việc đọc văn bản nữa, và rằng bây giờ là lúc đơn giản “an định trong bản tính tâm trí; an định trong chói sáng.” Khi cô ấy rất gần chết, Đại sư gọi điện cho cô ấy lần cuối, cô ấy bảo chúng tôi rằng thầy đã nói, “Đừng quên chúng tôi; thỉnh thoảng lại thăm chúng tôi!”
Một lần khi bác sĩ đến để kiểm tra sức khoẻ cô ấy và điều chỉnh thuốc thang, Dorothy giải thích, một cách thẳng thắn và giản dị dễ thương, “Bác sĩ thấy đấy, tôi là một học trò của Phật giáo, và chúng tôi tin rằng khi mình chết mình sẽ thấy rất nhiều ánh sáng. Tôi nghĩ rằng tôi bắt đầu thấy vài chớp ánh sáng, nhưng tôi chưa thực thấy nó.” Các bác sĩ sững sờ bởi sự rõ ràng và sự sống động của cô ấy, đặc biệt, họ bảo chúng tôi, ở giai đoạn đi sâu của bệnh tật, khi họ thường trông đợi cô ấy phải là vô thức.
Khi chết đến gần hơn, phân biệt giữa ngày và đêm dường như mờ đi và Dorothy mỗi lúc một chìm sâu vào bản thân cô ấy. Sắc mặt cô ấy bị thay đổi và khoảnh khắc có ý thức của cô ấy trở nên ít hơn. Chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể phát hiện các dấu hiệu của các yếu tố đang tan rã. Dorothy đã sẵn sàng chết, nhưng thân thể cô ấy không sẵn sàng buông bỏ, vì tim cô ấy còn khoẻ. Cho nên mỗi đêm trở thành một cực hình cho cô ấy, và cô ấy cũng thấy ngạc nhiên vào mỗi buổi sáng là cô ấy đã làm được điều đó cho một ngày khác. Cô ấy không bao giờ than phiền, nhưng chúng tôi có thể thấy cô ấy đau thế nào; chúng tôi đã làm mọi điều có thể làm để cô ấy thấy thoải mái hơn, và khi cô ấy không thể dùng được chất lỏng nữa, chúng tôi phải dấp nước lên môi cô ấy. Mãi đến ba mươi sáu giờ cuối cùng, cô ấy lễ phép từ chối bất kì thuốc nào có thể gây nhiễu lên nhận biết của cô ấy.
Không lâu trước khi Dorothy chết, các y tá đã chuyển cô ấy đi. Cô ấy nằm co chân như bào thai trong bụng mẹ, và mặc dù thân thể cô ấy đã hao kiệt gần như không còn gì, và cô ấy không thể cử động không thể nói năng gì được, nhưng mắt của cô ấy vẫn mở to và sinh động, nhìn thẳng phía trước, qua cửa sổ phía trước cô ấy, nhìn ra bầu trời. Ngay trước khoảnh khắc cô ấy chết, cô ấy cử động, gần như không thể nhận thấy được, nhìn thẳng vào mắt Debbie, và giao tiếp cái gì đó một cách mạnh mẽ; đó là cái nhìn nhận dạng, dường như muốn nói, “Nó đây rồi,” với bóng dáng nụ cười. Thế rồi cô ấy nhìn chăm chăm lại bầu trời, thở hắt ra một hai hơi và qua đời. Debbie nhẹ nhàng thả tay Dorothy ra để cho cô ấy có thể, không bị quấy rối, tiếp tục đi qua sự tan rã bên trong.
Các nhân viên nhà dưỡng lão nói rằng họ chưa bao giờ thấy bất kì ai được chuẩn bị kĩ càng đến thế cho việc chết như Dorothy, và sự hiện diện và hứng khởi của cô ấy vẫn còn được nhiều người trong viện nhớ mãi một năm sau cái chết của cô ấy
RICK
Rick đã sống ở Oregon và mắc bệnh AIDS. Anh ấy đã làm việc như một thao tác viên máy tính, và trạc độ bốn nhăm khi, một vài năm trước, anh ấy đã đến nơi ẩn cư mùa hè hàng năm do tôi tổ chức ở Mĩ, và đã nói với chúng tôi về chết, và về sống, và bệnh của anh ấy có nghĩa với anh ấy. Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi làm sao Rick, người mới chỉ nghiên cứu về giáo huấn Phật giáo cùng tôi trong hai năm đã học nhập tâm chúng. Trong thời kì ngắn ngủi này, theo cách riêng của mình, anh ấy đã nắm được bản chất của các giáo huấn: sùng kính, từ bi, và cái Nhìn về bản tính tâm trí, và đã làm chúng thành một phần cuộc đời anh ấy. Rick ngồi trong chiếc ghế đối diện với tất cả chúng tôi và kể cho chúng tôi cách anh cảm thấy về việc chết. Tôi hi vọng rằng trích đoạn này sẽ cho bạn hương vị của cơ hội cảm động này:
Khi tôi nghĩ rằng tôi sắp chết, hai năm trước, tôi đã làm một điều tự nhiên: tôi đã thét lên và tôi đã được trả lời. Tôi mất nhiều tuần trong cơn sốt khủng khiếp, lúc đó tôi nghĩ tôi đang đi giữa đêm trường … Sùng kính này, việc hét lên này … Khi đây là mọi điều bạn có thể làm, chúng ta có lời hứa của Liên Hoa Sinh rằng ông ấy ở đây. Và ông ấy không nói dối: bản thân ông ấy đã xuất hiện với tôi nhiều lần.
Nếu đấy mà không phải là Liên Hoa Sinh, người mà Đại sư dạy chúng ta là bản tính của tâm trí riêng của chúng ta, bản tính phật riêng của chúng ta, nếu đấy không phải sự hiện diện chói sáng vinh quang đó, tôi đã không thể nào trải qua được điều tôi đang trải qua. Tôi chỉ biết tôi không thể vượt qua được.
Điều đầu tiên tôi đã nhận ra là bạn phải nhận trách nhiệm cá nhân cho bản thân bạn. Lí do tôi đang chết đây là vì tôi mắc bệnh AIDS. Đó là trách nhiệm của tôi; không ai khác bị trách. Thực ra không ai bị trách, ngay cả bản thân tôi. Nhưng tôi nhận lấy trách nhiệm về việc đó.
Tôi làm lời nguyện với bản thân tôi và với bất cứ thần nào có thể có đó, trước khi tôi đi vào Phật giáo, rằng tôi chỉ muốn có hạnh phúc. Khi… tôi đã làm quyết định đó, tôi mắc kẹt với nó. Và điều này là rất quan trọng khi làm bất kì huấn luyện nào về tâm trí. Bạn phải làm quyết định rằng bạn thực sự muốn thay đổi. Nếu bạn không muốn thay đổi, không ai sẽ làm việc đó cho bạn.
Phần của chúng ta … là làm việc với các khía cạnh hàng ngày của tình huống của chúng ta. Trước hết là phải biết ơn rằng bạn ở trong thân thể này, và đang trên hành tinh này. Đó là điểm bắt đầu đối với tôi – nhận ra lòng biết ơn với trái đất, với các sinh linh. Vì tôi cảm thấy mọi thứ đang dần dần tuột mất, tôi trở nên biết ơn nhiều thế tới mọi người và mọi vật. Cho nên việc tu luyện của tôi bây giờ định tâm vào lòng biết ơn này, đơn giản là dâng hiến thường xuyên lời ca ngợi về sự sống, về Liên Hoa Sinh, người đang sống trong muôn dạng sự sống này.
Đừng phạm sai lầm tôi đã phạm phải trong nhiều năm thế, rằng “tu luyện” ngụ ý ngồi thẳng và đọc mật chú, vừa nghĩ, “Mình thật vui mừng khi nào việc này kết thúc!” Tu luyện là lớn lao hơn điều đó nhiều. Tu luyện là ở mọi người bạn gặp; tu luyện là ở từng lời nói tàn nhẫn bạn nghe hay thậm chí nhắm thẳng vào bạn.
Khi bạn đứng dậy khỏi chỗ thiền, đó là lúc tu luyện thực sự bắt đầu. Chúng ta phải rất khéo léo và sáng tạo trong cách chúng ta áp dụng tu luyện vào cuộc sống. Bao giờ cũng có cái gì đó trong môi trường của chúng ta để chúng ta có kết nối với, để làm tu luyện. Cho nên nếu tôi quá chóng mặt không quán tưởng được KimCương Tát Đoả trên đầu tôi, tôi đứng dậy, tôi đi rửa bát đĩa buổi sáng và cái đĩa tôi cầm trong tay là thế giới và mọi sinh linh khổ của nó. Thế rồi tôi đọc mật chú … OM VAJRA SATTVA HUM… và tôi đang rửa đi nỗi khổ của các sinh linh. Khi tôi tắm hoa sen, nó không phải là vòi hoa sen; đó là Kim Cương Tát Đoả trên đầu tôi. Khi tôi đi ra ánh mặt trời, nó là ánh sáng, tựa như hàng trăm nghìn mặt trời, đang chiếu sáng từ thân thể Kim Cương Tát Đoả và đi vào tôi, tôi chỉ nhận nó vào. Khi tôi thấy một người đẹp đang bước trên phố, lúc đầu tôi có thể nghĩ, “Người này trông đẹp làm sao,” nhưng khoảnh khắc sau tôi cúng dường cái đẹp đó cho Liên Hoa Sinh với toàn thể tim tôi, và buông bỏ nó. Bạn phải lấy các tình huống đời thực và làm chúng thành tu luyện của bạn. Bằng không bạn sẽ chỉ có niềm tin trống rỗng không đem lại cho bạn an ủi, sức mạnh khi thời buổi khó khăn bắt đầu. Nó chỉ là niềm tin: “Ô, ngày nào đó mình sẽ lên cõi trời. Ngày nào đó mình sẽ là Phật.” Vâng, ngày nào đó bạn sẽ không thành phật đâu. Bạn là Phật, bây giờ. Và khi bạn tu luyện, bạn đang tu luyện cho con người bạn đang là…
Điều rất quan trọng là cần nắm lấy các tình huống xuất hiện trong đời bạn và sử dụng chúng. Như Đại sư thường nói, nếu bạn đã tu luyện kêu gọi và hỏi xin giúp đỡ, thế thì trong các trung ấm làm cùng điều này sẽ là tự nhiên… Tôi đã làm ra mật chú từ dòng này của Đại sư Dudjom: “Lạt ma vô cùng tốt bụng, tôi chỉ nhớ đến người.” Ngày nào đó, nó là mọi điều tôi có thể xoay xở nhớ; đó là tu luyện duy nhất tôi có thể nói ra. Nhưng nó làm việc tốt.
Vậy … hạnh phúc, tự chịu trách nhiệm, lòng biết ơn… đừng lẫn lộn thực hành nghi lễ, chết cứng với cách tu luyện vinh quang, mở, thay đổi, uyển chuyển, linh hoạt, tiếp diễn, sống. Vì, và đó là kinh nghiệm của tôi ngay bây giờ – và tôi biết nó có lẽ có vẻ như lời, nhưng tôi biết từ trong tim tôi nó không phải vậy – tôi thấy Liên Hoa Sinh ở mọi nơi. Đó là tu luyện của tôi. Mọi người, đặc biệt là những người gặp khó khăn, thường làm cho cuộc sống thành khó khăn cho người khác, việc đương đầu với họ là phúc lành của thầy. Đối với tôi bệnh này là phúc lành của thầy. Đó là ân huệ. Nhiều ân huệ thế tôi có nghiền nó ngẫm mãi.
Nhưng điều này đã xảy ra vì tôi đã rèn tâm trí của tôi… Khi tôi bắt đầu, hay phán xét mọi thứ thường xuyên trong tâm trí của tôi. Tôi sẽ phán xét người này; tôi sẽ phán xét người kia. Tôi phán xét cách anh ta nhìn, tôi phán xét cách chị kia ngồi; tôi phê phán, “Tôi không thích hôm nay, trời mưa quá, xám xịt quá. Ôi, tôi đáng thương … Ôi, yêu tôi …Ôi giúp tôi!” Cho nên tôi bắt đầu với điều đó. Đó chỉ là những lời bình luận thường xuyên trong tâm trí của tôi. Nhưng tôi đã làm việc bắt đầu. Tôi tự viết ra những lời lưu ý nhỏ và dán nó lên tủ lạnh, “Không phán xét!”
Khi bạn sống trong tâm trí của bạn – đó là việc chọn giữa cái này và cái kia. “Cái này tốt … cái này xấu, tôi không thích nó,” giữa hi vọng và sợ hãi, giữa ghét và yêu, giữa vui và buồn, khi bạn thực nắm giữ một trong các thái cực này – an bình bản chất của tâm trí bạn bị xáo trộn. Một vị tổ Thiền tông nói: “Đạo lớn không khó cho người không có ưa thích.” Vì bản tính Phật của bạn có đó. Hạnh phúc ở mọi nơi.
Như vậy tôi đã bắt đầu làm việc với tâm trí quan niệm của tôi. Đầu tiên nó dường như là việc không thể làm được. Nhưng tôi càng tu luyện vào nó… tôi đã thấy ra: Nếu bạn để những gì khởi lên ở đúng chỗ riêng của chúng, chúng hoàn toàn ổn, ở nơi đó. Chỉ hiện hữu cùng chúng, và là hạnh phúc, vì bạn biết bạn có bản tính phật.
Bạn không cần phải cảm thấy như bạn có bản tính phật. Đó không phải là vấn đề. Vấn đề là tin cậy, cái là đức tin. Vấn đề là sùng kính, cái là buông xuôi. Điều đó, với tôi là bản chất. Nếu bạn có thể tin cậy điều thầy đang nói, nghiên cứu và cố mang giáo huấn trở lại bản thân bạn trong những lúc khó khăn, và huấn luyện tâm trí của bạn không rơi vào trong những hình mẫu thói quen của nó, nếu bạn có thể chỉ hiện hữu với điều đang xảy ra, với sự chú ý trần trụi, sau một thời gian bạn để ý rằng không cái gì lưu lại xung quanh rất lâu nữa. Ngay cả những suy nghĩ xấu không còn. Đặc biệt cũng không còn ý nghĩ về thân thể chúng ta. Mọi thứ thay đổi. Nếu bạn để cho nó ở chỗ của nó, nó sẽ giải thoát bản thân nó.
Trong tình huống như của tôi, khi sợ trở thành hiển nhiên thế với bạn, và chi phối thế, và bạn cảm thấy bạn đang bị nuốt chửng bởi nỗi sợ, bạn phải nắm lấy tâm trí của bạn trong tay bạn. Tôi đã nhận ra rằng sợ sẽ không giết tôi. Đây chỉ là cái gì đi qua tâm trí của tôi. Đây là ý nghĩ và tôi biết ý nghĩ sẽ giải thoát bản thân chúng nếu tôi không nhúng tay vào. Tôi cũng nhận ra đó là điều xảy ra trong các trung ấm, khi và nếu bạn thấy linh ảnh tới với bạn mà có thể là kinh hoàng; nó không tới ở bất kì chỗ nào khác hơn từ bạn! Tất cả những năng lượng đó chúng ta đã giữ kìm xuống trong thân thể đang được xả ra ngoài.
Tôi cũng đã khám phá ra, khá sớm, khi tôi đang rèn luyện tâm trí của tôi, có một điểm nào đó, một đường nào đó bạn phải vạch ra, và bên ngoài điểm đó bạn không thể để cho tâm trí đi qua. Nếu bạn cứ để điều này xảy ra, bạn có nguy cơ gặp phải vấn đề tâm trí, nguy cơ bị rầu rĩ, nguy cơ trở thành một người thực sự gây chán cho mọi người quanh bạn: điều đó sẽ là ít nhất. Nhưng bạn có thể giật ra. Mọi người vẫn giật ra, bị mất thăng bằng bởi tin vào điều tâm trí đang nói với họ về thực tại. Tất cả chúng ta đều làm điều đó, nhưng có một đường nào đó mà chúng ta không thể vượt ra bên ngoài… Tôi thường có những cơn hoảng sợ. Tôi nghĩ tới một hố đen lớn ở ngay nền đất trước mặt tôi. Từ khi tôi đã cho phép bản thân tôi đặc quyền này, cái ân huệ của việc là hạnh phúc, mọi lúc, tôi không thấy hố đen nữa.
Một số trong các bạn là thân thiết với tôi hơn là gia đình tôi. Vì các bạn cho phép Liên Hoa Sinh đến với tôi theo một cách khác, thông qua sự chăm sóc, mối quan tâm và tình yêu của các bạn. Các bạn dường như không bận tâm rằng tôi đang bị AIDS. Không ai hỏi tôi: “Này, bạn mắc bệnh như thế nào?” Không ai gợi ý rằng đây có thể là tai hoạ lên tôi; ngoại trừ một ông bạn già của tôi, người đã gọi điện cho tôi khoảng một tuần lễ trước và nói, “Cậu không sợ rằng đây là tai hoạ Thượng đế giáng xuống cho cậu à?” Sau khi dứt cười, tôi nói, “Bác tin rằng Thượng đế gây tai hoạ cho trái đất và thân thể con người là không thuần khiết. Còn tôi, mặt khác, tôi tin rằng phúc lành là điểm bắt đầu nguyên thuỷ, không là tai hoạ.” Từ thời vô thuỷ, mọi thứ đã được hoàn thành, thuần khiết và hoàn hảo.
Cho nên điều tôi làm bây giờ chỉ là an định trong việc toả sáng. Nó ở mọi nơi. Bạn không thể tránh được nó. Việc toả sáng này say sưa tới mức đôi khi tôi cảm thấy tựa như tôi đang nổi trong việc toả sáng. Tôi đang để Liên Hoa Sinh bay qua bầu trời của tâm trí của tôi, chỉ để tôi được gắn vào.
Bây giờ nếu tôi ngồi đó nghe điều này, tôi sẽ nói, “Được, vậy sao bạn không được chữa lành?” Mọi người đã hỏi tôi điều đó. Không phải là tôi đã không cố gắng: Tôi đã mua đầy một va li thuốc: tôi đã mang cả một va li đầy thuốc. Nhưng tôi đã dừng việc đó cách đây ít lâu. Tôi đoán lí do tôi đã làm vì nó dường như sẽ thao túng và can nhiễu vào quá trình đã bắt đầu. Quá trình này làm lau rất sạch cho tôi. Tôi biết có rất nhiều nghiệp đã bị thiêu cháy. Có lẽ nó lau sạch cho mẹ tôi, vì tôi dâng hiến điều này cho bà ấy. Mẹ tôi cũng hơi khổ. Thế rồi có các bạn tâm linh trong nhóm này mà tôi yêu mến như anh chị em; họ cũng khổ. Tôi đã có thoả thuận này với Liên Hoa Sinh: Nếu tôi phải ở lại và chịu khổ để cho có một số trong điều đó có thể giúp lau sạch và làm thuần khiết cho bạn cũng như tôi, điều đó sẽ là phúc lành làm sao! Đây là lời cầu nguyện của tôi. Và tôi không phải là người thích khổ, tôi có thể đảm bảo với bạn điều đó! Nhưng tôi cảm thấy ân huệ đó, phúc lành đó, đang nhẹ nhàng đẩy tôi vào trong khổ đó.
Và tại điểm này, từ nghiên cứu những gì tôi đã học được ở giáo huấn của Đại sư về trung ấm, chết không phải là kẻ thù. Cũng như ý nghĩ của chúng ta không bị coi là kẻ thù… Và sự sống không là kẻ thù. Sự sống là cái gì đó vinh quang, vì trong sự sống này chúng ta có thể đánh thức được người mà chúng ta thực sự là.
Cho nên tôi cầu xin bạn – từ tận đáy lòng – đừng lãng phí cơ hội bạn đang có, trong khi bạn vẫn còn tương đối mạnh khoẻ, để làm việc với điều Đại sư cung cấp cho bạn…Thầy biết cách lấy ra những điểm thiết yếu để nói và dạy về Đại Toàn thiện là thế nào, và thầy biết cách đưa bạn đến đó trong tim. Điều đó là quan trọng thế: và đặc biệt khi bạn đang sẵn sàng để chết.
Cho nên tôi ở đây để nói lời chào tạm biệt. Ít nhất, cho thời gian quanh đây… Tôi muốn chào tạm biệt tất cả các bạn, những người đã trở thành anh chị em tôi, những người trong các bạn mà tôi biết nhưng không có đặc ân được biết kĩ hơn, những người trong các bạn mà tôi thậm chí còn chưa từng gặp… Tôi có cảm giác rằng trong vòng sáu tháng tới đây tôi có thể chết. Mà cũng có thể chỉ trong ba tháng nữa thôi. Cho nên tôi giữ tất cả các bạn trong tim tôi, và tôi thấy các bạn đều ngời ngời xán lạn. Không có bóng tối. Đó chỉ là ánh sáng toả ra từ tim Liên Hoa Sinh, thấm nhuần tất cả chúng ta. Nhờ phúc lành của các thầy.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Phụ lục 3 Hai câu chuyện