Trải nghiệm cận tử

CHÚNG TA ĐÃ TRỞ NÊN rất quen thuộc với trải nghiệm cận tử ở phương Tây, cái tên được đặt cho một loạt các kinh nghiệm được báo cáo lại bởi những người đã sống lại sau một vụ gần chết hay chết lâm sàng. Trải nghiệm cận tử cũng đã được kể lại trong suốt chiều dài lịch sử, trong mọi truyền thống huyền môn, do các nhà văn và nhà triết học thuật lại, như Plato, Giáo hoàng Gregory vĩ đại, một vài thầy Sufi nổi tiếng, Tolstoy và Jung. Thí dụ tôi thích hơn cả trong lịch sử là câu chuyện do một nhà lịch sử lớn người Anh, thầy tu Bede, kể lại vào thế kỉ thứ tám.

 

Vào thời đại này, phép màu đáng chú ý, giống như phép màu của ngày xưa, đã xuất hiện ở Anh. Vì, để khơi dậy việc sống từ chết tâm linh, một người đã chết đã quay trở về cuộc đời thân thể và kể lại nhiều điều cao quí mà ông ấy đã thấy, một số trong chúng tôi đã nghĩ nó có giá trị để nhắc tới ở đây một cách tóm tắt. Có một người chủ gia đình sống ở vùng nông thôn Northumbrians, tên là Cunningham, sống cuộc đời mộ đạo cùng cả gia đình. Ông ấy cảm thấy bị ốm và bệnh tình trầm trọng thêm cho tới khi xảy ra nguy kịch, và vào lúc bắt đầu đêm, ông ấy đã chết. Nhưng vào lúc tảng sáng, ông ấy sống lại và đột nhiên ngồi dậy trước sự khiếp đảm của những người đang khóc than xung quanh xác ông ấy; mọi người đều hoảng sợ chạy biến mất chỉ còn lại vợ ông ấy, người đã yêu ông ấy hơn hết thảy, run cầm cập và sợ hãi. Người đàn ông trấn an vợ mình và nói: “Đừng sợ, vì tôi đã thực sự thoát khỏi nanh vuốt của thần chết, và tôi được phép sống lần nữa giữa con người. Nhưng từ nay tôi phải không sống như tôi đã từng sống, và phải chọn một cách sống rất khác.”.. Không lâu sau đó ông ấy đã bỏ mọi trách nhiệm trần thế và vào tu viện Melrose…

 

Bede tiếp tục:

 

Đây là câu chuyện ông ấy hay kể lại về kinh nghiệm của ông ấy: “Một người đẹp trai trong bộ áo choàng sáng mầu là người hướng dẫn của tôi, và chúng tôi bước đi trong yên lặng dường như là theo hướng bắc. Khi chúng tôi đi lên trước, chúng tôi bước vào một thung lũng rất rộng và sâu với chiều dài vô tận… Anh ta mang tôi ra khỏi bóng tối vào một bầu không khí sáng trong trẻo, và khi anh ta dẫn tôi tiến vào ánh sáng chói lọi đó, tôi thấy trước chúng tôi là một bức tường lớn dường như có chiều dài và cao vô tận về mọi hướng. Vì tôi không thấy có cửa ra vào, cửa sổ hay lối vào nào trong nó, tôi bắt đầu tự hỏi tại sao chúng tôi đi lên tường. Nhưng khi chúng tôi tới nó, ngay lập tức – tôi không biết bằng cách nào – chúng tôi đã ở trên đỉnh của nó. Bên trong bức tường là một bãi cỏ rộng và thoáng đãng… ánh sáng tràn ngập mọi nơi ở chỗ này, dường như là sáng hơn cả ánh sáng ban ngày hay tia sáng mặt trời buổi trưa…

“(Người hướng dẫn nói) ‘Bây giờ anh phải trở về thân thể anh và sống giữa mọi người một lần nữa; nhưng nếu anh cân nhắc hành động của anh với sự thận trọng lớn hơn và học giữ lời và cách sống đức hạnh và giản dị, thế thì khi anh chết, anh sẽ lại được vào ngôi nhà cho những linh hồn hạnh phúc mà anh đã thấy. Vì, khi tôi rời khỏi anh một chốc, tôi đã đi để xem tương lai của anh sẽ thế nào.’ Khi anh ta nói với tôi những lời này tôi hầu như ngần ngại trở về thân thể của tôi; vì tôi đã đi vào một nơi đẹp đẽ và dễ chịu nhất mà tôi có thể thấy và tôi đã thấy ở đó. Nhưng tôi không dám hỏi người hướng dẫn của tôi, và ngay lúc đó, tôi không biết thế nào, tôi đột nhiên thấy mình sống giữa mọi người một lần nữa.”

 

Bede kết thúc câu chuyện của mình bằng những lời như thế này:

 

Con người của Chúa này không bàn thảo về những điều này điều kia anh ta đã thấy với bất kì ai không quan tâm hay sống bất cần, nhưng chỉ nói với những người … sẵn sàng ghi tạc lời kể của anh ấy trong tim và tăng trưởng thêm trong tính linh thiêng.[i]

 

Kĩ năng của công nghệ y học hiện đại đã bổ sung thêm chiều hướng hứng thú vào mức độ trải nghiệm cận tử; nhiều người bây giờ đã sống lại từ “chết,” chẳng hạn, sau các tai nạn, đau tim hay các bệnh hiểm nghèo, hay trong mổ hay trong chiến trận. Trải nghiệm cận tử đã là chủ đề cho rất nhiều nghiên cứu khoa học và bàn luận triết học. Theo cuộc thăm dò dư luận của viện Gallup có thẩm quyền vào năm 1982, một số lớn người Mĩ – tới 8 triệu người hay một phần hai mươi dân số – ít nhất đã có một trải nghiệm cận tử.[ii]

Mặc dù không có hai người nào có đích xác cùng một kinh nghiệm, cũng như không có hai người nào có cùng kinh nghiệm đồng nhất về cõi trung ấm, một hình mẫu chung cho các pha khác nhau trong trải nghiệm cận tử, “kinh nghiệm lõi,” xuất hiện:

  1. Họ trải nghiệm một trạng thái cảm giác khác, về cảm giác thân thể an bình và mạnh khoẻ, không đau, hoặc sợ.
  2. Họ có thể nhận biết về âm thanh u u hay luồng chảy, và thấy bản thân mình tách ra khỏi thân thể của họ. Điều này là cái được gọi là “trải nghiệm ngoài thân thể”: Họ có thể thấy xác của họ, thường từ một điểm đâu đó trên nó; giác quan nghe và nhìn của họ được nâng cao hơn; tâm thức của họ là rõ ràng và tỉnh táo sinh động, và họ thậm chí còn có thể đi xuyên qua tường.
  3. Họ nhận biết về một thực tại khác, của việc đi vào bóng tối, nổi lên trong không gian vô chiều, và thế rồi di chuyển nhanh chóng qua một đường hầm.
  4. Họ thấy ánh sáng, ban đầu như một điểm sáng ở xa, và bị cuốn một cách như bị từ trường hút về nó và thế rồi được bao bọc trong ánh sáng và tình yêu thương. Ánh sáng này được mô tả như ánh sáng chói loà của một vẻ đẹp lớn, nhưng mắt không bị thương bởi nó. Một số người báo cáo việc gặp “người ánh sáng,” sự hiện diện chói ngời, dường như toàn năng mà vài người gọi đó là Thượng đế hay Jesus, người đầy từ bi và yêu thương. Đôi khi trong sự hiện diện này họ còn có thể chứng kiến việc ôn lại toàn bộ cuộc đời mình, thấy lại mọi thứ họ đã làm trong đời họ, tốt và xấu. Họ giao tiếp bằng ý nghĩ với với sự hiện diện này, và thấy bản thân họ đang trong chiều vô thời gian và thường là phúc lạc trong đó mọi quan niệm thông thường như thời gian và không gian là vô nghĩa. Mặc dù việc trải nghiệm này chỉ kéo dài một hai phút theo thời gian thông thường, nhưng nó có thể là có tính phát sinh bao la và phong phú.
  5. Một số người thấy thế giới bên trong của vẻ đẹp siêu nhiên, cảnh quan và nhà cửa thiên đường, với âm nhạc cõi trời, và họ có cảm giác về tính một. Rất ít người, dường như vậy, báo cáo về linh ảnh khủng khiếp của cõi địa ngục.
  6. Họ có thể đạt tới biên giới mà bên ngoài nó họ không thể đi được; một số người gặp lại họ hàng và bạn bè đã chết và nói chuyện với họ. Họ quyết định (thường là ngần ngại) hoặc được bảo phải quay trở về thân thể và cuộc đời này, đôi khi với cảm giác về sứ mệnh và phụng sự, đôi khi để bảo vệ và chăm sóc cho gia đình họ, đôi khi chỉ đơn giản để hoàn thành chủ định của đời họ, điều chưa được hoàn thành.

 

Khía cạnh quan trọng nhất của trải nghiệm cận tử, như được kể đi kể lại trong các tài liệu về nó, là việc nó làm biến đổi hoàn toàn cuộc sống, thái độ, nghề nghiệp và mối quan hệ của những người có trải nghiệm này. Họ có thể vẫn còn sợ đau và việc chết, nhưng họ mất bản thân nỗi sợ chết; họ trở nên khoan dung và đáng yêu hơn; họ trở nên quan tâm nhiều hơn đến các giá trị tâm linh, “con đường trí huệ,” và thường theo một hướng tâm linh phổ quát hơn là quan tâm đến tín điều của bất kì tôn giáo nào.

Thế thì trải nghiệm cận tử nên được giải thích thế nào? Một số nhà văn phương Tây, những người đã đọc Sách Tây Tạng về người chết, đánh đồng những kinh nghiệm này với kinh nghiệm về các trung ấm được truyền dạy theo truyền thống Tây Tạng. Mới thoáng nhìn, dường như có sự song song tương tự rất hấp dẫn giữa hai điều này, nhưng các chi tiết của trải nghiệm cận tử có liên quan thế nào với giáo huấn về trung ấm? Tôi cảm thấy rằng điều này sẽ yêu cầu một khảo cứu đặc biệt bên ngoài phạm vi của cuốn sách này, nhưng vẫn có một số điểm tương tự và khác biệt chúng ta có thể thấy.

 

TỐI TĂM VÀ ĐƯỜNG HẦM

Pha cuối cùng của quá trình tan rã của trung ấm chết, bạn sẽ nhớ, là vào lúc kinh nghiệm đen tối của “việc đạt tới đầy đủ” bừng lên “như bầu trời trống rỗng bị liệm trong tối hoàn toàn.” Tại điểm này, các giáo huấn nói về một khoảnh khắc phúc lành và vui vẻ. Một trong những đặc trưng chính của trải nghiệm cận tử là ấn tượng di chuyển với “tốc độ khủng khiếp” và “cảm giác vô trọng lượng” qua một không gian đen kịt, “một cái đen toàn bộ, an bình, diệu kì,” và hướng xuống một “đường hầm tối, dài.”

Một người đàn bà nói với Kenneth Ring: “Nó chỉ giống như trống rỗng, không cái gì và nó an bình làm sao – nó dễ chịu tới mức bạn cứ muốn giữ như thế. Nó hoàn toàn đen, không cảm thấy gì hết, không có việc cảm… một loại như đường hầm tối đen kịt. Chỉ có việc nổi lên. Gần giống như lơ lửng trong không trung.”[iii]

 

Còn một đàn bà khác nói cho ông ấy:

 

Điều đầu tiên tôi nhớ được là một tiếng xô đẩy ì ầm, rất lớn… Khó mà tìm được đúng từ để mô tả. Cái gần giống nhất tôi có thể liên kết được với nó có lẽ là tiếng lốc xoáy – một cơn gió thốc ra rất mạnh, gần như cuốn tôi đi. Và tôi bị lôi vào một điểm hẹp từ một vùng rộng.[iv]

 

Một người phụ nữ nói với Margot Grey:

 

Tôi ở trong một cái gì tựa như không gian bên ngoài. Nó là tuyệt đối đen ở ngoài đó và tôi cảm thấy như tôi đang bị kéo đi hướng tới một lối mở tựa như đầu cuối đường hầm. Tôi biết điều này vì tôi có thể thấy được ánh sáng ở đầu cuối đó; đó là cách tôi đã biết nó ở ở đó. Tôi đang đứng thẳng và bị kéo về lối mở đó. Tôi biết đó không phải là mơ, mơ không xảy ra theo cách đó. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng đó là mơ.[v]

 

ÁNH SÁNG

Vào khoảnh khắc chết, Chói sáng Nền tảng hay Ánh sáng Rõ ràng bừng lên trong mọi vẻ rực rỡ của nó. Sách Tây Tạng về người chết nói: “Hỡi người con của gia đình chứng ngộ… Rigpa của ông là chói sáng không tách rời và trống rỗng và là nơi cư ngụ như sự toả sáng bao la; vượt ra ngoài sinh hay tử, thực ra đó là Phật Bất biến Quang.”

Melvin Morse, người chuyên nghiên cứu về trải nghiệm cận tử của trẻ em, nhận xét: “Gần như mọi trải nghiệm cận tử của trẻ em (vào khoảng một phần tư của số người lớn) có trong nó yếu tố ánh sáng. Tất cả họ đều báo cáo rằng ánh sáng xuất hiện ở các giai đoạn cuối cùng của trải nghiệm cận tử, sau khi họ đã trải nghiệm ra ngoài thân thể hay đi qua đường hầm.”[vi]

Một trong những mô tả hấp dẫn nhất về cách tiến tới ánh sáng do Margot Grey báo cáo lại:

 

Thế rồi dần dần bạn nhận ra con đường đó, đi ra mãi xa, một khoảng cách không tài nào đo được, bạn có thể tiến tới cuối đường hầm, vì bạn thấy được ánh sáng trắng, nhưng nó ở xa quá mà tôi chỉ có thể so sánh với việc nhìn lên bầu trời và trong khoảng cách thấy một ngôi sao, nhưng về mặt trực quan bạn phải nhớ rằng bạn đang nhìn qua một đường hầm, và ánh sáng này tràn đầy ở cuối đường hầm. Bạn tập trung vào đốm sáng nhỏ này vì khi bạn bị đẩy tới trước, bạn đoán sẽ đạt tới nó.

Dần dần, khi bạn đi hướng về nó với tốc độ cực cao, nó mỗi lúc một rộng hơn. Toàn thể quá trình suy tư chỉ dường như mất một phút. Khi bạn càng đến gần hơn với ánh sáng cực kì rực rỡ này, không có cảm giác về chỗ cuối bất thần của đường hầm, nhưng thay vì thế là việc hội nhập vào trong ánh sáng đó. Bây giờ đường hầm ở phía sau bạn và phía trước bạn là ánh sáng xanh trắng đẹp đẽ huy hoàng. Ánh sáng chói lọi này là sáng thế, sáng hơn ánh sáng mà sẽ lập tức làm mù bạn, nhưng nó tuyệt đối không hại mắt bạn chút nào.[vii]

Nhiều người trải nghiệm cận tử mô tả về bản thân ánh sáng này:

 

Mô tả của tôi về ánh sáng này là – vâng, nó không phải là ánh sáng, nhưng là việc thiếu vắng của tối, toàn bộ và đầy đủ… Vâng, bạn nghĩ về ánh sáng như một vầng sáng lớn chiếu sáng trên mọi vật tạo ra các cái bóng vân vân. Ánh sáng này thực sự là thiếu vắng bóng tối. Chúng ta không dùng quan niệm đó vì chúng ta bao giờ cũng có cái bóng từ một nguồn sáng trừ phi ánh sáng bao tròn quanh ta. Nhưng ánh sáng này là toàn bộ và đầy đủ tới mức bạn không nhìn vào ánh sáng, bạn ở trong ánh sáng[viii].

 

Một người đã nói với với Kenneth Ring, “Nó không sáng. Nó giống như một cái đèn có chụp hay cái gì đó. Nhưng nó không phải là loại ánh sáng bạn nhận được từ chiếc đèn. Bạn biết nó là gì không? Tựa như ai đó đã đặt một cái chụp lên mặt trời. Nó làm cho tôi cảm thấy vô cùng an bình. Tôi không còn sợ gì nữa. Mọi thứ đều tốt đẹp cả.”[ix]

Một người phụ nữ nói với Margot Grey: “Ánh sáng này sáng hơn bất kì cái gì bạn có thể tưởng tượng. Không có lời mô tả được nó. Tôi hạnh phúc thế, không thể nào giải thích được. Nó đã như một cảm giác về chân thành, nó đã là việc cảm tuyệt diệu. Ánh sáng này sáng tới mức thường nó sẽ làm mù mắt bạn, nhưng nó không làm hại mắt người ta chút nào.”

Những người khác còn kể lại họ không chỉ thấy ánh sáng mà còn đi thẳng vào trong ánh sáng đó, và họ nói về các cảm giác họ có: “Tôi không còn cảm thấy là một căn cước tách biệt nữa. Tôi là ánh sáng và là một với nó.”[x]

Một người phụ nữ, đã trải qua hai lần mổ trong hai ngày nói với Margot Grey: “Chỉ điều bản chất của tôi được cảm thấy. Thời gian không thành vấn đề và không gian được rót đầy với phúc lạc. Tôi được tắm mình trong ánh sáng rạng ngời và được nhấn chìm vào trong hào quang cầu vồng. Mọi thứ được trộn lẫn. Âm thanh thuộc loại mới, hài hoà, vô danh (bây giờ tôi gọi nó là âm nhạc).”[xi]

Một người đàn ông khác, đã đạt tới điểm đi vào ánh sáng, mô tả lại điều đó theo cách này:

 

Một loạt các biến cố sau đây dường như xảy ra đồng thời, nhưng để mô tả chúng, tôi sẽ phải nêu từng việc một. Cảm giác là về một người thuộc loại nào đó, đúng hơn là một loại năng lượng nào đó, không phải là nhân vật theo nghĩa về người khác, nhưng là một trí thông minh mà với người đó có khả năng giao tiếp. Thêm vào đó, về kích cỡ nó bao phủ toàn bộ cái nhìn phía trước bạn. Nó bao trùm toàn bộ, bạn cảm thấy được bao bọc.

Ánh sáng lập tức giao tiếp với bạn, đọc được sóng suy nghĩ của bạn bằng thần giao cách cảm, không cần tới ngôn ngữ. Phát biểu nghi ngờ sẽ không thể nào nhận được. Thông báo đầu tiên tôi đã nhận được là “Thảnh thơi đi, mọi thứ là đẹp, mọi thứ là ổn thoả, bạn không có gì phải sợ.” Tôi lập tức được đặt vào sự thoải mái tuyệt đối. Trong quá khứ nếu ai đó như bác sĩ đã nói với bạn: “Ổn rồi, anh không có gì phải sợ, điều này sẽ không đau đâu/ nó thường vẫn thế.” – bạn không thể tin cậy họ.

Nhưng đây là việc cảm đẹp nhất mà tôi đã từng biết, nó là tình yêu thuần khiết tuyệt đối. Mọi việc cảm, mọi cảm xúc là hoàn hảo. Bạn cảm thấy ấm áp nhưng không có gì liên quan tới nhiệt độ. Mọi thứ ở đó là đều tuyệt đối rõ ràng và sống động. Cái mà ánh sáng giao tiếp với bạn là cảm giác về tình yêu thuần khiết, thực. Bạn trải nghiệm được điều này lần đầu tiên. Bạn không thể so sánh nó với tình yêu của vợ bạn hay của con bạn hay tình yêu dục. Cho dù tất cả những điều đó được tổ hợp lại với nhau, bạn vẫn không thể so sánh nó với cảm giác bạn có được từ ánh sáng này.[xii]

 

Một người đàn ông bị gần chết đuối ở độ tuổi mười bốn nhớ lại :

 

Khi tôi đạt tới nguồn Ánh sáng, tôi có thể nhìn vào trong. Tôi không thể bắt đầu mô tả theo ngôn ngữ con người cảm giác tôi đã trải qua khi tôi nhìn thấy. Đó là một thế giới vô tận khổng lồ của an bình, và tình yêu, và năng lượng và cái đẹp. Gần như là cuộc đời con người không có gì là quan trọng nếu so với điều này. Và vậy mà nó nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống, đồng thời nó cũng coi chết như một phương tiện đi tới một cuộc sống khác và tốt hơn. Nó đã là mọi con người, mọi cái đẹp, mọi nghĩa cho mọi sự tồn tại. Nó là mọi năng lượng của vũ trụ tồn tại vĩnh viễn ở một chỗ.”[xiii]

 

Melvin Morse đã viết ra một cách cảm động về những trải nghiệm cận tử của trẻ con, và kể lại cách chúng mô tả ánh sáng theo cách nói giản dị của chúng: “Cháu có một bí mật tuyệt diệu để kể cho bác. Cháu đã trèo lên cầu thang lên trời.” “Cháu chỉ muốn có được Ánh sáng đó. Quên thân thể của cháu, quên mọi thứ. Cháu chỉ muốn có được Ánh sáng đó.” “Có một Ánh sáng đẹp tuyệt trần mà có mọi thứ đều tốt lành trong nó. Trong một tuần cháu vẫn có thể thấy những loé sáng của Ánh sáng đó trong mọi thứ.” “Khi cháu tỉnh khỏi cơn mê trong bệnh viện, cháu mở mắt ra và thấy từng mảnh của Ánh sáng ở mọi nơi. Cháu đã có thể thấy cách mọi thứ trong thế giới khớp với nhau như thế nào.”[xiv]

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.20 Trải nghiệm cận tử: cầu thang lên trời

[i] Bede, A History of the English Church and People, translated by Leo Sherley-Price (Harmondsworth, England: Penguin Books 1968), 420-21.

[ii] In George Gallup Jr., with William Proctor, Adventures in Immortality: A Lock Beyond the Threshold of Death (London: Souvenir, 1983).

[iii] Kenneth Ring, Life at Death: A Scientific Investigation of the NearDeath Experience (New York: Quill, 1982), 55

[iv] Ring, Life at Death, 63.

[v] Margot Grey, Return from Death: An Exploration of the Near-Death Experience (Boston and London: Arkana, 1985), 42.

[vi] Melvin Morse, Closer to the Light: Learning from Children’s NearDeath Experiences (New York: Villard, 1990), 115.

[vii] Grey, Return from Death, 47.

[viii] Michael Sabom, Recollections of Death: A Medical Investigation of the Near-Death Experience (London: Corgi, 1982), 66.

[ix] Ring, Life at Death, 59.

[x] Grey, Return from Death, 46.

[xi] Grey, Return from Death, 33.

[xii] Grey, Return from Death, 53.

[xiii] Morse, Closer to the Light, 120.

[xiv] Morse, Closer to the Light, 181.