Tu luyện tâm

Bây giờ tôi muốn trao cho bạn một tu luyện có thể thực sự giúp đỡ cho bạn khi bạn đang phải chịu đựng đau buồn và tiếc thương sâu sắc. Đó là bài tu luyện mà thầy tôi Jamyang Khyentse bao giờ cũng dùng để trao cho những người đang trải qua những đau khổ tình cảm hay tinh thần suy sụp, và tôi, từ kinh nghiệm riêng của mình biết rằng nó có thể đem lại sự giảm nhẹ và an ủi rất lớn. Việc dạy về cuộc đời của ai đó trong một thế giới như của chúng ta là không dễ dàng. Khi tôi còn trẻ đã có nhiều khoảnh khắc của khủng hoảng và khó khăn, và thế rồi tôi bao giờ cũng khẩn cầu Liên Hoa Sinh, như tôi bao giờ cũng vẫn làm, nghĩ tới người cùng cách như với mọi thầy của tôi. Và như vậy tôi đã khám phá ra cho bản thân tôi cách tu luyện này đang biến đổi thế nào, và tại sao mọi thầy của tôi thường nói rằng tu luyện về Liên Hoa Sinh là hữu dụng nhất khi bạn phải trải qua những rối loạn, vì nó có sức mạnh bạn cần để đảm nhiệm và sống còn trong sự rối ren hỗn độn của thời đại này.

Vậy bất kì khi nào bạn thất vọng, khổ hay chán nản, bất kì khi nào bạn cảm thấy bạn không thể tiếp tục được nữa, hay bạn cảm thấy tim bạn tan vỡ, tôi khuyên bạn nên làm tu luyện này. Điều kiện duy nhất để có được hiệu quả của tu luyện này là bạn cần làm nó với tất cả sức mạnh của bạn, và bạn cần phải hỏi, thực sự hỏi sự giúp đỡ.

Ngay cả nếu bạn tu luyện thiền, bạn sẽ có những nỗi đau và khổ về cảm xúc, và nhiều điều từ các kiếp sống quá khứ hay kiếp sống này có thể nổi lên khiến cho bạn khó có đối diện. Bạn có thể thấy bạn không có trí huệ hay sự ổn định trong thiền của bạn để giải quyết chúng, và rằng thiền của bạn theo cách của bạn vẫn chưa đủ. Điều bạn cần vậy là cái tôi gọi là “tu luyện tâm.” Tôi bao giờ cũng cảm thấy buồn vì mọi người không có tu luyện như điều này để giúp họ vào những lúc chán nản, vì nếu bạn làm, bạn sẽ thấy bạn có cái gì đó quí giá vô ngần, nó cũng sẽ trở thành một nguồn biến đổi và sức mạnh liên tục.

 

  1. Khẩn cầu

Khẩn cầu trong bầu trời phía trước bạn sự hiện diện của bất kì người chứng ngộ nào gây hứng khởi cho bạn nhất, và coi rằng người đó là hiện thân của mọi chư phật, bồ tát và thầy. Đối với tôi, như tôi đã nói, hiện thân này là Liên Hoa Sinh. Cho dù bạn không thể tưởng tượng được trong mắt của tâm trí bạn bất kì hình thể nào, chỉ cần cảm thấy sự hiện diện mạnh mẽ và khẩn cầu sức mạnh vô biên, từ bi và phúc lành của vị đó.

 

  1. Gọi ra

Mở lòng bạn và khẩn cầu cho người đó với mọi nỗi đau và khổ bạn cảm thấy. Nếu bạn cảm thấy muốn khóc, đừng kìm lại: để nước mắt tuôn rơi, và thực sự hỏi sự giúp đỡ. Biết rằng có ai đó tuyệt đối ở đấy với bạn, ai đó đang nghe bạn, người hiểu bạn với tình yêu và từ bi, không bao giờ phán xét bạn: một người bạn tối thượng. Gọi người đó từ chiều sâu nỗi đau của bạn, dùng mật chú OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM, mật chú đã được hàng trăm nghìn người dùng hàng thế kỉ nay như một nguồn chữa lành thuần khiết và bảo vệ.

 

  1. Rót đầy tâm bằng phúc lạc

Tưởng tượng và biết bây giờ rằng vị phật bạn đang khóc mời đã đáp ứng, với tất cả tình yêu, từ bi, trí huệ và sức mạnh của vị đó. Những tia sáng rực rỡ từ vị đó chiếu thẳng vào bạn. Tưởng tượng ánh sáng đó như nước cam lồ, rót đầy trong lòng bạn hoàn toàn, và biến mọi khổ của bạn thành phúc lạc.

 

Một cách theo đó Liên Hoa Sinh xuất hiện là người ngồi trong tư thế thiền, mặc áo thụng, toát ra một cảm giác thoải mái ấm áp và ấm cúng, với nụ cười đôn hậu trên mặt. Trong sự phát toả đó người được gọi là “Phúc lạc lớn.” Hai tay người đặt thảnh thơi trên đùi, nâng một chiếc cốc làm bằng chóp xương sọ. Cốc này đầy nước cam lồ của Phúc lạc lớn, cuộn xoáy và lấp lánh, cội nguồn của mọi việc chữa lành. Người ngồi an bình trên toà sen nở, được bao quanh bởi một hình cầu ánh sáng lung linh.

Nghĩ về người như hơi ấm vô hạn và yêu thương, mặt trời phúc lạc, thoải mái, an bình và chữa lành. Mở lòng bạn, để mọi nỗi đau khổ chảy ra; khóc xin sự giúp đỡ. Và nói mật chú của người: OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM.

Bây giờ tưởng tượng hàng nghìn tia sáng toả ra từ thân của người hay từ tim người: Tưởng tượng rằng nước cam lồ của Phúc lạc lớn trong chiếc cốc xương sọ trong tay người tuôn tràn với niềm vui và rót xuống người bạn thành một dòng ánh sáng lỏng màu vàng liên tục. Nó chảy vào tim bạn, rót đầy tim và biến nỗi đau khổ của bạn thành phúc lạc.

Nước cam lồ này chảy từ Liên Hoa Sinh của Phúc lạc lớn là việc tu luyện kì diệu mà thầy tôi đã dùng để truyền dạy: nó bao giờ cũng cho tôi nguồn hứng khởi lớn lao và giúp đỡ trong những lúc thực sự cần thiết.

 

  1. Giúp đỡ người chết

Khi bạn làm tu luyện này lặp đi lặp lại, nói mật chú này và rót đầy tim bạn với phúc lạc, dần dần khổ của bạn sẽ tan biến trong an bình tin tưởng của bản tính tâm trí của bạn. Bạn sẽ nhận ra, với niềm vui và sướng, rằng chư phật không phải ở ngoài bạn mà bao giờ cũng cùng bạn, không tách rời khỏi bản tính tâm trí của bạn. Và điều họ đã làm thông qua phúc lành của họ là trao quyền và nuôi dưỡng bạn bằng niềm tin vào vị phật bên trong bạn.

Bây giờ, với mọi sức mạnh và tin tưởng mà tu luyện này đã cho bạn, tưởng tượng bạn đang gửi phúc lành này, ánh sáng từ bi chữa lành của người chứng ngộ, tới người bạn yêu mến nay đã khuất. Điều này đặc biệt thiết yếu trong trường hợp một người đã phải chịu chết do chấn thương, vì nó biến đổi đau của họ và đem lại cho họ an bình và phúc lạc. Trong quá khứ, bạn có thể đã cảm thấy bất lực trong nỗi tiếc thương và bất lực không giúp được cho người bạn thân, nhưng bây giờ thông qua tu luyện này bạn có thể cảm thấy được an ủi, cổ vũ và trao quyền để giúp đỡ cho người chết.

 

GIỮ TẤM LÒNG MỞ

Đừng trông đợi kết quả ngay lập tức, hay phép màu. Chỉ sau một thời gian, hay thậm chí còn lâu hơn nữa, khi bạn ít mong đợi về nó nhất, rằng đau của bạn sẽ chuyển dịch. Không có bất kì mong đợi nào rằng nó sẽ “làm việc,” và kết thúc nỗi tiếc thương của bạn một lần là xong. Để mở nỗi tiếc thương của bạn, cũng như là bạn mở với người chứng ngộ và chư phật trong tu luyện.

Bạn thậm chí có thể còn đi tới cảm thấy sự biết ơn huyền bí về khổ của bạn, vì nó cho bạn cơ hội thế để làm việc qua điều đó và biến đổi điều đó. Không có nó bạn chắc sẽ không bao giờ có khả năng khám phá ra cái ẩn trong tự nhiên và chiều sâu của khổ là kho báu phúc lạc. Những lúc bạn đang khổ có thể là lúc bạn mở nhất và nơi bạn cực kì mong manh có thể là nơi sức mạnh lớn nhất của bạn ở đó.

Thế rồi nói với bản thân bạn: “Tôi không trốn chạy khỏi nỗi đau này. Tôi muốn dùng nó theo cách tốt nhất và phong phú nhất tôi có thể dùng, để cho tôi có thể trở nên từ bi hơn và giúp ích hơn cho những người khác.” Sau rốt, khổ có thể dạy cho chúng ta về từ bi. Nếu bạn khổ bạn sẽ biết nó là thế nào khi người khác khổ. Và nếu bạn đang ở vị trí giúp đỡ người khác, chính thông qua nỗi đau của bạn mà bạn sẽ tìm ra việc hiểu và từ bi để làm như vậy.

Cho nên bất kì cái gì bạn làm, đừng đóng kín đau của bạn; chấp nhận đau của bạn và vẫn còn mong manh. Dù bạn có tuyệt vọng đến đâu, chấp nhận đau của bạn như thực tại, vì thực ra nỗi đau đang trao cho bạn một món quà vô giá: cơ hội khám phá, thông qua tu luyện tâm linh, cái nằm sau nỗi buồn. Rumi đã viết “Đau buồn có thể là khu vườn của từ bi.” Nếu bạn giữ cho tim bạn rộng mở với mọi thứ, nỗi đau của bạn có thể trở thành đồng minh lớn nhất trong việc tìm kiếm tình yêu và trí huệ của cuộc đời bạn.

Và chẳng lẽ chúng ta không biết, biết rõ quá đi chứ, rằng việc bảo vệ khỏi khổ không có tác dụng, và rằng khi chúng ta cố phòng thủ bản thân chúng ta khỏi khổ, chúng ta lại chỉ càng khổ thêm và không học được điều chúng ta có thể học từ kinh nghiệm đó sao? Như Rilke đã viết, tấm lòng được bảo vệ mà “không bao giờ bị phơi ra cho mất mát, hồn nhiên và an ninh, thì không thể biết tới âu yếm; chỉ có tấm lòng được giành lại mới có thể được thoả mãn: tự do, qua mọi thứ nó đã từ bỏ, để hân hoan trong quyền làm chủ của nó.”[i]

 

CHẤM DỨT TIẾC THƯƠNG VÀ HỌC QUA TIẾC THƯƠNG

Khi bạn bị tràn ngập bởi đau khổ, thử gây hứng khởi cho bản thân bạn theo một trong nhiều cách mà tôi đã nhắc tới tới khi tôi nói về tu luyện thiền ở chương 5, “Mang tâm trí về nhà.” Một trong những phương pháp mạnh nhất tôi đã thấy để làm dịu và tan biến buồn là đi vào thiên nhiên, và đặc biệt là đứng và suy ngẫm bên cạnh thác nước, để nước mắt và nỗi tiếc thương của bạn chảy ra khỏi bạn và làm thuần khiết bạn, như nước chảy xuôi. Hay bạn có thể đọc một đoạn văn cảm động về vô thường hay nỗi buồn, và để trí huệ của nó đem lại cho bạn sự khuây khoả.

Chấp nhận và chấm dứt tiếc thương là điều có thể được. Một cách mà nhiều người đã dùng và thấy giúp ích là một biến thể của phương pháp tôi đã giải thích để hoàn tất việc dang dở. Không thành vấn đề người bạn yêu mến đã chết bao lâu trước đây, bạn sẽ thấy cách này hiệu quả nhất.

Quán tưởng rằng mọi chư phật và người chứng ngộ đang trong bầu trời phía trên và quanh bạn, chiếu xuống những tia sáng từ bi và đem cho bạn sự hỗ trợ và phúc lành. Với sự hiện diện của họ, tiếc thương và nói những điều bạn phải nói, những điều thực trong tâm trí, với người bạn yêu mến nay đã chết.

Quán tưởng rằng người chết đang nhìn bạn với tình yêu và hiểu biết lớn hơn rằng người đó vẫn đang sống động. Biết rằng người chết muốn bạn hiểu rằng người đó yêu bạn và tha thứ cho bạn về bất kì cái gì bạn đã làm, và muốn hỏi và nhận được tha thứ của bạn.

Cho phép tấm lòng của bạn mở và nói lên thành lời bất kì giận, bất kì tình cảm tổn thương nào, bạn có thể đang phải chịu đựng, và buông bỏ chúng hoàn toàn. Với toàn thể con tim và khối óc của bạn, để tha thứ của bạn đi ra hướng tới người chết. Nói với người đó về tha thứ của bạn; nói với người đó về những hối tiếc mà bạn cảm thấy vì mọi nỗi đau mà bạn có thể đã gây ra.

Bây giờ cảm nhận bằng cả con người bạn về suối nguồn tha thứ và tình yêu của người đó đang chảy về bạn. Biết trong sâu thẳm con người bạn rằng bạn là đáng yêu và đáng được tha thứ, và cảm thấy tiếc thương của bạn tan biến.

Và đến cuối việc tu luyện, hỏi bản thân bạn liệu bạn bây giờ có thể thực sự nói câu vĩnh biệt và thực sự buông bỏ được người đó. Tưởng tượng người đó quay mình và rời đi, và thế rồi kết thúc bằng việc làm chuyển thức, hay một tu luyện khác để giúp cho người chết.

Tu luyện này sẽ cho bạn cơ hội biểu lộ tình yêu của bạn thêm một lần nữa, làm cái gì đó để giúp cho người đã chết và làm đầy đủ và chữa lành mối quan hệ trong tim bạn.

 

Bạn có thể học được nhiều thế, nếu bạn để bản thân bạn ra khỏi tiếc thương và mất người thân. Việc mất người thân có thể buộc bạn nhìn thẳng vào cuộc đời bạn, buộc bạn tìm ra chủ định trong nó mà có thể đã không có trước đây. Khi đột nhiên bạn thấy bản thân bạn một mình sau chết của ai đó mà bạn yêu mến, điều đó có thể cho bạn cảm thấy dường như bạn đang được trao cho một cuộc đời mới và đang được hỏi “Bạn sẽ làm gì với cuộc đời này? Và tại sao bạn muốn tiếp tục sống?”

Mất mát và việc mất người thân cũng có thể nhắc nhở bạn một cách gắt gao về điều có thể xảy ra khi trong cuộc sống bạn không biểu lộ tình yêu và sự trân trọng của bạn, hay hỏi xin tha thứ, và do vậy có thể làm cho bạn không nhạy cảm nhiều hơn với người bạn yêu mến vẫn đang sống. Elisabeth Kubler-Ross đã nói, “Điều tôi cố dạy mọi người là sống theo cách mà bạn nói về những điều đó trong khi người kia vẫn còn có thể nghe được.”[ii] Và Raymond Moody, sau công việc cả đời của ông ấy trong trình nghiên cứu về cận tử, đã viết: “Tôi bắt đầu nhận ra tất cả chúng ta đang ở gần cái chết làm sao trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hơn bao giờ hết bây giờ tôi rất cẩn thận để cho từng người tôi yêu biết tôi cảm thấy thế nào.”[iii]

Cho nên lời khuyên chân thành của tôi đối với những người đang trong chiều sâu của tiếc thương và thất vọng sau khi mất ai đó họ đã yêu mến là cầu nguyện xin giúp đỡ và sức mạnh và ân huệ. Cầu nguyện cho bạn sẽ sống và khám phá ra nghĩa phong phú nhất có thể của cuộc sống mới bạn bây giờ tìm thấy bản thân bạn. Là mong mạnh và nhạy cảm, là dũng cảm, và là kiên nhẫn. Trên hết, nhìn vào cuộc sống của bạn để tìm ra cách chia sẻ tình yêu của bạn sâu sắc hơn với người khác bây giờ.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.19: Giúp đỡ sau chết

[i] From “Dove that Ventured Outside” in The Selected Poetry of Rainer Maria Rilke, edited and translated by Stephen Mitchell (New York: Vintage Books, 1984), 293.

[ii] Elisabeth Kübler-Ross in ‘The Child Will Always Be There. Real Love Doesn’t Die,” by Daniel Coleman, Psychology Today (September 1976), 52.

[iii] Raymond A. Moody, Jr., Reflections on Life After Life (New York: Bantam, 1977), 112.