Tu luyện Phật giáo Tây Tạng cho người chết

  1. Sách Tây Tạng về người chết

Ở Tây Tạng một khi thực hành chuyển thức đã được thực hiện cho người sắp chết, Sách Tây Tạng về người chết được đọc lặp đi lặp lại và các tu luyện được liên kết với nó được tiến hành. Ở miền đông Tây Tạng chúng tôi thường có truyền thống đọc Sách Tây Tạng về người chết trong toàn bộ bốn mươi chín ngày sau chết. Thông qua việc đọc này, người chết được chỉ cho họ đang ở giai đoạn nào của quá trình chết, và được trao bất kì chỉ dẫn và hướng dẫn mà họ cần.

Người phương Tây thường hay hỏi tôi: Làm sao người chết nghe thấy Sách Tây Tạng về người chết?

Lời đáp đơn giản là ở chỗ tâm thức của người chết, khi được khẩn cầu bởi sức mạnh của lời cầu nguyện, có khả năng đọc được tâm trí của chúng ta và có thể cảm thấy đích xác bất kì cái gì chúng ta có thể nghĩ hay suy ngẫm. Đó là lí do tại sao không có chướng ngại nào cho việc hiểu của người chết về Sách Tây Tạng về người chết hay những thực hành được thực hiện nhân danh họ, cho dù chúng có thể được đọc bằng tiếng Tây Tạng. Với người chết, ngôn ngữ không là rào chắn chút nào, vì nghĩa bản chất của văn bản có thể được hiểu đầy đủ và trực tiếp bởi tâm trí của người đó.

Điều này khiến cho người hành lễ phải được hội tụ và chăm chú nhiều nhất có thể được khi làm tu luyện, và không đơn giản thực hiện nó như vẹt. Cũng vậy, vì người chết đang sống trong kinh nghiệm thực tại, người đó có năng lực lớn hiểu chân lí của Sách Tây Tạng về người chết còn lớn hơn chúng ta hiểu!

Tôi đôi khi được hỏi: “Nhưng điều gì xảy ra nếu tâm thức vẫn còn bị ngây ngất trong trạng thái lãng quên vào khoảnh khắc chết?” Vì chúng ta không biết người chết sẽ còn lại bao lâu trong trạng thái vô ý thức, và ở điểm nào người đó sẽ đi vào trung ấm trở thành, Sách Tây Tạng về người chết được đọc và thực hành lặp đi lặp lại, để bao quát bất kì tình huống nào có thể xảy ra.

Nhưng về những người không quen thuộc với các giáo huấn hay Sách Tây Tạng về người chết thì sao: Chúng ta có nên đọc nó cho họ không? Đạt lai Lạt ma cho chúng ta lời hướng dẫn dẫn rõ ràng này:

 

Dù bạn có tin vào tôn giáo hay không điều rất quan trọng là phải có tâm trí an bình vào thời điểm chết … Theo quan điểm Phật giáo, dù người chết có tin vào tái sinh hay không, việc tái sinh của họ vẫn tồn tại, và do vậy một tâm trí an bình, thậm chí nếu nó là trung lập, là quan trọng vào lúc chết. Nếu một người là người không tin, việc đọc Sách Tây Tạng về người chết có thể khuấy động tâm trí họ … nó có thể làm nảy sinh không thích và do vậy thậm chí gây hại cho họ thay vì giúp đỡ họ. Tuy nhiên, trong trường hợp một người là mở với nó, những mật chú hay tên chư phật có thể giúp họ phát sinh một loại kết nối nào đó, và do vậy có thể có giúp ích. Trên hết, điều quan trọng cần tính tới là thái độ của người sắp chết.”[i]

 

 

  1. Né Dren và Chang Chok

Đi kèm với việc đọc Sách Tây Tạng về người chết là việc thực hành Né Dren, nghi lễ cho việc hướng dẫn cho người chết, hay Chang Chok, nghi lễ làm thuần khiết, trong đó một thầy sẽ hướng dẫn tâm thức của người chết tới tái sinh tốt hơn.

Một cách lí tưởng, Né Dren hay Chang Chok nên được tiến hành ngay sau chết, hay ít nhất trong vòng bốn mươi chín ngày. Nếu thi thể không hiện diện, tâm thức của người quá cố sẽ được mời đến trong một hình nhân khắc tượng trưng hay trên bài vị bằng bìa vẽ chân dung của người đó kèm tên họ, hay thậm chí là một bức ảnh chụp, được gọi là tsenjang. Né Dren hay Chang Chok lấy được sức mạnh của chúng từ sự kiện rằng trong thời kì ngay sau chết, người chết sẽ có cảm giác mạnh mẽ về việc sở hữu thân của cuộc đời vừa qua của nó.

Thông qua sức mạnh thiền của thầy, tâm thức của người chết, đang lang thang vô định trong trung ấm, được gọi trở về tsenjang (hình nhân hay bài vị), đại diện cho căn cước của người chết. Thế rồi tâm thức được làm thuần khiết; các chủng tử nghiệp của sáu cõi giới được xoá sạch; giáo huấn được cho như trong cuộc sống; và người chết được giới thiệu về bản tính của tâm trí. Cuối cùng chuyển thức sẽ có hiệu lực và tâm thức người chết được hướng trực tiếp về một trong những cõi Phật. Thế rồi tsenjang, biểu thị cho căn cước cũ của cá nhân này – nay bị loại bỏ, sẽ được đem đốt và nghiệp của họ được làm thuần khiết.

 

  1. Làm thuần khiết sáu cõi giới

Thầy tôi Đại sư Dilgo Khyentse thường hay nói rằng việc thực hành được biết là “làm thuần khiết sáu cõi giới” là việc thực hành làm thuần khiết tốt nhất đối với người tu luyện vừa chết.

Làm thuần khiết sáu cõi giới là việc tu luyện được dùng trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng cách quán tưởng và thiền để làm thuần khiết thân thể của từng cảm xúc trong sáu cảm xúc tiêu cực chính, cùng với những cõi giới của sự tồn tại mà chúng tạo ra. Nó cũng có thể được dùng rất hiệu quả cho người chết, và đặc biệt mạnh mẽ vì nó làm thuần khiết rễ nghiệp của họ, và do vậy làm thuần khiết cả kết nối của họ với luân hồi. Đây là điều bản chất; nếu những cảm xúc tiêu cực này không được làm thuần khiết, chúng sẽ sai khiến cõi luân hồi mà người chết sẽ được sinh vào đó.

Theo Tantra Đại Toàn thiện, các cảm xúc tiêu cực tích luỹ trong hệ thống tâm lí-vật lí bao gồm các kênh vi tế, khí bên trong, và năng lượng, và tụ tập tại các trung tâm năng lượng đặc biệt trong thân thể. Cho nên hạt mầm của cõi địa ngục và nguyên nhân của nó, giận, được định vị ở lòng bàn chân; cõi ngạ quỉ và nguyên nhân của nó, tham, nằm ở đáy thân người; cõi súc sinh và nguyên nhân của nó, vô minh, nằm ở rốn; cõi người và nguyên nhân của nó, hoài nghi, nằm ở tim; cõi á thần và nguyên nhân của nó, ghen tị, nằm ở cổ họng; còn cõi thần và nguyên nhân của nó, kiêu ngạo, nằm ở đỉnh đầu.

Trong khi tu luyện làm thuần khiết sáu cõi giới, khi từng cõi giới và cảm xúc tiêu cực của nó được làm thuần khiết, người tu luyện hình dung rằng mọi nghiệp được tạo ra bởi cảm xúc tiêu cực đó bây giờ bị vét cạn, và rằng bộ phận đặc biệt của thân thể liên kết với nghiệp của cảm xúc đặc biệt tan biến toàn bộ trong ánh sáng. Cho nên khi bạn làm thực hành này cho người chết, tưởng tượng bằng tất cả tim và tâm trí của bạn rằng, vào lúc cuối của thực hành, mọi nghiệp của họ được làm thuần khiết, và thân thể và toàn thể con người họ tan biến trong ánh sáng toả chiếu.[ii]

 

  1. Thực hành một trăm thần An bình và Phẫn nộ

Phương tiện khác để giúp đỡ người chết là thực hành về một trăm thần An bình và Phẫn nộ. (Các thần này đã được mô tả trong chương 17, “Toả chiếu bên trong.”) Người thực hành coi toàn thể thân mình như một đồ hình về một trăm thần An bình và Phẫn nộ; các thần an bình được quán tưởng ở trung tâm năng lượng trong tim còn các thần phẫn nộ ở trong óc. Thế rồi người thực hành hình dung rằng các thần toả ra hàng nghìn tia sáng, bao trùm lên người chết và làm thuần khiết mọi nghiệp xấu của họ.

Mật chú làm thuần khiết mà người thực hành đọc là mật chú về Kim Cương Tát Đoả, thần thống lĩnh mọi đồ hình Tantra, thần trung tâm của đồ hình về một trăm thần An bình và Phẫn nộ, người có quyền năng được khẩn cầu đặc biệt để làm thuần khiết và để chữa lành. Đây là “Mật chú một trăm âm,” bao gồm “các âm chủng tử” về từng thần trong số Một trăm thần An bình và Phẫn nộ.[iii]

Bạn có thể dùng một dạng đọc ngắn, sáu âm của mật chú Kim Cương Tát Đoả: OM VAJRA SATTVA HUM (đọc theo tiếng Tây Tạng là: Om Benza Satto Hung). Nghĩa bản chất của mật chú này là, “Ôi Kim Cương Tát Đoả! Qua quyền năng của ngài cầu xin ngài đem lại sự thuần khiết, chữa lành, và biến đổi.” Tôi mạnh mẽ giới thiệu cho bạn về mật chú này cho việc chữa lành và làm thuần khiết.

Một mật chú quan trọng khác, có trong Tantra Đại Toàn thiện và trong các tu luyện liên quan tới Sách Tây Tạng về người chết là ‘A A HA SHA SA MA’. Sáu âm của mật chú này có quyền năng “đóng cửa” vào sáu cõi luân hồi.

 

  1. Hoả táng

Nói chung trong nhiều truyền thống phương Đông, hoả táng là cách huỷ bỏ tử thi. Theo Phật giáo Tây Tạng cũng còn có những thực hành đặc biệt cho việc hoả táng. Nơi hoả táng hay dàn hoả thiêu được quán tưởng như một đồ hình về Kim Cương Tát Đoả, hay về Một trăm thần An bình và Phẫn nộ. Những thần này được quán tưởng mạnh mẽ và sự hiện diện của họ được khẩn cầu tới. Thi thể người chết được xem như biểu thị thực tại cho mọi nghiệp xấu và chướng ngại của họ. Khi thi thể bùng cháy, các nghiệp xấu này được các thần tiêu thụ trong bữa tiệc lớn, được chuyển hoá thành bản tính trí tuệ. Các tia sáng được hình dung thành một luồng sáng phát từ các thần; thi thể được quán tưởng tan biến hoàn toàn thành ánh sáng, cũng như mọi sự không thuần khiết của người chết được làm thuần khiết trong ngọn lửa rực rỡ của trí huệ. Khi bạn quán tưởng điều này, bạn có thể nhẩm đọc mật chú một trăm âm hay sáu âm về Kim Cương Tát Đoả. Việc thực hành đơn giản này dành cho lễ hoả táng được truyền và được gây hứng khởi bởi Đại sư Dudjom và Diilgo Khyentse.

Tro của xác chết và của tsenjang (hình nhân, bài vị) sau đó được đem hoà trộn với đất sét để nặn ra những hình nhỏ gọi là tsatsa. Những hình này được ban phúc lành và dành riêng nhân danh người chết, để cho tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tái sinh tốt đẹp tương lai.

 

  1. Thực hành hàng tuần

Trong môi trường Tây Tạng các thực hành và nghi lễ thường được thực hiện đều đặn bẩy ngày một sau chết, hoặc nếu gia đình có thể lo liệu được, làm hàng ngày trong suốt bốn mươi chín ngày. Sư được mời tới để làm thực hành, đặc biệt mời cả các lạt ma có quan hệ gần gũi với gia đình và có liên kết với người chết. Nến đèn được thắp sáng và lời cầu nguyện được đọc liên tục, đặc biệt cho tới lúc thi thể được đưa ra khỏi nhà. Đồ cúng dường được làm cho các thầy và bàn thờ, đồ phát chẩn được trao cho người nghèo nhân danh người chết.

Các buổi lễ “hàng tuần” nhân danh người chết được xem là chủ yếu vì thân tâm trí của người chết trong trung ấm trở thành cứ hàng tuần lại phải trải qua kinh nghiệm về chết, vào cùng ngày. Nếu người chết có đủ công đức do kết quả của nghiệp quá khứ, ích lợi của việc hành lễ này có thể cho họ sự thúc đẩy chuyển nhanh tới cõi giới thuần khiết. Nói một cách chặt chẽ, nếu một người mất vào trước trưa thứ tư, ngày hành lễ tuần đầu phải rơi vào ngày thứ ba tuần tới. Nếu người đó chết vào sau trưa, ngày hành lễ phải rơi vào ngày thứ tư tuần tới.

Người Tây Tạng coi bốn tuần sau khi chết có ý nghĩa đặc biệt, vì một số người cho là phần lớn những người bình thường không ở lại trong trung ấm lâu hơn bốn tuần. Tuần thứ bẩy cũng được xem là đoạn nối trọng yếu vì bốn mươi chín ngày nói chung được truyền lại là khoảng thời gian dài nhất ở lại trong trung ấm. Cho nên nhân những cơ hội này, các thầy và người thực hành sẽ được mời về nhà để thực hiện các buổi lễ và bố thí cho người nghèo trên qui mô lớn.

Một buổi lễ cúng dường khác cũng được tổ chức một năm sau khi chết, để đánh dấu sự tái sinh của người chết. Phần lớn các gia đình Tây Tạng đều có buối cúng hàng năm cho các thầy, bố mẹ, chồng ,vợ, anh em, chị em và vào những ngày đó họ cũng đem của bố thí cho người nghèo.

 

GIÚP ĐỠ CHO NGƯỜI BỊ MẤT THÂN NHÂN

Trong những người Tây Tạng, khi ai đó chết, lẽ tự nhiên là họ hàng và bạn bè người đó tụ tập lại, mọi người đều tìm cách này cách khác giúp một tay. Toàn thể cộng đồng cung cấp sự trợ giúp tâm linh, cảm xúc và hỗ trợ thực tế, và gia đình người chết không bao giờ bị bỏ mà không có giúp đỡ hay bị mất mát hay tự hỏi họ có thể làm gì. Mọi người trong xã hội Tây Tạng đều biết rằng cần phải làm hết sức mình cho người chết và rằng tri thức trao quyền cho những người còn lại để chịu đựng, chấp nhận và tồn tại sau chết của người thân yêu của họ.

Thái độ đó thật khác xa với những điều hiện nay trong xã hội hiện đại, nơi gần như hoàn toàn vắng bóng sự hỗ trợ của cộng đồng! Tôi hay nghĩ những trợ giúp như vậy có thể làm giảm biết bao nỗi tiếc thương của người bị mất thân nhân trong những hoàn cảnh khó khăn kéo dài và không cần thiết, như nó vẫn thường xảy ra vậy.

Các học trò tôi, những người làm việc như các cố vấn cho người bị mất thân nhân trong các trại dưỡng lão, đã nói với tôi về một trong những nguyên nhân buồn khổ nhất cho người bị mất thân nhân là ở niềm tin rằng cả họ lẫn bất kì người nào khác không thể làm được bất kì cái gì cho người thân đã mất của họ. Nhưng mà như tôi đã chỉ ra, vẫn có rất nhiều điều mà bất kì ai đều có thể làm để giúp cho người chết.

Một cách an ủi người bị mất thân nhân là động viên họ làm một cái gì đó vì người thân đã chết của họ: bằng cách sống mãnh liệt hơn nhân danh họ sau khi họ đã ra đi, bằng cách tu luyện cho họ và do đó làm cho chết của họ có nghĩa sâu sắc hơn. Ở Tây Tạng họ hàng thậm chí có thể đi hành hương cho người chết, vào những khoảnh khắc đặc biệt, tại những nơi linh thiêng họ sẽ nghĩ về người thân đã mất và tu luyện cho họ. Người Tây Tạng không bao giờ quên người chết: họ chuẩn bị đồ cúng lễ trên bàn thờ nhân danh người chết; trong những cuộc tụ tập cầu nguyện lớn, họ sẽ tài trợ cho việc cầu nguyện nhân danh người chết; họ gửi quà tặng cho các dự án tâm linh nhân danh người chết; và bất kì khi nào họ gặp các thầy họ sẽ yêu cầu những lời cầu nguyện đặc biệt cho người chết. Niềm an ủi lớn nhất đối với một người Tây Tạng là được biết rằng một thầy đang làm lễ cho người thân đã mất của mình.

Thế thì, đừng để chúng ta chết đi một nửa cùng với người yêu dấu của chúng ta; chúng ta cố sống, sau khi họ đã ra đi, với sự nhiệt thành lớn hơn. Chúng ta hãy thử, chí ít là hoàn thành ước nguyện hay nguyện vọng của người chết bằng cách nào đó, chẳng hạn như bằng cách đem của cải của người chết cho công việc từ thiện, hay nhân danh người ấy tài trợ cho một dự án mà người ấy hết lòng yêu mến.

Người Tây Tạng hay viết thư chia buồn với người bạn có người thân qua đời, thường đại loại như sau:

 

Mọi thứ là vô thường, và mọi thứ đều chết. Bạn biết điều này. Điều tự nhiên là mẹ bạn mất đi khi đến lúc; thế hệ già được mong đợi chết trước. Mẹ bạn đã già và yếu, cụ chắc không bực mình khi phải lìa bỏ thân thể. Và vì bạn có thể giúp cho cụ ngay bây giờ bằng cách cúng giúp các buổi lễ và làm những việc thiện nhân danh cụ, nên chắc cụ sẽ sung sướng và được thảnh thơi. Cho nên xin bạn chớ buồn.

 

Nếu bạn của chúng ta mất đứa con hay ai đó thân thiết với họ, còn quá trẻ mà chết sớm, chúng ta có thể nói với bạn:

 

Bây giờ cháu bé đã chết rồi, điều đó đối với bạn dường như cả thế gian tan vỡ. Tôi hiểu điều đó thật tàn nhẫn và phi lí với bạn. Tôi không thể nào lí giải được chết của con bạn, nhưng tôi cũng hiểu đó là kết quả tự nhiên của nghiệp của con bạn, nhưng tôi tin và biết rằng cái chết của cháu phải đã làm thuần khiết một món nợ nghiệp mà cả bạn và tôi đều không thể biết. Nỗi tiếc thương của bạn cũng là của tôi. Nhưng xin nhớ trong lòng bây giờ cả tôi lẫn bạn đều có thể giúp cháu, bằng tu luyện và những hành động tốt và bằng tình yêu của chúng ta, chúng ta có thể nắm tay cháu và đi cạnh cháu, ngay cả bây giờ, ngay cả khi cháu đã mất, và có thể giúp cháu tìm được việc sinh mới với cuộc sống lâu dài hơn lần sau.

 

Trong các trường hợp khác chúng ta có thể viết:

 

Tôi hiểu nỗi tiếc thương của bạn thật bao la, nhưng khi bạn đang bị cám dỗ vào thất vọng, hãy nghĩ tới việc bạn của bạn thật may mắn biết bao khi có thầy hành lễ cho cô ấy. Hãy thử nghĩ xem vào những lúc khác và ở những nơi khác đã không có được sự giúp đỡ tâm linh như vậy chút nào cho những người chết. Nghĩ xem khi bạn đang tưởng nhớ người mình yêu dấu đã chết, bao nhiêu người đang chết trên thế giới hôm nay, trong đơn độc, lãng quên, bỏ mặc và không có được sự trợ giúp với cái nhìn tâm linh. Nghĩ về những người đã chết trong những năm khủng khiếp, vô nhân đạo của cuộc cách mạng văn hoá ở Tây Tạng, nơi mọi loại tu luyện tâm linh đều bị cấm đoán.

Bạn cũng hãy ghi nhớ khi thất vọng đe doạ bạn và bạn chịu thua nó, điều đó sẽ chỉ làm rối thêm cho người đã chết. Nỗi buồn của bạn thậm chí có thể kéo cô ấy lùi lại khỏi con đường mà cô có thể hướng tới một tái sinh tốt lành. Và nếu bạn còn bị nỗi tiếc thương giày vò, bạn sẽ chỉ tự làm què quặt bản thân bạn khỏi việc có khả năng giúp cho cô ấy. Bạn càng kiên định, trạng thái tâm trí của bạn càng tích cực, bạn càng có khả năng an ủi cô ấy và bạn càng có khả năng giúp cô ấy tự giải thoát.

Khi bạn đang buồn, phải dũng cảm mà nói với bản thân bạn: “Dù chúng ta có trải qua những cảm giác gì, chúng tất cả rồi sẽ qua: mà cho dù chúng quay lại, chúng không thể kéo dài lâu.” Chừng nào bạn không định kéo dài chúng, mọi cảm giác về mất mát và tiếc thương sẽ tự nhiên bắt đầu tan đi và biến mất.

Tuy nhiên trong thế giới của chúng ta, nơi mà chúng ta không biết tới ngay cả khả năng giúp đỡ cho người chết, và nơi mà chúng ta không đối diện với sự kiện chết chút nào, suy tư trí huệ và chân thành như vậy không thể là dễ dàng. Một người mới trải qua nỗi đau mất người thân lần đầu tiên có thể đơn giản bị tan nát cõi lòng bởi một loạt những cảm giác rối bời, nỗi đau buồn dồn dập, giận hờn, chối bỏ, xa lánh và mặc cảm rằng họ đột nhiên thấy mình đang gây ra tàn phá bên trong mình. Việc giúp đỡ cho những người vừa trải qua nỗi mất mát người thân sẽ yêu cầu mọi kiên nhẫn và nhạy cảm của bạn. Bạn sẽ cần dành nhiều thời gian với họ và để cho họ thổ lộ, im lặng nghe họ mà không phán xét khi họ nhớ lại những kí ức riêng tư nhất, hay cứ lặp đi lặp lại những chi tiết về cái chết. Trên hết, bạn sẽ cần đơn giản ở đó cùng họ khi họ trải nghiệm điều có lẽ là nỗi đau buồn cắn xé nhất trong đời họ. Phải chắc bạn làm cho bản thân bạn thành sẵn có cho họ vào mọi lúc, ngay cả khi họ dường như có vẻ không cần đến điều đó. Carol, một goá phụ, được phỏng vấn cho một loạt video về chết, một năm sau khi chồng bà ấy qua đời. Bà ấy được hỏi: “Khi bà nhìn lại năm qua, bà sẽ nói ai là người đã giúp bà nhiều nhất không?” Bà ấy nói: “Những người vẫn thường gọi dây nói và tới thăm tôi, ngay cả khi tôi đã nói ‘không.'”

Những người đang đau buồn đang trải qua một kiểu chết. Giống như người thực tại chết, họ cần biết rằng các cảm xúc rối bời mà họ cảm thấy là tự nhiên. Họ cần biết rằng quá trình thương tiếc là lâu dài và thường là quanh co, nỗi tiếc thương cứ quay đi quay lại theo chu kì. Sự choáng váng, tê tái và không tin của họ sẽ phai nhoà, và sẽ bị thay thế bởi nhận biết thất vọng sâu sắc và nhiều lúc về sự mãnh liệt của mất mát của họ, điều này bản thân nó cuối cùng sẽ lắng đọng trong trạng thái phục hồi và cân bằng. Nói với họ đây là hình mẫu sẽ lặp đi lặp lại bản thân nó, tháng nọ tiếp tháng kia, và rằng mọi cảm giác và sợ hãi không thể chịu đựng được của họ, về không có khả năng hoạt động như một người thêm nữa, cũng là bình thường. Nói với họ rằng mặc dù họ có thể mất một đến hai năm, nỗi tiếc thương của họ dứt khoát đi tới điểm cuối và được biến đổi thành sự chấp nhận.

Như Judy Tatelbaum nói:

 

Tiếc thương là một vết thương cần có sự chú ý để chữa lành. Làm việc qua và hoàn thành tiếc thương ngụ ý đối diện với tình cảm của chúng ta một cách mở và thành thực, để diễn đạt và xả ra những việc cảm của chúng ta một cách đầy đủ và dung thứ và chấp nhận các việc cảm của chúng ta dù điều đó cần thời gian dài thế nào để vết thương được chữa lành. Chúng ta sợ rằng một khi được thừa nhận, niềm tiếc thương sẽ lại quật ngã chúng ta. Sự thật là nỗi tiếc thương được trải nghiệm có tan biến đi. Tiếc thương không được diễn đạt là tiếc thương kéo dài vô tận.[iv]

 

Điều bi kịch là thường bạn bè và gia đình của người bị mất thân nhân trông đợi họ “trở lại bình thường” sau vài tháng. Điều này chỉ làm mạnh thêm nỗi đau và sự cô đơn của họ vì tiếc thương vẫn tiếp diễn, và đôi khi còn sâu sắc hơn.

Ở Tây Tạng, như tôi đã nói, toàn thể cộng đồng, bạn bè và họ hàng sẽ tham gia trong bốn mươi chín ngày sau chết, và mọi người đều hoàn toàn bận rộn trong hoạt động giúp đỡ tâm linh được trao cho người chết, với hàng trăm việc có đó để làm. Tang quyến sẽ tiếc thương, và họ sẽ khóc một chút, vì điều này là tự nhiên, và thế rồi khi mọi người đã ra về, ngôi nhà có vẻ trống trải. Vậy mà theo nhiều cách thức tinh tế, ấm lòng, sự ồn ào và hỗ trợ trong bốn mươi chín ngày đó đã giúp họ vượt qua phần lớn những ngày để tang.

Việc đối diện đơn độc với mất mát trong xã hội chúng ta là rất khác. Và mọi cảm giác thông thường về tiếc thương bị khuếch đại mạnh lên trong trường hợp chết bất thần, hay tự tử. Nó làm tăng cảm giác tang chủ là bất lực không có cách nào giúp cho người yêu của họ vừa qua đời. Điều rất quan trọng đối với những người thân còn sống của người chết bất thần là tới thăm thi hài người chết, nếu không, khó mà nhận ra được chết đã thực tại xảy ra. Nếu có thể mọi người nên ngồi yên lặng bên cạnh thi hài, nói những điều họ cần nói, diễn đạt tình yêu của họ, và bắt đầu làm lễ truy điệu.

Nếu điều này là không thể được, đem ảnh của người vừa chết tới và tiến hành quá trình truy điệu, làm trọn nghĩa vẹn tình, thế rồi buông bỏ. Động viên những người đang phải chịu đựng nỗi đau về chết bất thần của người thân làm điều này, và nó sẽ giúp cho họ chấp nhận được thực tại mới, nát lòng về chết. Nói với họ về những cách mà tôi vừa mô tả về giúp cho người chết, những cách đơn giản họ cũng có thể sử dụng, thay vì ngồi vô vọng xem đi xem lại khoảnh khắc chết trong im lặng thất vọng và tự trách mình.

Trong trường hợp chết bất thần, những người sống thường có thể trải nghiệm những tình cảm điên dại và không quen thuộc về giận điều họ thấy là nguyên nhân của cái chết. Giúp họ diễn đạt sự giận dữ, vì nó là địa ngục bên trong, sớm hay muộn, nó sẽ kéo họ vào sự buồn phiền kinh niên. Giúp cho họ buông bỏ được sự giận dữ và để lộ chiều sâu vết đau ẩn kín bên dưới. Họ có thể bắt đầu đau nhưng cuối cùng chữa lành qua việc buông bỏ.

Điều rất thường hay xảy ra cho ai đó còn lại sau cái chết của người thân là họ cảm thấy mặc cảm sâu sắc khi nhìn lại một cách ám ảnh những sai lầm của họ trong mối quan hệ quá khứ, hay hành hạ bản thân mình về điều họ có thể đã không làm để ngăn cản chết. Giúp họ nói về những việc cảm của họ về mặc cảm, dù chúng có vẻ vô lí và kì quái. Dần dần những việc cảm đó sẽ vơi đi và họ sẽ đi tới việc tha thứ cho bản thân họ và tiếp tục với cuộc đời của họ.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.19: Giúp đỡ sau chết

[i] Câu trả lời của Đức Đạy lai lạt ma cho một số câu hỏi về chết và việc chết. Xem Phụ lục 2, lưu ý 1.

[ii] Tu luyện truyền thống như điều này yêu cầu huấn luyện và không thể được làm theo đơn giản từ cuốn sách này. Một số tu luyện nào đó cũng yêu cầu truyền và trao quyền từ thầy có đủ tư cách. Tôi mong đợi tổ chức các chương trình huấn luyện trong tương lai về cách tiếp cận Phật giáo tới chết và chăm sóc cho người sắp chết mà sẽ bao gồm một số trong những phương pháp này. Một lễ đơn giản và hướng dẫn cho người chết sẽ là sẵn có, dựa trên lời khuyên của Đại sư Dilgo Khyentse.

[iii] Mật chú trăm âm là OM VAJRA SATTVA SAMAYA MANUPALAYA VAJRA SATTVA TENOPA TISHTHA DRI DHO ME BHAWA SUTOKHAYO ME BHAWA SUPOKHAYO ME BHAWA ANURAKTO ME BHAWA SARWA SIDDHI ME PRAYATSA SARWA KARMA SUTSA ME TSITTAM SHRIYAM KURU HUM HA HA HA HA HO BHAGAWAN SARWA TATHACATA VAJRA MAMEMUNTSA VAJRIBHAWA MAHA SAMAYASATTVA AH.

[iv] Judy Tatelbaum, The Courage to Grieve: Creative Living, Recovery and Growth through Grief (New York: Harper & Row, 1980).