CHÚNG TA THƯỜNG HAY NGHE câu nói như: “Chết là khoảnh khắc của chân lí,” hay “Chết là điểm khi chúng ta chung cuộc đi tới mặt đối mặt với bản thân chúng ta.” Và chúng ta đã thấy cách những người trải qua trải nghiệm cận tử đôi khi báo cáo rằng khi họ chứng kiến các kiếp sống của mình được diễn lại trước họ, họ được hỏi các câu hỏi như “Bạn đã làm gì với cuộc sống của bạn? Bạn đã làm gì cho người khác?” Tất cả những điều này chỉ ra một sự kiện: rằng trong chết chúng ta không thoát khỏi chúng ta thực là ai hay là cái gì. Dù chúng ta có thích điều đó hay không, bản tính thực sự của chúng ta được hiển lộ. Nhưng điều quan trọng cần biết là có hai khía cạnh của con người của chúng ta được bộc lộ ra vào khoảnh khắc chết: bản tính tuyệt đối của chúng ta và bản tính tương đối của chúng ta – cách chúng ta là vậy, và đã là vậy trong cuộc đời này.
Như tôi đã giải thích, trong chết mọi yếu tố của thân thể và tâm trí của chúng ta đều bị lột bỏ và tan rã. Khi thân thể chết, giác quan và các yếu tố vi tế tan biến, và điều này được tiếp theo bởi chết của khía cạnh bình thường của tâm trí của chúng ta, với mọi cảm xúc tiêu cực của nó về giận dữ, ham muốn và vô minh. Cuối cùng không cái gì còn lại để che mờ bản tính thực của chúng ta, khi mọi thứ mà trong sự sống đã che mờ tâm trí chứng ngộ, nay tan biến đi. Và điều được lộ ra là nền tảng nguyên thuỷ của bản tính tuyệt đối của chúng ta, điều tựa như bầu trời không mây và thuần khiết.
Điều này được gọi là sự bừng lên của Chói sáng Nền tảng, hay “Ánh sáng Rõ ràng,” tại đó bản thân tâm thức tan biến vào không gian chân lí bao quanh tất cả. Sách Tây Tạng về người chết nói về khoảnh khắc này:
Bản tính của mọi thứ là mở, trống rỗng và trần trụi tựa bầu trời
Trống rỗng chói sáng, không trung tâm hay chu vi: sự bừng lên của Rigpa thuần tuý, trần trụi
Liên Hoa Sinh mô tả về chói sáng:
Ánh sáng Rõ ràng tự bắt nguồn này, mà từ chính lúc bắt đầu đã không bao giờ được sinh ra,
Là con của Rigpa, bản thân nó không có bất kì bố mẹ – kì lạ làm sao!
Trí huệ tự bắt nguồn này đã không được tạo ra bởi bất kì ai – kì lạ làm sao!
Nó không bao giờ trải nghiệm sinh và không có gì trong nó có thể gây cho nó chết – kì lạ sao!
Mặc dù nó hiển nhiên là thấy được, vậy mà không có ai thấy nó – kì lạ sao!
Mặc dù nó lang thang qua luân hồi, không hại nào tới với nó – kì lạ sao!
Mặc dù nó thấy bản thân phật tính, không cái thiện nào đã tới với nó – kì lạ sao!
Mặc dù nó tồn tại trong mọi người, ở mọi nơi, nó đã đi mà không được nhận ra – kì lạ sao!
Và vậy mà ông liên tục hi vọng đạt tới kết quả khác nào đó hơn điều này ở đâu đó khác – kì lạ sao!
Cho dù nó là vật mà là của ông về bản chất nhất, ông đi tìm nó ở đâu đó khác – kì lạ sao!
Tại sao trạng thái này được gọi là “chói sáng” hay Ánh sáng Rõ ràng? Các thầy có các cách khác nhau giải thích cho việc này. Một số người nói rằng nó diễn đạt sự rõ ràng toả chiếu của bản tính tâm trí, sự tự do toàn bộ của nó đối với tối hay che mờ: “tự do khỏi tối tăm về cái không biết và được phú cho năng lực nhận thức.” Một thầy khác mô tả chói sáng hay Ánh sáng Rõ ràng là “trạng thái sao lãng tối thiểu,” vì mọi yếu tố, giác quan và đối thể giác quan bị tan rã. Điều quan trọng là không lẫn nó với ánh sáng vật lí mà chúng ta biết, cũng không lẫn với kinh nghiệm ánh sáng sẽ biểu lộ một cách hiện diện trong trung ấm tiếp; chói sáng nảy sinh vào lúc chết là toả sáng tự nhiên của trí huệ của Rigpa riêng của chúng ta,”sự hiện hữu tự nhiên không pha trộn qua mọi luân hồi và niết bàn.”
Sự bừng lên của Chói sáng Nền tảng, hay Ánh sáng Rõ ràng, vào khoảnh khắc chết là cơ hội lớn nhất cho giải thoát. Nhưng điều bản chất để nhận ra với thời hạn nào cơ hội này được cho. Một số nhà văn và nhà nghiên cứu hiện đại về chết đã ước lượng sai về sự sâu sắc của khoảnh khắc này. Vì họ đã đọc và diễn giải Sách Tây Tạng về người chết mà không có ích lợi của các chỉ dẫn truyền miệng và huấn luyện giải thích đầy đủ về nghĩa linh thiêng của nó, họ đã làm đơn giản hoá quá mức nó và nhảy vào kết luận nhanh chóng. Một giả định mà họ làm ra là sự bừng lên của Chói sáng Nền tảng là chứng ngộ. Tất cả chúng ta có thể muốn đồng nhất chết với cõi trời hay chứng ngộ; nhưng điều quan trọng hơn việc suy nghĩ mong ước đơn thuần là biết rằng chỉ nếu chúng ta đã thực sự được giới thiệu về bản tính tâm trí của chúng ta, Rigpa của chúng ta, và chỉ nếu chúng ta đã thiết lập và làm ổn định nó thông qua thiền và tích hợp nó vào trong cuộc sống của chúng ta, khoảnh khắc chết cung cấp cơ hội thực cho giải thoát.
Ngay dù Chói sáng Nền tảng trình hiện bản thân nó một cách tự nhiên cho tất cả chúng ta, phần lớn trong chúng ta đã không được chuẩn bị toàn bộ cho sự mênh mông vô cùng của nó, chiều sâu vi tế và bao la của tính đơn giản trần trụi của nó. Đại đa số chúng ta sẽ đơn giản không có phương tiện nào nhận ra nó, vì chúng ta đã không làm bản thân chúng ta quen với cách nhận ra nó trong cuộc sống. Thế thì điều xảy ra là ở chỗ chúng ta có khuynh hướng phản ứng theo bản năng với mọi sợ, thói quen và ước định quá khứ của chúng ta, theo mọi suy tư cũ của chúng ta. Mặc dù các cảm xúc tiêu cực có thể đã chết để chói sáng xuất hiện, các thói quen của thời gian sống vẫn còn lại, ẩn trong nền tảng của tâm trí bình thường của chúng ta. Mặc dù mọi u mê của chúng ta chết đi trong cái chết, thay vì buông xuôi và mở cho sự chói sáng, chúng ta lại rút lui vào sợ hãi và vô minh và theo bản năng giữ việc bám víu của chúng ta.
Đây là điều ngăn cản chúng ta khỏi sử dụng thực sự khoảnh khắc mạnh mẽ này làm cơ hội cho giải thoát. Liên Hoa Sinh nói: “Mọi sinh linh đã sống và chết và được tái sinh vô hạn lần. Lặp đi lặp lại họ đã trải nghiệm Ánh sáng Rõ ràng không mô tả nổi. Nhưng vì họ bị che mờ bởi bóng tối của vô minh, họ lang thang vô tận trong cõi luân hồi vô giới hạn.”
NỀN TẢNG CỦA TÂM TRÍ BÌNH THƯỜNG
Mọi xu hướng thói quen này, kết quả của nghiệp xấu của chúng ta, cái đã nảy sinh từ bóng tối của vô minh, được lưu giữ trong nền tảng của tâm trí bình thường. Tôi thường tự hỏi cái gì có thể là thí dụ hay để giúp mô tả nền tảng của tâm trí bình thường. Bạn có thể so sánh nó với bọt thuỷ tinh trong suốt, tấm phim co dãn rất mỏng, rào chắn hay mạng che gần như vô hình, che mờ toàn thể tâm trí của chúng ta; nhưng có lẽ hình ảnh hữu dụng nhất mà tôi có thể hình dung là về cánh cửa kính. Tưởng tượng bạn đang ngồi trước một cánh cửa kính dẫn ra khu vườn nhà bạn, nhìn qua cánh cửa đó, nhìn xa vào không gian. Dường như là không có gì giữa bạn và bầu trời, vì bạn không thể thấy bề mặt của tấm kính. Bạn thậm chí có thể bị đập mũi vào cửa nếu bạn đứng dậy và cố bước qua, tưởng nó không có đó. Nhưng nếu bạn chạm vào nó bạn sẽ thấy ngay có cái gì đó ở đấy giữ lại vết ngón tay của bạn, cái gì đó chen vào giữa bạn và không gian bên ngoài.
Theo cùng cách như vậy, nền tảng của tâm trí thông thường ngăn cản chúng ta thoát ra bản tính tựa bầu trời của tâm trí của chúng ta, cho dù chúng ta vẫn có thể có các thoáng nhìn về nó. Như tôi đã nói, các thầy giải thích thường có nguy hiểm rằng người tu luyện thiền có thể lầm kinh nghiệm về nền tảng của tâm trí thông thường với bản tính thực của bản thân tâm trí. Khi họ an định trong trạng thái an bình và tĩnh lặng lớn, mọi điều họ có thể làm thực ra có thể đơn giản là an định trong nền tảng của tâm trí bình thường. Có khác biệt giữa việc nhìn lên bầu trời từ bên trong vòm kính, và việc đứng bên ngoài trời thoáng. Chúng ta phải phá vỡ nền tảng của tâm trí bình thường để khám phá ra và đi vào trong không khí tươi tắn của Rigpa.
Cho nên mục tiêu của mọi tu luyện tâm linh của chúng ta, và việc chuẩn bị thực cho khoảnh khắc chết, là làm thuần khiết rào chắn vi tế này, dần dần làm nó yếu đi và phá vỡ nó. Khi bạn đã phá vỡ nó hoàn toàn, không còn gì tới giữa bạn và trạng thái hiểu tất cả.
Giới thiệu của thầy về bản tính tâm trí phá vỡ nền tảng tâm trí bình thường, vì chính là qua việc tan rã này của tâm trí quan niệm mà tâm trí chứng ngộ được khải lộ tường minh. Thế rồi, mỗi khi chúng ta an định trong bản tính tâm trí, nền tảng của tâm trí bình thường bị yếu đi. Nhưng chúng ta sẽ chú ý rằng bao lâu chúng ta có thể ở lại trong trạng thái của bản tính tâm trí phụ thuộc hoàn toàn vào tính ổn định của tu luyện của chúng ta. Không may là “thói quen cũ khó chết,” và nền tảng tâm trí bình thường trở lại; tâm trí của chúng ta tựa như một bợm rượu có thể hất bỏ thói quen trong chốc lát, nhưng thế rồi trở lại trạng thái cũ bất kì khi nào bị cám dỗ hay chán nản.
Giống như cánh cửa kính giữ lại mọi dấu tay bẩn của chúng ta, nền tảng tâm trí bình thường tụ tập và lưu lại mọi nghiệp và thói quen của chúng ta. Và cũng như chúng ta phải lau kính thường xuyên, chúng ta phải giữ làm thuần khiết cho nền tảng của tâm trí bình thường. Dường như là kính cứ mòn dần, và nó cứ mỏng dần, thế rồi xuất hiện các kẽ hở nhỏ, thế rồi nó bắt đầu tan biến.
Thông qua tu luyện chúng ta dần ổn định được bản tính tâm trí ngày càng nhiều, cho nên nó không đơn giản vẫn còn là bản tính tuyệt đối của chúng ta nhưng trở thành thực tại mọi ngày của chúng ta. Khi làm như vậy, thói quen của chúng ta càng tan biến đi, và càng ít khác biệt giữa thiền và cuộc sống hàng ngày. Dần dần bạn trở thành giống như ai đó, người có thể bước thẳng vào khu vườn qua cánh cửa kính, không bị cản trở. Và dấu hiệu cho việc tâm trí bình thường đang yếu đi là ở chỗ chúng ta có khả năng an định ngày càng vô nỗ lực trong bản tính tâm trí.
Khi Chói sáng Nền tảng bừng lên, điều mấu chốt là chúng ta có khả năng an định trong bản tính tâm trí được bao nhiêu, chúng ta có thể khả năng thống nhất bản tính tuyệt đối của chúng ta với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và chúng ta có thể làm thuần khiết điều kiện thông thường của chúng ta trong trạng thái thuần khiết nguyên thuỷ.
GẶP GỠ GIỮA MẸ VÀ CON
Có một cách theo đó chúng ta có thể chuẩn bị đầy đủ cho việc nhận ra sự bừng lên của Chói sáng Nền tảng vào khoảnh khắc chết. Điều này chính là qua mức cao nhất của thiền (như tôi đã giải thích ở chương 10, “Bản chất bên trong nhất”), kết quả cuối cùng của việc tu luyện Đại Toàn thiện. Nó được gọi là “thống nhất của hai chói sáng,” cũng còn được biết là “sự hội nhập Chói sáng Mẹ và Con.”
Chói sáng Mẹ là tên chúng ta đặt cho Chói sáng Nền tảng. Đây là bản tính cố hữu, nền tảng của mọi thứ, nằm bên dưới toàn thể kinh nghiệm của chúng ta, và biểu lộ trong vẻ huy hoàng đầy đủ vào khoảnh khắc chết.
Chói sáng Con, cũng gọi là Chói sáng Con đường, là bản tính của tâm trí chúng ta, mà, nếu được thầy giới thiệu, và được chúng ta nhận ra, thế thì chúng ta có thể dần dần ổn định nó qua thiền, càng ngày càng tích hợp đầy đủ vào các hành động của chúng ta trong cuộc sống. Khi việc tích hợp được hoàn tất, việc nhận ra là đầy đủ và việc hiểu ra xuất hiện.
Cho dù Chói sáng Nền tảng là bản tính cố hữu của chúng ta và là bản chất của mọi thứ, chúng ta không nhận dạng được nó, nó vẫn còn dường như bị ẩn kín. Tôi thích nghĩ về Chói sáng Con như chiếc chìa khoá thầy cho chúng ta để giúp chúng ta mở cánh cửa việc nhận dạng Chói sáng Nền tảng, bất kì khi nào cơ hội nảy sinh.
Tưởng tượng bạn phải gặp một người đàn bà tới bằng máy bay. Nếu bạn không có ý tưởng cô ấy có vẻ giống cái gì, bạn có thể ra sân bay và cô ấy có thể bước qua ngay sát bạn và bạn sẽ bỏ lỡ cô ấy. Nếu bạn có tấm ảnh của cô ấy điều đó là tốt, và bạn có bức ảnh đẹp về cô ấy trong tâm trí của bạn, thế thì bạn sẽ nhận dạng cô ấy ngay khi cô ấy tiến tới bạn.
Một khi bản tính của tâm trí đã được giới thiệu cho bạn và bạn nhận ra nó, bạn có chìa khoá để nhận dạng nó lần nữa. Nhưng giống như bạn phải mang tấm ảnh theo người và nhìn vào nó nhiều lần để chắc chắn nhận dạng người bạn sẽ gặp ở sân bay, cho nên bạn phải làm sâu sắc và ổn định việc nhận dạng của bạn về bản tính tâm trí thông qua tu luyện đều đặn. Thế rồi việc nhận dạng trở nên ăn sâu vào bạn, trở thành một phần của bạn, tới mức bạn không cần tấm ảnh nữa; khi bạn gặp người đó, việc nhận dạng là tự phát và ngay lập tức. Cho nên, sau tu luyện lâu dài về việc nhận dạng bản tính tâm trí, khi vào khoảnh khắc chết Chói sáng Nền tảng bừng lên, bạn sẽ có khả năng nhận ra nó và hội nhập vào nó – như theo bản năng, như các thầy trong quá khứ nói, như đứa trẻ chạy sà vào lòng mẹ, như bạn cũ gặp lại nhau, hay như sông chảy về biển.
Vậy mà điều này là cực kì khó. Cách duy nhất để đảm bảo việc nhận dạng này là thông qua việc làm ổn định và hoàn thiện tu luyện về việc hội nhập hai chói sáng từ bây giờ, trong khi chúng ta còn sống. Điều này chỉ là có thể thông qua cả đời huấn luyện và nỗ lực. Như thầy tôi Đại sư Dudjom đã nói, nếu chúng ta không tu luyện việc hội nhập hai chói sáng này từ bây giờ, và từ giờ trở đi, không thể nói được rằng việc nhận dạng sẽ tự nhiên xảy ra vào lúc chết.
Chúng ta hội nhập các chói sáng đó đích xác thế nào? Đây là tu luyện rất sâu và cao cấp, và quyển sách này không phải là chỗ để trình bày về nó. Nhưng điều chúng ta có thể nói được là thế này: Khi thầy giới thiệu cho chúng ta về bản tính tâm trí, đó dường như là cái nhìn của chúng ta được phục hồi, vì chúng ta bị mù với Chói sáng Nền tảng mà có trong mọi thứ. Việc giới thiệu của thầy đánh thức trong chúng ta con mắt trí huệ, với nó chúng ta đi tới thấy rõ ràng bản tính thực của bất kì cái gì nảy sinh, sự chói sáng – Ánh sáng Rõ ràng – bản tính của mọi ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Tưởng tượng rằng việc nhận dạng về bản tính tâm trí tới, sau khi ổn định và hoàn thiện tu luyện, là giống như mặt trời bừng sáng. Các ý nghĩ và cảm xúc liên tục nảy sinh; chúng giống như những con sóng tối tăm. Nhưng mỗi lần những đợt sóng này trải ra và gặp ánh sáng, chúng tan biến ngay lập tức.
Khi chúng ta phát triển khả năng này để nhận dạng ngày càng nhiều hơn, nó trở thành một phần trong cái nhìn hàng ngày của chúng ta. Khi chúng ta có khả năng đem việc nhận ra về bản tính tuyệt đối của chúng ta vào kinh nghiệm hàng ngày, càng có thêm nhiều cơ hội mà chúng ta sẽ thực tại nhận dạng được Chói sáng Nền tảng vào khoảnh khắc chết.
Bằng chứng về liệu chúng ta có chìa khoá này sẽ là cách chúng ta nhìn ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta khi chúng nảy sinh; liệu chúng ta có khả năng xuyên thấu chúng trực tiếp với Nhìn và nhận dạng bản tính chói sáng cố hữu của chúng, hay liệu chúng ta che mờ nó bằng các phản ứng thói quen bản năng.
Nếu nền tảng của tâm trí bình thường của chúng ta được làm thuần khiết hoàn toàn, dường như là chúng ta đã đập vỡ tan kho nghiệp của chúng ta và do vậy làm trống rỗng việc cung cấp nghiệp cho tái sinh tương lai. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có khả năng hoàn toàn làm thuần khiết tâm trí của chúng ta, sẽ vẫn còn thói quen quá khứ và các khuynh hướng nghiệp còn lại trong kho nghiệp này. Bất kì khi nào điều kiện phù hợp để vật chất hoá, chúng sẽ biểu lộ, lôi kéo chúng ta vào các tái sinh mới.
THỜI HẠN CỦA CHÓI SÁNG NỀN TẢNG
Chói sáng Nền tảng bừng lên; với người tu luyện, nó kéo dài lâu chừng nào người đó còn có thể an định, không sao lãng trong trạng thái của bản tính tâm trí. Tuy nhiên với hầu hết mọi người, nó kéo dài không quá một cái bật ngón tay, và đối với một số người, các thầy nói, “lâu quãng chừng một bữa ăn.” Đại đa số mọi người không nhận dạng được Chói sáng Nền tảng chút nào, và thay vì vậy họ chìm vào trong trạng thái vô ý thức, điều có thể kéo dài tới ba ngày rưỡi. Thế rồi tâm thức cuối cùng rời bỏ thân thể.
Điều này đã dẫn tới một tục lệ ở Tây Tạng phải chắc rằng thân thể không bị đụng tới hay bị quấy rối trong ba ngày sau chết. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp người tu luyện có thể hoà nhập với Chói sáng Nền tảng và an định trong trạng thái đó của bản tính tâm trí. Tôi nhớ ở Tây Tạng cách mọi người rất chăm nom để duy trì bầu không khí yên lặng và an bình quanh thân thể, đặc biệt trong trường hợp của một thầy hay người tu luyện lớn, để tránh gây ra rối loạn dù nhẹ nhất.
Nhưng ngay cả thân thể của người thường không được động chạm tới trong thời gian ba ngày, vì bạn không bao giờ biết liệu người đó có nhận ra hay không và không chắc chắn khi nào tâm thức đã tách khỏi thân thể. Mọi người tin rằng nếu thân thể bị động chạm tới ở chỗ nào đó – chẳng hạn một mũi tiêm được thực hiện – điều đó có thể kéo tâm thức đến điểm đó. Thế thì tâm thức của người chết có thể rời đi qua chỗ mở gần nhất thay vì đi qua đỉnh đầu, và tạo ra việc tái sinh không may.
Một số thầy nhấn mạnh hơn những người khác về việc rời khỏi thân thể trong ba ngày. Đại sư Chadral, một thầy Tây Tạng kiểu thiền sống ở Ấn Độ và Nê pan, đã bảo những người đang phàn nàn rằng cái xác có thể bốc mùi nếu bị để trong thời tiết nóng: “Nó không phải là cái các ông phải ăn nó, hay cố bán nó.”
Nói một cách chặt chẽ, thế thì, việc khám nghiệm tử thi hay hoả táng tốt nhất là làm sau khoảng thời gian ba ngày. Tuy nhiên, ngày nay, vì có thể không thực tế chút nào hay không thể giữ thân thể thời gian lâu mà không chuyển nó đi, ít nhất tu luyện chuyển thức nên được thực hiện trước khi thân thể bị chạm tới hay chuyển đi theo bất kì cách nào.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.16: Nền tảng