Người tu luyện đã thực chứng vẫn tiếp tục ở lại bởi việc nhận dạng về bản tính tâm trí vào khoảnh khắc chết, và thức tỉnh trong Chói sáng Nền tảng khi nó biểu lộ. Người đó thậm chí còn có thể lưu lại trong trạng thái đó một số ngày. Một vài người tu luyện và thầy chết đi mà vẫn ngồi thẳng trong tư thế thiền, và những người khác trong “tư thế sư tử ngủ.” Bên cạnh tư thế cân bằng hoàn hảo của họ, sẽ có những dấu hiệu khác chỉ ra họ đang an định trong trạng thái Chói sáng Nền tảng: Vẫn còn sắc mầu nào đó và hơi nóng trên mặt họ, mũi không bị lún vào, da vẫn còn mềm mại và linh động, thân thể không trở nên cứng ngắc, mắt được nói là vẫn giữ ấm áp từ bi và mềm mại, và vẫn còn hơi ấm ở tim. Chăm sóc lớn được tính tới để thân thể của thầy không bị động tới, và im lặng được duy trì cho tới khi người đó tỉnh dậy từ trạng thái thiền này.
Gyalwang Karmapa, một thầy vĩ đại và là trưởng một trong bốn dòng Phật giáo Tây Tạng, đã chết trong bệnh viện ở Mĩ năm 1981. Ông ấy là một nguồn hứng khởi phi thường cho tất cả những ai xung quanh ông ấy bởi từ bi và vui vẻ thường xuyên của ông ấy. Bác sĩ Ranulfo Sanchez, trưởng kíp phẫu thuật, nói:
Cá nhân tôi cảm thấy Đại Đức không phải là người thường. Khi ông ấy nhìn bạn, nó giống như ông ấy đang tìm kiếm bên trong bạn, dường như ông ấy có thể nhìn thấu suốt tâm can bạn. Tôi rất xúc động bởi cách ông ấy nhìn tôi và dường như hiểu được điều đang diễn ra. Đại Đức ảnh hưởng một cách thực tế tới mọi người trong bệnh viện, những người tới tiếp xúc với ông ấy. Nhiều lần khi chúng tôi cảm thấy ông ấy gần chết, ông ấy lại mỉm cười với chúng tôi và bảo chúng tôi lầm, và thế rồi ông ấy lại khá lên…
Đại Đức không bao giờ uống thuốc giảm đau. Chúng tôi các bác sĩ tới thăm khám cho ông ấy và nhận ra ông ấy phải rất đau, cho nên chúng tôi đã hỏi ông ấy, “Bác hôm nay đau lắm phải không?” Ông ấy nói “Không.” Về sau chúng tôi biết ông ấy có thể cảm thấy nỗi lo của chúng tôi và bắt đầu kể chuyện cười. Chúng tôi hỏi ông ấy, “Bác còn đau gì không?” Ông ấy mỉm cười một nụ cười loại đặc biệt và nói “Không.”
Mọi dấu hiệu sống của ông ấy đều rất thấp. Tôi tiêm cho ông ấy một liều … để cho ông ấy có thể giao tiếp được trong những phút cuối cùng của ông ấy. Tôi rời phòng trong vài phút trong khi ông ấy chuyện trò với các vị hoá thân, người mà ông ấy đã đảm bảo là ông ấy không có ý định chết ngày hôm đó. Khi tôi quay lại năm phút sau đó, ông ấy đã ngồi thẳng dậy, mắt mở to, và nói rõ ràng, “Chào bác sĩ, ông khoẻ chứ?” Mọi dấu hiệu sống của ông ấy đã đảo ngược và trong vòng nửa giờ ông ấy vẫn ngồi thẳng trên giường, nói và cười. Về mặt y học điều này chưa từng được nghe thấy từ các y tá, tất cả đều tái người. Một người trong số họ kéo tay áo để chỉ cho tôi cánh tay sởn gai ốc của cô ấy.
Nhân viên y tá để rằng thân thể của Karmapa không tuân theo tiến trình thông thường của việc huỷ hoại mà dường như vẫn còn hệt như khi ông ấy chết. Sau một chốc họ đã trở nên nhận biết rằng vùng quanh tim ông ấy vẫn còn ấm. Bác sĩ Sanchez nói:
Họ đưa tôi vào phòng khoảng ba mươi sáu giờ sau khi ông ấy chết. Tôi cảm thấy vùng bên phải trên tim ông ấy còn ấm hơn các vùng xung quanh. Cái gì đó của nó mà không có giải thích y học.[i]
Một số thầy ra đi khi vẫn ngồi trong thiền, với thân thể tự giữ thẳng. Đại sư Kalu chết năm 1989 trong tu viện ở Himalaya, với sự hiện diện của một số các thầy và một bác sĩ, một y tá. Đệ tử thân cận nhất của ông ấy đã viết:
Bản thân Đại sư cố ngồi dậy, và cũng khó khăn lắm để làm việc này. Lạt ma Gyaltsen, cảm thấy có lẽ đã đến lúc và rằng nếu không ngồi thẳng dậy được, có thể tạo ra chướng ngại cho Đại sư, đã đỡ lưng Đại sư khi ông ấy ngồi dậy. Đại sư giơ tay về phía tôi và tôi đã giúp ông ấy ngồi dậy. Đại sư muốn ngồi thẳng tuyệt đối, vừa nói điều này vừa ra dấu bằng tay. Bác sĩ và hộ lí đều cảm thấy lúng túng về việc này, còn Đại sư thả lỏng tư thế của mình một cách nhẹ nhàng. Dầu vậy ông ấy vẫn đảm đương tư thế thiền… Đại sư đặt tay theo tư thế thiền, mắt mở nhìn chăm chăm ra ngoài theo cách nhìn thiền, đôi môi khẽ động đậy. Một cảm giác bình yên và hạnh phúc sâu lắng ngự trị trên tất cả chúng tôi và lan toả trong tâm trí chúng tôi. Tất cả chúng tôi có mặt lúc đó đều cảm thấy rằng niềm hạnh phúc không thể diễn tả nổi đang tràn ngập trong lòng mình là phản ánh yếu nhất của điều đang xâm chiếm tâm trí của Đại sư … dần dần cái nhìn và mí mắt của Đại sư hạ thấp xuống và hơi thở dừng lại.[ii]
Tôi sẽ bao giờ cũng nhớ tới cái chết của thầy kính yêu của tôi, Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, vào mùa hè năm 1959. Trong phần cuối cuộc đời mình, thầy đã cố gắng ít xa tu viện nhất có thể được. Các thầy thuộc mọi truyền thống đã tụ họp quanh thầy để nghe giáo huấn, những người đứng đầu các hệ phái truyền thừa đều tìm tới chỉ dẫn của thầy, vì thầy là nguồn gốc của sự truyền phát của họ. Tu viện nơi thầy sống, Dzongsar, trở thành một trong những trung tâm rung động nhất của hoạt động tâm linh ở Tây Tạng, vì mọi Lạt ma vĩ đại đã tới và đi. Lời thầy trong vùng là luật; thầy đã là thầy vĩ đại tới mức hầu như mọi người đều là đệ tử của thầy, nhiều tới mức thầy có quyền năng chấm dứt các cuộc nội chiến bằng việc đe doạ rút lại sự bảo vệ tâm linh của thầy cho các chiến binh của cả hai phía.
Không may khi gọng kìm của quân xâm lược Trung Quốc thắt chặt, các điều kiện ở tỉnh Kham suy đồi nhanh chóng, và ngay một đứa trẻ như tôi cũng cảm thấy sự đe doạ treo lơ lửng của những gì sắp xảy ra. Năm 1955 thầy của tôi đã có những dấu hiệu nào đó chỉ ra thầy sẽ rời khỏi Tây Tạng. Trước hết thầy đi hành hương tới các nơi linh thiêng ở miền trung và miền nam Tây Tạng; và thế rồi, để hoàn thành một ước nguyện sâu sắc của thầy của thầy, thầy đã làm cuộc hành hương đến các nơi linh thiêng của Ấn Độ, và tôi đã đi cùng thầy. Tất cả chúng tôi đều hi vọng rằng tình hình ở miền đông có thể khá lên trong khi chúng tôi ở xa. Sau này tôi mới hiểu hoá ra rằng quyết định ra đi của thầy tôi đã được nhiều Lạt ma khác và người dân thường coi như một dấu hiệu về việc Tây Tạng sụp đổ, và điều đó cho phép họ thoát đi vào đúng lúc.
Thầy tôi từ lâu đã có lời mời tới thăm Sikkim, một nước nhỏ trong rặng Himalaya và là một trong những mảnh đất thiêng của Liên Hoa Sinh. Jamyang Khyentse là hoá thân của thánh nhân linh thiêng nhất Sikkim, và vua Sikkim đã yêu cầu thầy tới đó truyền giảng và đem phúc lành cho mảnh đất này bằng sự hiện diện của thầy. Một khi họ nghe thầy đã đi tới đó, nhiều thầy từ Tây tạng cũng sang để nhận giáo huấn của thầy, và mang cùng họ các văn bản và kinh sách quí hiếm mà các nơi khác có thể đã không tồn tại. Jamyang Khyentse đã là thầy của các thầy, và ngôi Đền Cung điện nơi thầy sống một thời lại trở thành trung tâm tâm linh lớn. Khi các điều kiện ở Tây Tạng càng trở nên thảm hoạ, lại càng nhiều Lạt ma tụ tập về xung quanh thầy.
Đôi khi các thầy vĩ đại, những người truyền giảng rất nhiều, như mọi người nói, không sống rất lâu; dường như là họ đã hút về họ bất kì chướng ngại nào có đó với giáo huấn tâm linh. Có những lời tiên đoán rằng nếu thầy tôi gạt giáo huấn sang một bên và du hành như một người lang thang không tên tuổi tới những góc xa vắng của đất nước, thầy chắc đã sống thêm nhiều năm nữa. Thực ra, thầy đã cố làm điều này: Khi chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình cuối cùng của chúng tôi từ tỉnh Kham, thầy đã bỏ lại đằng sau mình mọi của cải và ra đi trong bí mật hoàn toàn, không định truyền giảng mà chỉ đi hành hương. Vậy mà một lần mọi người thấy ra thầy là ai, mọi người ở mọi nơi yêu cầu thầy cho giáo huấn và khai tâm. Bởi từ bi bao la của thầy, vẫn biết điều thầy đang mạo hiểm, thầy đã hi sinh cuộc đời riêng của mình để truyền dạy.
Thế rồi chính ở Sikkim mà Jamyang Khyentse bị ốm; cũng chính lúc đó những tin khủng khiếp dồn tới rằng Tây Tạng cuối cùng đã sụp đổ. Mọi Lạt ma cao cấp nhất, người đứng đầu của các dòng truyền thừa, lần lượt tới thăm thầy và cầu nguyện, làm nghi lễ cho thầy trường thọ cả ngày lẫn đêm. Mọi người đều tham gia. Tất cả chúng tôi đều cầu xin thầy tiếp tục sống, vì một thầy vĩ đại như thầy có quyền năng quyết định khi nào là lúc rời bỏ thân thể. Thầy chỉ nằm trên giường, chấp nhận mọi đồ cúng dường của chúng tôi và cười to, và nói với nụ cười hiểu biết: “Được rồi, chỉ để bày tỏ điềm lành, tôi sẽ nói là tôi sẽ sống.”
Chỉ dẫn đầu tiên chúng tôi có rằng thầy tôi sắp chết là thông qua Gyalwang Karmapa. Thầy nói với Karmapa rằng thầy đã hoàn thành công việc mà thầy đã tới để làm trong cuộc đời này, và thầy đã quyết định rời bỏ thế giới này. Một trong những người phục vụ gần gũi nhất của Khyentse oà khóc ngay khi Karmapa tiết lộ điều này cho anh ta, và thế rồi chúng tôi biết. Cái chết của thầy cuối cùng cũng xuất hiện ngay sau khi chúng tôi biết rằng ba tu viện lớn nhất của Tây Tạng, Sera, Drepung và Ganden đã bị người Trung Quốc chiếm. Nó dường như là biểu tượng bi thảm rằng khi Tây Tạng sụp đổ, con người vĩ đại này, hiện thân của Phật giáo Tây Tạng đã ra đi.
Jamyang Khyentse Chokyi Lodro chết lúc ba giờ sáng ngày mồng sáu tháng năm theo lịch Tây Tạng. Mười ngày trước, khi chúng tôi đang làm tu luyện cả đêm cầu nguyện cho thầy sống lâu, đột nhiên mặt đất rung chuyển bởi một trận động đất dữ dội. Theo kinh Phật giáo, đây là dấu hiệu báo trước sự qua đời của một người chứng ngộ.[iii]
Trong ba ngày sau khi thầy qua đời, bí mật vẫn hoàn toàn được giữ kín, và không ai được phép biết rằng Khyentse đã chết. Tôi được bảo đơn giản là sức khoẻ của thầy đang xấu đi, và thay vì ngủ trong phòng người như thường lệ, tôi được chuyển sang ngủ ở một phòng khác. Người phục vụ gần gũi nhất của thầy tôi và là thầy chủ lễ tang, Lạt ma Chokden, đã ở bên thầy tôi lâu hơn bất kì người nào khác. Ông ấy là người im lặng, nghiêm chỉnh, khổ hạnh với đôi mắt xuyên thấu và đôi má hõm sâu, một người có nhân phẩm và thanh lịch nhưng khiêm tốn. Chokden nổi tiếng bởi tính trung thực nền tảng, là con người đứng đắn, sâu sắc, nhã nhặn và có trí nhớ phi thường: Ông ấy dường như nhớ mọi lời thầy tôi nói, và mọi câu chuyện, và ông ấy biết những chi tiết nhỏ nhặt nhất của hầu hết các nghi lễ rắc rối cùng ý nghĩa của chúng. Ông ấy cũng là một người tu luyện gương mẫu và là một thầy giáo theo quyền riêng của ông ấy. Chúng tôi quan sát, thế rồi, khi Lạt ma Chokden tiếp tục đem cơm vào cho thầy tôi trong phòng của người, nhưng vẻ mặt của ông ấy u tối làm sao. Chúng tôi giữ ông ấy lại hỏi sức khoẻ của Khyentse ra sao, và Chokden chỉ nói: “Thầy vẫn như thế.” Theo truyền thống nào đó, sau khi một thầy đã chết và trong thời gian ông ấy còn trong thiền sau chết, điều quan trọng là giữ bí mật. Chỉ ba ngày sau đó, như tôi đã nói, cuối cùng chúng tôi mới biết rằng thầy đã chết.
Chính phủ Ấn Độ sau đó gửi một bức điện tín báo cho Bắc Kinh. Từ đó, thông báo này về tới tu viện riêng của thầy tôi, Dzongsar, ở Tây Tạng, nơi nhiều sư đã khóc bởi bằng cách nào đó họ biết thầy đã mất. Ngay trước khi chúng tôi ra đi, Khyentse đã có lời thề bí ẩn rằng thầy sẽ quay trở lại một lần nữa trước khi chết. Và thầy đã thực hiện li thề đó. Vào ngày đầu năm mới năm đó, khoảng sáu tháng trước khi thầy mất, khi một vũ hội nghi lễ đang được thực hiện, nhiều sư già đã có linh ảnh về thầy, như thầy vẫn thường vậy, xuất hiện trên trời. Tại tu viện thầy tôi đã sáng lập ra một trường cao đẳng nghiên cứu, nổi tiếng về việc đào tạo ra một số học giả kiệt xuất nhất trong thời gần đây. Trong ngôi đền chính có một bức tượng Phật tương lai, Di lặc. Một sáng sớm, ngay sau ngày đầu năm khi linh ảnh xuất hiện trên bầu trời, người trông coi đền mở cánh cửa ra: Khyentse đang ngồi trên lòng Phật Di lặc.
Thầy tôi ra đi trong “tư thế sư tử ngủ.” Mọi dấu hiệu đã có đó chỉ ra rằng thầy vẫn trong trạng thái thiền, và không ai động tới thân thể trong trọn ba ngày. Khoảnh khắc thầy ra khỏi thiền vẫn còn với tôi trong cả đời tôi: Mũi thầy đột nhiên xẹp xuống, sắc mặt mờ nhạt đi, thế rồi đầu thầy hơi ngoẹo sang một bên. Cho đến khoảnh khắc đó vẫn còn sự thăng bằng nào đó, và sức mạnh và sự sống về thân thể của thầy.
Chỉ đến tối chúng tôi mới tắm rửa cho thi hài, mặc quần áo và di chuyển thi hài từ giường ngủ lên đền chính của lâu đài. Đám đông người đã ở đó, vây kín xung quanh ngôi đền để bày tỏ sự kính trọng của họ.
Thế rồi cái gì đó phi thường đã xảy ra. Một ánh sáng trắng sữa rực chiếu, trông tựa như một dải sương chói sáng, mỏng, bắt đầu xuất hiện và dần dần lan toả khắp mọi nơi. Ngôi đền cung điện có bốn ngọn đèn điện lớn bên ngoài; thường vào quãng thời gian tối đó chúng đều chiếu sáng, vì trời lúc đó đã tối vào quãng bẩy giờ. Vậy mà chúng đã mờ đi bởi ánh sáng huyền bí này. Apa Pant, người lúc đó là quan chức chính trị ở Sikkim, là người đầu tiên điện thoại hỏi xem nó có thể là cái gì trên trái đất. Thế rồi nhiều người khác bắt đầu gọi điện thoại đến; ánh sáng kì lạ phi phàm này đã được hàng trăm người nhìn thấy. Thế rồi một trong những thầy khác nói với chúng tôi rằng việc biểu hiện ánh sáng như vậy đã được nói tới trong Tantra là dấu hiệu của ai đó đạt tới Phật tính.
Theo kế hoạch ban đầu, thi hài của Jamyang Khyentse được để trong ngôi đền của lâu đài trong một tuần, nhưng chúng tôi sớm nhận được nhiều bức điện từ các đệ tử của thầy. Đó là vào năm 1959, nhiều người trong số họ, kể cả Đại sư Dilgo Khyentse, vừa mới di tản tới, sau khi đã làm việc trốn chạy nguy hiểm và kéo dài khỏi Tây Tạng. Tất cả họ đều cầu xin giữ lại thi hài để họ còn có cơ hội nhìn nó. Cho nên chúng tôi đã giữ thi hài thêm hai tuần nữa. Mỗi ngày đều có bốn phiên cầu nguyện do hàng trăm sư thực hiện, dẫn đầu bởi các lạt ma của mọi tông phái khác nhau, và thường cùng với các vị trưởng dòng truyền thừa chủ toạ, và hàng nghìn hàng nghìn ngọn đèn dầu bơ đã được cúng dường. Thi hài không bốc mùi hay bị huỷ hoại, cho nên chúng tôi đã giữ thêm một tuần nữa. Ấn Độ nóng khủng khiếp vào mùa hè nhưng tuần tiếp tuần trôi qua, thi hài không biểu lộ dấu hiệu huỷ hoại nào. Chúng tôi kết thúc việc giữ thi hài của Khyentse sau sáu tháng; toàn bộ môi trường giáo huấn và tu luyện đã được tiến hoá thêm với sự hiện diện linh thiêng của thi hài thầy: những giáo huấn mà Jamyang Khyentse đã truyền giảng, còn chưa hoàn thành khi thầy mất, đã được những đệ tử cao niên nhất của thầy hoàn chỉnh và nhiều, nhiều sư đã được thụ phong.
Cuối cùng chúng tôi đưa thi hài tới nơi thầy đã chọn để hoả táng: Tashiding, một trong những nơi linh thiêng nhất ở Sikkim, nằm trên đỉnh đồi. Mọi đệ tử đi tới đó, và chúng tôi đã tự tay dựng tháp (stupa), nơi lưu giữ di hài của thầy, mặc dù ở Ấn Độ công việc thủ công nặng nhọc thường do người làm thuê thực hiện. Mọi người, cả già lẫn trẻ, từ một thầy như Đại sư Dilgo Khyentse cho tới người bình thường nhất, đều đem đá lên đồi và xây dựng toàn bộ công trình với đôi tay trần của mình. Đó là bằng chứng lớn lao nhất cho sùng kính mà người đã gây hứng khởi.
Không lời nào có khả năng truyền đạt mất mát từ chết của Jamyang Khyentse. Khi rời khỏi Tây Tạng tôi và gia đình tôi đã mất tất cả đất đai và của cải, nhưng tôi còn quá nhỏ để hình thành bất kì gắn bó nào với chúng. Nhưng việc mất Jamyang Khyentse là tổn thất khổng lồ đến nỗi tôi vẫn than khóc về điều đó nhiều năm về sau. Toàn thể tuổi thơ của tôi đã được sống trong ánh mặt trời của sự hiện diện của thầy. Tôi đã ngủ trong chiếc giường nhỏ dưới chân giường thầy, và tỉnh dậy trong nhiều năm với âm thanh của tiếng thầy thì thào lời cầu nguyện buổi sáng và tiếng lách tách khi thầy lần mala, tràng hạt Phật giáo của thầy. Lời thầy, giáo huấn của thầy, sự rạng ngời an bình lớn trong sự hiện diện của thầy, nụ cười của thầy, tất cả những điều này là những kỉ niệm không bao giờ phai mờ với tôi. Thầy là nguồn hứng khởi của đời tôi, và chính sự hiện diện của thầy cũng như của Liên Hoa Sinh mà tôi khẩn cầu khi tôi đang gặp khó khăn hay khi tôi đang giảng. Cái chết của thầy là một mất mát không thể đo được cho thế giới và là mất mát không thể đo được cho Tây Tạng. Tôi quen nghĩ về thầy, như tôi cũng nghĩ về Đại sư Dilgo Khyentse, rằng nếu Phật giáo bị huỷ diệt và chỉ thầy còn lại, dẫu sao Phật giáo vẫn sẽ sống, vì thầy là hiện thân đầy đủ của điều Phật giáo nghĩa là gì. Với việc ra đi của Jamyang Khyentse, toàn thể một thời đại, đôi khi dường như toàn thể chiều hướng của sức mạnh và tri thức tâm linh, cũng ra đi cùng với thầy.
Thầy mất khi mới có sáu mươi bẩy tuổi, và tôi vẫn thường tự hỏi toàn thể tương lai của Phật giáo Tây Tạng sẽ khác thế nào nếu Jamyang Khyentse vẫn sống để gây hứng khởi cho sự trưởng thành của nó trong khi lưu vong ở phương Tây với cùng thẩm quyền và sự kính trọng vô hạn mà mọi truyền thống và dòng truyền thừa mà đã làm cho thầy được yêu mến thế ở Tây Tạng. Vì thầy đã là thầy của các thầy, và vì những người trưởng dòng của mọi truyền thống đã nhận việc khai tâm và giáo huấn từ thầy và do vậy coi thầy như người thầy nguyên gốc của mình, thầy có khả năng lôi kéo họ cùng nhau một cách tự nhiên, theo tinh thần của sự hài hoà và hợp tác sùng kính.
Và vậy mà, thầy vĩ đại không bao giờ chết. Jamyang Khyentse đang ở đây, gây hứng khởi cho tôi khi tôi viết những lời này; thầy là lực đằng sau cuốn sách này và bất kì cái gì tôi dạy; thầy là nền tảng và cơ sở của tinh thần đằng sau mọi thứ tôi làm; chính thầy vẫn tiếp tục cho tôi chiều hướng bên trong. Phúc lành và tin tưởng của thầy cho tôi luôn ở cùng tôi, hướng dẫn tôi qua mọi khó khăn trong việc cố gắng đại diện, theo bất kì cách nào tôi có thể làm được, cho truyền thống mà thầy là một đại diện siêu phàm thế. Khuôn mặt cao quí của thầy là sinh động với tôi hơn bất kì mặt nào của người sống, và trong mắt của thầy tôi bao giờ cũng thấy ánh sáng đó của trí huệ và từ bi siêu việt mà không sức mạnh nào trong trời đất có thể dập tắt nổi.
Cầu cho tất cả các bạn, những người đọc cuốn sách này, đi tới biết thêm chút ít về thầy như tôi biết thầy, cầu cho tất cả các bạn được hứng khởi như tôi đã có bởi sự cống hiến cuộc đời của thầy và bởi việc chết huy hoàng của thầy, cầu cho tất cả các bạn rút ra từ tấm gương của thầy, về cống hiến toàn bộ cho phúc lợi của mọi loài hữu tình, rút ra được lòng dũng cảm và trí huệ bạn sẽ cần để làm việc vì chân lí trong thời đại này!
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.16: Nền tảng
[i] “His Holiness in Zion, Illinois,” in Vajradhatu Sun, vol. 4, no. 2 (Boulder, CO, Dec. 1981-Jan. 1982): 3. (It is now called Shambhala Sun.)
[ii] Bokar Tulku Rinpoche, in “An Open Letter to Disciples and Friends of Kalu Rinpoche,” May 15, 1989.
[iii] Kinh là những kinh sách vốn là giáo huấn nguyên gốc của Phật; chúng thường lấy dạng đối thoại giữ Phật và đệ tử của ông ấy, giải thích một chủ đề đặc biệt.