Khoảnh khắc chết

TÔI CÒN NHỚ MỌI NGƯỜI rất thường đến gặp thầy tôi, Jamyang Khyentse, đơn giản để hỏi hướng dẫn của thầy cho khoảnh khắc chết. Thầy được yêu mến và kính trọng trong toàn Tây Tạng, đặc biệt ở tỉnh miền đông Kham, đến mức một số người bỏ ra hàng tháng trời để đi đến cùng để gặp thầy và nhận phúc lành của thầy chỉ một lần trước khi họ chết. Mọi điều thầy tôi sẽ cho điều này như lời khuyên cho họ, vì đây là bản chất của điều được cần khi bạn đi tới chết: “Là tự do khỏi gắn bó và không thích. Giữ tâm trí của ông thuần khiết. Và thống nhất tâm trí của ông với Phật.”

Toàn thể thái độ Phật giáo hướng tới khoảnh khắc chết có thể được tóm tắt trong một bài thơ này của Liên Hoa Sinh từ tập thơ của Sách Tây Tạng về người chết:

 

Vì trung ấm của việc chết bừng lên trên tôi,

Tôi sẽ bỏ mọi nắm giữ, vấn vương và gắn bó,

Đi không sao lãng vào nhận biết rõ ràng về giáo huấn,

Và phóng tâm thức tôi vào không gian Rigpa không sinh;

Khi tôi bỏ xác thân máu thịt này

Tôi sẽ biết nó là ảo vọng nhất thời.

 

Vào khoảnh khắc chết, có hai điều cần tính tới: bất kì cái gì chúng ta đã làm trong cuộc đời chúng ta, và chúng ta đang trong trạng thái nào của tâm trí vào khoảnh khắc đó. Cho dù chúng ta đã tích luỹ rất nhiều nghiệp xấu, nếu chúng ta thực sự có khả năng làm thay đổi trong tim vào khoảnh khắc chết, nó có thể có ảnh hưởng quyết định tới tương lai của chúng ta và làm biến đổi nghiệp của chúng ta, vì khoảnh khắc chết là cơ hội mạnh mẽ ngoại lệ cho việc làm thuần khiết nghiệp.

 

KHOẢNH KHẮC CHẾT

Nhớ rằng mọi thói quen và khuynh hướng được lưu lại trong nền tảng của tâm trí thông thường của chúng ta đang nằm tiềm ẩn sẵn sàng được kích hoạt bởi bất kì ảnh hưởng nào. Ngay cả bây giờ chúng ta biết nó chỉ tận dụng sự khơi gợi nhỏ nhất để gây ra phản ứng bản năng, thói quen lên bề mặt. Điều này đặc biệt đúng vào khoảnh khắc chết. Đạt lai lạt ma giải thích:

 

Vào lúc chết các thái độ quen thuộc lâu ngày thường chiếm vị trí ưu tiên và hướng dẫn việc tái sinh. Với cùng lí do này, gắn bó mạnh mẽ được sinh ra cho cái ngã, vì người ta sợ rằng cái ngã của người ta trở thành không tồn tại. Gắn bó này phục vụ như liên kết với trạng thái trung gian giữa các kiếp sống, việc thích về có thân xác đến lượt nó hành động như nguyên nhân thiết lập ra thân của người trung gian[i] (trung ấm).

 

Do đó trạng thái của tâm trí chúng ta vào lúc chết là rất quan trọng. Nếu chúng ta chết trong khuôn khổ tâm trí tích cực, chúng ta có thể cải thiện lần sinh tiếp, mặc các nghiệp xấu của chúng ta. Và nếu chúng ta bị rối loạn và khổ, nó có thể có hiệu quả tai hại, dù cho chúng ta có thể đã dùng tốt kiếp sống của chúng ta. Điều này có nghĩa là ý nghĩ và cảm xúc cuối cùng mà chúng ta có trước khi chúng ta chết có hiệu quả cực kì mạnh mẽ xác định lên tương lai tức khắc của chúng ta. Giống như tâm trí của người khùng thường hoàn toàn bị xâm chiếm bởi ám ảnh, tái diễn đi tái diễn lại, cho nên vào khoảnh khắc chết tâm trí của chúng ta hoàn toàn mong manh và bị phơi ra cho bất kì ý nghĩ nào gây bận tâm cho chúng ta. Ý nghĩ và cảm xúc cuối cùng đó mà chúng ta có, có thể được khuếch đại lên theo nhiều tỉ lệ và làm ngập toàn thể cảm nhận của chúng ta. Đây là lí do tại sao các thầy nhấn mạnh rằng phẩm chất của bầu không khí quanh chúng ta khi chúng ta chết là mấu chốt. Với bạn bè và người thân của chúng ta, chúng ta nên làm mọi điều chúng ta có thể làm để gây hứng khởi cho các cảm xúc tích cực và tình cảm linh thiêng, như yêu, từ bi, và sùng kính, và mọi điều chúng ta có thể giúp họ để “buông bỏ nắm giữ, vấn vương và gắn bó.”

 

BUÔNG BỎ GẮN BÓ

Cách thức lí tưởng cho một người chết là cho đi mọi thứ, cả bên trong lẫn bên ngoài; sao cho có ít khả năng nhất cho tâm trí bị vấn vương, nắm giữ và gắn bó vào khoảnh khắc bản chất để bám vào. Cho nên trước khi chúng ta chết chúng ta nên cố giải phóng bản thân mình khỏi gắn bó với mọi thứ của cải, bạn bè và người yêu. Chúng ta không thể đem được bất kì cái gì đi theo chúng ta, cho nên chúng ta phải làm kế hoạch để sớm cho đi mọi của cải của chúng ta như quà tặng hay đồ cúng dường cho việc từ thiện.

Ở Tây Tạng, trước khi rời thân xác, các thầy sẽ chỉ ra điều họ muốn cúng dường cho những thầy giáo khác.

Đôi khi một thầy có ý định tái sinh trong tương lai sẽ để lại một nhóm đồ vật đặc thù của mình cho việc đầu thai của mình, nêu những chỉ dẫn rõ ràng về vật gì ông ấy muốn để lại. Tôi được thuyết phục rằng chúng ta cũng nên chỉ đích xác về ai sẽ được nhận tài sản hay tiền bạc của chúng ta. Ước muốn này nên được diễn đạt thật rõ ràng khúc chiết nhất có thể được. Nếu không như vậy, thế thì sau khi bạn chết, nếu bạn đang trong trung ấm trở thành, bạn sẽ thấy họ hàng của bạn cãi nhau về tài sản của bạn hay lạm dụng tiền của bạn, và điều này sẽ quấy rối bạn. Phát biểu chính xác bao nhiêu tiền của bạn nên dành cho việc từ thiện, hay các chủ định tâm linh khác, hay được chia cho từng người trong các họ hàng của bạn. Việc làm mọi thứ rõ ràng, cho tới tận những chi tiết cuối cùng, sẽ tái đảm bảo cho bạn và giúp bạn thực sự buông bỏ.

Như tôi đã nói, điều bản chất là bầu không khí xung quanh chúng ta khi chúng ta chết phải là an bình nhất có thể được. Do đó các thầy Tây Tạng khuyên rằng những bạn bè và họ hàng hay thương cảm không nên có mặt bên giường người sắp chết, trong trường hợp đó họ sẽ gợi ra cảm xúc rối loạn vào khoảnh khắc chết. Những công nhân làm việc tại các nhà chăm sóc người sắp chết nói với tôi rằng người sắp chết đôi khi yêu cầu gia đình gần của họ không đến thăm họ vào lúc họ sắp chết, vì chính nỗi sợ này về việc khơi ra cảm giác đau thương và gắn bó mạnh. Đôi khi điều này có thể là cực kì khó cho gia đình hiểu; họ có thể cảm thấy họ không còn được yêu bởi người sắp chết. Tuy nhiên, họ nên nhớ trong đầu rằng sự hiện diện đơn thuần của người yêu có thể gợi nên tình cảm gắn bó mạnh mẽ trong người sắp chết, điều này làm cho người đó khó buông bỏ hơn.

Điều cực kì khó là không khóc khi chúng ta ở bên cạnh giường của người chúng ta yêu, người sắp chết. Tôi khuyên mọi người cố hết sức kết thúc gắn bó và tiếc thương với người sắp chết trước khi chết tới: khóc cùng nhau, giãi bày tình yêu của bạn và nói lời chào vĩnh biệt, nhưng cố kết thúc quá trình này trước khi khoảnh khắc thực tại của chết tới. Nếu có thể, tốt nhất là bạn bè và người thân không biểu lộ sự thương tiếc quá mức vào khoảnh khắc chết, vì tâm thức của người sắp chết vào khoảnh khắc đó mong manh một cách ngoại lệ. Sách Tây Tạng về người chết nói rằng khóc lóc và nước mắt của bạn xung quanh giường của người chết được người chết trải nghiệm như sấm sét và mưa đá. Nhưng đừng lo nghĩ khi bạn thấy bản thân bạn mủi lòng bên giường người chết; điều đó không đừng được, và cũng không có lí do gì để bạn làm bản thân bạn đau khổ và cảm thấy mặc cảm.

 

Một trong những bà bác lớn của tôi, bác cả Ani Pelu, đã là một người tu luyện tâm linh phi thường. Bác ấy đã học với một số thầy huyền thoại vào thời của bác, đặc biệt là với Jamyang Khyentse, và ông ấy đã ban phúc lành cho bác bằng cách viết cho bác ấy một “lời khuyên chân thành” riêng. Bác ấy là kiên quyết và thẳng thắn, rất nhiều tính bà chủ trong việc quản gia của chúng tôi, với mặt xinh đẹp và cao quí và với bản tính sôi nổi, tự do của nữ hành giả yoga. Bác ấy dường như là một người đàn bà rất thực tiễn, và bác ấy trực tiếp nắm trách nhiệm quản lí mọi vấn đề gia đình. Vậy mà một tháng trước khi bác ấy mất, bác ấy đã thay đổi hoàn toàn, theo cách cảm động nhất. Bác ấy là người luôn luôn bận rộn, bây giờ bỏ mọi thứ, với một việc từ bỏ bình thản và không bận tâm. Bác ấy dường như vẫn tiếp tục trong trạng thái thiền, vẫn hát các đoạn ưa thích từ bài viết của Longchepa, một thánh nhân dòng Đại Toàn thiện. Bác ấy thường vẫn thích ăn thịt; vậy mà trước lúc mất bác ấy đã không muốn động đến thịt chút nào. Bác ấy đã là hoàng hậu trong thế giới của bác ấy và ít người nghĩ bác ấy là một nữ hành giả yoga. Trong việc chết của mình bác ấy đã biểu lộ bác ấy thực sự là ai, và tôi sẽ không bao giờ quên sự an bình sâu lắng toả ra từ bác ấy trong những ngày đó.

Ani Pelu, theo nhiều cách thức, là thần hộ mạng của tôi; tôi nghĩ bác ấy yêu tôi đặc biệt vì bác ấy không có con riêng. Bố tôi bao giờ cũng rất bận rộn là người quản trị cho Jamyang Khyentse, và mẹ tôi cũng bận với công việc nội trợ khổng lồ; mẹ tôi đã không nghĩ về những việc mà Ani Pelu không bao giờ quên. Ani Pelu thường hỏi thầy tôi: “Thằng bé này khi lớn sẽ ra sao đây? Liệu nó có đi đúng hướng không? Liệu nó có gặp chướng ngại nào không?” và đôi khi thầy tôi đáp lại bác ấy và nói những điều mà thầy sẽ không bao giờ nói về tương lai của tôi nếu bác ấy không có ở đó để quấy rầy thầy.

Vào cuối đời mình, Ani Pelu giữ vẻ trầm lặng vô cùng trong con người bác ấy và ổn định trong tu luyện tâm linh, vậy mà ngay cả bác ấy, khi bác ấy ở điểm chết, đã yêu cầu rằng tôi phải không được hiện diện, chỉ trong trường hợp vì tình yêu của bác ấy đối với tôi có thể gây cho bác ấy bị gắn bó lúc đó. Điều này chỉ ra bác ấy coi trọng lời khuyên chân thành của người thầy yêu mến Jamyang Khyentse như thế nào: “Vào khoảnh khắc chết, bỏ mọi ý nghĩ về gắn bó hay không thích.”

 

ĐI VÀO NHẬN BIẾT RÕ RÀNG

Em của bác tôi Ani Rilu cũng đã dành toàn thể cuộc đời cho việc tu luyện, và đã gặp cùng những thầy vĩ đại. Bà ấy có một tập dầy những lời cầu nguyện, suốt ngày bà ấy đọc các lời cầu nguyện và tu luyện. Đôi khi bà ấy rơi vào giấc ngủ lơ mơ, và khi tỉnh dậy bà ấy lại tiến hành tu luyện từ chỗ bà ấy đã bỏ dở. Suốt ngày và đêm bà ấy đã làm cùng một việc, cho nên bà ấy khó ngủ được trọn đêm, và thường bà ấy kết thúc làm tu luyện buổi sáng vào buổi tối và tu luyện buổi tối vào buổi sáng. Chị của bà ấy, Pelu, là người kiên quyết và trật tự hơn nhiều, cho đến tận cuối đời mình, bà ấy vẫn không thể chịu được kiểu ngắt quãng vô tận cho các việc thường lệ. Bà ấy hay nói: “Sao em không làm tu luyện buổi sáng vào buổi sáng và tu luyện buổi tối vào buổi tối, và tắt đèn lên giường giống như mọi người khác làm?” Ani Rilu sẽ lầm bầm: “Vâng … vâng,” nhưng lại cứ chứng nào tật nấy.

Trong những ngày đó tôi thích ở bên Ani Pelu hơn, nhưng bây giờ tôi thấy sự khôn ngoan của điều Ani Rilu đã làm. Bà ấy đã nhúng bản thân mình trong dòng suối tu luyện tâm linh, và toàn thể cuộc đời bà ấy và con người bà ấy trở thành một luồng liên tục những lời cầu nguyện. Thực ra, tôi nghĩ tu luyện của bà ấy mạnh tới mức bà ấy vẫn tiếp tục cầu nguyện ngay cả trong mơ, và bất kì ai làm điều đó sẽ có cơ hội rất tốt cho giải thoát trong các trung ấm.

Việc chết của Ani Rilu có cùng phẩm chất an bình và thụ động như cuộc đời bà ấy. Bà ấy đã ốm một thời gian và vào chín giờ một sáng mùa đông khi vợ của thầy tôi cảm thấy rằng cái chết của bà ấy đang tới một cách nhanh chóng. Mặc dù trước lúc đó Ani Rilu đã không thể nói được, bà ấy vẫn tỉnh táo. Ai đó đã lập tức được cử đến để hỏi Đại sư Dodupchen, một thầy nổi tiếng sống gần đó, tới cho hướng dẫn cuối cùng và tiến hành chuyển thức vào khoảnh khắc chết.

Trong gia đình tôi còn có một ông già tên là A-pé Dorje, ông ấy chết năm 1989 ở độ tuổi tám nhăm. Ông ấy đã ở cùng gia đình tôi được năm thế hệ, và đã là người có trí huệ và hiểu biết chung của bậc ông, có sức mạnh tinh thần và một lòng tốt ngoại lệ, có năng khiếu hoà giải những cuộc cãi nhau, tất cả làm cho ông ấy đối với tôi là hiện thân của mọi điều tốt lành mà là Tây Tạng: một người bình thường, trần tục, khổ hạnh, người sống một cách tự phát theo tinh thần của giáo huấn.[ii] Ông ấy đã dạy tôi rất nhiều khi còn trẻ thơ, đặc biệt nhất về tầm quan trọng phải là tốt với mọi người và không bao giờ nuôi dưỡng ý nghĩ tiêu cực cho dù ai đó có thể làm hại bạn. Ông ấy có năng khiếu tự nhiên truyền đạt các giá trị tâm linh theo cách đơn giản nhất; ông ấy hầu như quyến rũ bạn vào trong việc là cái ngã tốt nhất của bạn. A-pé Dorje là một người kể chuyện bẩm sinh, ông ấy làm cho tôi khi còn bé mê say những chuyện cổ tích thần tiên, từ thiên sử thi Gesar cho tới những mẩu chuyện về cuộc chiến đấu ở các tỉnh miền đông, khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng vào đầu những năm 1950. Bất kì nơi đâu ông ấy tới ông ấy mang theo sự vui vẻ và phấn khởi, hài hước làm cho mọi tình huống khó khăn đều dường như bớt phức tạp đi. Ngay cả khi ông ấy đã đến gần độ tuổi tám mươi, tôi vẫn còn nhớ, ông ấy vẫn còn hoạt bát và tích cực, vẫn đi chợ hàng ngày cho tới cái chết của ông ấy.

A-pé Dorje thường đi chợ buổi sáng quãng chín giờ. Ông ấy đã nghe nói Ani Rilu bên bờ vực của chết liền tới ngay phòng bà ấy. Ông ấy có thói quen nói khá to, gần như quát. “Ani Rilu,” ông ấy gọi. Bà ấy mở mắt ra. “Cô gái yêu của ta,” ông ấy tươi cười trìu mến với bà ấy, “đây là khoảnh khắc biểu lộ khí phách của bà. Đừng dao động. Bà có diễm phúc biết bao đã được gặp bao nhiêu thầy phi thường và đã nhận được giáo huấn từ họ. Không chỉ vậy, bà đã có cơ hội vô giá để tu luyện nữa. Bà còn muốn gì hơn nữa? Bây giờ điều duy nhất bà cần làm là giữ bản chất của giáo huấn trong tim, và đặc biệt là các chỉ dẫn cho khoảnh khắc chết mà thầy bà đã trao cho bà. Nhớ điều đó trong tâm trí của bà và không bị phân tán.

“Đừng lo lắng gì cho chúng tôi, chúng tôi là ổn cả. Tôi đi chợ bây giờ, và có lẽ khi tôi quay về, tôi sẽ không gặp bà. Vậy thôi chào nhé.” Ông ấy nói những lời này với cái cười ngoác đến mang tai. Ani Rilu vẫn còn tỉnh táo và cách nói năng của ông ấy làm cho bà ấy mỉm cười trong thừa nhận, khẽ gật đầu.

A-pé Dorje biết rằng khi chúng ta đến gần chết, điều quan trọng nhất là cần kết tinh mọi tu luyện tâm linh của chúng ta vào một “tu luyện lõi” hiện thân cho mọi thứ. Điều ông ấy đã nói với Ani Rilu tóm gọn lại trong dòng thứ ba trong bài thơ của Liên Hoa Sinh, điều nói cho chúng ta, vào khoảnh khắc chết là “Đi vào, không bị sao lãng, trong nhận biết rõ ràng về giáo huấn.”

Với một số người đã thu được thực chứng về bản tính tâm trí và đã ổn định nó trong tu luyện của mình, điều này có nghĩa là an định trong trạng thái Rigpa. Nếu bạn không có sự ổn định đó, nhớ, trong sâu thẳm tim bạn, điều bản chất của giáo huấn của thầy bạn, đặc biệt là hướng dẫn bản chất nhất cho khoảnh khắc chết. Nhớ điều đó trong tâm trí và tim bạn, và nghĩ về thầy của bạn, và hợp nhất tâm trí của bạn là một với thầy khi bạn chết.

 

HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI SẮP CHẾT

Một hình ảnh thường được lấy làm đặc trưng hoá cho trung ấm của việc chết là hình ảnh về một nữ nghệ sĩ xinh đẹp đang ngồi trước tấm gương. Buổi biểu diễn cuối cùng của nàng sắp bắt đầu, và nàng đang hoá trang, kiểm lại diện mạo của mình lần cuối trước khi bước ra sân khấu. Theo cùng cách này, vào khoảnh khắc chết thầy giới thiệu lại cho chúng ta chân lí bản chất của giáo huấn – trong tấm gương của bản tính tâm trí – và trực tiếp chỉ cho chúng ta cốt lõi của tu luyện. Nếu thầy của chúng ta không hiện diện, những người bạn tâm linh có kết nối nghiệp tốt với chúng ta nên có đó để giúp nhắc nhở chúng ta.

Điều được nói là thời gian tốt nhất cho việc giới thiệu này là sau khi hơi thở ra của chúng ta đã dừng và trước khi kết thúc “việc thở bên trong,” mặc dù điều an toàn nhất là bắt đầu trong quá trình tan rã, trước khi các giác quan hoàn toàn ngừng hoạt động. Nếu bạn không có cơ hội gặp thầy của bạn ngay trước cái chết của bạn, bạn sẽ cần nhận được và thu lấy cho bản thân bạn các chỉ dẫn này từ trước.

Nếu thầy hiện diện cạnh giường người chết, điều thầy làm theo truyền thống của chúng tôi tuân theo trình tự này. Đầu tiên thầy xướng lên những lời như: “Hỡi con trai/con gái của gia đình chứng ngộ, hãy nghe không sao lãng…” và thế rồi đưa chúng ta qua các giai đoạn của quá trình tan rã, từng bước một. Thế rồi thầy sẽ nêu bản chất của phần lõi của giới thiệu một cách mạnh mẽ và tường minh, trong một vài lời sắc sảo, để cho nó tạo ra ấn tượng mạnh trong tâm trí của chúng ta, và yêu cầu chúng ta an định trong bản tính tâm trí. Trong trường hợp điều này ở ngoài khả năng của chúng ta, thầy sẽ nhắc nhở chúng ta về tu luyện chuyển thức, nếu chúng ta đã quen thuộc với việc này; nếu không, thầy sẽ thực hiện tu luyện chuyển thức cho chúng ta. Thế rồi, như để phòng xa thêm, thầy cũng có thể giải thích về bản chất của các trải nghiệm trong trung ấm sau khi chết, và cách tất cả chúng là, không ngoại lệ, sự phóng chiếu của tâm trí chúng ta và gây hứng khởi cho chúng ta với việc tin tưởng để nhận dạng điều niều vào mọi khoảnh khắc. “Hỡi con trai hay con gái, dù con có thấy bất kì cái gì, dù điều đó có khủng khiếp đến đâu, nhận dạng ra nó là phóng chiếu riêng của con; nhận dạng ra nó như sự chói sáng, toả chiếu tự nhiên của tâm trí con.”[iii] Cuối cùng thầy sẽ chỉ dẫn chúng ta nhớ lại các cõi phật thanh tịnh, phát sinh sùng kính và cầu nguyện đươc tái sinh ở đó. Thầy sẽ lặp đi lặp lại lời giới thiệu ba lần và, vẫn còn trong trạng thái Rigpa, hướng phúc lành của thầy đến đệ tử đang chết.

 

TU LUYỆN CHO NGƯỜI SẮP CHẾT

Có ba tu luyện bản chất cho người sắp chết:

  • Tốt nhất, an định trong bản tính tâm trí, hay khẩn cầu bản chất lõi của tu luyện của chúng ta
  • Tiếp đó, tu luyện phowa, chuyển thức
  • Cuối cùng dựa vào vào sức mạnh của lời cầu nguyện, sùng kính, khát vọng và phúc lành của người chứng ngộ.

Những người tu luyện tối cao về Đại Toàn thiện, như tôi đã nói, đã hoàn toàn nhận ra bản tính tâm trí trong đời của họ. Cho nên khi họ chết, họ chỉ cần tiếp tục an định và vẫn còn trong trạng thái Rigpa đó, khi họ làm việc chuyển qua chết. Họ không có nhu cầu chuyển tâm thức của họ vào bất kì vị phật hay cõi chứng ngộ nào, vì họ đã làm cho tâm trí trí huệ thực của chư phật hoà bên trong bản thân họ. Chết, đối với họ, là khoảnh khắc giải thoát tối thượng – khoảnh khắc đỉnh cao của việc thực chứng của họ, và là tuyệt đích của tu luyện của họ. Sách Tây Tạng về người chết chỉ có vài lời để nhắc nhở cho người tu luyện như vậy: “Hỡi Đại Đức! Bây giờ là lúc Chói sáng Nền tảng đang bừng lên. Nhận dạng nó, và an định trong tu luyện.”

Những người đã hoàn thành đầy đủ tu luyện Đại Toàn thiện được nói là chết đi “như đứa trẻ mới sinh,” tự do khỏi mọi chăm nom và bận tâm về chết. Họ không cần làm bận tâm bản thân họ về nơi chết, khi nào chết, cũng không cần bất kì giáo huấn, chỉ dẫn hay người nhắc nhở.

“Những người tu luyện tầm trung với năng lực tốt nhất” chết đi “giống như kẻ ăn mày trên phố.” Không ai để ý đến họ và không cái gì quấy rối họ. Vì sự ổn định của việc tu luyện của họ, họ tuyệt đối không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh họ. Họ có thể chết dễ dàng ở nơi bệnh viện nhộn nhịp hay ở nhà giữa gia đình đầy tiếng mè nheo và cãi nhau ầm ĩ.

Tôi sẽ không bao giờ quên một hành giả yogi già tôi đã biết ở Tây Tạng. Ông ấy thường giống như một Pied Piper, và mọi trẻ con sẽ bu theo quanh ông ấy. Mọi nơi ông ấy đi, ông ấy sẽ tụng và hát, kéo theo toàn thể cộng đồng quanh ông ấy, và ông ấy sẽ bảo tất cả họ tu luyện và nói “OM MANI PADME HUM,” mật chú của Phật Từ bi.[iv] Ông ấy có một bánh xe lớn những lời cầu nguyện; và bất kì khi nào có ai đó cho ông ấy cái gì, ông ấy sẽ khâu nó lên quần áo của ông ấy, để cho khi ông ấy kết thúc trông bản thân ông ấy giống như bánh xe cầu nguyện khi ông ấy quay tròn người. Tôi cũng còn nhớ ông ấy có một con chó theo ông ấy đi mọi nơi. Ông ấy đối xử với con chó như con người, ăn cùng thức ăn như chó trong cùng bát, ngủ cạnh chó, coi nó như người bạn tốt nhất, và thường vẫn nói chuyện với chó.

Không mấy người coi ông ấy là nghiêm chỉnh, một số người gọi ông ấy là “lão yogi khùng,” nhưng nhiều Lạt ma đánh giá cao về ông ấy và nói rằng chúng ta không nên đánh giá thấp ông ấy. Ông tôi và gia đình tôi bao giờ cũng đối xử với ông ấy với sự kính trọng, sẽ mời ông ấy vào điện thờ và biếu ông ấy chè và bánh mì. Ở Tây Tạng đã thành tục lệ không bao giờ tới thăm nhà người khác với tay không, một hôm vào giữa tuần trà, ông ấy bỗng dừng lại: “Ô, tôi xin lỗi, tôi gần như quên khuấy đi mất .. đây là món quà của tôi cho ông!” Ông ấy lấy ngay cái bánh mì và khăn quàng trắng mà ông của tôi vừa biếu cho ông ấy để đưa lại cho ông tôi cứ như thể chúng là quà tặng.

Ông ấy thường ngủ ngoài trời. Một hôm, trong vùng ngoại vi của tu viện Đại Toàn thiện, ông ấy đã qua đời: với con chó của ông ấy vẫn nằm bên ông ấy, ngay giữa phố và trong đống rác. Không ai nghĩ được điều gì xảy ra tiếp nhưng điều đó đã được nhiều người chứng kiến. Xung quanh thi thể ông ấy xuất hiện một hình cầu ánh sáng cầu vồng rực rỡ.

Người ta nói rằng “những người tu luyện trung bình với năng lực trung bình chết đi như thú hoang hay sư tử, trên núi tuyết, trong các hang núi và thung lũng trống rỗng.” Họ có thể chăm lo hoàn toàn cho bản thân họ và ưa thích đi đến nơi hoang vắng để chết yên tĩnh, không bị quấy rối hay làm ồn ào bởi bạn bè và người thân.

Những người tu luyện thành thục như những người này thường được thầy nhắc tới về cách tu luyện họ sẽ sử dụng khi họ tiến tới chết. Đây là hai thí dụ lấy từ truyền thống Đại Toàn thiện. Trong thí dụ thứ nhất người tu luyện được khuyên nên nằm theo “tư thế sư tử ngủ.” Thế rồi họ được bảo hội tụ nhận biết của họ vào mắt và cố định cái nhìn chăm chăm vào bầu trời trước họ. Đơn giản để cho tâm trí của họ không thay đổi, họ an định trong trạng thái đó, cho phép Rigpa của họ trộn lẫn với không gian chân lí nguyên thuỷ. Khi Chói sáng Nền tảng của chết nảy sinh, họ chảy vào trong nó một cách hoàn toàn tự nhiên và đạt tới chứng ngộ.

Nhưng điều này chỉ có thể cho người đã ổn định tưhjc chứng của người đó về bản tính tâm trí thông qua tu luyện. Với những người không đạt tới được mức độ hoàn hảo này, và cần một phương pháp chính thức hơn để hội tụ vào, có một tu luyện khác: Quán tưởng tâm thức của họ như một âm tiết “A” trắng, và phóng nó ra qua kênh trung tâm, đi ra qua đỉnh đầu họ vào cõi phật. Đây là tu luyện phowa, chuyển tâm thức, và nó là phương pháp thầy tôi đã giúp cho Lạt ma Tseten thực hiện khi ông ấy chết.

Những người thực hiện thành công một trong hai tu luyện này sẽ vẫn trải qua quá trình vật lí của việc chết, người ta nói, nhưng họ sẽ không trải qua các trạng thái trung ấm kế tiếp.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.14: Tu luyện cho người sắp chết

[i] Lati Rinbochay and Jeffrey Hopkins, Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism (Ithaca, NY: Snow Lion, 1985), 9.

[ii] Tuyển tập các ảnh của người và nơi chốn được nhắc tới trong cuốn sách này sẽ được xuất bản trong tương lai gần.

[iii] Từ Francesca Fremantle and Chögyam Trungpa, Tibetan Book of the Dead (Boston: Shambhala, 1975), 68.

[iv] Xem Phụ lục 4 về giải thích cho mật chú này.