Thầy

THẦY

Phật nói trong một trong những câu Tantra[i]: “Mọi chư phật đã từng đạt tới chứng ngộ, không vị nào hoàn thành được công việc này mà không dựa vào thầy, và tất cả hàng nghìn vị phật sẽ xuất hiện trong thời đại này, không người nào trong số đó sẽ đạt tới chứng ngộ mà không dựa vào thầy.”

Năm 1987, sau khi thầy yêu dấu của tôi Đại sư Dudjom qua đời tại Pháp, tôi ngồi trên tầu hoả, quay trở lại Paris từ miền Nam nước Pháp, nơi thầy đã sống. Hình ảnh về hàng nghìn hành động hào phóng, trìu mến, và từ bi của thầy trôi qua tâm trí tôi; tôi thấy mắt mình nhoè lệ, tự nói đi nói lại với bản thân tôi: “Giá mà điều ấy không xảy ra cho thầy, làm sao tôi có thể đã hiểu được?”

Tôi đã nhận ra, với sự thân thiết và khắc khoải mà tôi chưa bao giờ trải nghiệm trước đây, tại sao có sự nhấn mạnh linh thiêng thế trong truyền thống của chúng tôi về mối quan hệ giữa thầy và đệ tử, và mối quan hệ này là bản chất làm sao cho việc truyền chân lí giữa những người sống, từ tâm trí qua tâm trí, từ tim qua tim. Không có thầy của tôi, tôi chắc đã không có khả năng chút nào để nhận ra chân lí của các giáo huấn: tôi không thể hình dung ngay cả việc có khả năng đạt tới mức độ hiểu biết khiêm tốn mà tôi có.

Nhiều người ở phương Tây nghi ngờ về các thầy – nhưng không may, đó thường là các lí do đúng. Tôi không có bản thống kê ở đây về nhiều trường hợp ghê tởm hay đáng chán nản vì ngu xuẩn, tham lam và lừa bịp đã xuất hiện trong thế giới hiện đại từ khi mở ra trí huệ phương Đông trong những năm 1950 và 1960. Tuy nhiên, mọi truyền thống trí huệ lớn, dù đó là Ki tô giáo, Sufi giáo, Phật giáo, Hindu giáo, đều đặt sức mạnh của họ lên mối quan hệ thầy – đệ tử. Và do vậy điều thế giới cần khẩn thiết bây giờ là việc hiểu rõ ràng nhất có thể thầy thực là gì, học trò hay đệ tử thực là gì, và bản tính thực của việc biến đổi xảy ra qua sự sùng kính với thầy là gì, điều bạn có thể gọi là “giả kim thuật của tính đệ tử.”

Có lẽ câu chuyện cảm động nhất và chính xác nhất về bản tính thực của thầy mà tôi từng nghe là tới từ thầy tôi Jamyang Khyentse. Thầy nói rằng mặc dù bản tính thực của chúng ta là phật, nó bị che khuất từ thời vô thuỷ bởi mây đen của vô minh và u mê. Tuy nhiên bản tính thực này, bản tính phật của chúng ta, chưa bao giờ đầu hàng tên bạo chúa vô minh; ở đâu đó nó bao giờ cũng nổi dậy chống lại sự thống trị lên nó.

Thế thì bản tính phật của chúng ta có khía cạnh tích cực, cái là “thầy giáo bên trong” của chúng ta. Từ chính lúc chúng ta trở nên bị tăm tối, thầy giáo bên trong này đã làm việc không mệt mỏi vì chúng ta, không mệt mỏi cố đưa chúng ta trở lại với sự toả sáng và thoáng đãng của con người thực của chúng ta. Jamyang Khyentse đã nói, không một giây phúc nào người thầy bên trong này rời bỏ chúng ta. Trong từ bi vô hạn của nó, cũng là từ bi vô hạn của mọi chư phật và mọi người chứng ngộ, thầy này đã làm việc không ngừng cho sự tiến hoá của chúng ta – không chỉ trong cuộc đời này mà cả trong mọi kiếp sống quá khứ của chúng ta – dùng mọi loại phương tiện khéo léo, mọi kiểu tình huống để dạy và đánh thức chúng ta, và hướng dẫn chúng ta trở lại với chân lí.

Khi chúng ta đã cầu nguyện, đã mong muốn và khát khao về chân lí trong một thời gian dài, rất nhiều, nhiều kiếp, và khi nghiệp của chúng ta đã trở nên đủ thuần khiết, một loại phép màu xảy ra. Và phép màu này, nếu chúng ta có thể hiểu và dùng nó, có thể dẫn tới kết thúc vô minh mãi mãi: Thầy giáo bên trong, người bao giờ cũng ở cùng chúng ta, biểu hiện thành hình thể của “thầy giáo bên ngoài,” gần như bởi phép thần, chúng ta thực tại bắt gặp người đó. Việc bắt gặp này là quan trọng nhất trong bất kì kiếp sống nào.

Ai là thầy giáo bên ngoài này? Không ai khác hơn là hiện thân và tiếng nói và đại diện của thầy giáo bên trong của chúng ta. Vị thầy mang hình hài con người và giọng nói con người và trí huệ mà chúng ta đi tới kính yêu với tình yêu sâu sắc hơn bất kì tình yêu nào khác trong cuộc đời chúng ta không gì khác hơn là việc biểu hiện bên ngoài của điều huyền bí của chân lí bên trong riêng của chúng ta. Cái gì khác có thể giải thích được tại sao chúng ta cảm thấy được kết nối mạnh mẽ thế với người đó?

Ở mức độ sâu nhất và cao nhất, thầy và đệ tử không và không thể tách rời theo bất kì cách nào; vì nhiệm vụ của thầy là dạy chúng ta đón nhận thông điệp rõ ràng của thầy giáo bên trong riêng của chúng ta, không có bất kì sự khó hiểu thuộc bất kì loại nào, và mang chúng ta tới nhận ra sự hiện diện liên tục của thầy giáo tối thượng đó bên trong chúng ta. Tôi cầu nguyện rằng tất cả các bạn có thể nếm trải, trong cuộc đời này, niềm vui của loại tình bạn hoàn hảo nhất này.

Thầy không chỉ là người phát ngôn trực tiếp của thầy giáo bên trong riêng của bạn, mà còn là người chuyển tải, là kênh truyền và là người truyền đạt mọi phúc lành của mọi người đã chứng ngộ. Đó là điều cho thầy của bạn quyền năng phi thường để soi sáng tâm trí và trái tim của bạn. Người đó không gì khác hơn bộ mặt người của cái tuyệt đối, cái điện thoại, nếu bạn muốn, qua đó mọi chư phật và mọi người chứng ngộ có thể gọi bạn. Người đó là kết tinh của trí huệ của mọi chư phật, và là hiện thân của từ bi của họ bao giờ cũng hướng trực tiếp tới bạn: các tia sáng mặt trời vũ trụ của họ nhằm thẳng vào tim và tâm trí của bạn để giải thoát cho bạn.

Theo truyền thống của tôi, chúng tôi tôn kính thầy còn hơn bản thân chư phật. Mặc dù từ bi và quyền năng của chư phật bao giờ cũng hiện diện, tăm tối của chúng ta ngăn cản chúng ta gặp chư phật mặt đối mặt. Nhưng chúng ta có thể gặp được thầy; người đó đang ở đây, đang sống, đang thở, đang nói, đang hành động trước chúng ta để chỉ ra cho chúng ta, theo mọi cách có thể được, con đường của chư phật: con đường tới giải thoát. Đối với tôi, các thầy của tôi đã là hiện thân của chân lí sống, dấu hiệu không thể phủ nhận được rằng chứng ngộ là có thể trong thân thể, trong cuộc đời này, trong thế giới này, ngay ở đây và bây giờ, là hứng khởi tối thượng cho tu luyện của tôi, trong công việc của tôi, trong đời tôi, và trong cuộc hành trình của tôi hướng tới giải thoát. Với tôi các thầy của tôi là hiện thân của cam kết linh thiêng của tôi để giữ chứng ngộ ở chỗ cao nhất trong tâm trí của tôi cho tới khi tôi thực tại đạt tới nó. Tôi biết đủ để biết rằng chỉ khi tôi đạt tới chứng ngộ tôi sẽ có hiểu biết đầy đủ về họ thực sự là ai và sự hào phóng, tình yêu và trí huệ vô hạn của họ.

Tôi muốn chia sẻ với các bạn lời cầu nguyện hay này, những lời của Jikmé Lingpa, lời cầu nguyện chúng tôi nói ở Tây Tạng để khơi dậy sự hiện diện của thầy trong tim chúng tôi:

 

Từ hoa sen sùng kính nở ở trung tâm tim tôi,

Dâng lên, ôi thầy từ bi, chỗ an trú duy nhất của tôi!

Tôi bị quấy rối bởi hành động quá khứ và cảm xúc rối loạn:

Xin bảo vệ tôi trong sự không may của tôi.

Vẫn còn là viên ngọc báu trên vương miện đầu tôi,

luân xa của phúc lạc lớn,

Nảy sinh mọi lưu tâm và nhận biết của tôi, tôi cầu nguyện!

 

GIẢ KIM THUẬT CỦA SÙNG KÍNH

Như Phật đã nói về mọi chư phật đã đạt tới chứng ngộ, không một ai đã hoàn thành điều này mà không dựa vào thầy, ông ấy cũng nói: “Chính là chỉ qua sùng kính, và một mình sùng kính, mà ông sẽ nhận ra chân lí tuyệt đối.” Chân lí tuyệt đối không thể được nhận ra bên trong miền tâm trí bình thường. Và con đường bên ngoài tâm trí bình thường, mọi truyền thống trí huệ lớn đều bảo chúng ta, là đi qua tim. Con đường của tim này là sùng kính.

Đại sư Dilgo Khyentse đã viết:

 

Chỉ có duy nhất một cách đạt tới giải thoát và thu được chứng ngộ toàn năng: đi theo một thầy tâm linh đích thực. Thầy là người hướng dẫn sẽ giúp bạn băng qua đại dương luân hồi.

Mặt trời và mặt trăng được phản chiếu tức khắc trong nước tĩnh lặng, trong trẻo. Tương tự, phúc lành của mọi chư phật bao giờ cũng hiện diện cho những người có lòng tin đầy đủ vào họ. Tia sáng mặt trời chiếu đến mọi nơi đồng loạt như nhau, nhưng chỉ những nơi chúng được hội tụ qua kính lúp, chúng có thể làm cháy cỏ khô. Khi những tia sáng tràn ngập khắp của từ bi của Phật được hội tụ qua kính lúp của đức tin và sùng kính của bạn, ngọn lửa phúc lành cháy bùng lên trong con người bạn.

 

Do vậy điều bản chất là biết sùng kính thực là gì. Nó không phải là quí mến thiếu suy xét; nó không phải là việc rũ bỏ trách nhiệm của bạn với bản thân bạn, cũng không phải là theo đuổi không phân biệt nhân cách hay tính khí thất thường của người khác. Sùng kính thực là tính cảm nhận không phá huỷ được về chân lí. Sùng kính thực được bắt rễ trong lòng biết ơn kính nể và kính phục, nhưng là sự biết ơn thông minh, có sơ sở và sáng suốt.

Khi thầy có khả năng mở tim bên trong nhất của bạn và cung cấp cho bạn thoáng nhìn mạnh mẽ không phủ nhận được về bản tính tâm trí của bạn, con sóng của biết ơn vui sướng trào lên trong bạn hướng tới người đã giúp bạn thấy, và chân lí rằng bây giờ bạn nhận ra thầy hiện thân trong con người của thầy, các giáo huấn và tâm trí trí huệ. Việc cảm đích thực, không bày đặt đó bao giờ cũng bắt rễ ở kinh nghiệm bên trong, lặp lại và không thể phủ nhận được – sự rõ ràng lặp đi lặp lại của việc nhận ra trực tiếp – và điều này, và chỉ điều này, là cái chúng ta gọi là sùng kính, mo gu theo tiếng Tây Tạng. Mo gu nghĩa là “khao khát và kính trọng”: kính trọng thầy, niềm kính trọng ngày càng sâu sắc khi bạn càng hiểu người đó thực sự là ai, còn khao khát về điều mà người đó có thể giới thiệu cho bạn, vì bạn đã đi đến biết thầy là mối liên kết nối tim bạn với chân lí tuyệt đối và là hiện thân của bản tính thực của tâm trí của bạn.

Đại sư Dilgo Khyentse nói với chúng ta,

 

Trước hết sùng kính này có thể không là tự nhiên hay tự phát, cho nên chúng ta phải sử dụng đa dạng kĩ thuật để giúp chúng ta đạt tới điều này. Chủ yếu chúng ta bao giờ cũng phải nhớ tới phẩm chất tuyệt vời của thầy giáo, đặc biệt là lòng tốt của thầy với chúng ta. Bằng việc phát sinh lặp lại việc tin tưởng, đánh giá cao về guru và sùng kính hướng về thầy, thời gian sẽ tới khi chỉ đơn thuần nhắc đến tên thầy hay có ý nghĩ về thầy, sẽ dừng mọi cảm nhận thông thường của chúng ta, và chúng ta sẽ thấy thầy như bản thân Phật.[ii]

 

Nhìn thầy không phải như người mà như đích thân Phật, là cội nguồn của phúc lành cao nhất. Như Liên Hoa Sinh nói: “Sùng kính đầy đủ đem tới phúc lành đầy đủ; thiếu vắng hoài nghi đem đến thành công đầy đủ.” Người Tây Tạng biết rằng nếu bạn coi thầy giáo của bạn là phật, bạn sẽ nhận được phúc lành của phật, nhưng nếu bạn coi thầy của bạn như người, bạn sẽ chỉ nhận được phúc lành của người. Cho nên để nhận được sức mạnh biến đổi đầy đủ của phúc lành của giáo huấn của thầy, việc làm lộ hoàn toàn sự huy hoàng của nó, bạn phải cố gắng và bộc lộ trong bản thân bạn sự sùng kính phong phú nhất có thể có. Chỉ nếu bạn đi đến coi thầy của bạn như phật, giáo huấn như phật tới qua bạn từ tâm trí trí huệ của thầy bạn. Nếu bạn không thể nhận ra thầy của bạn là phật mà thấy ông ấy như một người, phúc lành đầy đủ không bao giờ có thể có đó, và ngay cả giáo huấn vĩ đại nhất sẽ rời bỏ bạn ở đâu đó không được đón nhận.

Càng suy tư nhiều về sùng kính và vị trí và vai trò của nó trong cái nhìn toàn thể của các giáo huấn, tôi càng nhận ra sâu sắc rằng về cơ bản nó là phương tiện mạnh mẽ và khéo léo để giúp chúng ta nhận biết được nhiều hơn chân lí từ giáo huấn của thầy. Bản thân các thầy không cần đến sự yêu quí của chúng ta, nhưng xem họ như phật sống sẽ tạo khả năng cho chúng ta nghe và nghe thấy thông điệp của họ và đi theo những chỉ dẫn của họ với sự trung thành lớn nhất có thể được. Thế thì sùng kính theo một nghĩa nào đó là cách thực tế nhất đảm bảo cho sự kính trọng toàn bộ, và do đó đảm bảo cho tính mở, cho các giáo huấn, như đã được hiện thân bởi thầy và được truyền qua thầy. Bạn càng sùng kính, bạn càng mở với giáo huấn; bạn càng mở với giáo huấn, càng có nhiều cơ hội cho giáo huấn thấm nhuần vào tim và tâm trí của bạn, và do vậy đem đến biến đổi tâm linh đầy đủ.

Cho nên chính chỉ bằng việc coi thầy của bạn như phật sống mà quá trình biến đổi bản thân bạn thành phật sống có thể thực sự bắt đầu và thực sự được hoàn thành. Khi tâm trí và tim bạn là mở đầy đủ trong niềm vui và sự ngạc nhiên và sự thừa nhận và lòng biết ơn với điều huyền bí của sự hiện diện sống của chứng ngộ trong thầy, thế thì dần dần, qua nhiều năm, việc truyền từ tâm trí trí huệ và tim của thầy sang tâm trí và tim của bạn có thể xảy ra, khải lộ cho bạn sự rực rỡ đầy đủ của bản tính phật riêng của bạn, và cùng với nó là sự rực rỡ hoàn hảo của bản thân vũ trụ.

Mối quan hệ thân thiết nhất giữa đệ tử và thầy trở thành tấm gương, hình mẫu sống cho mối quan hệ của đệ tử với sự sống và thế giới nói chung. Thầy trở thành hình ảnh chủ chốt trong tu luyện lâu dài về “cái nhìn thuần khiết,” điều lên cao trào khi đệ tử thấy được trực tiếp và bên ngoài bất kì hoài nghi nào: thầy là phật sống, mọi lời của thầy là lời của phật, tâm trí của thầy là tâm trí trí huệ của mọi chư phật, mọi hành động của thầy là cách diễn đạt của hoạt động của phật, nơi thầy sống không gì khác hơn là cõi phật, và ngay cả những người xung quanh thầy là hiển thị chói sáng của trí huệ của thầy.

Khi những nhận biết này trở nên ngày càng ổn định và thực tại, phép màu bên trong mà các đệ tử đã từng khao khát qua nhiều kiếp có thể dần dần xảy ra: Họ bắt đầu tự nhiên thấy rằng họ, vũ trụ và mọi sinh linh không có ngoại lệ nào, đều là thuần khiết và hoàn hảo một cách tự phát. Cuối cùng họ nhìn vào thực tại bằng mắt riêng của họ. Thế thì thầy là con đường, hòn đá thử vàng kì diệu cho biến đổi toàn bộ mọi cảm nhận của đệ tử.

Sùng kính trở thành cách thức thuần khiết nhất, nhanh chóng nhất và đơn giản nhất để nhận ra bản tính tâm trí của chúng ta và mọi điều. Khi chúng ta tiến bộ trong nó, quá trình này làm lộ ra bản thân nó như sự tương quan kì diệu: Chúng ta, từ bên ngoài, cố gắng liên tục để phát sinh sùng kính, sùng kính mà chúng ta làm nảy sinh, bản thân nó sinh ra những thoáng nhìn về bản tính tâm trí, và những thoáng nhìn này chỉ tôn cao thêm và làm sâu hơn sùng kính của chúng ta với thầy, người gợi nên hứng khởi trong chúng ta. Như vậy đến cuối, sùng kính làm nảy nở ra trí huệ: sùng kính và trải nghiệm sống về bản tính tâm trí trở thành không thể tách rời, và gợi hứng khởi lẫn nhau.

Thầy của Đại sư Patrul tên là Jikmé Gyalwé Nyugu. Trong nhiều năm ông ấy đã sống ẩn cư đơn độc trong hang núi. Một hôm khi ông ấy đi ra ngoài, mặt trời đang đổ xuống; ông ấy nhìn chăm chăm lên trời và thấy mây bay theo hướng của thầy ông ấy, Jikmé Lingpa đã sống. Ý nghĩ đã nảy trong tâm trí ông ấy, “Đằng kia là nơi ở của thầy mình,” và với ý nghĩ đó một cảm giác mênh mông về lòng khao khát và sùng kính dâng lên trong ông ấy. Nó mạnh mẽ, làm tan nát đến nỗi ông ấy ngất đi. Khi Jikmé Gyalwé Nyugu tỉnh lại, toàn thể phúc lành của tâm trí trí huệ của thầy ông ấy đã được truyền cho ông ấy, và ông ấy đã đạt tới giai đoạn cao nhất của thực chứng, điều chúng ta gọi là “diệt tận định.”

 

LUỒNG PHÚC LÀNH

Những câu chuyện như thế về quyền năng của sùng kính và phúc lành của thầy không chỉ thuộc vào quá khứ. Trong một con người như Khandro Tsering Chodron, nữ thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, vợ của thầy tôi Jamyang Khyentse, bạn thấy rất rõ ràng điều mà nhiều năm của sùng kính sâu sắc nhất và tu luyện có thể tạo ra linh hồn con người. Sự khiêm nhường và cái đẹp của tim bà ấy, sự đơn giản chiếu sáng, sự giản dị và minh bạch, trí huệ nhân hậu của sự hiện diện của bà ấy được mọi người Tây Tạng tôn vinh, cho dù bản thân bà ấy đã cố gắng nhiều nhất để vẫn còn trong bối cảnh, không bao giờ đẩy bản thân mình ra trước, và để sống cuộc đời ẩn kín và khổ hạnh của người tu thiền cổ đại.

Jamyang Khyentse đã là hứng khởi của toàn thể cuộc đời Khandro. Chính hôn nhân tâm linh của bà ấy với ông ấy đã biến đổi bà ấy từ một người đàn bà trẻ hơi có tính nổi dậy và rất đẹp thành một dakini[iii] toả sáng mà những thầy vĩ đại khác giữ sự kính trọng cao nhất. Đại sư Dilgo Khyentse xem bà ấy là “người mẹ tâm linh,” và bao giờ cũng quen nói ông ấy cảm thấy được đặc quyền biết bao rằng bà ấy đã tôn kính và yêu mến ông ấy hơn hết thảy các Lạt ma. Bất kì khi nào ông ấy tới gặp Khandro, ông ấy đều cầm tay bà ấy và vuốt ve trìu mến, rồi chậm rãi đặt nó lên đầu ông ấy; ông ấy biết rằng đó là cách duy nhất ông ấy có thể được Khandro ban phúc lành.

Jamyang Khyentse đã cho Khandro mọi giáo huấn, và đã huấn luyện bà ấy và gây hứng khởi cho bà ấy tu luyện. Các câu hỏi của bà ấy với ông ấy đều dưới dạng các bài thơ, còn ông ấy sẽ viết các bài thơ trả lời cho bà ấy, theo một cách gần như vui đùa và trêu chọc. Khandro đã biểu lộ sùng kính bất diệt của bà ấy với thầy của mình bằng cách tiếp tục sống sau chết của ông ấy tại một nơi ở Sikkim, nơi ông ấy đã sống đến cuối đời, nơi ông ấy đã chết, nơi thánh tích của ông ấy vẫn được cất giữ trong một stupa.[iv] Ở đó, gần ông ấy, bà ấy tiếp tục cuộc sống độc lập, trong sáng, luôn thành kính cầu nguyện. Bà ấy đã đọc toàn bộ cuốn Lời của Phật và hàng trăm tập các lời bình luận, chậm rãi, từng từ một. Đại sư Dilgo Khyentse thường nói rằng mỗi lần ông ấy quay lại ngôi tháp của Jamyang Khyentse, ông ấy đều cảm thấy dường như là ông ấy đang quay trở về nhà, vì sự hiện diện của Khandro đã làm cho không khí trở nên ấm cúng và đậm đà. Ông ấy ngụ ý rằng dường như là thầy tôi Jamyang Khyentse vẫn còn hiện diện và vẫn còn sống, trong sùng kính của bà ấy và trong con người của bà ấy.

Lặp đi lặp lại tôi đã nghe Khandro nói rằng nếu liên kết của bạn với thầy của bạn được giữ thực sự thuần khiết, thế thì mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp trong đời bạn. Cuộc đời riêng của bà ấy là tấm gương xúc động và tinh tế nhất cho điều này. Sùng kính đã tạo khả năng cho bà ấy thành hiện thân cho trung tâm của các giáo huấn và toả ra sự nồng hậu của chúng với người khác. Khandro không dạy theo cách chính thức, thực ra bà ấy không nói nhiều; nhưng điều bà ấy nói thường rất rõ ràng xuyên thấu tới mức nó trở thành có tính tiên tri. Nghe bà ấy tụng một cách nồng nhiệt và phúc lạc, hay tu luyện với bà ấy là được truyền hứng khởi vào sâu trong con người bạn. Thậm chí đi dạo với bà ấy, hay đi mua hàng, hay đơn giản ngồi cùng với bà ấy là được tắm trong niềm hạnh phúc yên tĩnh, mạnh mẽ của sự hiện diện của bà ấy.

Vì Khandro rất kín đáo và vì sự vĩ đại của bà ấy là ở sự bình dị của bà ấy, nên chỉ những người sáng suốt thực mới thấy bà ấy là ai. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những người tự đề cao mình thường được ngưỡng mộ nhất, nhưng chính trong những người khiêm tốn, như Khandro, mà chân lí thực sự sống. Và nếu như Khandro đã bao giờ truyền giảng ở phương Tây, bà ấy chắc sẽ là một thầy hoàn hảo: loại thầy nữ vĩ đại nhất, người hoá thân cho sự đầy đủ huyền bí của tình yêu và trí huệ chữa lành của Tara, từ bi được chứng ngộ dưới hình thể nữ của nó. Nếu như tôi chết, và Khandro ở đó cạnh tôi, tôi chắc sẽ cảm thấy tin tưởng hơn và an bình hơn là nếu bất kì thầy nào ở bên cạnh tôi.

 

Mọi điều tôi đã nhận ra, tôi đã nhận ra qua sùng kính với các thầy của tôi. Khi tôi đi giảng, tôi đã trở nên nhận biết tăng lên, một cách khiêm tốn và với kính nể thực, về cách phúc lành của họ bắt đầu làm việc qua tôi. Tôi không là gì cả nếu không có phúc lành của họ, và nếu có bất kì cái gì tôi cảm thấy tôi có thể làm được, điều đó hành động như chiếc cầu giữa bạn và họ. Tôi để ý lặp đi lặp lại rằng khi tôi nói về các thầy của tôi trong bài giảng, sùng kính của tôi với họ gây hứng khởi về cái nhìn sùng kính trong những người nghe đó; và trong những khoảnh khắc tuyệt vời đó tôi cảm thấy các thầy của tôi đang hiện diện, ban phúc lành và mở lòng của học trò tôi với chân lí.

 

Tôi còn nhớ ở Sikkim trong những năm 1960, không lâu sau khi thầy tôi Jamyang Khyentse từ trần, Đại sư Dilgo Khyentse đã cho một loạt việc khai tâm, các giáo huấn nhìn xa trông rộng của Liên Hoa Sinh, điều có thể mất nhiều tháng mới làm hết. Nhiều thầy đã ở đó trong tu viện trên những quả đồi sau thủ đô Gangtok và tôi đã ngồi với Khandro Tsering Chodron và Lạt ma Chokden, trợ lí của Jamyang Khyentse và là chủ lễ.

Chính lúc đó tôi đã trải nghiệm, theo cách sinh động nhất, sự thật về cách thầy có thể truyền phúc lành của tâm trí huệ của ông ấy cho học trò. Một hôm Đại sư Dilgo Khyentse giảng về sùng kính và về thầy của chúng tôi Jamyang Khyentse, điều thật là cực kì xúc động; lời nói chảy ra từ ông ấy thành một luồng hùng biện và thành thơ ca tâm linh thuần khiết nhất. Lặp đi lặp lại khi tôi nghe Đại sư Dilgo Khyentse và xem ông ấy, tôi nhớ đến cách nói huyền bí của bản thân Jamyang Khyentse, làm sao thầy có thể nói một cách đơn giản và như rót ra, dường như là từ một nguồn ẩn kín không bao giờ cạn, về phần lớn giáo huấn cao siêu nhất. Dần dần tôi nhận ra, với sự ngạc nhiên, điều đã xảy ra: phúc lành của tâm trí trí huệ của Jamyang Khyentse đã được truyền hoàn toàn qua đứa con đạo (pháp tử) của thầy, Đại sư Dilgo Khyentse, và bây giờ, trước tất cả chúng tôi, đang nói một cách vô nỗ lực qua ông ấy.

Cuối buổi giảng, tôi quay sang Khandro và Chokden, tôi thấy nước mắt chảy dài trên mặt họ. “Chúng tôi biết rằng Dilgo Khyentse là thầy vĩ đại,” họ nói, “và chúng tôi biết làm sao mọi người đã nói rằng thầy sẽ truyền toàn thể phúc lành của tâm trí trí huệ của mình cho người kế tục mình. Nhưng chỉ bây giờ, chỉ hôm nay, chỉ tại đây mà chúng tôi nhận ra điều này thực sự nghĩa là gì.”

Nghĩ đi nghĩ lại về ngày kì diệu đó ở Sikkim, và về những thầy vĩ đại tôi đã biết, những lời sau đây của một thánh nhân Tây Tạng, bao giờ cũng gây cho tôi hứng khởi, lại quay trở lại với tôi: “Khi mặt trời của sùng kính sâu sắc bừng chiếu trên núi tuyết của thầy, luồng phúc lành của thầy sẽ đổ xuống,” và tôi nhớ lại lời của bản thân đại sư Dilgo Khyentse, điều có lẽ diễn tả hùng hồn hơn bất kì đoạn văn nào tôi biết về phẩm chất cao quí và bao la của thầy:

 

Thầy như con thuyền vĩ đại chở chúng sinh vượt qua đại dương hiểm nguy của sự tồn tại, một thuyền trưởng không bao giờ lầm lẫn, người hướng dẫn họ tới vùng đất khô của giải thoát, cơn mưa dập tắt lửa của đam mê, mặt trời và mặt trăng sáng tỏ xua tan bóng tối của vô minh, nền tảng vững chắc có thể mang được sức nặng của cả tốt và xấu, cây thoả ước ban phát hạnh phúc tạm thời và phúc lạc tối thượng, kho báu các hướng dẫn sâu sắc và bao la, viên ngọc như ý ban mọi phẩm chất của thực chứng, người bố và người mẹ trao tình yêu của họ một cách bình đẳng cho mọi sinh linh hữu tình, dòng sông từ bi vĩ đại, núi vươn lên trên những lo âu của thế giới không hề rung động bởi những cơn gió cảm xúc, và mây lớn chở mưa làm dịu nỗi đau của đam mê. Tóm lại, thầy là ngang bằng với mọi chư phật. Làm bất kì kết nối nào với thầy, dù qua việc nhìn thầy, nghe giọng nói của thầy, nhớ đến thầy, hay chạm vào tay thầy, sẽ dẫn chúng ta hướng tới giải thoát. Có tin tưởng hoàn toàn vào thầy là cách chắc chắn để tiến bộ hướng tới chứng ngộ. Hơi ấm của trí huệ và từ bi của thầy sẽ làm chảy tan lớp quặng của con người chúng ta và xả ra vàng của bản tính phật bên trong.[v]

 

Tôi đã trở nên nhận biết về phúc lành của các thầy của tôi chảy dần xuống tôi gần như không cảm thấy được và thông báo cho tâm trí của tôi. Kể từ khi Đại sư Dudjom mất, các học trò tôi bảo tôi việc giảng của tôi trở nên lưu loát hơn, súc tích hơn. Trước đó không lâu, sau khi nghe Đại sư Dilgo Khyentse đọc một bài giảng kì lạ đặc biệt, tôi đã bầy tỏ lòng ngưỡng mộ sâu sắc với ông ấy và nói: “Điều gần như huyền bí là những bài giảng này chảy từ tâm trí trí huệ của Đại sư mà không phải nỗ lực gì và tự phát thế.” Ông ấy nghiêng người về tôi một cách trìu mến, với ánh mắt tinh anh. “Và chúc cho bài giảng bằng tiếng Anh của con trôi chảy đích xác theo cùng cách,” ông ấy nói. Kể từ đó, mặc dù không có việc làm của riêng tôi, tôi đã cảm thấy năng lực của tôi về diễn đạt giáo huấn trở nên ngày một tự nhiên hơn. Tôi coi quyển sách này là một biểu hiện của phúc lành của các thầy tôi, được truyền qua tâm trí trí huệ của thầy tối thượng và người hướng dẫn tối cao, Liên Hoa Sinh. Thế thì quyển sách này là món quà của họ cho bạn.

Chính sùng kính của tôi đối với các thầy đã cho tôi sức mạnh để truyền giảng, và tính mở và tính cảm nhận để học và tiếp tục học. Bản thân Đại sư Dilgo Khyentse không bao giờ ngừng đón nhận một cách khiêm tốn các giáo huấn từ các thầy khác, và thường là từ những người là đệ tử riêng của ông ấy. Sùng kính cho hứng khởi để dạy, thế rồi, cũng sùng kính cho khiêm tốn để tiếp tục học. Gampora, đệ tử vĩ đại nhất của Milarepa, đã hỏi ông ấy, vào lúc chia tay của họ. “Khi nào sẽ là lúc cho tôi bắt đầu hướng dẫn học trò?” Milarepa trả lời, “Khi ông không như ông bây giờ, khi toàn thể cảm nhận của ông đã được biến đổi, và ông có thể thấy, thực sự thấy, ông già này trước ông không gì khác hơn bản thân Phật. Khi sùng kính đã mang ông tới khoảnh khắc đó của việc nhận ra, khoảnh khắc đó sẽ là dấu hiệu rằng thời gian cho ông đi truyền giảng đã tới.”

Các giáo huấn này đã được mang đến cho bạn từ tim chứng ngộ của Liên Hoa Sinh, xuyên qua nhiều thế kỉ, trên nghìn năm, bởi dòng truyền thừa không gián đoạn, mỗi người trong số đó chỉ trở thành thầy vì họ đã học một cách khiêm tốn để làm đệ tử, và vẫn còn, theo nghĩa sâu sắc nhất, là đệ tử của thầy của họ trong mọi kiếp của họ. Ngay cả ở độ tuổi tám mươi hai, khi Đại sư Dilgo Khyentse nói về thầy của mình Jamyang Khyentse, những giọt lệ của lòng biết ơn và sùng kính trào ra trên mắt ông ấy. Trong bức thư cuối cùng viết cho tôi trước khi mất, bản thân ông ấy đã kí “đệ tử hèn mọn nhất.” Điều này chỉ cho tôi sự sùng kính thực là vô tận thế nào, làm sao việc nhận ra có thể lớn lao nhất tới từ sùng kính lớn nhất và đầy đủ nhất, vì sự khiêm tốn nhất, biết ơn nhất.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.9 Con đường tâm linh

[i] Tantra là giáo huấn và các bài viết đặt ra cách tu luyện của Phật giáo Kim cương thừa, luồng Phật giáo thịnh hành ở Tây Tạng. Giáo huấn Tantra dựa trên nguyển lí biến đổi cái nhìn không thuần khiết thành cái nhìn thuần khiết, thông qua làm việc với thân thể, năng lượng và tâm trí. Các văn bản Tantra thường mô tả mandala và tu luyện thiền được liên kết với người chứng ngộ đặc biệt hay thần. Mặc dầu chúng được gọi là Tantra, Tantra Dzogchen là loại đặc biệt của giáo huấn Dzogchen, không dựa trên biến đổi mà dựa trên tự giải thoát (xem Chương 10, “Bản chất bên trong nhất”).

[ii] Dilgo Khyentse, The Wish-Fulfilling Jewel: The Practice of Guru Yoga According to the Longchen Nyingthig Tradition (London and Boston: Shambhala, 1988), 51.

[iii] Dakini là hiện thân nữ của năng lượng chứng ngộ.

[iv] Tháp (stupa) là kết cấu ba chiều biểu tượng cho tâm trí của chư phật. Nó thường chứa thánh tích của các thầy vĩ đại.

[v] Dilgo Khyentse, The Wish-Fulfilling Jewel, 11. Trích dẫn này chứa nhiều yếu tố truyền thống, và lời ca ngợi tương tự về thầy này được thấy trong bài viết của Đại sư Patrul.