Chẳng hạn chúng ta làm việc dịch chuyển đầy đủ. Chẳng hạn chúng ta bỏ việc nhìn chỉ theo một hướng. Chúng ta đã được dạy dành cả đời của mình vào theo đuổi các ý nghĩ và phóng chiếu của chúng ta. Ngay cả khi “tâm trí” được nói tới, điều được nói tới chỉ là một mình ý nghĩ và cảm xúc; và khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu điều họ tưởng tượng là tâm trí, họ chỉ nhìn vào các phóng chiếu của nó. Không ai đã bao giờ thực sự nhìn vào bản thân tâm trí, nền tảng từ đó mọi cách diễn đạt này nảy sinh; và điều này có hậu quả bi thảm. Như Liên Hoa Sinh đã nói:
Ngay cả cái thường được gọi là “tâm trí” được coi trọng rộng và được thảo luận nhiều,
Dầu vậy nó vẫn không được hiểu hay bị hiểu sai hay nó bị hiểu theo cách một chiều.
Vì nó không được hiểu đúng, như nó trong bản thân nó,
Nên có số không thể tưởng được các ý tưởng và khẳng định triết lí đi vào sự tồn tại.
Hơn nữa, vì các cá nhân bình thường không hiểu nó,
Họ không nhận ra bản tính riêng của họ,
Và như vậy họ tiếp tục lang thang trong sáu cõi tái sinh trong ba thế giới, và vậy trải nghiệm khổ.
Do đó, không hiểu tâm trí riêng của ông là lỗi lầm rất đáng tiếc.[i]
Làm sao chúng ta có thể xoay chuyển tình thế này bây giờ? Điều đó rất đơn giản. Tâm trí chúng ta có hai vị thế: nhìn ra ngoài và nhìn vào trong.
Giờ chúng ta hãy nhìn vào trong.
Sự khác biệt mà chút ít thay đổi này về hướng có thể tạo ra là khổng lồ, và thậm chí còn có thể đảo ngược những thảm hoạ kia, cái đe doạ thế giới. Khi càng nhiều người biết bản tính tâm trí của họ, họ cũng sẽ biết bản tính huy hoàng của thế giới họ đang sống trong, và đấu tranh khẩn thiết và dũng cảm để gìn giữ nó. Điều thú vị là từ thế giới với “Phật tử” ở Tây Tạng là nangpa. Nó có nghĩa là “người bên trong”: ai đó tìm kiếm chân lí không ở bên ngoài, nhưng ở bên trong bản tính tâm trí. Mọi giáo huấn và huấn luyện trong Phật giáo được nhằm vào một điểm duy nhất: nhìn vào bản tính tâm trí, và do đó giải phóng chúng ta khỏi sợ chết và giúp chúng ta nhận ra chân lí của sự sống.
Việc nhìn vào trong sẽ đòi hỏi chúng ta dũng cảm lớn và tinh tế lớn – không gì kém hơn việc dịch chuyển hoàn toàn trong thái độ của chúng ta với sự sống và với tâm trí. Chúng ta bị nghiện với việc nhìn ra ngoài bản thân chúng ta tới mức chúng ta đã gần hoàn toàn mất truy nhập vào con người bên trong của mình. Chúng ta khiếp hãi nhìn vào trong, vì văn hoá của chúng ta không cho chúng ta ý tưởng nào về cái chúng ta sẽ tìm thấy. Thậm chí chúng ta có thể nghĩ rằng nếu chúng ta nhìn vào trong chúng ta sẽ bị nguy cơ phát điên. Đây là một trong những mánh khoé cuối cùng và xảo quyệt nhất của bản ngã để ngăn cản chúng ta khám phá bản tính thực của chúng ta.
Cho nên chúng ta làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên bận rộn tới mức chúng ta khử bỏ mạo hiểm nhỏ nhất về việc nhìn vào bên trong bản thân chúng ta. Ngay ý tưởng về thiền có thể làm kinh hoàng mọi người. Khi họ nghe thấy các từ “vô ngã” hay “trống rỗng,” họ nghĩ đến việc trải nghiệm những trạng thái này sẽ giống như bị vứt qua cửa con tàu không gian để trôi nổi mãi mãi trong hư không đen tối, lạnh lẽo. Không gì có thể xa chân lí hơn thế. Nhưng trong một thế giới chuyên hướng về giải trí, im lặng và tĩnh lặng làm chúng ta khiếp hãi; chúng ta bảo vệ bản thân mình khỏi chúng bằng tiếng ồn và bận rộn điên rồ. Nhìn vào bản tính tâm trí của chúng ta là điều cuối cùng chúng ta sẽ dám làm.
Đôi khi tôi nghĩ chúng ta không muốn hỏi bất kì câu hỏi thực nào về chúng ta là ai, vì sợ việc khám phá ra có thực tại nào đó khác với thực tại này. Khám phá này sẽ làm ra cái gì về cách chúng ta đã sống? Bạn bè và đồng nghiệp sẽ phản ứng thế nào với điều chúng ta biết bây giờ? Chúng ta sẽ làm gì với tri thức mới? Với tri thức trách nhiệm tới. Thậm chí đôi khi cánh cửa xà lim mở tung, nhưng tù nhân chọn không thoát ra.
LỜI HỨA VỀ CHỨNG NGỘ
Trong thế giới hiện đại, ít có tấm gương về những người hiện thân cho các phẩm chất tới từ việc nhận ra bản tính tâm trí. Cho nên khó cho chúng ta ngay cả tưởng tượng chứng ngộ hay cảm nhận về người đã chứng ngộ, và thậm chí còn khó hơn nữa để bắt đầu nghĩ bản thân chúng ta có thể trở nên được chứng ngộ.
Đối với mọi người, trong khi hết lời khoe khoang về giá trị đời người và tự do cá nhân, xã hội chúng ta thực ra đối xử với chúng ta như những kẻ bị ám ảnh chỉ với quyền, dục và tiền, và cần bị làm sao lãng vào bất kì khoảnh khắc nào khỏi bất kì tiếp xúc nào với chết, hay với sự sống thực. Nếu chúng ta được bảo hay bắt đầu nghi ngờ về tiềm năng sâu của mình, chúng ta không thể tin được nó; và nếu chúng ta có thể quan niệm về biến đổi tâm linh chút nào, chúng ta thấy nó chỉ có thể cho các thánh nhân lớn và thầy tâm linh của quá khứ. Đạt lai Lạt ma thường nói về việc thiếu yêu bản thân mình và kính trọng bản thân mình mà ông ấy thấy trong nhiều người trong thế giới hiện đại. Ngầm bên dưới toàn thể cái nhìn của chúng ta là sự tin chắc có tính thần kinh về những giới hạn riêng của chúng ta. Điều này phủ nhận cho chúng ta mọi hi vọng về thức tỉnh, và mâu thuẫn bi thảm với chân lí trung tâm của việc dạy của Phật: rằng tất cả chúng ta đều đã hoàn hảo về bản chất.
Cho dù chúng ta có nghĩ đến khả năng chứng ngộ, một cái nhìn vào điều tạo nên tâm trí bình thường của chúng ta – giận, tham, ghen, thù, ác, thèm khát, sợ, lo, và rối loạn – sẽ phá ngầm mãi mãi bất kì hi vọng nào về đạt tới nó, nếu chúng ta đã không được nói cho biết về bản tính tâm trí và khả năng đi tới nhận ra bản tính đó bên ngoài mọi hoài nghi.
Nhưng chứng ngộ là thực, và đã có các thầy chứng ngộ vẫn còn trên thế gian. Khi bạn thực tại gặp một người, bạn sẽ bị rung chuyển và xúc động tận sâu thẳm trong tim bạn và bạn sẽ nhận ra rằng mọi lời, như “chói sáng” hay “trí huệ,” mà bạn nghĩ chỉ là những ý tưởng, thực ra là đúng. Với mọi nguy hiểm của nó, thế giới ngày nay cũng là thế giới rất kích động. Tâm trí hiện đại đang dần mở ra các cái nhìn khác về thực tại. Những thầy giáo lớn như Đạt lai Lạt ma và Mẹ Teresa có thể được thấy trên ti vi; nhiều thầy từ phương Đông nay đến thăm và giảng dạy ở phương Tây; và sách từ mọi truyền thống huyền bí đang có được số độc giả lớn tăng lên. Tình huống tuyệt vọng của hành tinh đang dần đánh thức mọi người tới sự cần thiết về biến đổi trên qui mô toàn cầu.
Chứng ngộ, như tôi đã nói, là thật; và từng người chúng ta, dù chúng ta là bất kì ai, có thể ở vào hoàn cảnh đúng và với huấn luyện đúng nhận ra bản tính tâm trí và do vậy biết trong chúng ta cái gì là bất tử và thuần khiết vĩnh hằng. Đây là lời hứa của mọi truyền thống huyền bí của thế giới, và nó đã được hoàn thành và đang được hoàn thành trong ngàn vạn cuộc đời con người.
Điều kì lạ của lời hứa này là ở chỗ nó là cái gì đó không ngoại lai, không tưởng tượng, không dành cho người tinh hoa, nhưng dành cho mọi người; và khi chúng ta nhận ra điều đó, các thầy bảo chúng ta, nó là bình thường bất ngờ. Chân lí tâm linh không phải là cái gì đó rất phức tạp và bí truyền, thực ra nó là nghĩa thường sâu sắc. Khi bạn nhận ra bản tính tâm trí, các tầng u mê bong tróc ra. Bạn thực tại không “trở thành” phật, bạn đơn giản dừng bị lừa, dần dần. Và là phật không phải là siêu nhân tâm linh toàn năng, nhưng cuối cùng trở thành con người thực.
Một trong những truyền thống Phật giáo lớn nhất gọi bản tính tâm trí là “trí huệ của sự bình thường.” Tôi không thể nói điều đó là đủ: Bản tính thực của chúng ta và bản tính của mọi sinh linh không phải là cái gì đó phi thường. Điều nực cười là ở chỗ chính cái gọi là thế giới bình thường của chúng ta là lạ thường, kì quái, ảo giác tinh vi về cái nhìn lừa dối của luân hồi. Chính cái nhìn “lạ thường” này làm mù chúng ta với bản tính tâm trí cố hữu, tự nhiên, “bình thường.” Tưởng tượng nếu chư phật nhìn xuống chúng ta bây giờ: Họ chắc sẽ kinh ngạc một cách buồn bã về sự ngây thơ chết người và sự rắc rối của mơ hồ của chúng ta!
Đôi khi, bởi vì chúng ta bị làm phức tạp một cách không cần thiết, bản tính tâm trí được thầy giới thiệu cho chúng ta, nó chỉ là quá đơn giản chúng ta không tin được. Tâm trí bình thường của chúng ta bảo chúng ta điều này không thể là vậy, phải có cái gì nhiều hơn cho nó so với điều này. Nó chắc chắn là phải “huy hoàng” hơn, với ánh sáng rực rỡ trong không gian quanh ta, các thiên thần với mái tóc vàng óng ả rủ xuống bay tới gặp chúng ta, và một giọng trầm của Phù thuỷ xứ Oz công bố “Bây giờ bạn đã được giới thiệu về bản tính tâm trí của bạn.” Không có kịch như vậy đâu.
Bởi vì trong văn hoá của mình, chúng ta đánh giá quá cao về trí tuệ, chúng ta tưởng tượng rằng trở nên chứng ngộ đòi hỏi thông minh phi thường. Thực ra, nhiều kiểu láu lỉnh làm cho mờ tối hơn. Có câu ngạn ngữ Tây Tạng nói, “Nếu bạn quá láu lỉnh, bạn có thể bỏ lỡ toàn thể vấn đề.” Đại sư Patrul đã nói: “Tâm trí logic dường như thú vị, nhưng nó là hạt mầm của lừa dối.” Mọi người có thể trở nên bị ám ảnh bởi lí thuyết riêng của họ và bỏ lỡ vấn đề của mọi thứ. Ở Tây Tạng chúng tôi nói: “Lí thuyết giống những miếng vá trên áo choàng, một ngày nào đó chúng bong tróc đi.” Để tôi kể cho bạn một câu chuyện khích lệ:
Một thầy lớn trong thế kỉ trước có một đệ tử rất đần độn. Thầy đã dạy đi dạy lại, cố giới thiệu cho anh ta về bản tính tâm trí. Vậy mà anh ta không hiểu được nó. Cuối cùng, thầy phát cáu và bảo anh ta,”Xem đây, ta muốn anh mang cái túi đầy lúa mạch này lên đỉnh núi kia. Nhưng anh không được dừng và nghỉ. Cứ đi cho tới khi anh lên đến đỉnh.” Đệ tử này là người chất phác, nhưng anh ta có lòng sùng kính không gì lay chuyển và tin cậy vào thầy của mình, và anh ta đã làm đích xác điều thầy đã dặn. Cái túi rất nặng. Anh ta bê nó lên và bắt đầu trèo lên dốc núi, không dám dừng lại. Anh ta cứ thế đi miết. Cái túi càng ngày càng nặng hơn. Anh ta phải mất thời gian lâu để lên. Cuối cùng, khi lên tới đỉnh, anh ta thả túi xuống. Anh ta ngồi phịch xuống đất, nghỉ xả hơi vượt qua cơn kiệt sức nhưng được thảnh thơi sâu sắc. Anh ta cảm thấy không khí núi trong lành trên mặt mình. Mọi chống đối của anh ta đã tan biến và, cùng với nó, tâm trí bình thường của anh ta cũng biến mất. Mọi thứ chỉ dường như là dừng lại. Vào khoảnh khắc đó, anh ta đột nhiên nhận ra bản tính tâm trí của mình. “A! Đây là điều thầy mình đã từng chỉ cho mình suốt,” anh ta nghĩ. Anh ta chạy ngược xuống núi, và trái với mọi tục lệ, lao ngay vào phòng của thầy.
“Con nghĩ con đã có được nó bây giờ … Con thực sự đã được nó!”
Thầy mỉm cười nhìn anh ta một cách có chủ ý: “Vậy anh đã thích trèo núi chứ gì?”
Dù bạn là ai, bạn cũng có thể có kinh nghiệm mà đệ tử này đã có trên núi đó, và chính kinh nghiệm đó sẽ cho bạn sự bạo dạn để vượt qua được sống và chết. Nhưng cách thức tốt nhất, nhanh nhất, và hiệu quả nhất để khởi sự việc đó là gì? Bước thứ nhất là tu luyện thiền. Chính thiền dần làm thuần khiết tâm trí bình thường, trút bỏ mặt nạ và vét cạn những thói quen và ảo tưởng của nó, để cho chúng ta có thể, vào đúng khoảnh khắc, nhận ra chúng ta thực sự là ai.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.4 Bản tính tâm trí
[i] John Myrdhin Reynolds, Self-Liberation through Seeing the Naked Awareness (New York: Station Hill, 1989), 10.