Tâm trí và bản tính tâm trí

Sự sáng suốt vẫn mang tính cách mạng của Phật giáo là ở chỗ sống và chết là ở trong tâm trí, và không ở chỗ nào khác. Tâm trí được bộc lộ như cơ sở phổ quát của kinh nghiệm – nơi người sáng tạo sướng và người sáng tạo khổ, người sáng tạo ra điều chúng ta gọi là sống và điều chúng ta gọi là chết.

Có nhiều khía cạnh của tâm trí, nhưng hai khía cạnh nổi bật. Thứ nhất là tâm trí bình thường, được người Tây Tạng gọi là sem. Một thầy định nghĩa nó: “Cái sở hữu nhận biết phân biệt, cái sở hữu ý thức nhị nguyên – cái nắm giữ hay bác bỏ cái gì đó bên ngoài – cái đó là tâm trí. Về nền tảng, nó là cái có thể liên kết với ‘cái khác’, với bất kì ‘cái gì đó’ mà được cảm nhận là khác với người cảm nhận.”[i] Sem là tâm trí suy nghĩ, nhị nguyên, lan man, cái chỉ vận hành trong mối quan hệ với một điểm tham chiếu bên ngoài được cảm nhận sai lầm và được phóng chiếu.

Cho nên sem là tâm trí suy nghĩ, mưu tính, ham muốn, thao tác, cái bùng lên trong giận, cái tạo ra và thoả thích trong các sóng cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực, cái phải liên tục khẳng định, làm hợp thức, và xác nhận “sự tồn tại” của nó bằng việc phân mảnh, quan niệm hoá, và củng cố kinh nghiệm. Tâm trí bình thường là việc dịch chuyển không ngừng và là con mồi thụ động của những ảnh hưởng bên ngoài, những xu hướng thói quen và những ước định: Các thầy ví sem như ngọn lửa nến đặt trước gió, mong manh với mọi cơn gió của hoàn cảnh.

Được nhìn từ góc độ nào đó, sem là lay động, không ổn định, nắm giữ và bận bịu bất tận về việc của người khác; năng lượng của nó bị tiêu thụ bởi việc phóng chiếu ra ngoài. Đôi khi tôi nghĩ nó như món đậu nấu nhanh Mê hi cô hay như con khỉ chuyền không ngừng nghỉ từ cành nọ sang cành kia trên cây. Vậy mà được nhìn theo cách khác, tâm trí bình thường có sự ổn định giả, đần độn, có quán tính tự mãn và tự vệ, có bình thản như đá của những thói quen thâm căn cố đế. Sem tinh ranh như chính khách xảo quyệt, đa nghi, không tin cậy, là chuyên gia về các xảo thuật và lừa đảo, “độc đáo,” Jamyang Khyentse đã viết, “trong những trò chơi lừa dối.” Chính trong kinh nghiệm về về sem hỗn độn, u mê, vô kỉ luật, và lặp lại này, trong tâm trí bình thường này, mà lặp đi lặp lại, chúng ta phải trải qua thay đổi và chết.

Thế rồi có chính bản tính tâm trí, bản chất bên trong nhất của nó, điều là tuyệt đối và không bao giờ bị động tới bởi thay đổi hay chết. Hiện tại nó bị ẩn kín bên trong tâm trí riêng của chúng ta, trong sem của chúng ta, bị bao bọc và che mờ bởi sự hối hả tâm trí của các ý nghĩ và cảm xúc. Hệt như mây có thể bị dịch chuyển bởi gió mạnh để lộ ra mặt trời chiếu sáng và bầu trời rộng mở cho nên, trong một số hoàn cảnh đặc biệt nào đó, hứng khởi nào đó có thể làm lộ ra cho chúng ta những thoáng nhìn về bản tính tâm trí này. Những thoáng nhìn này có nhiều chiều sâu và mức độ, nhưng từng chiều và mức đó sẽ mang tới ánh sáng hiểu biết nào đó, nghĩa, và tự do. Điều này là vì bản tính tâm trí bản thân nó là chính bản thân rễ của việc hiểu. Ở Tây Tạng chúng tôi gọi nó là Rigpa, nhận biết nguyên thuỷ, thuần khiết, nhận biết tinh khôi, mà đồng thời là thông minh, hiểu biết, toả sáng và bao giờ cũng thức tỉnh. Nó có thể nói là nó là tri thức về bản thân tri thức.[ii]

Đừng phạm sai lầm về tưởng tượng rằng bản tính tâm trí chỉ dành riêng cho tâm trí của chúng ta. Trong thực tế nó là bản tính của mọi thứ. Bao giờ cũng có thể nói thường xuyên rằng nhận ra bản tính tâm trí là nhận ra bản tính của mọi vật.

Các thánh nhân và các nhà huyền bí trong suốt lịch sử đã tô điểm cho thực chứng của họ bằng những cái tên khác nhau và đã cho chúng những bộ mặt và cách diễn giải khác nhau, nhưng điều tất cả họ trải nghiệm qua là bản tính bản chất của tâm trí. Người Ki tô giáo và người Do thái gọi nó là “Chúa”; người Hindu gọi nó là cái “Ngã,” “Shiva,” “Brahman,” và “Vishnu”; nhà huyền bí Sufi gọi nó là “Bản chất ẩn”; còn Phật tử gọi nó là “bản tính phật.” Tại tim của mọi tôn giáo là sự chắc chắn rằng có chân lí nền tảng, và rằng sự sống này là cơ hội linh thiêng để tiến hoá và thực chứng nó.

Khi chúng ta nói Phật, chúng ta tự nhiên nghĩ đến hoàng tử Ấn Độ Gautama Siddhartha, người đã đạt tới chứng ngộ vào thế kỉ thứ sáu trước công nguyên, và là người đã dạy về con đường tâm linh được hàng triệu người khắp châu Á đi theo, ngày nay được biết là Phật giáo. Tuy nhiên phật có nghĩa sâu hơn nhiều. Nó ngụ ý một người, bất kì người nào, đã hoàn toàn thức tỉnh khỏi vô minh và đã mở tiềm năng trí huệ bao la của mình. Phật là người đã mang đến kết thúc cuối cùng cho khổ và thất vọng và đã khám phá ra hạnh phúc và an bình bất tử kéo dài mãi.

Nhưng với nhiều người trong chúng ta ở thời đại nghi ngại này, trạng thái này có thể dường như là hoang tưởng hay mơ, hay thành tựu ở xa bên ngoài tầm với của chúng ta. Điều quan trọng bao giờ cũng phải nhớ là Phật đã là một người, như bạn hay tôi. Ông ấy không bao giờ tuyên bố tính thiêng liêng, ông ấy đơn giản biết ông ấy có bản tính phật, hạt mầm của chứng ngộ, và rằng mọi người khác cũng có điều đó. Bản tính phật đơn giản là quyền tập ấm của mọi sinh linh hữu tình, và tôi bao giờ cũng nói, “Bản tính phật của chúng ta là tốt như bản tính phật của bất kì vị phật nào.” Đây là tin lành mà Phật đã mang tới cho chúng ta từ chứng ngộ của ông ấy ở Bodhagaya, và điều đó nhiều người thấy hứng khởi thế. Thông điệp của ông ấy – rằng chứng ngộ ở trong tầm với của mọi người – tạo cho chúng ta hi vọng tràn trề. Qua tu luyện, tất cả chúng ta nữa có thể trở nên được thức tỉnh. Nếu như điều này không đúng, vô số cá nhân suốt cho tới ngày nay chắc đã không trở nên được chứng ngộ.

Tương truyền rằng khi Phật đạt tới chứng ngộ, mọi điều ông ấy muốn làm đã là chỉ ra cho phần còn lại của chúng ta về bản tính tâm trí và chia sẻ hoàn toàn điều ông ấy đã thực chứng. Nhưng ông ấy cũng thấy, với nỗi buồn của từ bi vô hạn, khó làm sao để làm cho chúng ta hiểu.

Vì cho dù chúng ta có cùng bản tính bên trong như Phật, chúng ta đã không nhận diện được nó vì nó bị bao kín và bị bọc trong tâm trí thông thường cá nhân của chúng ta. Tưởng tượng về một cái bình rỗng. Không gian bên trong là đích xác là cùng không gian bên ngoài. Chỉ thành vách mỏng manh của bình phân tách cái này với cái kia. Tâm trí phật của chúng ta bị bao bọc bên trong các bức tường của tâm trí bình thường của chúng ta. Nhưng khi chúng ta trở nên chứng ngộ, dường như cái bình đó bị vỡ thành từng mảnh. Không gian “bên trong” lập tức hội nhập vào không gian “bên ngoài.” Chúng trở thành một: ở đó và từ đó chúng ta nhận ra rằng chúng không bao giờ tách rời hay khác biệt; chúng bao giờ cũng là một.

 

TRỜI VÀ MÂY

Vậy dù cuộc sống của chúng ta là giống bất kì cái gì, bản tính phật của chúng ta bao giờ cũng có đó. Và nó bao giờ cũng hoàn hảo. Chúng ta nói rằng ngay cả chư phật cũng không thể cải tiến nó trong trí huệ vô hạn của họ, mà các sinh linh hữu tình với đầu óc u mê dường như vô hạn của họ cũng không thể làm nó hư hỏng. Bản tính thực của chúng ta có thể được so sánh với bầu trời, và u mê của tâm trí bình thường so sánh với mây. Ngày nào đó bầu trời hoàn toàn bị che phủ bởi mây. Khi chúng ta ở dưới đất, nhìn lên, rất khó tin có bất kì gì khác ở đó ngoài mây. Vậy mà chúng ta chỉ phải bay trong máy bay để khám phá phía trên là sự mở rộng vô hạn của bầu trời xanh trong. Từ trên cao đó, mây mà chúng ta giả định đã là mọi thứ dường như nhỏ thế và ở xa thế phía dưới.

Chúng ta bao giờ cũng phải thử và nhớ: mây không là trời, và không “thuộc” vào trời. Chúng chỉ treo ở đó và trôi qua bởi kiểu cách không phụ thuộc và khá kì quái. Và chúng không bao giờ có thể vấy bẩn hay đánh dấu trời theo bất kì cách nào.

Vậy đích xác bản tính phật này là ở đâu? Nó là bản tính tựa bầu trời của tâm trí chúng ta. Hoàn toàn mở, tự do và vô giới hạn, nó về cơ bản là đơn giản và tự nhiên tới mức nó không bao giờ là phức tạp, bị biến chất hay có tì vết, nó là thuần khiết tới mức nó ở bên ngoài ngay cả quan niệm về thuần khiết và không thuần khiết. Nói về bản tính tâm trí này như tựa như bầu trời, tất nhiên, chỉ là biểu dụ, điều giúp chúng ta bắt đầu hình dung ra được tính vô biên bao hàm hết thảy của nó; vì bản tính phật tính có phẩm chất mà bầu trời không thể có, phẩm chất của sự rõ ràng nhận biết toả sáng. Như nó thường được nói:

 

Nó đơn giản là nhận biết hiện tại, không khiếm khuyết của bạn, nhận biết và trống rỗng, trần trụi và tỉnh thức.

 

Đại sư Dudjom đã viết:

 

Không lời nào có thể mô tả nó

Không thí dụ nào có thể trỏ được nó

Luân hồi không làm nó xấu đi

Niết bàn không làm nó tốt hơn

Nó không bao giờ sinh

Nó không bao giờ dừng

Nó không bao giờ được giải thoát

Nó không bao giờ bị lừa dối

Nó không bao giờ tồn tại

Nó không bao giờ vô tồn tại

Nó không có giới hạn chút nào

Nó không rơi vào bất kì việc phân loại nào

 

Đại sư Nyoshul Khenpo đã nói:

 

Sâu lắng và tĩnh lặng, tự do khỏi phức tạp,

Rõ ràng chói sáng không pha trộn,

Bên ngoài tâm trí của các ý tưởng quan niệm;

Đây là chiều sâu của tâm trí của Người chiến thắng.

Trong cái này không có thứ gì để bị bỏ,

Cũng không có cái gì cần được thêm vào.

Nó đơn giản là sự tinh khiết

Nhìn vào bản thân nó một cách tự nhiên[iii].

 

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.4 Bản tính tâm trí

 

[i] Chögyam Trungpa, The Heart of the Buddha (Boston: Shambhala, 1991), 23.

[ii] Trong cuốn sách này, tâm trí thường, Sem, được nói tới là “tâm trí,” và nhận biết thuần khiết bên trong nhất bản chất, Rigpa, được nói tới là “bản tính tâm trí.”

[iii] Nyoshul Khen Rinpoche (Nyoshul Khenpo), Rest in Natural Great Peace: Songs of Experience (London: Rigpa, 1989), 4.