NHỊP ĐẬP CỦA CHẾT
Sẽ không có cơ hội chút nào để biết chết nếu nó xảy ra chỉ một lần. Nhưng may mắn là sự sống không gì ngoài vũ điệu liên tục của sinh và tử, vũ điệu của thay đổi. Mọi lần tôi nghe thấy tiếng róc rách của suối núi, hay tiếng sóng vỗ bờ, hay nhịp tim đập riêng của tôi, tôi lại nghe thấy âm thanh của vô thường. Những thay đổi này, những cái chết nhỏ này, là những móc nối sống của chúng ta với chết. Chúng là các xung của chết, nhịp đập của chết, nhắc chúng ta buông bỏ mọi thứ chúng ta bám vào.
Cho nên chúng ta hãy làm việc với những thay đổi này bây giờ, trong cuộc sống: đó là con đường thực để chuẩn bị cho chết. Cuộc sống có thể đầy đau, khổ cực, và khó khăn nhưng mọi điều này là những cơ hội được trao cho chúng ta để giúp chúng ta đi tới việc chấp nhận cảm động về chết. Chính là chỉ khi chúng ta tin mọi sự là thường hằng chúng ta tắt khả năng học từ thay đổi.
Nếu chúng ta tắt khả năng này, chúng ta trở nên bị đóng lại, và chúng ta trở thành việc chộp giật. Việc chộp giật là nguồn của mọi vấn đề của chúng ta. Vì vô thường với chúng ta báo hiệu phiền não, chúng ta chộp lấy mọi thứ một cách tuyệt vọng, ngay cả khi mọi thứ thay đổi. Chúng ta khiếp hãi việc buông bỏ, thực ra, kinh sợ việc sống, vì học sống là học buông bỏ. Và đây là thảm kịch và điều nực cười của việc vật lộn của chúng ta để ôm giữ: không chỉ nó là không thể được, mà nó còn đem chúng ta tới chính đau mà chúng ta đang tìm cách né tránh.
Ý định đằng sau việc nắm giữ có thể là không xấu trong bản thân nó; không có gì sai với ham muốn được hạnh phúc, nhưng điều chúng ta nắm giữ về bản chất là không thể nắm giữ được. Người Tây Tạng nói bạn không thể rửa cùng tay bẩn hai lần trong cùng dòng sông đang chảy, và,” không thành vấn đề bạn vắt nắm cát bao nhiêu, bạn sẽ không bao giờ lấy được dầu từ nó.”
Hiểu vô thường thực sự từ trong tim là dần dần được tự do khỏi việc nắm giữ, khỏi cách nhìn sai lầm và huỷ diệt về thường hằng, khỏi đam mê giả về an ninh mà trên đó chúng ta đã xây dựng mọi thứ. Dần dần điều bừng lên trên chúng ta là mọi đau tim mà chúng ta bị là từ việc nắm giữ cái không thể nắm giữ được, mà, theo nghĩa sâu nhất, là không cần thiết. Ban đầu, điều này nữa có thể là đau để chấp nhận, vì nó dường như không quen thuộc thế. Nhưng khi chúng ta suy ngẫm, và liên tục suy ngẫm, tim và tâm trí chúng ta trải qua biến đổi dần. Việc buông bỏ bắt đầu cho cảm giác tự nhiên hơn, và trở nên ngày càng dễ hơn. Có thể mất thời gian lâu để kéo dài ngu xuẩn của chúng ta cho tới lúc thấu hiểu hoàn toàn, nhưng chúng ta càng suy ngẫm, chúng ta càng phát triển cái nhìn về buông bỏ; thế thì đó là việc dịch chuyển xảy ra trong cách chúng ta nhìn vào mọi thứ.
Suy ngẫm về vô thường theo cách riêng của nó là không đủ: Bạn phải làm việc với nó trong cuộc sống của bạn. Hệt như các nghiên cứu y tế yêu cầu cả lí thuyết lẫn thực hành, cuộc sống cũng vậy; và trong cuộc sống việc huấn luyện thực hành là ở đây, là bây giờ, trong phòng thí nghiệm về thay đổi. Khi thay đổi xuất hiện, chúng ta học nhìn vào chúng với việc hiểu mới; và mặc dù chúng vẫn tiếp tục nảy sinh như chúng đã nảy sinh trước đây, cái gì đó trong chúng ta sẽ khác đi. Toàn thể tình huống này bây giờ sẽ càng được thảnh thơi hơn, ít căng thẳng và đau hơn; thậm chí tác động của những thay đổi mà chúng ta trải qua, chúng ta sẽ thấy ít bị choáng hơn. Với từng thay đổi kế tiếp, chúng ta nhận ra nhiều hơn chút ít, và quan điểm sống của chúng ta trở nên sâu hơn và thoáng đãng hơn.
LÀM VIỆC VỚI THAY ĐỔI
Chúng ta hãy thử một thực nghiệm. Nhặt một đồng xu lên. Tưởng tượng rằng nó biểu thị cho một vật mà bạn đang nắm giữ. Giữ nó chặt trong nắm tay của bạn rồi dang rộng cánh tay ra, lòng bàn tay hướng xuống đất. Bây giờ nếu bạn buông bỏ hay thả lỏng nắm giữ của bạn, bạn sẽ mất cái bạn đang bám víu vào. Đó là lí do tại sao bạn phải nắm giữ thường xuyên.
Nhưng có khả năng khác: Ban có thể buông bỏ và vậy mà vẫn nắm giữ nó. Với cánh tay vẫn dang ra, quay bàn tay lên để cho nó đối diện với trời. Thả nắm tay ra và đồng xu vẫn còn trên lòng bàn tay bạn. Bạn buông bỏ. Và đồng xu vẫn là của bạn, ngay cả với không gian xung quanh nó.
Vậy có cách theo đó chúng ta có thể chấp nhận vô thường và vẫn thưởng thức sự sống, và đồng thời không nắm giữ.
Bây giờ chúng ta hãy nghĩ về điều thường xảy ra trong các mối quan hệ. Rất thường là chỉ khi nào mọi người đột nhiên cảm thấy họ bị mất người yêu, họ mới nhận ra rằng họ yêu người đó. Thế thì họ bám víu thậm chí còn chặt hơn. Nhưng họ càng nắm giữ, người kia càng thoát ra khỏi họ, và mối quan hệ của họ càng trở nên mong manh hơn.
Cho nên thường chúng ta muốn hạnh phúc, nhưng chính cách chúng ta đeo đuổi, nó là vụng về và không khéo léo tới mức đem lại chỉ nhiều sầu não hơn. Thường chúng ta giả định chúng ta phải nắm giữ để có cái gì đó mà sẽ đảm bảo hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta tự hỏi bản thân chúng ta: Làm sao chúng ta có thể tận hưởng bất kì cái gì nếu chúng ta không thể sở hữu được nó? Gắn bó thường bị hiểu lầm là yêu làm sao! Ngay cả khi mối quan hệ là tốt đẹp, yêu bị làm hỏng bởi gắn bó, với bất an ninh của nó, tính sở hữu, và lòng tự ái; và thế rồi khi yêu mất đi, mọi thứ bạn đã để lại để trưng ra về nó là những “kỉ niệm” về yêu, vết sẹo của gắn bó.
Thế thì làm sao chúng ta có thể làm việc để vượt qua gắn bó? Chỉ có bằng việc nhận ra bản chất vô thường của nó; việc nhận ra này dần dần gỡ chúng ta khỏi nắm giữ của nó. Chúng ta đi tới thoáng nhìn ra điều các thầy nói về thái độ đúng hướng tới thay đổi có thể là: dường như chúng ta đang ở trên trời nhìn mây bay qua, hay tự do như thuỷ ngân. Khi thuỷ ngân bị thả xuống đất, chính bản tính của nó là vẫn còn y nguyên; nó không bao giờ trộn lẫn với bụi. Khi chúng ta cố gắng tuân theo lời khuyên của các thầy và dần dần được thả ra khỏi gắn bó, từ bi lớn được thoát ra trong chúng ta. Mây của phần nắm giữ tan ra và tản mác đi, và mặt trời của tim từ bi thực của chúng ta chiếu sáng ra. Chính thế thì chúng ta bắt đầu, trong cái ngã sâu nhất của mình, nếm trải chân lí tự hào của những lời này của William Blake:
Kẻ trói buộc bản thân mình vào niềm vui,
Phá hỏng cuộc sống có cánh …
Kẻ hôn niềm vui khi nó bay đi
Sống trong ánh mặt trời của Vĩnh hằng.[i]
TINH THẦN CỦA CHIẾN BINH
Mặc dù chúng ta đã bị làm cho tin rằng nếu chúng ta buông bỏ chúng ta sẽ kết thúc bằng hư không, bản thân sự sống làm lộ ra lặp đi lặp lại điều đối lập: buông bỏ là con đường tới tự do thực.
Giống như khi sóng vỗ lên bờ, đá không bị huỷ hoại nhưng được mài mòn và trang điểm thành các hình dáng đẹp, cũng thế tính cách của chúng ta cũng có thể được hun đúc và những góc cạnh gồ ghề của chúng ta được làm mềm mại đi bởi những thay đổi. Qua những thay đổi thời tiết chúng ta có thể học cách phát triển sự bình tĩnh tinh tế nhưng không thể lay chuyển. Tin tưởng vào bản thân chúng ta tăng lên, và trở nên lớn hơn nhiều tới mức lòng tốt và từ bi tự nhiên bắt đầu toả ra từ chúng ta và mang tới niềm vui cho người khác. Lòng tốt đó là điều tiếp tục tồn tại qua chết, lòng tốt nền tảng có trong mọi người chúng ta. Toàn thể cuộc sống của chúng ta là việc dạy về cách làm phát lộ lòng tốt mạnh mẽ đó, và là việc huấn luyện hướng tới việc nhận ra nó.
Cho nên mỗi lần mất mát và lừa dối của sự sống dạy cho chúng ta về vô thường, chúng mang chúng ta tới gần chân lí hơn. Khi bạn ngã từ chiều cao lớn, chỉ có thể có một chỗ có thể để tiếp đất: trên đất; đất của chân lí. Và nếu bạn có hiểu biết tới từ tu luyện tâm linh, thế thì việc ngã không phải là thảm hoạ mà là khám phá ra nơi trú ẩn bên trong.
Khó khăn và chướng ngại, nếu được hiểu và dùng đúng, thường có thể biến thành nguồn sức mạnh không ngờ. Trong tiểu sử của nhiều thầy, bạn sẽ thường thấy rằng nếu họ không đối diện với các khó khăn và chướng ngại, họ chắc đã không khám phá ra sức mạnh mà họ cần để vươn lên trên chúng. Điều này đúng, chẳng hạn, về Gesar, vua chiến binh vĩ đại của Tây Tạng, người có những hành động phiêu lưu tạo nên thiên sử thi lớn nhất trong văn đàn Tây Tạng. Gesar nghĩa là “không khuất phục được,” ai đó không bao giờ có thể bị xô ngã. Vào lúc Gesar chào đời, ông chú độc ác Trotung đã thử đủ mọi cách để giết cậu. Nhưng mỗi nỗ lực như vậy Gesar chỉ càng mạnh hơn lên. Chính nhờ những cố gắng của Trotung mà, thực ra, Gesar đã trở nên vĩ đại thế. Điều này đã làm nảy sinh câu ngạn ngữ Tây Tạng: Trotung tro ma tung na, Gesar ge mi sar, có nghĩa là nếu Trotung không xảo quyệt và mưu đồ thế, Gesar không bao giờ có thể vươn lên cao thế.
Với người Tây Tạng Gesar không chỉ là chiến binh võ nghệ mà còn là chiến binh tâm linh. Là chiến binh tâm linh có nghĩa phát triển một loại dũng cảm đặc biệt, dũng cảm có thông minh bẩm sinh, hiền lành và can đảm. Các chiến binh tâm linh vẫn có thể bị kinh hoàng, nhưng ngay cả vậy họ vẫn đủ dũng cảm để nếm mùi khổ, để kể lại rõ ràng nỗi sợ nền tảng của họ, và để rút ra các bài học không thoái thác từ những khó khăn. Như Đại sư Chogyam Trungpa nói với chúng ta, việc trở thành chiến binh có nghĩa là “chúng ta có thể đánh đổi cuộc đấu tranh tâm trí nhỏ vì an ninh bằng cái nhìn bao la hơn, cái nhìn không sợ hãi, rộng mở và thái độ anh hùng chân thực…”[ii] Đi vào trường biến đổi của cái nhìn bao la hơn đó là học cách thoải mái như ở nhà trong thay đổi, và cách làm vô thường thành bạn của chúng ta.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.3 Suy ngẫm và Thay đổi
[i] “Eternity” in Blake: Complete Writings, edited by Geoffrey Keynes (Oxford and New York: OUP, 1972), 179.
[ii] Alexandra David-Neel and Lama Yongden, The Superhuman Life of Gesar of Ling (Boston: Shambhala, 1987), Introduction.