Maneesha, Thiền là chính tim bạn. Nó không phải là việc thành đạt, bạn đã có nó. Nó chỉ là việc nhận ra.
Giai thoại nhỏ này cực kì quan trọng khi so sánh với các kinh sách tôn giáo lớn, cái nói nhiều thế mà chẳng nói cái gì. Những giai thoại nhỏ này nói nhiều thế mà thậm chí không dùng lời. Ngôn ngữ của họ là của sự tồn tại, nó không Do Thái, không A rập, không tiếng Phạn. Tre hiểu nó nhiều như bạn, nó là chính ngôn ngữ của việc là sống động. Chỉ người chết là điếc, và điều ngược lại cũng đúng: những người điếc là chết.
Một đêm Qui Sơn Linh Hựu đang hầu Bách Trượng, vẫn ngồi tĩnh lặng đêm khuya trong cái yên tĩnh của chùa núi.
Bạn có thể cảm thấy tình huống trong đó Qui Sơn đang ngồi, gần Bách Trượng.
“Ông là ai?” Bách Trượng hỏi.
Không phải ông ấy đang hỏi tên ông này đâu, ông ấy biết nó rồi. Qui Sơn đã là một trong những đệ tử lâu dài của ông ấy. Ông ấy không hỏi bất kì cái gì liên quan tới nhân cách của ông này, ông ấy biết mọi tầng của nó. Ông ấy đang hỏi thẳng, “Ai có đó bên trong, bên trong mọi quần áo này, thân thể, xương, tâm trí, ý nghĩ; ai có đó ở chính cốt lõi bên trong nhất?”
“Ông là ai?” Bách Trượng hỏi.
“Tôi là Linh Hựu,” Qui Sơn đáp.
“Ông khơi trong bếp xem có lửa không,” Bách Trượng nói.
Qui Sơn khơi bếp như được bảo và nói, “Tôi không thấy lửa nào còn lại.”
Bách Trượng lấy cái kẹp và khơi sâu xuống, lấy ra chút ít than còn đỏ, đưa lên cho Qui Sơn xem, và nói, “Thế này đây, ông thấy chưa!”
Tôi cũng muốn nói với bạn: Chính thế này đây! Bạn có thấy không? – im lặng, vui vẻ, tán gẫu của tre? Bạn có thấy ngọn lửa của con người bạn không?
Qui Sơn bỗng nhiên ngộ ra, cúi lạy sâu sắc và trình ra sở kiến của mình cho Bách Trượng.
Bách Trượng nói: “Đây chỉ là chỗ rẽ tạm thời trên đường đi. Trong kinh nói: ‘Muốn hiểu nghĩa Phật tính phải xem nơi thời thế nhân duyên.'”
Một khi thời thế tới ông sẽ nhận ra nó, như mê chợt ngộ, như quên chợt nhớ…
Điều này có ý nghĩa mênh mông – hiểu ra rằng bạn không bị mất hút, bạn chỉ quên mất bạn là ai. Và điều đáng buồn cười nhất là bạn đang hỏi người khác, “Tôi là ai?” Bất kì cái gì bạn biết về bản thân bạn đều không là bạn. Người biết bên trong bạn là ở bên ngoài tầm với của tâm trí của bạn, bạn không thể nghĩ được về nó. Bạn đơn giản có thể là nó. Và lời kinh tới từ Phật Gautam nói, “Nó là việc nhớ lại.”
Tất cả các bạn thỉnh thoảng phải đã cảm thấy… trong mọi ngôn ngữ của thế giới cách diễn đạt hiện có là, “Nó chỉ ở ngay trên đầu lưỡi tôi,” cái tên – bạn thậm chí có thể thấy bộ mặt, bạn biết rằng bạn biết cái tên, nó chỉ ở ngay trên đầu lưỡi của bạn, nhưng nó không bật ra. Và bạn càng cố vất vả, không gian càng trở nên chật hẹp hơn để từ đó cái bị quên đi có thể lại trở thành việc nhận ra.
Một điểm tới khi bạn bỏ việc cố đó. Người ta chỉ có thể đi xa chừng nấy, bạn không thể lái bản thân bạn thành điên tuyệt đối; bạn chỉ đi dạo buổi sáng, hay bắt đầu đào trong vườn và đột nhiên chẳng từ đâu cả, cái tên được nhớ ra. Bạn không bao giờ quên nó.
Thế thì cơ chế nào đã ngăn cản nó khỏi trồi lên bề mặt? Cơ chế đó là toàn thể tâm lí của chư phật. Tâm trí bạn càng đầy ý nghĩ, căng thẳng, lo nghĩ, bạn càng ở xa hơn bản thân bạn; khoảnh khắc tâm trí im lặng bạn đột nhiên được định tâm trong chính con người của bạn.
Và không có cực lạc khác lớn hơn, không có phúc lạc khác lớn hơn, là biết bạn là ai. Biết không gian bên trong là biết mọi điều. Nó là im lặng vô giới hạn nhưng không chết, nó là sống động cùng bài ca của riêng nó, cùng điệu múa của riêng nó.
Tất nhiên chúng thuộc về giai tầng khác toàn bộ.
Bạn thấy Phật Gautam ngồi theo tư thế hoa sen; đó là từ bên ngoài, ảnh chụp. Tôi thấy ông ấy từ bên trong, ông ấy không ngồi trong tư thế hoa sen, ông ấy nhảy múa điên khùng. Từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng điệu múa của ông ấy tiếp diễn và trở nên ngày càng lí thú hơn. Ngày càng nhiều hoa bắt đầu nở ra trong sự hiện hữu bên trong nhất – ngay cả im lặng cũng ngát hương.
Điều đó không phải là cái gì đó đặc biệt. Bách Trượng đang chỉ ra cho đệ tử của ông ấy rằng chính kinh nghiệm đơn giản, tự nhiên nhất là: chỉ không yêu cầu là đặc biệt và nó là của bạn, chỉ không đi mãi cuộc hành trình của quyền lực và nó là của bạn, thậm chỉ chỉ không tìm kiếm nó và bạn đã tìm thấy nó. Nó là chính bản tính của bạn; cho dù bạn cố bỏ nó đâu đó, ném nó đâu đó, điều đó là không thể được.
Không có cách nào không là phật. Vâng, có chút khác biệt, thậm chí không đáng gọi là khác biệt: vài chư phật ngủ, vài chư phật thức. Những người thức trước đây đã ngủ, những người ngủ bây giờ – vào thời riêng của họ để chín, để nở hoa – sẽ trở thành chư phật. Khác biệt không có đó chút nào.
Một phát biểu vô cùng. Kinh của Phật Gautam nói, “Mới biết đó là vật của mình, không phải do bên ngoài mà có được. Vì thế, ngộ rồi cũng như chưa ngộ.”
Xin thấy cái đẹp của nó và chiều sâu của nó.
“vô tâm vô pháp, chính là không có hư vọng, không phân biệt tâm phàm, tâm phật. Bản tính nguyên thuỷ của ông biểu lộ bản thân nó. Nay ông đã được nó rồi, phải khéo tự giữ gìn.”
Cho dù bạn đã đạt tới cái bên trong, bạn sẽ phải nhớ nó lặp đi lặp lại, chỉ vì những thói quen cũ của bạn về phán xét rằng ai đó chứng ngộ và ai đó khác không chứng ngộ.
Cả nghìn lẻ một lần tôi đã từng được hỏi, “Phẩm chất của vị phật là gì?”
Tôi không phải là Thiền sư truyền thống, cổ, bằng không bất kì ai hỏi, “Phật là gì?” đều xứng đáng nhận cú đánh đau vào đầu để cho người đó trở nên thức tỉnh.
Từ “Thế này, Thế này, Nghìn lần Thế này”, Ch.8