Thưa thầy kính yêu, tinh tuý của Thiền là gì?
~
Nó là một trong những câu hỏi có ý nghĩa nhất mà có thể được hỏi. Từ nhỏ bé `thiền’ chứa toàn thể tiến hoá của tâm thức tôn giáo. Nó cũng đại diện cho tự do khỏi các tổ chức tôn giáo, khỏi giới tăng lữ, khỏi bất kì thượng đế học nào, khỏi Thượng đế. Từ nhỏ bé này có thể mang lửa tới con người bạn.
Trước hết nhìn vào lịch sử của từ này, vì điều đó sẽ giúp bạn hiểu điều tinh tuý của nó. Từ zen là từ tiếng Nhật Bản, nhưng nó không phải là của tiếng Nhật Bản; nó là phát âm của tiếng Nhật Bản từ tiếng Trung Quốc ch’an. Và bạn nên nhớ rằng tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật Bản là các ngôn ngữ không theo bảng chữ cái, cho nên phát âm là khác. Ngay cả ở Trung Quốc với cùng một từ bạn sẽ thấy hàng trăm cách phát âm – mảnh đất này là bao la thế. Và nó không theo bảng chữ cái, nó chỉ là kí hiệu. Đó là lí do tại sao khó học tiếng Trung Quốc hay tiếng Nhật Bản.
Để thực sự dùng mỗi tiếng Trung Quốc ít nhất cần phải làm việc cần cù trong ba mươi năm. Là ngôn ngữ không bảng chữ cái, bạn phải nhớ nghĩa của ít nhất một triệu từ – đó là tối thiểu – vì từng từ là một kí hiệu tách rời. Trong các ngôn ngữ có bảng chữ cái điều đó là dễ hơn. Cùng bảng chữ tạo ra các từ khác nhau, nhưng bảng chữ vẫn còn là một.
Trong tiếng Trung Quốc từng từ là độc lập. Bạn phải nhớ nghĩa của kí hiệu này; ngôn ngữ mang tính kí hiệu, hình tượng. Nhưng thế thì rất khó giữ cùng phát âm; không có cách nào giữ cùng phát âm, vì kí hiệu không có phát âm cố định. Cho nên bạn sẽ phải tìm cùng từ được phát âm trong những nơi khác nhau của Trung Quốc.
Người Nhật Bản có thể đọc được tiếng Trung Quốc nhưng phát âm của họ sẽ là khác toàn bộ. Khác biệt giữa tiếng Nhật Bản và tiếng Trung Quốc chỉ ở phát âm – các biểu tượng là như nhau. Nhưng các phát âm là khác nhau tới mức chúng phải được coi như hai ngôn ngữ khác nhau.
Cho nên chính với kí hiệu Trung Quốc ch’an mà người Nhật Bản đã xoay xở để phát âm thành zen. Nhưng theo một cách kì lạ nó đã tới rất gần với từ gốc. Ch’an cũng không phải là của tiếng Trung Quốc. Nó đã tới Trung Quốc cùng các sư Phật giáo quãng hai nghìn năm trước. Các Phật tử đã dùng ngôn ngữ Pali; từ của họ đã là jhan. Nó đã trở thành ch’an ở Trung Quốc. Từ tiếng Pali jhan bắt nguồn từ từ tiếng Phạn dhyan, cho nên nó có lịch sử du hành lâu dài, lấy những sắc thái, các nghĩa khác nhau.
Chính dhyan mà chúng ta đang dịch là thiền, thiền thuần khiết, chỉ việc chứng kiến. Không có vấn để về bất kì tôn giáo nào đó. Không có nhu cầu về bất kì sách giáo lí vấn đáp nào. Bạn đơn giản không cần bất kì cái gì như điều tiên quyết. Dhyan là đầy đủ trong bản thân nó. Nó là bắt đầu và kết thúc của toàn thể tiến hoá của tâm thức, alpha và omega.
Mọi người biết lời cầu nguyện là gì vì bình thường mọi tôn giáo đều phụ thuộc vào lời cầu nguyện; dhyan chính là cái đối lập của lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện được hướng tới, được nói nó cho Thượng đế, điều chỉ là giả thuyết. Bạn nói cái gì đó, bạn lặp lại mật chú, bạn tụng cái gì đó, trong việc thờ phụng Thượng đế. Nó hoặc là từ sợ hoặc là từ tham. Hoặc bạn sợ, cho nên bạn nhớ tới Thượng đế, hoặc bạn đang cần cái gì đó một cách khẩn thiết và bạn thấy bản thân bạn không có khả năng tìm ra nó, cho nên bạn đang yêu cầu Thượng đế giúp bạn. Nhưng sợ và tham không thể có tính tôn giáo được, và chân lí không thể được tìm ra bởi niềm tin giả thuyết. Nếu bạn bắt đầu với niềm tin, bạn sẽ kết thúc với niềm tin; bạn sẽ không bao giờ đi tới biết cái thực ra đang là hoàn cảnh.
Dhyan là chính cái đối lập, không nói cho bất kì người nào – không Thượng đế, không có vấn đề sợ, không có vấn đề tham. Nó là cái gì đó đem bạn đi vào trong. Lời cầu nguyện đem bạn ra ngoài, và bất kì cái gì đem bạn ra ngoài chỉ là mang tính trần tục – dù bạn làm điều đó trong nhà thờ hay trong nhà thờ hồi giáo hay trong đền chùa, không thành vấn đề. Chừng nào cái gì đó chưa dẫn bạn vào bên trong, tới chính trung tâm con người bạn… không cái gì khác có tính tôn giáo.
Cho nên tôn giáo là rất đơn giản: chỉ đi tới trung tâm riêng của bạn.
Dhyan là quá trình đi tới bản thân bạn: bỏ thân thể ra, bỏ tâm trí ra, bỏ tim ra, bỏ mọi thứ ra – loại bỏ mọi thứ bằng “Tôi không là cái này” – cho tới khi bạn đi tới một điểm mà không cái gì bị loại bỏ.
Và sự tồn tại kì lạ nhất là ở chỗ khi bạn đã loại bỏ mọi thứ, bạn cũng không có đó như người cũ mà bạn đã quen là vậy, bản ngã cũ, cái “tôi” cũ. Nó đã là tổ hợp của mọi thứ bạn đã loại bỏ. Dần dần, dần dần, không biết, bạn đã phá huỷ bản ngã của bạn. Bây giờ chỉ có tâm thức thuần khiết, chỉ ánh sáng, ánh sáng vĩnh hằng.
Dhyan đã được các Phật tử mang sang Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc biến đổi lớn đã xảy ra vì Trung Quốc đã ở dưới ảnh hưởng lớn của Lão Tử, và toàn thể giáo huấn của ông ấy là “buông bỏ.”
Phật Gautam tranh đấu để đi vào trong con người riêng của ông ấy; tại điểm tối thượng ông ấy đi tới buông bỏ, nhưng đó là điều cuối cùng. Bị mệt mỏi về nỗ lực, vật lộn, thực hành khổ hạnh, chung cuộc ông ấy bỏ mọi thứ. Và trong buông bỏ đó, điều mà ông ấy đã từng ham muốn trong nhiều năm, xảy ra. Nó xảy ra khi không có ham muốn về nó. Lão Tử bắt đầu với “buông bỏ” – cho nên đã có sự gặp gỡ hay.
Các tôn giáo đã gặp gỡ ở các chỗ khác, nhưng điều đó đã là xấu: người Mô ha mét giáo với người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo với người Hindu, người Ki tô giáo với người Hindu, nhưng mọi sự gặp gỡ của họ đã là xung đột, tranh đấu, bạo hành. Đã có tàn sát – nỗ lực lớn để cải đạo người khác!
Gặp gỡ tôn giáo duy nhất có thể được ca ngợi đã xảy ra ở Trung Quốc giữa các sư Phật giáo và các Đạo sĩ. Họ đã không tranh cãi, họ đã không đánh nhau, họ đã không cố cải đạo bất kì người nào. Thực ra nhìn lẫn nhau, họ lập tức hiểu rằng họ đang đứng ở cùng chỗ. Từ giao cảm này của Phật giáo và Đạo giáo, ch’an được sinh ra.
Đó là cuộc gặp gỡ duy nhất của hai tôn giáo mà có thể nói là thân thiện, từ bi, yêu thương. Đã không có xung đột chút nào, thậm chí không tranh cãi, mà có hiểu biết vô cùng. Trong im lặng sâu sắc cả hai có thể đã thấy rằng con đường của họ có thể đã là khác nhau, nhưng họ đã đi tới cùng đỉnh núi. Đạo sĩ không có tên cho nó; họ đã bỏ nó không có tên. Phật giáo có tên cho nó, dhyan. Nhưng nó là mới thế họ phải làm một biểu tượng mới cho nó, và biểu tượng đó đã được phát âm là ch’an. Nó vẫn còn là cao trào và sự tổng hợp của hai tôn giáo đã tiến hoá cao nhất – nhưng nó vẫn còn bị giới hạn nữa, vào các Phật tử và Đạo sĩ.
Khi nó được mang sang Nhật Bản bởi những người tìm kiếm Nhật Bản, nó đã đạt tới chiều cao mới; nó đã trở nên tự do khỏi Phật giáo và Đạo giáo nữa, nó đơn giản trở thành Zen. Không có nhu cầu cho mọi học thuyết Phật giáo hỗ trợ cho nó; cũng không có bất kì nhu cầu nào cho triết lí Đạo hỗ trợ cho nó. Nó đã là đầy đủ và toàn bộ trong bản thân nó tới mức ở Nhật Bản dhyan, trong cái tên Zen, đã đi tới phẩm chất thuần khiết nhất của nó. Không nơi nào khác trên thế giới điều đó đã xảy ra.
Điều tinh tuý là việc chứng kiến. Nó hoàn toàn không có bất kì học thuyết nào; nó không có giáo huấn. Người của Zen không có gì để dạy; người đó không có triết lí, không có tôn giáo. Người đó chỉ có thể giải thích cho bạn, qua các phương cách khác, sự im lặng. Và Zen đã làm tiến hoá các phương cách mới mà đã không có trong jhan của Phật giáo và chúng cũng không có trong ch’an của Trung Quốc.
Zen đã lấy một tiến trình mới toàn bộ, sự tươi tắn mới, việc sinh mới. Ngay cả các Đạo sĩ và Phật tử cũng cảm thấy hơi chút kì lạ về Zen. Những người chính thống nhất cười nó, rằng nó là tuyệt đối ngớ ngẩn.
Tôi đã gặp những sư Phật giáo lỗi lạc. Một người là Khất sĩ Sangharakshita. Ông ấy là người Anh. Ông ấy phải đã trở thành sư Phật giáo từ rất trẻ; giờ ông ấy rất già. Ông ấy sống ở Kalimpong ngay trên biên giới của Ấn Độ và Trung Quốc. Ông ấy có một tâm xã nhỏ ở đó và ông ấy rất được kính trọng. Ông ấy đã viết những cuốn sách hay về Phật giáo, nhưng khi tôi nhắc tới Zen ông ấy đã cười.
Tôi nói, “Nghiên cứu sách của ông tôi đã biết ông sẽ cười, vì ông vẫn bị giới hạn vào học thuyết Phật giáo. Ông không thể quan niệm được rằng Zen có thể tồn tại mà không có bất kì hỗ trợ triết lí nào. Không có nhu cầu cho bất kì hỗ trợ triết lí nào; nó là phương pháp rất thực chứng và khoa học. Ông đơn giản quan sát thân thể ông khi bước đi, ngồi, ăn, nghe, nói – bất kì cái gì ông đang làm, chỉ có tính quan sát.”
Có một câu chuyện Hassid về Baal Shem, người sáng lập ra Hassid giáo. Vào nửa đêm ông ấy bị vướng mắc bởi vấn đề triết lí nào đó. Ông ấy ra khỏi nhà. Đường trống rỗng và ông ấy bắt đầu bước lên xuống. Thấy ông ấy bước lên và xuống, một người gác cho nhà giầu bước ra khỏi nhà và hỏi Baal Shem, “Ông làm gì ở đây vào nửa đêm trên đường trống này?”
Baal Shem nói, “Cùng câu hỏi này tôi muốn hỏi ông. Ông đang làm gì ở đây vào nửa đêm khi con đường là trống rỗng?”
Và người này nói, “Tôi là người canh.”
Baal Shem ôm chầm anh ta, cám ơn anh ta, nhưng người gác hỏi, “Để làm gì?”
Ông ấy nói, “Tôi đã tìm ra chìa khoá tôi đang đi tìm. Tôi đã lo nghĩ làm sao thoát khỏi lo nghĩ này. Từ `canh’ đã cho tôi chìa khoá. Ông là thầy tôi.”
Người canh nói, “Tôi không hiểu ông đang nói cái gì.”
Ông ấy nói, “Dù ông hiểu hay không, không thành vấn đề, nhưng ông là thầy tôi; ông đã cho tôi chìa khoá. Tôi cũng muốn trở thành người canh.”
Người canh nói, “Nếu ông muốn trở thành người canh, tôi có thể tìm việc làm cho ông.”
Baal Shem nói, “Ông không hiểu, và ông không cần lo nghĩ về điều đó. Vấn đề không phải là tìm việc làm. Canh của tôi là khác toàn bộ. Tôi muốn canh ý nghĩ của tôi.”
Toàn thể quá trình này là đơn giản: canh thân thể bạn, trong hành động, trong vô hành động; canh tâm trí bạn, có ý nghĩ, không ý nghĩ; canh tim bạn, có cảm xúc, tâm trạng, không cảm xúc, không tâm trạng. Và khi tất cả những điều này đã biến mất qua việc canh thế thì tính quan sát của bạn đi qua biến đổi triệt để: nó canh bản thân nó, nó trở về với bản thân nó.
Cũng như mọi thứ đi trong vòng tròn trong thế giới này – mọi năng lượng đi trong vòng tròn và tính quan sát là năng lượng. Nếu không cái gì cản trở nó, nó nhất định quay lại bản thân nó. Điều này đã được diễn đạt theo nhiều cách. Người già trở thành đứa trẻ… chính tâm thức quay lại cội nguồn. Hồn nhiên mênh mông được xả ra.
Sangharakshita thường tới tôi bất kì khi nào ông ấy đi qua đường của tôi; ông ấy làm điều đó thành điểm để ở lại ít nhất một ngày với tôi. Ông ấy thường xuyên đi khắp Ấn Độ dạy Phật giáo, cố cải đạo mọi người, nhưng tôi đã nói với ông ấy, “Phật giáo đã đi xa lên trước Phật Gautam rồi, và ông vẫn đang bị mắc với ông ấy.”
Câu chuyện Thiền là:
Một Thiền sư trú lại trong một ngôi chùa Phật. Đêm lạnh cóng – và ở Nhật Bản các bức tượng được làm bằng gỗ – cho nên ông ấy lấy một bức tượng Phật và đốt để tạo ra lửa.
Sư trụ trì đã ngủ, nhưng ông ta nghe thấy tiếng lách tách của lửa và thấy ánh lửa. Ông ta đi từ phòng của mình ra. Ông ta không thể tin nổi… Phật Gautam đã bị đốt và người kia đang ngồi bên cạnh tượng Phật tận hưởng! Ông ta nói, “Ông dường như điên rồi. Ông đã đốt một trong những bức tượng Phật Gautam đẹp của ta. Ông đáng phải xấu hổ về bản thân ông. Ta đã cho ông ngụ trong chùa và đây là sự đền ơn sao? – ông đã đốt Phật Gautam!”
Sư này nói, “Đợi đã!” Và ông ấy lấy một mẩu gỗ và bắt đầu bới tìm trong tro, nhưng Phật đã hoàn toàn bị thiêu cháy.
Sư trụ trì hỏi, “Giờ ông tìm cái gì?”
Ông ấy nói, “Ta đang tìm xương.” Thực tại ông ấy đã nói, “Ta đang tìm tinh hoa” – vì ở phương Đông xương của người chết được gọi là “tinh hoa.”
“Ta đang tìm tinh hoa.”
Sư trụ trì nói, “Ông chắc chắn điên. Làm sao tượng gỗ có thể có tinh hoa được?”
Sư nói, “Điều đó có nghĩa ông đồng ý với ta. Thế thì làm ơn đem thêm một tượng nữa tới đi, vì ông đã có quá nhiều tượng và đêm thì dài và trời quá lạnh. Và ông đã hiểu rằng nó chỉ là gỗ – không có xương, và Phật không thể hiện hữu mà không có xương. Cứ đem thêm tượng nữa tới đi.”
Nhưng sư trụ trì điên lên. Ông ta nói, “Ta sẽ không để ông ở lại bên trong dù một khoảnh khắc thêm nữa. Ông cút ra ngoài chùa đi!”
Trong khi ông ta đẩy ông này ra, sư này nói, “Nghe đây, ông đang tôn thờ Phật chết và ông đang tống một Phật sống ra ngoài. Ông sẽ hối hận về điều đó.”
Chỉ Thiền sư có thể làm được điều đó. Không tổng giám mục, hay hồng y giáo chủ, hay thậm chí giáo hoàng Ki tô giáo có thể đốt tượng gỗ của Jesus Christ. Ông ta biết nó là bằng gỗ nhưng ông ta không thể thu lấy dũng cảm để đốt nó. Không người Hindu nào có thể làm điều đó. Không người nào trên toàn thế giới.
Thiền đã đi xa bên ngoài chỗ Phật đã bỏ lại nó. Nếu ông ấy quay lại ông ấy sẽ hân hoan, nhưng những học giả này không thể hiểu được rằng đây là sự trưởng thành tối thượng. Bây giờ không có gì nhiều hơn Thiền. Không có khả năng nào tôi có thể quan niệm mà có thể đi ra ngoài nó. Nó đã bỏ mọi thứ có thể lại đằng sau; bây giờ chỉ cái tinh tuý còn lại – tâm thức thuần khiết. Bây giờ nó chẳng liên quan gì tới Phật giáo, chẳng liên quan gì tới Đạo giáo. Nó là của bạn nếu bạn làm nó, dù bạn có thể là bất kì ai: đàn ông, đàn bà, da đen, da trắng, không thành vấn đề.
Điều tôi đang dạy đích xác là Thiền thuần khiết, mà không dùng từ Thiền, vì mặc dầu nó đã đi ra ngoài, dầu vậy liên kết và hàm ý cũ vẫn còn nấn ná cùng nó. Nó vẫn được gọi là Thiền Phật giáo. Có những đền chùa Thiền nơi tượng của Phật Gautam được tôn thờ.
Các Thiền sư vĩ đại nhất đã đi hoàn toàn ra ngoài tất cả những nghi lễ này, nhưng có nhiều phân loại thế. Đó là lí do tại sao tôi không dùng từ Thiền; bằng không, điều tôi đang dạy đích xác là tâm thức thuần khiết, cách đi vào trong nó, và cách là nó.
~
Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.1, Ch.5