Điều tốt là ham muốn chứng ngộ dường như là xa xôi, vì ham muốn chứng ngộ là rào chắn lớn nhất trong việc đạt tới nó.
Đó là một trong những câu hỏi vĩnh hằng cho người tìm kiếm chân lí. Một mặt các thầy liên tục nói, “Đạt tới chứng ngộ đi,” và mặt khác họ liên tục nói, “Đừng ham muốn nó.” Và Điều đó đã từng là thách đố lớn cho đệ tử đáng thương. Thầy đang nói cả hai điều: ham muốn nó đi, và đừng ham muốn nó. Ham muốn nó vì đó là thứ duy nhất ham muốn được; đừng ham muốn nó vì ham muốn trở thành rào chắn.
Không tạo ra thách đố đó cho bạn, cách làm việc của tôi đã là khác. Chỉ ở cùng bạn, nói chuyện hay không nói chuyện, chỉ trao toàn thể tim tôi cho bạn và tạo ra tình huống trong đó bạn có thể nếm trải cái gì đó của chứng ngộ… ngay cả hương vị nhỏ bé đó của chứng ngộ sẽ là đủ cho bạn dừng ở đây và bây giờ trong khoảnh khắc này. Bạn sẽ quên mọi ham muốn, kể cả chứng ngộ.
Nếu một tình huống có thể được tạo ra trong đó bạn phúc lạc, hài lòng tới mức chỉ trong một khoảnh khắc không có ham muốn trong tâm trí bạn, bạn đã học được bài học lớn – rằng nếu trạng thái vô ham muốn này có thể liên tục mọi khoảnh khắc, bạn không cần bận tâm về chứng ngộ: nó sẽ tới với bạn. Bạn phải không đi tới nó. Nó không phải là vật đang ngồi đâu đó mà bạn phải ham muốn và đi tìm và làm việc vất vả và đi tới nó. Nó đơn giản là trạng thái bên trong riêng của bạn khi không có ham muốn.
Vô ham muốn này là trạng thái phúc lạc nhất có thể có, và chứng ngộ là cái tên khác cho nó. Việc biết nó cho dù một khoảnh khắc là đủ, vì bạn không bao giờ được sự sống cho hai khoảnh khắc cùng nhau; nó bao giờ cũng là một khoảnh khắc. Và nếu bạn biết bí mật này, giả kim thuật của việc biến đổi khoảnh khắc này, bạn biết toàn thể bí mật của việc biến đổi sự sống, vì khoảnh khắc tiếp cũng sẽ là cùng như vậy. Bạn có thể làm cho nó điều bạn đã làm trước đây; bạn có thể tiếp tục trong vô ham muốn.
Ở trong sự hiện diện của tôi… Tôi đang dùng nó như phương cách để tránh bất kì hoang mang và thách đố nào trong tâm trí bạn. Tôi có thể cho bạn hương vị, và thế rồi hương vị này sẽ chăm nom bạn. Đầu tiên, ham muốn về chứng ngộ sẽ có vẻ xa xôi thế, và dần dần bạn sẽ quên tất cả về nó vì bạn sẽ ở trong nó; nó sẽ ở trong bạn. Và chắc chắn lúc ban đầu nó có vẻ giống như mơ đẹp, vì chúng ta quen với thực tại và cái xấu của nó. Chúng ta biết cái đẹp chỉ trong mơ.
Cho nên bất kì khi nào cái gì đó như thế này xảy ra cho bạn ngay cả khi bạn đầy thức tỉnh, nó cho cảm giác dường như nó là mơ. Thực tại không thể có tính nuôi dưỡng thế, đẹp vô cùng thế, hoành tráng thế: thực tại không thể có phép thần này. Nhưng tôi bảo bạn, thực tại có tính phép thần nhiều hơn bất kì mơ nào. Nó là đẹp hơn bất kì mơ nào; nó nhiều tính thơ ca hơn những bài thơ vĩ đại nhất của thế gian.
Thực tại mà chúng ta biết không phải là thực tại thực; nó là thực tại được thấy qua tâm trí xấu, cái phóng chiếu bản thân nó lên thực tại. Chúng ta không thấy cái thực; chúng ta bao giờ cũng thấy nó được tô mầu bằng định kiến, ý tưởng riêng của chúng ta, toàn thể tâm trí của chúng ta. Và ngay cả điều đó chúng ta chỉ thấy khi chạy. Chúng ta không bao giờ thảnh thơi. Chúng ta bao giờ cũng thường xuyên chạy, không biết chúng ta đang đi đâu. Nó chỉ là cái gì đó dường như bị thiếu, và chúng ta đang cố tìm ra nó ở mọi nơi, theo mọi hướng. Và chúng ta sẽ không tìm thấy nó ở bất kì chỗ nào, vì tâm trí này bao giờ cũng sẽ ở giữa bạn và cái thực, bóp méo cái thực.
Nếu bạn có tính cảm nhận trong sự hiện diện của tôi, nếu bạn đang yêu, tâm trí của bạn rời khỏi bạn trong một khoảnh khắc – nó phải rời khỏi bạn. Cái gì đó quan trọng hơn tâm trí của bạn đang xảy ra. Đó là điều yêu ngụ ý. Bạn thậm chí có thể hi sinh bản thân bạn – trong tin cậy bạn hi sinh tâm trí, và khoảnh khắc tâm trí bị đẩy sang bên và bạn nhìn từ mắt sang mắt bằng thực tại, nó là đẹp thế, đẹp không thể tả nổi. Và chắc chắn trong những khoảnh khắc đó bạn sẽ cảm thấy rằng bạn thậm chí không muốn được chứng ngộ. Nếu thực tại này có thể tiếp diễn mãi mãi, thế thì chứng ngộ có thể cho bạn cái gì hơn nữa được?
Và bạn là đúng, vì đây là bắt đầu của chứng ngộ. Bạn đã có được một thoáng nhìn, và ngay cả thoáng nhìn này làm cho bạn bỏ ham muốn về chứng ngộ – và việc bỏ ham muốn làm cho chứng ngộ trở thành có thể một cách dễ dàng. Nó đơn giản xảy ra. Một ngày nào đó đột nhiên bạn thức dậy buổi sáng và bạn không là cùng người, và với thay đổi của bạn, toàn thể sự tồn tại đã thay đổi. Và thế thì vấn đề không phải là làm cái gì đó để giữ nó; nó còn lại với bạn.
Thực ra, cho dù bạn muốn bỏ nó đi, bạn không thể bỏ nó được. Bạn không thể quay lại được; bạn chỉ có thể tiến lên. Và một ngày nào đó, ngày đó cũng tới trong cuộc sống của bạn khi chứng ngộ trở thành tự nhiên với bạn – hệt như việc thở, hệt như nhịp tim đập, hệt như máu chạy qua mạch của bạn – tới mức bạn thậm chí không cảm thấy nó. Và máu đang chảy thực sự nhanh, vòng quanh vòng quanh từ chân tới đầu, nhưng chúng ta không cảm thấy điều đó; chúng ta được sinh ra cùng nó, chúng ta quen thuộc với nó.
Khi chứng ngộ trở thành chỉ là hiện tượng tự nhiên, thế thì điều huyền bí cuối cùng mở cánh cửa của nó: người ta thậm chí đi ra ngoài chứng ngộ. Đi ra ngoài chứng ngộ ngụ ý người ta trở thành chỉ là bình thường, một phần của vũ trụ bao la này – không có bất kì tuyên bố nào, không có bất kì tính cao siêu nào, không có bất kì bản ngã nào. Người ta đơn giản tan biến trong đại dương của thực tại, hệt như giọt sương sáng trượt khỏi lá sen vào trong đại dương. Đó là điều cuối cùng… Thế thì không có gì khác còn lại để xảy ra; bạn đã trở thành đại dương.
Chứng ngộ vẫn giữ cái gì đó của bạn… rất mảnh mai, nhưng vẫn có ý tưởng nào đó về “tôi.” Và vì chứng ngộ, một cách không chủ ý, bạn là cao siêu và bạn cảm thấy cao siêu. Đó là lí do tại sao bước cuối cùng, khi ngay cả phần nhỏ nhất của “tôi’ cũng tan biến… bây giờ bạn không cao siêu không thấp kém: bạn không hiện hữu. Sự tồn tại hiện hữu. Phật gọi điều đó là niết bàn. Ông ấy đã chọn từ hay nhất cho nó.
Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.1, Ch.2