Thức – mơ – ngủ say – cái thứ tư

Có ba trạng thái bình thường của tâm thức. Một là thức, jagrut, thứ hai là swabha, mơ, và thứ ba là sushupti, ngủ say không mơ.
Con người bình thường sống trong ba trạng thái này, lúc thì thức, lúc thì mơ, lúc thì ngủ say; đây là bánh xe con người chuyển bên trong. Và vì ba trạng thái này của tâm trí mà nhiều thứ đã nảy sinh trong tâm thức con người và văn hoá, văn minh của con người.
Loại tâm thức thứ nhất, thức, tạo ra văn hoá riêng của nó, văn minh riêng của nó; phương Tây đại diện cho nó. Loại văn hoá thứ hai được tạo ra bởi loại tâm thức thứ hai, mơ; phương Đông đại diện cho nó. Đó là lí do tại sao bạn thấy rất khó trao đổi; tâm trí phương Tây thấy gần như không thể trao đổi được với tâm trí phương Đông. Vấn đề không chỉ là về ngôn ngữ – ngôn ngữ bạn có thể hiểu được – vấn đề là về xu hướng.
Tâm thức thức có tính đối thể: nó nghĩ về đối thể, về thực tại có đó bên ngoài; nó là một loại tập trung. Tâm trí phương Tây đã mở ra sức mạnh của tập trung do đó cho sinh ra khoa học; từ sức mạnh của tập trung, khoa học được sinh ra. Phương Đông không thể cho sinh ra khoa học, và lí do là ở chỗ phương Đông đã không chú ý mấy tới loại tâm thức thứ nhất.
Phương Đông nghĩ dưới dạng mơ. Phương Đông nghĩ dưới dạng cái bên trong. Phương Đông nghĩ dưới dạng tính chủ thể. Phương Đông nghĩ bằng mắt nhắm; phương Tây nghĩ bằng mắt mở. Phương Tây tập trung; tâm trí phương Đông thiền, đó là lí do tại sao ở phương Đông bạn sẽ thấy người hư ảo huyền bí, nhà thơ – người đã trải nghiệm những khải lộ lớn bên trong. Nhưng họ không thể chứng minh được nó; các kinh nghiệm vẫn còn cá nhân, riêng tư. Phương Tây nhấn mạnh vào tính đối thể, công khai: khi bạn thức, bất kì cái gì bạn thấy người khác cũng có thể thấy. Bạn đang thấy tôi ở đây, mọi người có thể thấy tôi – người có mắt có thể thấy – không cần bất kì bằng chứng nào. Mặt trời mọc, và bạn biết: bằng chứng tồn tại trong chính kinh nghiệm. Và mọi người đều trải nghiệm điều đó – có thể có nhất trí tập thể về điều đó. Nhưng khi tôi nói tôi đã thấy mặt trời mọc buổi tối nó không còn là kinh nghiệm tập thể nữa; nó không còn là tính đối thể, nó trở thành tính chủ thể.
Ở phương Đông bạn sẽ thấy những người đã trải nghiệm kundalini dâng lên trong họ, ánh sáng lớn bùng nổ dường như cả nghìn cả nghìn mặt trời đã đột nhiên mọc lên trên đường chân trời; bạn sẽ thấy những người đã thấy hoa sen nở bên trong – và với tâm trí phương Tây điều đó có vẻ toàn vô nghĩa. Tâm trí phương Tây đã phát triển công nghệ, khoa học – tính khách quan. Nó sống trong trạng thái thứ nhất, thức; hư ảo huyền bí bị bác bỏ. Ở phương Tây hư ảo huyền bí là hiện tượng ngoài lề, người đó tồn tại ở ngoại ô của văn minh. Người đó gần như được dung thứ; người đó vô hại, người đó có thể được dung thứ. Nhưng người đó không có rễ trong văn hoá số đông, người đó không trong dòng chảy chính. Ở phương Đông nhà khoa học sống theo cùng cách – ở ngoài lề; người đó không phải là dòng chảy chính. Người đó có thể được dung thứ, người đó có thể được dùng, nhưng kính trọng dồn vào ngườu hư ảo huyền bí, vào người mơ, vào nhà thơ người mơ những giấc mơ lớn.
Đây là hai trạng thái bình thường, trạng thái thứ ba xảy ra cho cả hai, nhưng bạn không thể bắt giữ được nó, tâm trí tan biến. Trong sushupti, trong ngủ không mơ, bạn biến mất như bản ngã, và bạn biến mất hoàn toàn tới mức bạn thậm chí không thể nhớ được vào buổi sáng cái gì đã xảy ra. Bạn có thể nhớ được mơ, bạn không thể nhớ được giấc ngủ không mơ của bạn, nhiều nhất nó có thể được nhớ như kẽ hở. Bạn có thể nói ‘Tôi ngủ say tới mức thậm chí không có mơ.’ Nhưng đó là việc đoán; không có kinh nghiệm trực tiếp về sushupti.
Không văn hoá nào đã tiến hoá từ sushupti vì không có khả năng nào để bắt giữ nó một cách trực tiếp. Nhưng đó là trạng thái bình thường sâu nhất của tâm trí. Chính là từ sushupti, giấc ngủ không mơ, mà bạn được làm khoẻ lại mọi ngày. Bạn đi tới cội nguồn, bạn chuyển tới cội nguồn, bạn lại trong tiếp xúc với tâm thức nguyên thuỷ, bạn lại trong tiếp xúc với nền tảng của bạn. Bạn không còn là người, bạn không còn là người Hindu, không còn là người Ki tô giáo, bạn không còn là đàn ông hay đàn bà, đen hay trắng, bạn không còn là người phương Đông, phương Tây; mọi thứ biến mất – mọi phân biệt. Bạn hiện hữu, nhưng không có căn cước, đó là lí do tại sao từ giấc ngủ không mơ an bình lớn được cảm thấy.
Nếu bạn đi vào trong thiền sâu hơn, bạn sẽ tới trạng thái thứ ba nơi người ta có thể trở nên nhận biết về giấc ngủ không mơ nữa. Và nhiều người đã dừng lại ở đó; vì nó phúc lạc thế, nhiều tôn giáo đã dừng ở đó, họ không đi ra ngoài nó.
Có trạng thái thứ tư nữa, và chừng nào bạn chưa đạt tới trạng thái thứ tư, liên tục nhớ rằng trạng thái thứ ba là rất quyến rũ, trạng thái thứ ba là rất đẹp, rất phúc lạc, nhưng dầu vậy bạn đã không tới nhà. Cái thứ tư là nhà; các nhà huyền bí phương Đông đã gọi nó là turiya, turiya nghĩa là cái thứ tư.
Thức là hướng ra đối thể, bên ngoài, nó là một loại tập trung. Mơ là ở giữa bên ngoài và bên trong, móc nối giữa thức và ngủ say, và ngủ say là bên trong. Thế thì cái thứ tư là gì, turiya? Nó là cả hai và không cái nào. Nó là cả bên trong và bên ngoài, và vì nó là cả hai, đó là lí do tại sao nó không là cả hai. Nó siêu việt lên trên cả hai, nó là bất nhị, nó là toàn bộ. bây giờ không cái gì là bên ngoài, không cái gì là bên trong. Đối thể biến mất và, đồng thời, chủ thể cũng biến mất; không có kinh nghiệm và không có người trải nghiệm. Trạng thái thứ tư này được gọi là samadhi, satori. Và cái đẹp của cái thứ tư là ở chỗ bạn có thể sống trong thế giới vậy mà không là của nó.
Thiền tin vào cái thứ tư. Những người tin vào cái thứ ba phải bỏ thế giới, họ phải đi lên các hang động Himalaya. Chỉ ở đó họ mới có khả năng rơi vào trong giấc ngủ không mơ sâu liên tục. Nó là rơi vào trong cơn mê đẹp. Giá trị tâm linh của nó là hư không, mặc dầu không có khổ, không lo âu, vì tâm trí bị gạt sang bên. Nhưng nó là trạng thái mê, nó là trốn thoát. Và người đó chưa biết chân lí là gì. Người đó đã chọn một điều: trốn thoát.
Tâm trí phương Tây đi ngày càng sâu vào trong thế giới, vào trong hoạt động, và tâm trí phương Đông đi ra khỏi hoạt động, ngày càng ra khỏi thế giới.
Bây giờ, ở đây cả hai loại người này đã tụ tập lại. Khi tâm trí phương Tây tới tôi người đó bao giờ cũng hỏi làm sao quan hệ với mọi người – đó là câu hỏi của người đó – làm sao là yêu, chăm nom nhiều hơn, làm sao trưởng thành sâu hơn trong quan hệ. Không người Ấn Độ nào, không người phương Đông nào đã bao giờ hỏi điều này – điều đó không phải là câu hỏi của người đó chút nào, câu hỏi của người đó là làm sao thoát ra khỏi mối quan hệ, làm sao quên đi mọi khổ này – sinh và tử, và đầu thai, và toàn thể bánh xe – làm sao dừng nó lại, làm sao nhảy ra khỏi nó. Bạn có thể quan sát điều đó, nó rất rõ ràng. Tâm trí phương Tây là rõ ràng, logic, hợp lí, toán học, tỉnh táo. Tâm trí phương Đông là mơ và, tương ứng với chuẩn phương Tây, là tồi tệ, cẩu thả, lộn xộn, vì trong mơ bạn không thể rất rõ ràng, bằng không mơ sẽ biến mất. Với tâm trí phương Đông, tâm trí phương Tây là trần tục, tính toán, tinh ranh, khôn lỏi.
Loại thứ ba đã xảy ra cả ở phương Đông và phương Tây nhưng rất hiếm. Ở phương Tây các tu viện đã tồn tại, và mọi người đã từ bỏ thế giới và chuyển vào đó – ở phương Đông cũng vậy. Người trở nên quan tâm tới ngủ không mơ… Và điều đó là việc thoả mãn lớn – không hoài nghi về nó, có vui thú lớn trong nó, nó rất yên bình, không bị quấy rối, nhưng nó là một loại chết, không sống. Và có sợ rằng nó có thể bị quấy rối – bất kì điều nhỏ bé nào cũng có thể quấy rối nó – một ý nghĩ nhỏ bé có thể chuyển động, và mọi thứ bị mất. Giấc mơ nhỏ là đủ để phá huỷ nó.
Thiền nhân đã làm việc với cái thứ tư. Cái thứ tư nghĩa là: sống trong thế giới như lá sen trong nước, thức tỉnh và vậy mà vẫn còn được định tâm. Cho nên mọi điều được cần để được làm, ở trong cơn xoáy lốc và vậy mà vẫn còn trong trung tâm của nó, không bị ảnh hưởng bởi nó. Một cách tự nhiên, Thiền nhân tạo ra sự sống sống động nhất, tuôn chảy, đập rộn ràng. Thiền nhân tạo ra hành động bất hành, hay bất hành qua hành động. Các cực gặp gỡ và hội nhập, và bất kì khi nào các cực gặp gỡ và hội nhập, có Thượng đế.
Cái thứ tư là trạng thái nguyên thuỷ, chính trạng thái nền tảng và rất cơ sở mà từ đó ba trạng thái này đã nảy sinh. Ba trạng thái này là các cành, cái thứ tư là rễ.
Lời kinh hôm nay bạn sẽ có khả năng hiểu chỉ nếu bạn hiểu cách tiếp cận này, cách tiếp cận qua cái thứ tư, qua tính toàn bộ. Người ta phải không trốn chạy, người ta phải đi vào trong thế giới sâu nhất nhưng không bị lạc ở đó. Người ta phải vẫn còn ý thức, người ta phải vẫn còn tỉnh táo, người ta phải đi sâu vào trong thế giới. Việc gặp gỡ của các cực đoan sẽ mang bạn tới mùa màng phong phú nhất của sự sống.
Chuyện đã xảy ra…
Vivekananda có lần nói với Thầy của ông ta, Ramakrishna, rằng nguyện vọng tâm linh cao nhất của ông ta đã là vẫn còn được đắm chìm trong nhiều ngày cuối trong nirvikalpa samadhi, sự biến mất của mọi hình tướng vào trong Thượng đế. Ông ta chân thành khao khát điều ông ấy đã coi là kinh nghiệm tâm linh tối thượng. Nhưng Ramakrishna, người đã có lần để sáu tháng trong nirvikalpa không đứt quãng, thân thể ông ấy được giữ sống chỉ bởi ép buộc nuôi dưỡng, đã đáp lại ‘Ông ngu. Có việc nhận ra cao hơn nirvikalpa samadhi.’ Vivekananda vào lúc đó đã được chuyên tâm cho chiều thứ ba của suy tư, và Ramakrishna đã định chuyển ông ta sang chiều thứ tư, hay turiya.
Nirvikalpa Samadhi là trạng thái của ngủ say. Mọi thứ đã biến mất; nó là thiếu vắng, nó là phủ định. Chiếc cốc là trống rỗng, hoàn toàn trống rỗng; sẵn sàng để được rót đầy, nhưng còn chưa đầy. Chiếc cốc không phải là mục đích – không thể là mục đích; việc làm trống rỗng chỉ là phương pháp để cho một ngày nào đó chiếc cốc có thể được rót đầy bằng sự hiện diện của Thượng đế. Nhưng Thượng đế tồn tại như thế giới – không có Thượng đế khác. Thượng đế đã xuất hiện như thế giới; Thượng đế không ở đâu đó khác. Thế giới là Thượng đế biểu lộ. Người ta phải làm trống rỗng bản thân người ta để chuẩn bị, nhưng người ta phải vẫn còn trong tiếp xúc gần với thế giới bằng không người ta trở nên bị ngắt kết nối.
Đây là cách tiếp cận của tôi tới tính chất sannyas nữa. Đó là lí do tại sao tôi không nói bỏ thế giới, tôi nói sống trong thế giới, chấp nhận thách thức của nó vì đằng sau nó, đằng sau màn ảnh của nó, là bản thân Thượng đế. Nếu bạn chấp nhận thách thức này và nếu bạn sống thách thức này một cách toàn bộ, bạn sẽ thấy rằng mọi điều được cần là ở đây. Nó phải được khám phá. Trở nên ngày càng tỉnh táo và ý thức đi.
Cho nên đừng đi vào các đối thể quá nhiều – đừng trở thành người phương Tây, và đừng đi quá nhiều vào mơ – đừng trở thành người phương Đông. Đừng bị ám ảnh quá với kundalini và những kinh nghiệm như điều đó vì đó toàn là thứ tâm trí. Vẫn còn tỉnh táo khi đi cùng mọi người, khi đi vào thế giới, vẫn còn tỉnh táo khi đi vào trong mơ. Và có những mơ đẹp nữa, mơ tâm linh nữa – vẫn còn tỉnh táo, không bị làm sao lãng bởi chúng. Và khi bạn có khả năng tỉnh táo trong thế giới đối thể và thế rồi tỉnh táo trong thế giới mơ, dần dần, dần dần bạn sẽ trở nên tỉnh táo trong giấc ngủ không mơ nữa. Và thế thì bạn ở cổng của cái thứ tư. Và khi bạn đi vào cái thứ tư, bạn trở lại trong thế giới; vòng tròn là đầy đủ. Nhưng bây giờ bạn là trung tâm của cơn xoáy lốc.
Từ “Mặt trời mọc buổi tối”, Ch.6