Xin thầy giải thích khác biệt giữa sannyasin và người không là vậy, vậy mà sống với cam kết sâu với chân lí.
Lynne Stevens, bạn có biết chân lí là gì không? Bằng không, làm sao có thể có cam kết? Cam kết là có thể chỉ nếu bạn biết. Sannyasin là người biết rằng người đó không biết, sannyasin là người có cam kết không phải với chân lí mà với việc truy hỏi vào chân lí. Và việc truy hỏi là có thể chỉ với người nào đó biết, người đã đạt tới. Sannyasin là người được cam kết với người, hay với vô người, mà quanh người đó anh ta cảm thấy rung động của chân lí, rung động của tính đích thực.
Lynne Stevens, cam kết của bạn với chân lí chỉ là ý tưởng. Chân lí của bạn chỉ là lời, trò tâm trí. Nếu bạn muốn làm nó thành cuộc hành hương thực bạn sẽ phải là đệ tử – và là đệ tử là việc là sannyasin.
Là đệ tử ngụ ý là sẵn sàng học, sẵn sàng đi vào trong cái không biết với ai đó người đã ở trong nó. Một mình, rất hiếm khi người ta đạt tới chân lí. Không phải là điều đó đã không xảy ra – ngay cả một mình nữa, nó đã xảy ra, nhưng rất hiếm hoi, chỉ như ngoại lệ; ngoài ra người ta phải học trong giao cảm với thầy.
Thế nữa, điều đó không xảy ra dễ dàng. Đó là cuộc hành trình gian truân. Bỏ bám víu vào cái biết là không dễ. Đó là toàn thể đầu tư của chúng ta, đó là toàn thể sự đồng nhất của chúng ta. Bỏ bám víu vào cái biết là bỏ bản ngã, là cam kết một loại tự tử tâm linh; một mình, bạn sẽ không có khả năng làm điều đó. Chừng nào bạn chưa thấy ai đó người đã cam kết với tự tử đó và vẫn hiện hữu – thực ra lần đầu tiên hiện hữu…. Bạn sẽ phải nhìn vào trong những đôi mắt đã thấy chân lí, và một thoáng nhìn về chân lí sẽ được bắt giữ qua những đôi mắt đó. Bạn sẽ phải cầm tay với ai đó người đã biết, nhận hơi ấm và tình yêu… và cái không biết sẽ bắt đầu chảy vào bạn.
Đó là điều được ngụ ý ở cùng với thầy, là đệ tử. Nếu bạn thực sự được cam kết với chân lí bạn nhất định trở thành sannyasin. Nếu cam kết của bạn với chân lí là việc truy hỏi thế thì bạn sẽ phải học cách học. Và điều đầu tiên để học là buông xuôi, là tin cậy, là yêu.
Sannyasin là người đã rơi vào yêu với một người, hay vô người, nơi anh ta cảm thấy cảm giác tâm can: “Vâng, nó đã xảy ra ở đây.” Ở cùng ai đó, người đã biết, có tính lây nhiễm – và chân lí không được dạy, nó được nhiễm lấy.
Chân lí của bạn không là gì ngoài ý tưởng trong tâm trí của bạn – có thể là việc truy hỏi triết lí, nhưng truy hỏi triết lí sẽ không giúp đỡ. Nó phải trở thành có tính tồn tại, bạn phải cho bằng chứng trong cuộc sống của bạn rằng bạn thực sự được cam kết. Bằng không bạn có thể liên tục chơi trò chơi chữ, trò chơi hay về các lí thuyết, các hệ thống tư tưởng – và có hàng nghìn. Bạn cũng có thể làm ra hệ thống tư tưởng riêng tư của riêng bạn, và bạn sẽ nghĩ đây là chân lí.
Chân lí không phải là việc làm của bạn, chân lí không liên quan gì tới tâm trí của bạn. Chân lí xảy ra, và nó xảy ra chỉ khi bạn đã trở thành vô trí. Nhưng làm sao bạn sẽ trở thành vô trí? Theo cách riêng của bạn thì bạn sẽ vẫn còn là tâm trí. Bạn có thể nghĩ về vô trí, bạn có thể triết lí hoá về vô trí, bạn có thể đọc kinh sách về vô trí, nhưng bạn sẽ vẫn còn là tâm trí. Theo cách riêng của bạn, tìm và kiếm, bản ngã của bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái – nhưng đó là rào chắn. Nó giống như tự vươn lên bằng nỗ lực cá nhân.
Nếu ở đâu đó bạn tìm thấy sự giúp đỡ là sẵn có, đừng bỏ lỡ nó – vì cơ hội là hiếm hoi, phật trường là hiếm hoi. Chỉ thỉnh thoảng, ở đâu đó, phật nảy sinh, bồ đề tâm xảy ra. Thế thì đừng bỏ lỡ cơ hội này. Nếu cam kết của bạn thực sự hướng tới chân lí, bạn không thể tránh việc trở thành sannyasin. Điều đó là không thể tránh được, vì vô trí được biết tới chỉ bằng việc ngồi bên cạnh một vô trí.
Nếu bạn ngồi bên cạnh tôi, dần dần, dần dần tâm trí của bạn sẽ bắt đầu biến mất như sương buổi sáng. Dần dần, dần dần im lặng sẽ bắt đầu xuyên thấu vào bạn – không phải việc làm của bạn, nhưng tới theo cách riêng của nó. Tĩnh lặng sẽ tràn ngập khắp bạn.
Và khoảnh khắc bạn là hoàn toàn tĩnh lặng, thậm chí không một ý nghĩ di chuyển bên trong bạn, đó là khoảnh khắc của toả sáng. Lần đầu tiên bạn có thoáng nhìn về chân lí – không phải là ý tưởng về chân lí, mà là bản thân chân lí.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.28