Niết bàn và Đại bát niết bàn

Osho kính yêu,

Cái gì đó thầy nói đập vào tôi như tiếng cồng. Thầy nói – hay tôi nghe – rằng chứng ngộ là kinh nghiệm cuối cùng của tâm trí. Thầy có thể nói thêm về điều này không?

 

Điều đó có vẻ rất mâu thuẫn với các phát biểu khác của tôi. Tôi đã phải nói đi nói lại rằng chứng ngộ là ở bên ngoài tâm trí. Cho nên một cách tự nhiên khi bạn nghe nó, rằng tôi đang nói chứng ngộ là kinh nghiệm cuối cùng của tâm trí, mâu thuẫn này đã là tuyệt đối rõ ràng. Nhưng bạn phải hiểu cái gì đó rất tinh tế: kinh nghiệm như vậy cần tâm trí. Nó là kinh nghiệm gì thì không thành vấn đề, vì kinh nghiệm ngụ ý nhị nguyện: người trải nghiệm và cái được trải nghiệm.

Cho nên điều tôi đã nói trước đây chỉ để giúp bạn bỏ tâm trí. Lời của tôi là phương cách, không là phát biểu. Điều tôi đã nói hôm qua thực tại là sự kiện. Nó là kinh nghiệm cuối cùng của tâm trí – vì với kinh nghiệm tâm trí được cần tới.

Nếu không có tâm trí, không có kinh nghiệm. Bạn hiện hữu, nhưng bạn không thể nói về bất kì kinh nghiệm nào về phúc lạc, về cực lạc, về tính Thượng đế, về niết bàn. Bạn không thể nói được.

Và vấn đề với tôi là ở chỗ chừng nào tôi chưa cho bạn khuyến khích này, tại sao bạn phải bận tâm được chứng ngộ? Nếu với tâm trí mất rồi, chứng ngộ cũng mất, và chỉ im lặng vĩnh hằng thịnh hành – điều đó nữa bạn cũng không thể nói đó là kinh nghiệm của bạn. Bạn không còn nữa. Thế giới cũ của chủ thể và đối thể, tôi và bạn, không tồn tại.

Bạn cũng phải cố hiểu khó khăn của thầy, hệt như cách thầy cố hiểu khó khăn của bạn. Khó khăn của thầy là lớn hơn nhiều.

Tôi phải cho bạn khuyến khích, động viên. Ý tưởng về việc là phúc lạc, ý tưởng của việc được chứng ngộ, ý tưởng của việc đạt tới chân lí, bằng cách nào đó phải nhiễm vào tâm trí của vài người, và họ bắt đầu đi vào theo hướng đó. Chung cuộc họ sẽ thấy rằng mọi điều này sẽ xảy ra – nhưng chúng sẽ vẫn là của tâm trí. Đừng dừng lại ở đó. Nhưng điều đó chỉ có thể được nói cho những người đã du hành trên con đường này. Có cái gì đó nhiều hơn kinh nghiệm này mà là ở bên ngoài tâm trí.

Phật Gautam đã dùng hai từ. Với chứng ngộ ông ấy dùng một từ: niết bàn. Nhưng ông ấy biết rằng vẫn còn một bước thêm nữa, cho nên ông ấy gọi nó là mahaparinirvana- đại bát niết bàn.

Bản thân từ niết bàn ngụ ý đạt tới trạng thái im lặng sâu tới mức không cái ngã nào tồn tại – vì cái ngã cũng là sự rối loạn. Không cái gì tồn tại. Bạn đang trong trạng thái vô ngã, nhưng dầu vậy nó là kinh nghiệm, cho nên bạn có thể không thấy cái ngã nhưng cái ngã đang trải nghiệm nó như trạng thái vô ngã.

Khó đem ngay cả kinh nghiệm này vào ngôn ngữ, nhưng có cái gì đó nhiều hơn, mà là tuyệt đối khó khăn: ông ấy gọi nó là đại bát niết bàn – mahaparinirvana. Và ông ấy không định nghĩa nó; ông ấy không nói nó nghĩa là gì. Bạn phải trải nghiệm nó – điều đó ông ấy để lại cho bạn. Cho tới niết bàn ông ấy sẵn lòng giải thích, vì tâm trí, theo cách rất tinh tế, vẫn tồn tại để trải nghiệm sự vô ngã, im lặng, phúc lạc. Nhưng khi tâm trí hoàn hoàn mất đi… Cho nên ông ấy đã làm ra một từ trong đó niết bàn có đó: maha nghĩa là lớn hơn, cao hơn, vĩ đại hơn niết bàn; và pari nghĩa là siêu việt. Cho nên để dịch nó sẽ ngụ ý: vô ngã mà lớn hơn vô ngã bạn đã trải nghiệm trong niết bàn, vì bây giờ không có người trải nghiệm.

Bạn không thể gọi nó là kinh nghiệm được; do đó ông ấy gọi nó là parinirvana- siêu niết bàn. Nó siêu việt trên mọi thứ mà có thể được quan niệm, vì bất kì cái gì bạn có thể quan niệm được đều được quan niệm bởi tâm trí. Chúng ta phải dùng tâm trí cho giai đoạn nào đó, nhưng chúng ta không thể nói rằng với tâm trí chúng ta đã đạt tới điều tối thượng.

Cho nên niết bàn là cột mốc cuối cùng từ đó con đường kết thúc. Bên ngoài điều đó người ta phải đơn giản đi và thấy. Chỉ để chỉ tới nó, ông ấy gọi nó là mahaparinirvana đại bát niết bàn: vô ngã siêu việt lớn.

Vấn đề là ở chỗ tôi phải nói cho nhiều loại người cả đời tôi, và tôi phải nói cách thức họ có thể hiểu; bằng không nói là vô nghĩa. Dần dần, dần dần tôi tập hợp người riêng của tôi, và tôi bắt đầu nói bất kể liệu họ có hiểu hay không, vì tôi biết họ yêu tôi: họ sẽ cố hiểu nó.

Nhưng nhiều người trong họ không thể vươn lên tới mức đó nơi họ sẵn sàng hiểu, mặc cho bản thân họ, cái gì đó đi ra ngoài đầu của họ. Nhưng bây giờ tôi sẽ nói chỉ cho những người mà tôi có thể hoàn toàn quên khi tôi nói. Tôi có thể tin cậy rằng họ sẽ xoay xở ít nhất có được khả năng nào đó và nếm trải nó.

Cho nên bạn sẽ thấy ngày càng nhiều mâu thuẫn hơn vì bây giờ tôi sẽ không nói cho bạn, tôi sẽ đơn giản nói bất kì cái gì là hoàn cảnh – dù bạn có thể hiểu được nó hay không. Nếu bạn không hiểu, bạn có thể liên tục hỏi các câu hỏi, nhưng trước khi tôi rời khỏi thế giới này tôi phải hoàn thành điều tôi đã bắt đầu. Tôi không thể bỏ vườn chưa được hoàn thành.

 

Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.2, Ch.31