Bối rối với tự do

Hôm nay tôi đã thấy rõ ràng rằng tôi thực sự gây ra khổ riêng của tôi và rằng tôi phải không làm vậy, và cái gì đó nặng được nhấc ra khỏi ngực tôi khi tôi thấy rằng tôi đã chỉ đi lòng vòng trong vòng tròn.

Cám ơn thầy, cám ơn thầy, thưa Thầy kính yêu. Nhưng ồ, tôi sợ thế về việc trở thành nhẹ và thấm qua được. Sao toàn bối rối thế!

 

Deva Ashoka, kinh nghiệm đầu tiên về tự do bao giờ cũng gây bối rối. Tia sáng đầu tiên với người mù nhất định gây bối rối. Người bao giờ cũng sống trong xiềng xích, một thông báo bất thần từ nhà vua tới rằng người đó được tự do… điều đó bao giờ cũng gây ra bối rối. Người đó đã trở nên quen sống một loại sự sống nào đó, người đó đã làm tiến triển một phong cách sống nào đó. Đã có an ninh trong nhà tù; người đó đã lắng đọng. Bây giờ mọi thứ đảo lộn. Vấn đề không chỉ là xiềng xích được tháo ra; bây giờ người đó sẽ phải đối diện với thế giới rộng lớn lần nữa. Người đó sẽ phải học mọi điều người đó đã quên, người đó sẽ phải học lại. Điều đó sẽ là khó khăn, và người đó sẽ có vẻ hơi chút nghiệp dư khi so sánh với người khác. Ngay cả bước đi trên phố không có xiềng xích mà người đó đã trở nên quen thuộc sẽ có hơi chút kì lạ; người đó sẽ không cảm thấy thoải mái.

Khi các nhà cách mạng Pháp trả tự do cho các tù nhân từ nhà tù Pháp lớn ở Bastille, họ đã ngạc nhiên: những tù nhân này không sẵn sàng đi ra. Đó đã là nhà tù lớn nhất nước Pháp, nơi chỉ những người đã bị xử tù chung thân bị giam giữ. Đã có những người đã ở trong nhà tù này ba mươi năm, bốn mươi năm, thậm chí năm mươi năm.

Bây giờ, nghĩ về người đã vào nhà tù này khi anh ta mới chỉ hai mươi, và đã sống trong tù suốt năm mươi năm. Anh ta đã hoàn toàn quên hết giới, nó có vẻ thế nào. Năm mươi năm sống trong xà lim tối với xiềng xích nặng nề…. Những xiềng xích đó không có ổ khoá vì không có nhu cầu ngay cả để mở khoá chúng. Xiềng xích đó đã bị xích lại suốt cả đời người đó; chúng là thường hằng, nặng nề. Trong năm mươi năm người đó đã ngủ cùng những xiềng xích đó trên tay và chân; người đó đã trở nên hoàn toàn quen với cuộc sống đó. Và người ngu này tới vào đúng lúc, anh ta phải đã không lo nghĩ về điều đó. Vấn đề không phải là chuyện đồ ăn, nhưng dầu vậy, có cái gì đó là tốt hơn không có gì. Người đó không có trách nhiệm, người đó không cần quan tâm tới bất kì cái gì, mọi thứ được làm cho người đó.

Có thể, dần dần, dần dần, người đó đã bắt đầu nghĩ rằng người đó không phải là tù nhân mà là vua với mọi nhu cầu được đáp ứng. Người khác làm mọi việc chăm nom. Có thể, dần dần, dần dần, người đó đã thuyết phục bản thân mình rằng những người đứng gác không ở đó để ngăn cản anh ta khỏi đi ra, mà họ là vệ sĩ của anh ta. Và điều này là tự nhiên. Khi bạn sống năm mươi năm trong tù bạn phải tạo ra việc hợp lí hoá như vậy, ảo giác như vậy, các lí thuyết hay như vậy. Tất cả chúng ta đều đã làm những điều như thế này.

Thế rồi một hôm đột nhiên các nhà cách mạng tới và buộc các tù nhân này đi ra ngoài. Các tù nhân tranh đấu lại – họ không sẵn sàng. Đây là cái gì đó để được hiểu. Ngay cả khi họ được cho tự do ngược lại ý chí của họ, năm mươi phần trăm số họ quay lại trong đêm để ngủ ít nhất trong xà lim của họ. Họ phải ngủ ở đâu khác được?

Một điều quan trọng nữa – điều rất quan trọng – đã xảy ra. Họ đòi lại xiềng xích của họ, vì họ không thể ngủ được mà không có chúng. Năm mươi năm ngủ cùng với tải trọng nặng đó của xiềng xích, nó có thể đã bắt đầu kêu như âm nhạc. Trở mình trong đêm, và xiềng xích và âm thanh đó… bây giờ không có xiềng xích họ phải cảm thấy nhẹ tới mức việc ngủ là không thể được.

 

Đây là tình huống của mọi người. Chúng ta được nuôi dưỡng lớn lên theo cách mà chúng ta chỉ tin rằng chúng ta là tự do, nhưng chúng ta không là tự do. Trong khi các quốc gia tồn tại, không người nào thực sự là tự do. Trong khi các chính khách liên tục chi phối nhân loại, thế giới sẽ vẫn còn trong cảnh nô lệ. Họ liên tục thuyết phục bạn rằng bạn là tự do. Bạn không là vậy. Có cả nghìn lẻ một bức tường bao quanh bạn – có thể rất trong suốt cho nên bạn có thể nhìn qua những tường này, và điều đó cho bạn cảm giác rằng bạn tự do, nhưng bạn không tự do. Trong khi có những tôn giáo trong đầu bạn – Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Jaina giáo, Phật giáo – bạn không là tự do. Tâm trí không thể là tự do.

Tự do ngụ ý tự do khỏi tâm trí.

Chỉ vô trí biết tới hương vị của tự do.

Nhưng là vô trí là mạo hiểm thế; bạn sẽ phải mất đi mọi thứ bạn đã trở nên quen thuộc, mọi thứ bạn đã trở nên bị gắn bó thế. Mọi sở hữu của bạn được chứa trong tâm trí của bạn: triết lí, tôn giáo, quan niệm, lí thuyết, mọi thứ được chứa trong tâm trí của bạn. Nếu bạn bỏ tâm trí – và đó là điều thiền tất cả là gì, bỏ tâm trí – bạn sẽ cảm thấy dường như bạn đã bị cướp đi, dường như bạn đột nhiên đã bị buộc phải trần trụi, dường như đột nhiên bên trong bạn đã trở thành trống rỗng. Bạn sẽ thiếu sự tràn đầy cũ đó, mặc dầu nó chỉ là đồ đồng nát. Nhưng ý tưởng của mọi người là ở chỗ có cái gì đó bao giờ cũng là tốt hơn không có gì, dù cái gì đó là bất kì cái gì.

Ngay cả là khổ là tốt hơn hư không, ngay cả đau là tốt hơn hư không. Mọi người sợ việc là hư không nhiều thế. Và hư không là tự do; hư không ngụ ý không vật nào, không người nào, không tâm trí.

Và khi thoáng nhìn đầu tiên tới – chỉ một luồng khí của vô trí, làn gió thoảng nhẹ từ cõi bên kia – Ashoka, điều đó gây bối rối. Say mê và bối rối, cả hai – đang vẫy gọi bạn đi ra khỏi nấm mồ của bạn, và vậy mà sợ.

Nhưng bây giờ, khi lời gọi đã được nghe thấy, nó phải được chú ý. Khi bạn đã thấy một thoáng nhìn nhỏ bé rằng bạn là người tạo ra khổ riêng của bạn, sẽ rất khó cho bạn bây giờ tiếp tục tạo ra nó. Dễ sống trong khổ khi bạn biết người khác đang tạo ra nó – bạn có thể làm được gì? Bạn bất lực. Đó là lí do tại sao chúng ta liên tục đổ trách nhiệm lên người khác.

Có những người nghĩ họ khổ vì nghiệp quá khứ, nghiệp kiếp sống quá khứ. Toàn thể ý tưởng này là ngu xuẩn thế: cho tay bạn vào lửa bây giờ và bạn sẽ bị bỏng ở kiếp sau. Sự sống là ngay lập tức. Đó là điều sự sống là gì – ngay lập tức. Sự sống không bao giờ trì hoãn. Bạn làm cái gì đó đẹp, và trong chính việc làm đó bạn được thưởng; không phải là bạn sẽ phải đợi nhiều kiếp về phần thưởng này. Bạn làm cái gì đó xấu, và trong chính hành động đó là việc trừng phạt; việc trừng phạt không tách rời khỏi hành động.

Đây là một trong những điều nền tảng của tôi – bạn phải hiểu tôi chống lại toàn thể ý tưởng về nghiệp. Nó là chiến lược của tâm trí để đổ trách nhiệm lên quá khứ. Và một khi trách nhiệm được đổ lên cái gì đó – dù nó là bất kì cái gì, x, y, z, không thành vấn đề nó là cái gì – bạn có thể thảnh thơi trong khổ của bạn và bạn có thể vẫn còn khổ. Bạn có thể làm được cái gì? Bạn bắt đầu cảm thấy như nạn nhân. Bây giờ quá khứ không thể được thay đổi; cái đã được làm thì đã được làm rồi, bạn không thể hoàn tác nó bây giờ, bạn phải chấp nhận nó.

Chính bởi vì ý tưởng ngu xuẩn này về nghiệp mà phương Đông đã khổ nhiều thế. Mọi người nghèo, và họ nói họ có thể làm được gì? Họ đói, chết đói, chết, và họ liên tục nghĩ họ có thể làm được gì? Họ đã làm cái gì đó sai trong quá khứ, họ phải chịu đựng vì điều đó. Một phát minh lớn của các tu sĩ để giữ mọi người trong khổ và vậy mà vẫn được mãn nguyện, trong khổ lớn vậy mà không tạo ra phiền phức gì cho nguyên trạng.

Ý tưởng lớn nhất chống lại cách mạng mà đã từng được phát minh ra là ý tưởng về nghiệp. Đó là lí do tại sao trong lịch sử mười nghìn năm của Ấn Độ đã không bao giờ có cách mạng. Chừng nào tâm trí Ấn Độ còn chưa thay đổi một cách toàn bộ, sẽ không có bất kì cách mạng nào. Cách mạng dường như tuyệt đối phi Ấn Độ. Tâm thức Ấn Độ bị nặng gánh với ý tưởng về nghiệp, với quá khứ, tới mức bạn không thể tạo ra được bất kì việc nổi dậy nào trên đất nước này.

Điều này là lạ thường. Một trong những mảnh đất cổ đại nhất của thế giới, và vậy mà cách mạng đã không bao giờ xảy ra. Những người như Phật, Atisha, Kabir, đã bước đi trên đất này, vậy mà không có một cuộc cách mạng nào. Vâng, các nhà cách mạng đã xảy ra – Phật là nhà cách mạng – nhưng đất nước này vẫn còn không bị ảnh hưởng.

Thực ra, Phật giáo đã biến mất khỏi nước này bởi lẽ đơn giản rằng nó đã quá cách mạng. Nó đã không khớp với tâm trí tuân thủ của nước này, nó đã không khớp với ý tưởng về việc chấp nhận bất kì cái gì đang hiện hữu là hiện hữu; không cái gì có thể được làm, không hi vọng nào.

Mọi người liên tục đổ trách nhiệm lên quá khứ, lên số mệnh, định mệnh, hay lên Thượng đế. Và nếu những điều này đã trở nên lỗi thời, thế thì cấu trúc xã hội hay hệ thống kinh tế của xã hội, chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa phát xít – nhưng họ cần cái gì đó như cái cớ để cho họ có thể vẫn còn tự do, tự do với sự khuấy động của cái nhìn rằng “Tôi chịu trách nhiệm cho khổ của tôi chứ không ai khác.”

Cho dù mọi người bỏ Thượng đế, xã hội, nghiệp, vân vân, thế thì họ bắt đầu tìm những cách thức mới. Những người theo Freud sẽ nói bạn khổ vì vô thức. Freud nói không có hi vọng nào cho người, người bao giờ cũng sẽ vẫn còn khổ. Mọi điều chúng ta có thể xoay xở là giữ cho người khổ một cách bình thường; đó là mọi điều có thể được làm. Điều tốt nhất có thể được làm theo Freud là ở chỗ mọi người có thể được giữ bên trong các giới hạn của khổ, có vậy thôi. Họ sẽ là khổ thôi, không có hi vọng gì về nhân loại phúc lạc. Tại sao? – vì vô thức.

Bản năng vô thức là trong xung đột với xã hội. Và Freud nói nếu bạn cho phép bản năng vô thức đùa giỡn đầy đủ, thế thì xã hội, nền văn hoá, nền văn minh biến mất và bạn sẽ trở lại trong thế giới của rừng rậm, và bạn sẽ khổ. Hay, nếu bạn cho phép xã hội có kiểm soát trên bạn, ngăn cấm bản năng vô thức của bạn, thế thì có xung đột nhất quán giữa vô thức của bạn và chuẩn mực đạo đức xã hội. Và vì xung đột đó bạn vẫn còn khổ.

Dường như không có cách thoát nào.

Người tôn giáo thực sự là người dừng việc tìm cớ cho khổ của người đó. Điều đó cần can đảm để chấp nhận rằng “Tôi chịu trách nhiệm,” rằng “Đây là chọn lựa của tôi, tôi đã chọn cuộc sống của tôi theo cách này,” rằng “Tự do của tôi có đó, bao giờ cũng có đó, để chọn bất kì cái gì tôi muốn. Tôi có thể chọn khổ, tôi có thể chọn phúc lạc.”

Hồn của người bao gồm tự do.

Tôi dạy bạn tự do.

Nhưng tự do ngụ ý nhận trách nhiệm, trách nhiệm toàn bộ về cuộc sống của bạn, lên vai riêng của bạn, không đổ nó lên ai đó khác.

Ashoka, cái gì đó đẹp đã xảy ra cho bạn, cái gì đó cực kì có ý nghĩa. Nắm lấy nó đi. Đừng cảm thấy bối rối – nắm lấy nó. Yêu nó, ấp ủ nó, nuôi dưỡng nó, đón chào nó. Chân lí nào đó đã gõ lên cửa nhà bạn.

Bạn nói: “Hôm nay tôi đã thấy rõ ràng rằng tôi thực sự gây ra khổ riêng của tôi và rằng tôi không phải làm điều đó, và cái gì đó nặng được nhấc ra khỏi ngực tôi khi tôi thấy rằng tôi đã chỉ đi quanh trong vòng tròn. Cám ơn thầy, cám ơn thầy, thưa Thầy kính yêu. Nhưng ôi, tôi sợ thế về việc trở thành nhẹ và thấm qua được!”

Tôi có thể hiểu điều đó. Khó bỏ xiềng xích, nhà tù, sự lệ thuộc, cảnh nô lệ. Chúng ta đã đầu tư nhiều thế vào chúng, và lâu thế. Tôi có thể hiểu được.

Bạn nói: “Sao toàn bối rối thế!”

Nó vậy đấy. Nhưng dầu vậy, bây giờ không có việc đi ngược lại. Cho dù bạn muốn đi ngược lại, không có việc đi ngược lại. Thoáng nhìn đó sẽ ám ảnh bạn, thoáng nhìn đó sẽ đi theo bạn như cái bóng, thoáng nhìn đó sẽ nhắc nhở bạn lặp đi lặp lại: “Ashoka, bạn chịu trách nhiệm, và bạn đang làm nó lần nữa. Quan sát đi. Bạn lại chọn khổ, trong khi phương án khác là sẵn có.”

 

Một nhà huyền bí Sufi đã vẫn còn hạnh phúc cả đời ông ấy – không ai đã bao giờ thấy ông ấy bất hạnh – người bao giờ cũng cười, người là tiếng cười, người có toàn thể sự hiện diện là hương thơm của mở hội…. Trong tuổi già, khi ông ấy sắp chết, trên giường chết và vẫn tận hưởng chết, khi cười một cách khoái trá, một đệ tử hỏi, “Thầy làm chúng tôi phân vân. Bây giờ thầy sắp chết, tại sao thầy cười? Có vui đùa gì về nó? Chúng tôi cảm thấy buồn thế. Chúng tôi muốn hỏi thầy nhiều lần trong đời thầy tại sao thầy không bao giờ buồn. Nhưng bây giờ, ít nhất đang đương đầu với chết, người ta phải buồn chứ. Thầy vẫn cười – làm sao thầy xoay xở được điều đó?”

Ông già nói, “Điều đó là đơn giản, ta đã hỏi thầy của ta – ta đã đi tới thầy của ta khi còn là thanh niên; ta mới chỉ mười bẩy tuổi và đã khổ, còn thầy của ta già rồi, bẩy mươi, và ông ấy đang ngồi dưới cây, cười mà chẳng có lí do chút nào. Không có ai khác ở đó, không cái gì đã xảy ra, không ai đã kể chuyện cười hay bất kì cái gì, và ông ấy đơn giản cười, kìm bụng lại. Ta đã hỏi thầy, ‘Có chuyện gì với thầy thế? Thầy điên hay cái gì đó?’

“Ông ấy nói, ‘Một ngày nào đó ta cũng đã buồn như ông vậy. Thế rồi chuyện bừng lên trong ta rằng đó là chọn lựa của ta, đó là cuộc đời của ta.’

“Kể từ ngày đó, mọi sáng khi ta thức dậy, điều đầu tiên ta quyết định là… trước khi ta mở mắt ra ta nói với bản thân mình, ‘Abdullah'” – đó là tên của ông ấy – “‘ông muốn gì? Khổ? Phúc lạc? Ông sẽ chọn cái gì hôm nay?’ Và điều xảy ra là ta bao giờ cũng chọn phúc lạc.”

 

Đó là chọn lựa. Thử nó đi. Khi ông trở nên nhận biết khoảnh khắc đầu tiên trong buổi sáng rằng giấc ngủ đã ra đi, hỏi bản thân ông, “Abdullah, một ngày nữa rồi! Ý tưởng của ông là gì? Ông chọn khổ hay phúc lạc?”

Và ai sẽ chọn khổ? Và tại sao? Nó phi tự nhiên thế – trừ phi người ta cảm thấy phúc lạc trong khổ, nhưng thế nữa bạn đang chọn phúc lạc, không chọn khổ.

Điều đó đã là tốt, Ashoka. Bây giờ để sáng suốt này tụ lại thành rễ nhiều hơn trong bạn, giúp nó đi. Dần dần, dần dần bạn sẽ trở nên ngày càng được hoà điệu nhiều hơn với việc cảm mới này về sự sống và sự tồn tại – nó là việc hoà điệu. Và một khi bạn đã biết cách ở trong hài hoà với phúc lạc bên trong này, bạn sẽ trở nên nhận biết về các đỉnh ngày càng cao hơn của phúc lạc. Có những cực đỉnh và cực đỉnh, các đỉnh bên ngoài các đỉnh. Đỉnh này dẫn tới đỉnh khác, một hài hoà nhỏ sớm mở ra cánh cửa cho hài hoà lớn hơn, và cứ thế mãi, tới vô tận.

 

Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.18