Tôi hiểu mọi thứ thầy nói, nhưng tại sao cuộc sống của tôi vẫn không thay đổi?
Sudhas, hiểu cái gì đó về mặt trí tuệ là một điều, nhưng hiểu cái gì đó về mặt trí tuệ sẽ không làm biến đổi cuộc sống của bạn. Bạn sẽ vẫn còn là cùng người cũ. Hiểu cái gì đó về mặt trí tuệ thực sự là lừa bản thân bạn. Bạn đã không hiểu, tâm trí chỉ giả vờ đã hiểu. Đây là thủ đoạn, vì nếu bạn thực sự hiểu nó thế thì thay đổi nhất định xảy ra. Và tâm trí không muốn bất kì thay đổi nào.
Tâm trí là rất truyền thống, theo phong tục, tuân thủ, chính thống. Tâm trí không bao giờ có tính cách mạng; nó chống lại mọi thay đổi. Và thay đổi tôi đang nói tới là thay đổi toàn bộ.
Bạn nói, “Tôi hiểu mọi thứ mà thầy nói….”
Bạn chỉ tin rằng bạn hiểu. Bạn hiểu lời, điều là tự nhiên. Lời của tôi là đơn giản, tôi không biết nhiều lời. Thực ra, nếu bạn đếm, tôi phải dùng không quá bốn trăm lời. Nhưng nhìn những lời nói ra đó! Tôi không phải là con người của ngôn ngữ. Bạn có thể hiểu điều tôi đang nói khi có liên quan tới lời – nhưng bạn có lĩnh hội được nó không? Đó mới là vấn đề, đó mới là điểm then chốt của vấn đề. Bạn có lĩnh hội được điều đang được truyền đạt cho bạn không?
Sudhas, bạn phải có xu hướng tâm trí rất triết lí. Suy ngẫm về giai thoại này:
Một bệnh nhân, một triết gia lớn vào độ tuổi ba mươi, hăm hở đáp ứng lại, vào lúc bắt đầu liệu pháp, cho từng diễn giải mà nhà phân tích đưa ra bằng việc nói, “Tôi nghe thấy ông, tôi nghe thấy ông.”
“Tôi lấy làm tiếc,” bác sĩ nói. “Tôi đã không biết ông có hơi bị điếc.”
“Tôi không điếc. Tôi nghe thấy ông. Điều đó ngụ ý tôi lĩnh hội,” triết gia nói.
“Nào, cái mà ông lĩnh hội là gì?”
Triết gia dừng lại. “Jesus,” cuối cùng ông ta đáp, “tôi không biết.”
Việc hiểu không phải là vấn đề, mà là việc lĩnh hội. Việc hiểu là của cái đầu; lĩnh hội là cái gì đó sâu hơn, của tim. Và nếu nó thực sự là toàn bộ thế thì nó thậm chí còn sâu hơn, là của hiện hữu.
Khi bạn hiểu cái gì đó thế thì bạn phải làm cái gì đó về nó. Khi bạn lĩnh hội cái gì đó bạn không cần làm bất kì cái gì về nó; chính việc lĩnh hội là đủ làm thay đổi bạn. Nếu bạn lĩnh hội cái gì đó, nó đã làm thay đổi bạn rồi; không cần làm bất kì cái gì về việc lĩnh hội của bạn.
Xin đừng cố hiểu tôi một cách trí tuệ. Tôi không phải là người trí thức, thực ra tôi là người phản trí thức. Tôi không phải là triết gia, tôi rất chống triết lí. Cố lĩnh hội tôi đi.
Và người ta cố lĩnh hội như thế nào? Người ta cố hiểu như thế nào ngay chỗ đầu tiên? Việc hiểu ngụ ý nghe bằng đầu, liên tục diễn giải, đánh giá, phán xét: “Cái này là đúng, cái này là sai. Vâng, cái này là đúng, tôi đã đọc về nó. Cái này phải là đúng, vì Jesus cũng đã nói nó theo cùng cách. Cái này cũng có trong Gita và trong Vedas.”
Điều này tiếp diễn, việc huyên thuyên thường xuyên bên trong này mà bạn gọi là việc hiểu. Và thế rồi từ món hẩu lốn này bạn tạo ra giả thuyết, và bạn nghĩ đây là điều tôi đã từng nói cho bạn. Việc lĩnh hội không thể tới theo cách này; đây là cách ngăn cản lĩnh hội.
Nghe một cách im lặng không có huyên thuyên bên trong, không có nói bên trong, không có đánh giá. Tôi không nói tin vào điều tôi nói, tôi không nói chấp nhận điều tôi nói. Tôi nói không cần vội vàng chấp nhận hay bác bỏ. Trước hết ít nhất nghe cái đã – sao vội vàng thế? Khi bạn thấy đoá hồng, bạn chấp nhận hay bác bỏ nó? Khi bạn thấy mặt trời lặn đẹp, bạn chấp nhận hay bác bỏ nó? Bạn đơn giản thấy nó, và trong chính việc thấy đó là sự gặp gỡ.
Đừng để tâm trí bạn lang thang. Nghe một cách im lặng, được hài hoà, và thế thì cái gì đó sẽ khuấy động trong tim. Chân lí có phẩm chất đó, nó khuấy động tim. Chân lí có phẩm chất của việc là hiển nhiên, nó không cần bằng chứng.
Nếu điều tôi đang nói có bất kì chân lí nào trong nó, nó sẽ được tim bạn hiểu. Nhưng tâm trí phải nhường đường. Và thế thì bạn sẽ không cần thay đổi cuộc sống của bạn theo nó, cuộc sống của bạn sẽ được thay đổi theo cách riêng của nó.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.1, Ch.15