Thiền và Từ bi

Thiền là cội nguồn, từ bi là việc tuôn tràn của cội nguồn đó. Người phi thiền không có năng lượng cho yêu, cho từ bi, cho mở hội. Người phi thiền bị ngắt kết nối khỏi cội nguồn năng lượng riêng của người đó; người đó không trong tiếp xúc với đại dương. Người đó có chút ít năng lượng được tạo ra bởi thức ăn, bởi không khí, bởi vật chất – người đó sống ở năng lượng vật lí.

Năng lượng vật lí có các giới hạn. Nó được sinh ra tại khoảnh khắc nào đó trong thời gian, và nó chết ở khoảnh khắc khác trong thời gian. Nó tồn tại giữa sinh và chết. Nó giống như chiếc đèn cháy sáng vì dầu có trong đèn – một khi dầu cạn kiệt, ngọn lửa tắt đi.

Người có tính thiền đi tới biết cái gì đó của cái vô hạn, trở nên được bắc cầu với cội nguồn năng lượng không thể cạn. Ngọn lửa của người đó tiếp diễn mãi, ngọn lửa của người đó không biết dừng lại. Nó không thể biến mất, vì ngay chỗ đầu tiên nó không bao giờ xuất hiện. Nó không thể chết, vì nó không được sinh.

Làm sao bắc cầu bản thân người ta với cội nguồn sống không thể cạn, dư thừa, phong phú này? Bạn có thể gọi cội nguồn không thể cạn đó là Thượng đế hay bạn có thể gọi nó là chân lí hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Nhưng một điều là tuyệt đối chắc chắn; người đó là con sóng của cái gì đó vô hạn.

Nếu sóng nhìn vào bên trong nó sẽ thấy cái vô hạn. Nếu nó liên tục nhìn ra ngoài nó vẫn còn bị ngắt kết nối – bị ngắt kết nối khỏi vương quốc riêng của nó, bị ngắt kết nối khỏi bản tính riêng của nó. Jesus gọi bản tính riêng này là vương quốc của Thượng đế. Ông ấy nói đi nói lại, “Vương quốc của Thượng đế ở bên trong ông. Đi vào bên trong đi.”

Thiền không là gì ngoài chiếc cầu đi vào bên trong. Một khi thiền đã xảy ra, điều duy nhất vẫn còn xảy ra là từ bi.

Phật, thầy nguyên thuỷ trong dòng truyền thừa của Atisha, đã nói rằng chừng nào từ bi chưa xảy ra, đừng vẫn còn được bằng lòng với bản thân thiền. Bạn đã đi chỉ mới nửa đường, bạn còn phải đi xa thêm chút nữa. Thiền, nếu nó là thực, nhất định tuôn tràn vào trong từ bi. Cũng như khi đèn được thắp sáng nó lập tức bắt đầu toả ra ánh sáng, nó lập tức bắt đầu chiếu rọi vào tối, nó lập tức bắt đầu xua tan tối, một khi ánh sáng bên trong được thắp lên, từ bi là việc toả sáng của nó.

Từ bi là bằng chứng rằng thiền đã xảy ra. Yêu là hương thơm chứng minh rằng hoa sen một nghìn cánh trong thâm tâm bên trong nhất của bạn đã nở bung, rằng mùa xuân đã tới – rằng bạn không còn là cùng người bạn vẫn thường là vậy, rằng nhân cách kia đã dừng lại và tính cá nhân được sinh ra, rằng bạn không sống trong tối thêm nữa, rằng bạn là sáng.

Những lời kinh này là những chỉ dẫn thực hành, nhớ điều đó. Atisha không phải là triết gia, không người trí huệ nào đã bao giờ là vậy. Ông ấy không là nhà tư tưởng; tư duy chỉ dành cho những người tầm thường, người ngu. Người trí huệ không nghĩ, người trí huệ biết. Suy nghĩ là nỗ lực để biết; nó là việc suy đoán, dò dẫm trong tối, bắn tên trong tối.

Trí huệ là việc biết. Và khi bạn biết, bạn không cần đoán. Bạn không đoán rằng đây là buổi sáng và chim đang hót và cây được tắm trong ánh mặt trời. Bạn không đoán điều đó, bạn không nghĩ rằng nó là vậy. Nếu ai đó đoán điều đó, thế thì người đó phải là mù hay ít nhất say. Nó là kinh nghiệm, và mọi kinh nghiệm đều tự hợp thức.

Atisha không phải là nhà tư tưởng suy đoán. Điều ông ấy nói không phải là triết lí hay hệ thống ý nghĩ. Nó là cách ông ấy đã đạt tới; ông ấy đang chỉ cho bạn con đường. Và chư phật chỉ có thể chỉ con đường – bạn sẽ phải bước trên nó, không ai khác có thể bước đi hộ bạn. Không ai khác có thể làm điều đó cho bạn; không việc uỷ quyền nào là có thể trong sự tồn tại.

Vâng, người khác có thể truyền đạt cách họ đã đạt tới, những cạm bẫy nào cần tránh, cách liên tục đánh giá liệu bạn đang đi theo hướng đúng hay không, năng lượng nào cần dùng và năng lượng nào cần loại bỏ, cái gì giúp ích và cái gì là cản trở. Họ có thể cho bạn chút ít gợi ý về con đường – và tôi nói “chút ít gợi ý”; chúng không thể cho bạn bản đồ đầy đủ nữa, vì từng cá nhân sẽ phải đi theo con đường mà hơi chút khác biệt, và từng cá nhân sẽ bắt gặp những kinh nghiệm duy nhất mà không ai đã bắt gặp trước đây và không ai đã bao giờ có thể bắt gặp lần nữa.

Từng cá nhân là duy nhất tới mức không bản đồ tuyệt đối nào có thể được trao cho, chỉ các gợi ý, gợi ý mơ hồ, các chỉ dẫn.

Bạn không bám lấy những chỉ dẫn này. Chỉ hiểu chúng, hấp thu chúng, và không cuồng tín. Đừng nói, “Điều này phải giống thế này. Nếu nó không giống thế này thế thì tôi sẽ không đi theo nó, thế thì cái gì đó là sai.” Nó sẽ là cái gì đó giống thế này, nhưng theo cách rất mơ hồ. Nó sẽ có hương thơm tương tự nhưng nó sẽ không đích xác cùng một thứ; tương tự, nhưng không cùng một. Người ta phải nhận biết về nó. Nếu người ta không nhận biết, thế thì người ta trở thành cuồng tín – và người cuồng tín không bao giờ đạt tới, chính thái độ cuồng tín của họ ngăn cản họ.

Những điều này là những gợi ý nhỏ. Những điều này không phải là toán học, những điều này không giống như hai cộng với hai là bốn. Trong thế giới của huyền bí, đôi khi hai cộng với hai là ba, đôi khi hai cộng với hai là năm. Rất hiếm khi hai cộng với hai là bốn, rất hiếm khi; nó là ngoại lệ, không phải là qui tắc. Nó không là toán học, nó là âm nhạc. Nó không logic, nó là thơ ca.

Khi bạn đọc chuyên luận logic, bạn đọc với tâm trí khác. Nếu bạn đọc thơ ca bạn cần cách tiếp cận khác toàn bộ. Trong logic có quá trình rõ ràng, quá trình tam đoạn luận – bạn biết rằng điều này là như vậy, và điều này là như vậy, do đó điều này nhất định phải là như vậy. Có “do đó.”

Trong thơ ca không có “do đó.” Thơ ca lấy bước nhảy lượng tử. Thơ ca là cái nhìn, không là quá trình logic; là bài ca, không là tam đoạn luận. Vâng, ngay cả bài ca cũng có logic bản chất trong nó, nhưng nó không ở trên bề mặt. Và nó không dành cho những người đang trên đường, nó chỉ dành cho những người đã đi tới.

Một khi bạn đã đi tới bạn sẽ thấy toàn thể tính logic của từng bước mà bạn đã lấy, nhưng không trước đó. Bạn sẽ thấy tại sao bạn phải nhảy, tại sao bạn phải lấy bước nào đó. Khi bạn đang lấy bước đó, không cái gì là rõ ràng, không cái gì là tuyệt đối chắc chắn hay được đảm bảm. Bạn đã lấy bước đó tương ứng theo việc cảm của bạn, không tương ứng theo suy nghĩ của bạn. Nhưng về sau, tóm lại, nhìn lại, suy nghĩ có thể được làm sống lại. Bây giờ bạn có thể tìm dòng chảy ngầm của logic.

Những người đã đạt tới là rất logic. Nhưng những người đang trên đường, nếu họ cố là logic, họ sẽ không bao giờ sống sót. Đây là một trong những nghịch lí cần được hiểu. Do đó các phát biểu của Phật, Tilopa, Saraha và Atisha là thực sự rất logic, nhưng chỉ dành cho những người đã đạt tới. Logic có thể được cảm thấy về sau. Khi bạn tiến tới mục đích, điều tối thượng, mọi thứ là mơ hồ, ẩn kín đằng sau mây. Nó giống như sương sáng sớm. Buổi trưa, vào chính ngọ, sương sẽ biến mất. Nhưng lúc đó chính ngọ còn chưa xảy ra.

Cho nên nghĩ, suy ngẫm, cảm những chỉ dẫn này đi, nhưng không nhận chúng trong nghiêm chỉnh chết. Nhất định có vài khác biệt. Vài điều sẽ xảy ra trên con đường của bạn mà không xảy ra trên con đường của Atisha. Vài điều sẽ xảy ra trên con đường của bạn mà đã không xảy ra trên con đường của tôi. Có nhiều con đường trên thế giới như có nhiều người vậy. Không ai có thể đứng vào chỗ của bạn; ngay cả những người đang đứng rất gần bạn cũng không đứng theo đích xác cùng chỗ. Góc nhìn của bạn nhất định là hơi chút khác với góc nhìn của ai đó đang đứng bên cạnh bạn cầm tay bạn. Không có hai người nào có thể nhìn thế giới theo đích xác cùng cách, điều đó là không thể được. Và mọi người phải đi từ chỗ riêng của mình, không gian riêng của mình.

Bây giờ, Atisha đã tồn tại từ một nghìn năm trước rồi. Ông ấy phải đã thấy một thế giới khác toàn bộ, ông ấy phải đã bước qua một thế giới khác toàn bộ, với các loại ngôn ngữ khác – nơi loại hiểu biết khác đã thịnh hành, nơi các thái độ và cách tiếp cận khác vẫn còn có giá trị. Chúng không còn có giá trị nữa, chúng không còn thịnh hành nữa, thế giới đó đã biến mất. Thế giới của Atisha đã không còn tồn tại nữa.

Dầu vậy, các chỉ dẫn của ông ấy vẫn còn quan trọng mênh mông, được nhận một cách không cuồng tín. Được nhận một cách cuồng tín, bạn bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Người ta phải rất rất chùng và được thả lỏng. Trong khi suy nghĩ về chư phật quá khứ, người ta phải sẵn có cho họ, mở với họ, nhưng không bám víu và được tách rời, vẫn biết hoàn toàn rõ rằng nhiều thế kỉ đã trôi qua, vẫn biết hoàn toàn rõ rằng “Mình không phải là Atisha, cho nên làm sao mình có thể đi theo những chỉ dẫn này một cách tuyệt đối?”

Nhưng Atisha không bảo bạn đi theo chỉ dẫn của ông ấy một cách tuyệt đối. Ông ấy đơn giản cho thoáng nhìn về cái nhìn của ông ấy và cách ông ấy đã đạt tới nó. Ông ấy đơn giản chia sẻ thơ ca của ông ấy với bạn, từ bi của ông ấy với bạn.

Nhớ điều đó – bằng không rất dễ cho mọi người trở thành người cuồng tín. Tại sao hàng triệu người trên thế giới trở thành người cuồng tín? Bởi một lí do đơn giản: bằng việc trở thành người cuồng tín bạn tránh mọi việc thực nghiệm, bằng việc trở thành người cuồng tín bạn trốn khỏi việc suy nghĩ theo cách riêng của bạn, việc cảm theo cách riêng của bạn. Bằng việc trở thành người cuồng tín bạn đổ mọi trách nhiệm lên vai ai đó khác – Jesus, Phật, Krishna, Atisha.

Nhớ, trách nhiệm của bạn là như vậy, nó không thể được trao cho bất kì người nào khác, nó không thể được đổ lên ai đó khác. Trách nhiệm của bạn là tuyệt đối của bạn. Bạn sẽ phải nghĩ, bạn sẽ phải cảm, bạn sẽ phải suy ngẫm, bạn sẽ phải bước đi, cho bản thân bạn. Và để tôi nhắc bạn lần nữa: bạn có thể bắt gặp các khung cảnh mà Atisha không bao giờ bắt gặp.

Nếu bạn đi lên Himalaya và bạn muốn trèo lên Everest, có nhiều đường để trèo lên nó, nhiều phía. Từ phía này bạn có thể bắt gặp thung lũng và sông và cây đẹp. Từ phía kia bạn có thể không bắt gặp bất kì sông nào, bạn có thể không bắt gặp cây chút nào, bạn có thể chỉ bắt gặp đá và đá. Từ phía thứ ba bạn có thể bắt gặp băng, tuyết nguyên sơ chưa bao giờ tan. Và tất cả các bạn đều sẽ lên tới đỉnh.

Những người đã lên tới đỉnh bao giờ cũng thận trọng và hào phóng. Họ không thể ương ngạnh, họ không thể nói, “Đây là con đường duy nhất,” vì từ trên đỉnh họ có thể thấy rằng có nhiều con đường. Họ có thể thấy nhiều người hành hương đang tới, đạt tới từ các con đường khác nhau. Và từng con đường có thế giới riêng của nó. Atisha đã đi theo con đường nào đó. Nhưng ông ấy đã rất may mắn có ba thầy chứng ngộ; ông ấy đã đạt tới Everest bằng ít nhất ba con đường. Cái nhìn của ông ấy là rất thấu đáo, cái nhìn của ông ấy là rộng, nó không hẹp.

Jesus nói, “Con đường của ta là hẹp nhưng thẳng.” Ông ấy đi theo chỉ một thầy. Một cách tự nhiên con đường của ông ấy là rất hẹp và thẳng. Đó không phải là hoàn cảnh với Atisha; con đường của ông ấy rất dích dắc và rất rộng. Nó chứa nhiều con đường trong nó, nó là sự tổng hợp lớn.

 

Từ “Sách về Trí huệ – tập 1”, Ch.5