John Lily đã nói, “Điều tâm trí tin là đúng hay trở thành đúng.” Xin thầy bình luận về điều này?
Sambuddho, đó là điều đã xảy ra suốt nhiều thời đại. Đó là cách tự thôi miên. John Lilly là tuyệt đối sai. “Điều tâm trí tin,” ông ấy nói, “là đúng….” Điều đó không đúng. Điều đó chỉ dường như đúng.
Và ông ấy nói “… hay điều đó trở thành đúng.” Điều đó không bao giờ trở thành đúng bởi việc được tin, nhưng điều đó bắt đầu dường như đúng. Vâng, với người tin điều đó trở thành đúng, mặc dầu nó không đúng, vì niềm tin bắt đầu trong dốt nát. Niềm tin không thể tạo ra chân lí; chân lí đã là hoàn cảnh rồi.
Nhớ điều sơ bộ thứ nhất của Atisha: chân lí hiện hữu. Bạn không cần tin vào nó để cho nó hiện hữu. Tin của bạn hay không tin của bạn sẽ chẳng tạo ra bất kì khác biệt gì cho chân lí. Chân lí là chân lí, dù bạn tin hay bạn không tin.
Nhưng nếu bạn tin vào cái gì đó, nó bắt đầu dường như là đúng ít nhất là với bạn. Đó là điều nghĩa của niềm tin là gì: niềm tin ngụ ý tin vào cái gì đó là đúng – bạn biết rằng bạn không biết, bạn biết rằng chân lí là không được biết với bạn, nhưng trong dốt nát của bạn, bạn bắt đầu tin, vì niềm tin là rẻ.
Khám phá ra chân lí là gian nan, điều đó cần cuộc hành hương lâu dài. Điều đó cần việc làm trống rỗng lớn cho tâm trí, điều đó cần việc lau sạch lớn cho tim. Điều đó cần hồn nhiên nào đó, việc tái sinh: bạn phải trở thành đứa trẻ lần nữa.
Chỉ rất ít người đã bao giờ dám khám phá chân lí. Và điều đó là mạo hiểm, vì nó có thể không an ủi bạn; nó không có nghĩa vụ an ủi bạn. Điều đó là mạo hiểm: nó có thể làm tan nát mọi cái bạn đã biết trước đây, và bạn sẽ phải thu xếp lại cả đời bạn. Điều đó là nguy hiểm: nó có thể phá huỷ mọi ảo tưởng của bạn, nó có thể đập tan mọi mơ của bạn. Điều đó thực sự là đi qua lửa; điều đó sẽ thiêu cháy bạn như bạn đang vậy, điều đó sẽ giết bạn như bạn đang vậy. Và ai biết cái gì sẽ xảy ra sau đó?
Làm sao hạt mầm có thể biết rằng bởi việc chết đi trong đất nó sẽ trở thành cây lớn? Nó sẽ không có đó để chứng kiến điều xảy ra. Làm sao hạt mầm có thể biết được rằng một ngày nào đó, nếu nó chết, sẽ có tán lá lớn, lá xanh, cành lớn, và hoa và quả? Làm sao hạt mầm có thể biết được? Hạt mầm sẽ không có đó. Hạt mầm phải biến mất trước khi điều đó có thể xảy ra. Hạt mầm chưa bao giờ gặp cây. Hạt mầm phải biến mất và chết.
Chỉ rất ít người có dũng cảm chừng nấy. Thực sự cần can trường để khám phá chân lí. Bạn sẽ chết đi như bản thân bạn. Bạn chắc chắn sẽ được sinh ra, nhưng làm sao bạn có thể được thuyết phục về điều đó? Đảm bảo gì có đó? Không có đảm bảo.
Do đó, chừng nào bạn chưa sống cùng với thầy, người đã chết và được tái sinh, người đã đóng đinh bản thân mình và được phục sinh – chừng nào bạn chưa bắt gặp một người như Christ hay Phật hay Atisha – bạn sẽ không có khả năng thu được đủ dũng cảm.
Thấy Atisha, cái gì đó có thể bắt đầu khuấy động trong tim bạn, dây đàn có thể được chạm vào, cái gì đó có thể được lẩy cò, sự đồng bộ. Sự hiện diện của ai đó người đã đạt tới, có thể tạo ra niềm khao khát lớn trong bạn, có thể trở thành việc sinh ra của niềm đam mê mãnh liệt đi tìm chân lí.
Niềm tin không thể cho bạn chân lí, nó chỉ giả vờ. Nó là rẻ, nó là hoa nhựa. Bạn không cần nhận mọi phiền phức của việc gieo bụi hồng, bạn có thể đơn giản đi ra chợ và mua hoa nhựa – và chúng tồn tại lâu nữa, thực ra chúng gần như là vĩnh hằng. Thỉnh thoảng bạn có thể cọ rửa chúng, và chúng tươi trở lại. Chúng sẽ không lừa bạn, nhưng ít nhất chúng có thể lừa hàng xóm, và đó là vấn đề. Bạn sẽ biết mọi điều rằng chúng là hoa nhựa. Làm sao bạn có thể quên được điều đó? Bạn đã mua chúng! Hàng xóm có thể bị lừa, nhưng làm sao bạn có thể bị lừa được?
Và tôi nghĩ rằng ngay cả hàng xóm cũng không thể bị lừa, vì họ cũng mua hoa nhựa. Họ biết chúng đang lừa bạn, họ biết bạn đang lừa họ. Mọi người đều nhận biết hoàn hảo rằng mọi người khác đang lừa. “Nhưng đây là cách cuộc sống là vậy,” mọi người nói. Không ai thực sự bị lừa. Mọi người chỉ giả vờ bị lừa. Bạn giả vờ rằng bạn có hoa thật, người khác giả vờ rằng họ bị lừa. Cứ theo dõi, quan sát mà xem, và điều tôi đang nói sẽ được bạn trải nghiệm. Đó là sự kiện đơn giản; tôi không nói triết lí, chỉ phát biểu sự kiện.
Điều John Lilly nói là hoàn toàn vô nghĩa. Ông ấy nói, “Điều tâm trí tin là đúng.” Nó không bao giờ đúng, vì niềm tin chẳng liên quan gì tới chân lí. Bạn có thể tin rằng đây là đêm nhưng chỉ bằng việc tin, điều này sẽ không trở thành đêm. Nhưng bạn có thể tin, và bạn có thể nhắm mắt lại và với bạn đó là đêm – nhưng chỉ cho bạn thôi, nhớ lấy, không phải là chân lí. Bạn đang sống trong một loại ảo giác.
Có nguy hiểm này trong niềm tin: nó làm cho bạn cảm thấy rằng bạn biết chân lí. Và vì nó làm cho bạn cảm thấy rằng bạn biết chân lí, điều này trở thành rào chắn lớn nhất trong việc tìm kiếm. Tin hay không tin và bạn bị chắn lại – vì không tin thì không là gì ngoài tin ở hình thể phủ định.
Người Cơ đốc giáo tin vào Thượng đế, người cộng sản tin vào không Thượng đế: cả hai đều là những người tin. Đi tới Kaaba hay đi tới Comintern, đi tới Kailash hay đi tới Kremlin, nó toàn là như nhau. Người tin thì tin nó là vậy, người không tin thì tin nó không là vậy. Và vì cả hai đều đã lắng đọng mà không nhận phiền phức đi và khám phá nó, niềm tin của họ càng sâu, niềm tin của họ càng mạnh, rào chắn càng lớn. Họ sẽ không bao giờ đi cuộc hành hương, chẳng ích gì. Họ sẽ sống được bao quanh bởi ảo tưởng riêng của họ, điều tự tạo ra, điều tự duy trì; nó có thể an ủi, nhưng nó không giải thoát. Hàng triệu người đang phí hoài các kiếp sống của họ trong tin và không tin.
Cuộc truy hỏi chân lí bắt đầu chỉ khi bạn bỏ mọi việc tin. Bạn nói, “Tôi muốn đương đầu với chân lí theo cách riêng của tôi. Tôi sẽ không tin vào Christ và tôi sẽ không tin vào Phật. Tôi muốn bản thân tôi trở thành một christ hay một Phật, tôi muốn là ánh sáng lên bản thân tôi.”
Tại sao người ta phải là người Ki tô giáo? Điều đó là xấu. Là một christ đi nếu bạn có thể là, nhưng đừng là người Ki tô giáo. Là vị phật đi nếu bạn có bất kì kính trọng nào cho bản thân bạn, nhưng đừng là Phật tử. Phật tử tin. Phật biết.
Khi bạn có thể biết, khi việc biết là có thể, tại sao lắng đọng vào việc tin? Nhưng lần nữa, xã hội muốn bạn tin, vì người tin là người tốt, vâng lời, tuân thủ luật pháp. Họ tuân theo mọi nghi thức và xã giao, họ không bao giờ là người gây phiền phức. Họ đơn giản tuân theo đám đông, dù họ ngẫu nhiên ở trong bất kì đám đông nào; họ đơn giản đi cùng đám đông. Họ không là người thực, họ là cừu. Nhân loại còn chưa tới.
Ai đó có lần đã hỏi George Bernard Shaw, “Ông nghĩ gì về nền văn minh?”
Ông ấy nói, “Đó là ý hay. Ai đó nên thử nó.”
Nó còn chưa được thử. Nhân loại vẫn còn đang tới; chúng ta vẫn đang mò mẫm giữa tính con vật và tính người. Chúng ta ở trong tình trạng lấp lửng: con người phải được sinh ra, con người phải được cho việc sinh; chúng ta phải chuẩn bị nền cho con người xuất hiện.
Và điều có ý nghĩa nhất mà sẽ giúp người đó tới sẽ là nếu chúng ta có thể bỏ việc tin – nếu chúng ta có thể bỏ việc là người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Jaina, Phật tử, người cộng sản. Nếu bạn có thể bỏ việc tin, ngay lập tức năng lượng của bạn sẽ lấy ngả rẽ mới: nó sẽ bắt đầu truy hỏi. Và truy hỏi là hay. Cuộc sống của bạn sẽ trở thành cuộc hành hương tới chân lí, và trong chính cuộc hành hương đó bạn trưởng thành.
Trưởng thành là sản phẩm phụ của việc truy hỏi vào trong chân lí. Người tin không bao giờ trưởng thành, họ vẫn còn trẻ con. Và nhớ, là như trẻ con và là trẻ con là các cực tách rời, chúng không là cùng điều. Là như trẻ con là đẹp. Con người của tin cậy là như trẻ con và con người của niềm tin là trẻ con. Là như trẻ con là điều tối thượng trong trưởng thành; đó là chính cực điểm – tâm thức đã đi tới đỉnh tối thượng. Là như trẻ con ngụ ý là hiền nhân, và là trẻ con ngụ ý chỉ người chưa trưởng thành.
Tuổi tâm trí trung bình của con người trên trái đất ngày nay là không quá mười hai. Khi lần đầu tiên điều này được khám phá, nó đã là cú sốc thế. Không ai đã bao giờ nghĩ về điều đó; chỉ bởi tình cờ mà nó đã trở nên được biết tới. Trong Thế chiến thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử con người, những người là ứng cử viên, người muốn vào quân đội, đã được kiểm tra. Tuổi tâm trí của họ đã được hỏi, chỉ số IQ của họ đã được xác định. Đó đã là tiết lộ lớn – rằng họ đã không nhiều hơn mười hai tuổi; tuổi trung bình đã chỉ là mười hai.
Đây là tính trẻ con. Thân thể liên tục lớn lên, còn tâm trí đã dừng lại ở tuổi mười hai. Chúng ta đã tạo ra loại nhân loại nào trên trái đất này? Tại sao tâm trí dừng lại ở mười hai tuổi? Vì đến lúc người ta mười hai tuổi, người ta đã thu được đủ loại niềm tin; người ta đã là người tin, đã “biết” chân lí là gì. Người này là người Ki tô giáo, người khác là người cộng sản; người này tin vào Thượng đế, người khác không tin vào Thượng đế; người này tin vào Kinh Thánh và người khác tin vào Das Kapital; người này tin vào Bhagavad Gita, người khác tin vào Sổ đỏ của Mao Trạch Đông.
Chúng ta đã gieo các khái niệm và ý thức hệ vào trong tâm trí hồn nhiên của lũ trẻ đáng thương. Chúng đã trở thành người biết. Bạn có biết – lên tới bẩy tuổi, đứa trẻ đã biết năm mươi phần trăm của mọi điều nó sẽ biết. Và đến lúc nó mười bốn tuổi nó đã gần như đạt tới; giờ không có đâu mà đi, nó chỉ phải sống thực vật. Giờ nó sẽ tồn tại như bắp cải. Nếu nó lên đại học thế thì, như họ nói, nó có thể trở thành súp lơ. Bắp cải với giáo dục đại học là súp lơ. Nhưng không có mấy khác biệt, chỉ cái nhãn thay đổi. Bắp cải trở thành M.A., Ph.D., thế này và thế nọ, và chỉ để biểu lộ kính trọng chúng ta gọi nó là súp lơ. Nhưng tuổi tâm trí là mười hai.
Con người thực trưởng thành tới chính tận cùng. Ngay cả khi người đó sắp chết, người đó vẫn đang trưởng thành. Ngay cả khoảnh khắc cuối cùng của đời người đó sẽ vẫn là việc truy hỏi, tìm kiếm, học hỏi. Người đó sẽ vẫn truy hỏi – bây giờ truy hỏi trong chết. Người đó sẽ mê mải: chết là hiện tượng không biết thế, điều huyền bí thế, huyền bí hơn nhiều so với bản thân sống – làm sao người thông minh có thể sợ được? Nếu trong sống người đó đã không sợ đi vào trong chỗ chưa thăm dò và cái không biết, vào khoảnh khắc chết người đó sẽ được xúc động, cực lạc. Bây giờ khoảnh khắc cuối cùng đã tới: người đó sẽ đi vào trong tối, đường hầm tối của chết. Đây là cuộc phiêu lưu lớn lao nhất mà người ta đã bao giờ có thể đi tiếp; người đó sẽ học.
Người thực không bao giờ tin; người đó học. Người thực không bao giờ trở nên thông thái; người đó bao giờ cũng vẫn còn mở, mở với chân lí. Và người đó bao giờ cũng nhớ rằng “Không phải là chân lí phải điều chỉnh theo tôi, mà là điều ngược lại: tôi phải điều chỉnh theo chân lí.” Những người tin cố điều chỉnh chân lí theo bản thân người đó, người tìm kiếm điều chỉnh bản thân mình theo chân lí. Nhớ khác biệt này; khác biệt này là mênh mông. Người tin thì nói, “Chân lí phải như thế này, đây là niềm tin của tôi.”
Nghĩ về người Ki tô giáo mà xem…. Nếu Thượng đế có vẻ không giống Jesus Christ mà giống Krishna, không ở trên cây chữ thập mà có sáo và bạn gái nhảy múa quanh ông ấy, người Ki tô giáo sẽ nhắm mắt lại; người đó sẽ nói, “Đây không phải là chén trà của tôi.” Bạn gái sao? Ông có thể nghĩ về Jesus với bạn gái sao? Cây chữ thập và bạn gái không thể đi cùng nhau được. Jesus đang bị treo trên cây chữ thập và bạn gái nhảy múa xung quanh sao? Điều đó sẽ không hợp, nó sẽ rất kì dị. Người đó đang đợi Christ xuất hiện, và thay vì Christ lại là anh chàng này, Krishna, xuất hiện: anh ta dường như truỵ lạc. Và sáo sao? Thế giới đang đau khổ và mọi người đang đói và họ cần bánh mì – còn người này đang thổi sáo sao? Anh ta dường như không từ bi chút nào, anh ta dường như mê đắm. Người Ki tô giáo không thể tin được vào Krishna: nếu Thượng đế xuất hiện như Krishna, thế thì người Ki tô giáo sẽ nói, “Đây không phải là Thượng đế.”
Và cùng điều này sẽ là trường hợp với người Hindu người đang chờ đợi Krishna: nếu Christ xuất hiện, điều đó sẽ không là ý tưởng của người đó về Thượng đế – buồn thế, mặt dài thế, u ám thế, với đau khổ thế trên mặt ông ta.
Người Ki tô giáo nói Jesus không bao giờ cười. Tôi nghĩ họ không đúng, và tôi nghĩ họ không đại diện cho Christ thực, nhưng đó là điều họ đã xoay xở để tuyên truyền. Người Hindu không thể chấp nhận khải lộ này; người đó phải nghĩ đây là một loại ác mộng nào đó. Jesus sẽ không hấp dẫn với người đó.
Người tin thậm chí không thể tin cậy vào kinh nghiệm riêng của mình. Cho dù chân lí được khải lộ, người đó sẽ bác bỏ điều đó, chừng nào nó còn chưa khớp với người đó. Người đó là quan trọng hơn bản thân chân lí: chân lí có nghĩa vụ phải khớp với người đó. Người đó là tiêu chí, người đó là nhân tố quyết định. Loại người này không bao giờ có thể biết chân lí; người này đã mang định kiến, đã bị đầu độc.
Người muốn biết chân lí phải có năng lực vứt bỏ mọi quan niệm về chân lí. Mọi thứ về chân lí phải bị bỏ đi. Chỉ thế thì bạn có thể biết chân lí. Biết cho rõ: biết về chân lí không phải là biết chân lí. Bất kì cái gì bạn biết có thể là hoàn toàn vô nghĩa; có mọi khả năng rằng nó là hoàn toàn vô nghĩa. Thực ra mọi người có thể bị ước định để tin vào bất kì loại vô nghĩa nào; họ có thể bị thuyết phục.
Có lần tôi tới phát biểu cho cuộc hội nghị của những người thông thiên học. Bây giờ, người thông thiên học là những người sẽ tin vào bất kì chuyện phiếm nào – bất kì! Nó càng tào lao, càng đáng tin hơn. Cho nên tôi chỉ chơi trò đùa với họ. Tôi đơn giản bịa ra cái gì đó; tôi đã bịa ra một hội tên là “Sitnalta.” Tất cả họ đều ngẩn người ra, họ trở nên tỉnh táo. “Sitnalta?” tôi đã làm ra từ này chỉ bằng việc đọc ngược từ “Atlantis”. Và thế rồi tôi bảo họ, “Tri thức này tới từ Atlantis, lục địa đã biến mất trong đại dương Atlantic.”
Và thế rồi tôi nói về nó: “Thực sự không có bẩy luân xa mà có mười bẩy. Tri thức bí truyền cổ đại vĩ đại đó bị thất truyền, nhưng một hội của những thầy chứng ngộ vẫn tồn tại, và nó vẫn làm việc. Đó là một hội rất rất bí truyền, rất ít người được phép có bất kì tiếp xúc nào với nó; tri thức của nó được giữ hoàn toàn bí mật.”
Và tôi nói đủ mọi loại vô nghĩa mà tôi có thể xoay xở nói. Và thế rồi ông chủ tịch của hội này nói, “Tôi đã nghe nói về hội này.” Bây giờ đến lượt tôi đâm ra ngạc nhiên. Và về bất kì cái gì tôi đã nói, ông ấy nói rằng đó là lần đầu tiên mà tri thức của hội bí mật này đã được tiết lộ đích xác thế.
Và thế rồi thư bắt đầu gửi tới tôi. Một người thậm chí đã viết nói rằng, “Xin cám ơn ông nhiều lắm về việc giới thiệu giới bí truyền này cho những người thông thiên học, vì tôi là thành viên của hội này, và tôi có thể xác nhận rằng bất kì cái gì ông đã nói đều tuyệt đối đúng.”
Có những người như những người này, người chỉ đợi để tin vào bất kì cái gì, vì niềm tin càng nhiều điều vô nghĩa, nó càng dường như là quan trọng hơn. Nó càng ngớ ngẩn, nó càng tin được hơn – vì nếu cái gì đó có tính logic, thế thì không có vấn đề về tin vào nó.
Bạn không tin vào mặt trời, bạn không tin vào mặt trăng. Bạn không tin vào lí thuyết tương đối: hoặc bạn hiểu nó hoặc bạn không hiểu nó; không có vấn đề tin. Bạn không tin vào lực hấp dẫn; không có nhu cầu. Không người nào tin vào lí thuyết khoa học – nó có tính logic. Niềm tin được cần chỉ khi cái gì đó là phi logic, cái gì đó hoàn toàn ngớ ngẩn, được đề xuất.
Tertullian đã nói, “Tôi tin vào Thượng đế vì điều đó là ngớ ngẩn: credo quia absurdum, tín điều của tôi là cái ngớ ngẩn.”
Mọi niềm tin đều là ngớ ngẩn. Nếu niềm tin là rất logic, nó sẽ không tạo ra niềm tin trong bạn. Cho nên mọi người liên tục bịa ra các thứ.
Con người về căn bản là người hèn, người đó không muốn truy hỏi. Và người đó cũng không muốn nói “Tôi không biết.”
Bây giờ, ông chủ tịch kia của hội thông thiên học, người đã nói, “Tôi đã nghe nói về hội này” – ông ta không thể nói rằng ông ta không biết, ông ta thậm chí không có chừng nấy dũng cảm. Chấp nhận dốt nát của người ta cần dũng cảm. Chấp nhận rằng bạn không biết là bắt đầu của tri thức thực. Bạn liên tục tin, vì có những hố trong cuộc sống của bạn mà phải được rót đầy, và niềm tin là có sẵn dễ dàng.
Có ba trăm tôn giáo trên trái đất. Một chân lí, và ba trăm tôn giáo sao? Một Thượng đế, và ba trăm tôn giáo sao? Một sự tồn tại, và ba trăm tôn giáo sao? Và tôi không nói về các giáo phái – vì từng tôn giáo có hàng tá giáo phái, và thế rồi có các giáo phái con của các giáo phái, và điều đó cứ tiếp diễn mãi. Nếu bạn đếm mọi giáo phái và mọi giáo phái con, thế thì sẽ có ba nghìn hay thậm chí còn nhiều hơn.
Làm sao nhiều niềm tin thế, mâu thuẫn lẫn nhau thế, vẫn diễn ra? Mọi người có nhu cầu nào đó – nhu cầu có vẻ không dốt. Làm sao đáp ứng cho nhu cầu này? Thu lấy vài niềm tin. Và niềm tin càng ngớ ngẩn, bạn càng có vẻ thông thái hơn, vì không ai khác biết về điều đó.
Có những người tin vào trái đất hổng, và rằng bên trong trái đất có nền văn minh. Bây giờ, nếu ai đó nói như vậy bạn không thể phủ nhận được điều đó; bạn không thể chấp nhận được điều đó, nhưng ít nhất bạn phải nghe một cách chăm chú. Và điều đó phục vụ cho một chủ định: mọi người đều muốn được nghe một cách chăm chú. Và một điều là chắc chắn, người này biết nhiều hơn bạn. Bạn không biết liệu trái đất có hổng hay không; người này biết. Và ai biết? Người đó có thể đúng. Người đó có thể thu thập cả nghìn lẻ một bằng chứng; người đó có thể tranh luận vì điều đó, người đó có thể để xuất điều đó theo cách mà ít nhất bạn phải im lặng nếu bạn không đồng ý.
Những người tin và người tin và người tin – nhưng chân lí ở đâu? Có nhiều người tin thế, nhưng chân lí ở đâu? Nếu John Lilly là đúng, thế thì thế giới này chắc sẽ đầy chân lí, bạn sẽ bắt gặp nó ở mọi nơi. Mọi người chắc sẽ có chân lí, vì mọi người là người tin. Không, nó toàn là điều vô nghĩa.
Ông ấy nói, “Điều tâm trí tin là đúng hay trở thành đúng.” Không. Điều tâm trí tin không bao giờ là đúng, vì chân lí không cần niềm tin. Niềm tin là rào chắn với chân lí. Và điều tâm trí tin không bao giờ trở thành đúng, vì chân lí không trở thành, chân lí hiện hữu; nó đã là hoàn cảnh rồi. Bạn phải thấy điều đó – hay bạn có thể liên tục né tránh việc nhìn nó, nhưng nó có đó. Không cái gì phải được thêm vào cho nó, nó có đó vĩnh hằng.
Và cách tốt nhất để né tránh chân lí là tin. Thế thì bạn không cần nhìn vào nó. Mắt bạn trở nên đầy niềm tin; niềm tin vận hành như bụi trên mắt. Bạn trở nên bị đóng trong bản thân bạn, niềm tin trở thành nhà tù bao quanh bạn. Niềm tin đóng bạn lại: thế thì bạn đang sống bên trong bản thân bạn trong sự tồn tại không cửa sổ, và bạn có thể liên tục tin vào bất kì cái gì bạn muốn tin. Nhưng nhớ, nó là niềm tin, và niềm tin là dối trá.
Để tôi nói điều đó ngay cả khi chân lí được nói cho bạn, đừng tin vào nó! Thăm dò, truy hỏi, tìm kiếm, thực nghiệm, trải nghiệm: không tin vào điều đó. Ngay cả khi chân lí được truyền đạt cho bạn, nếu bạn tin vào nó, bạn biến nó thành dối trá. Chân lí được tin là dối trá, niềm tin biến chân lí thành dối trá.
Tin vào Phật và bạn tin vào dối trá. Tin vào Christ và bạn tin vào dối trá. Đừng tin vào Christ, đừng tin vào Phật, đừng tin vào tôi. Điều tôi nói, nghe nó một cách chăm chú, thông minh; thực nghiệm, trải nghiệm đi. Và khi bạn đã trải nghiệm, bạn có cần tin vào nó không? Sẽ không có hoài nghi nào còn lại, cho nên phỏng có ích gì mà tin? Tin là cách đè nén hoài nghi: bạn hoài nghi, do đó bạn cần tin.
Tảng đá niềm tin chèn lấp dòng suối hoài nghi.
Khi bạn biết, bạn biết! Bạn biết nó là vậy; không hoài nghi nào còn lại. Kinh nghiệm của bạn đã xua đi mọi bóng tối và mọi hoài nghi. Chân lí hiện hữu: bạn đầy nó. Chân lí không bao giờ tạo ra niềm tin.
Làm sao đạt tới chân lí? Bằng việc bỏ mọi loại niềm tin. Và nhớ, tôi đang nói mọi loại – kể cả việc tin vào tôi. Trải nghiệm tôi, đi cùng với tôi, để tôi chia sẻ điều tôi đã thấy, nhưng đừng tin, đừng vội vàng tin. Đừng nói, “Bây giờ thì phỏng ích gì? Bây giờ Osho đã thấy nó, mọi thứ được để lại cho tôi là tin vào nó.”
Điều tôi đã thấy không thể trở thành kinh nghiệm của bạn chừng nào bạn chưa thấy nó. Và chính kinh nghiệm về chân lí là cái giải thoát bạn khỏi dốt nát, khỏi lệ thuộc, khỏi khổ. Không phải niềm tin giải thoát bạn đâu, chính chân lí giải thoát.
Jesus nói, “Chân lí giải thoát.” Nhưng làm sao đạt tới chân lí? Nó không phải là vấn đề về niềm tin, mà là vấn đề về tính thiền. Và thiền là gì? Thiền là làm trống rỗng tâm trí bạn hoàn toàn khỏi mọi niềm tin, ý thức hệ, quan niệm, ý nghĩ. Chỉ trong tâm trí trống rỗng, khi không bụi nào còn lại trên gương, chân lí phản xạ. Việc phản xạ đó là phúc lành.
Từ “Sách về Trí huệ – tập 1”, Ch.3