Cái tên và cái tôi

Khi trẻ nhỏ được sinh ra, chúng ta cho chúng cái tên với mục đích thuận tiện. Chúng ta gọi ai đó là Rama, ai đó là Krishna, ai đó là cái gì đó khác. Không ai có bất kì cái tên nào, mọi cái tên đều chỉ vì mục đích thuận tiện, nhưng về sau, nghe và nghe nó liên tục, người ta có ảo tưởng rằng đây là tên của người đó – tôi là Rama, tôi là Krishna. Và nếu bạn nói cái gì đó xấu về Rama anh ta sẽ sẵn sàng đánh bạn – bạn đã lănh mạ anh ta. Và anh ta đã có được cái tên này ở đây?

Không ai được sinh ra với cái tên. Mọi người được sinh ra đều vô danh, nhưng tên có tiện dụng xã hội. Làm nhãn mà không có tên là khó, do đó chúng ta cho cái tên. Chúng ta cho cái tên để cho người khác có thể nhận diện bạn. Nó là một tiện ích xã hội. Và nếu chúng ta dùng cái tên để đồng nhất bản thân chúng ta thế thì sẽ có lẫn lộn – chúng ta đang gọi bản thân chúng ta hay ai đó khác? Cho nên, để tránh lẫn lộn chúng ta gọi bản thân mình là ‘tôi’. ‘Tôi’ là danh hiệu người ta gọi bản thân mình, và cái tên là danh hiệu để người khác gọi. Cả hai danh hiệu đều là tiện ích xã hội, tưởng tượng. Và chúng ta xây ngôi nhà của cuộc đời chúng ta quanh hai danh hiệu này, cái đơn giản là hai từ trống và không gì khác, đằng sau chúng không có chân lí, đằng sau chúng không có bản chất. Chỉ có các cái tên, chỉ các danh hiệu.

 

Có lần một sai lầm như vậy đã xảy ra. Có một cô gái nhỏ tên là Alice. Và Alice đi lang thang trong một miền đất lạ, miền đất hứa. Khi cô ấy tới Hoàng hậu miền đất hứa, Hoàng hậu hỏi Alice một câu hỏi. Bà ấy nói, “Cháu có gặp ai đó trên đường tới đây không?” Alice đáp, “Cháu gặp không ai.”

Nhưng Hoàng hậu nghĩ rằng cô bé đã gặp ai đó tên là “Không ai”. Và ảo tưởng này trở nên mạnh hơn vì thế rồi sứ giả của Hoàng hậu tới và Hoàng hậu cũng hỏi ông ta liệu ông ta có gặp người nào không. Ông ta cũng nói, “Không ai.”

Hoàng hậu nói, “Điều này rất kì lạ.” Bà ấy nghĩ rằng một người tên là “không ai” đã gặp cả hai Alice và sứ giả. Cho nên bà ấy nói với sứ giả, “Dường như là Không ai bước đi chậm hơn ông.”

Phát biểu đó có hai nghĩa. Một nghĩa là ở chỗ không ai bước chậm hơn sứ giả. Sứ giả trở nên sợ vì sứ giả phải bước đi rất nhanh. Cho nên ông ta nói, “Không! Không ai bước nhanh hơn tôi.”

Hoàng hậu nói, “Đây là tình huống khó khăn! Ông nói rằng Không ai bước nhanh hơn ông. Nhưng nếu Không ai bước nhanh hơn ông, thế thì ông ta phải tới trước ông chứ, ông ta phải đã tới rồi chứ.” Đến giờ sứ giả đáng thương mới nhận ra rằng một loại hiểu lầm nào đó đã xảy ra! Ông ta nói, “Không ai là không ai.”

Hoàng hậu nói, “Ta biết rằng Không ai là Không ai. Nhưng ông ta là ai? Nói cho ta đi. Ông ta phải đã tới bây giờ. Ông ta ở đâu?”

 

Với con người, cùng việc hiểu lầm này qua ngôn ngữ xảy ra. Tên của mọi người là ‘không ai’. Không cái tên nào có bất kì nghĩa nào nhiều hơn điều này. Mọi ý tưởng về ‘tôi’ đều là không ai, không nhiều hơn điều đó. Nhưng qua việc hiểu lầm của ngôn ngữ một ảo tưởng được tạo ra rằng tôi là cái gì đó. Tôi có cái tên.

Con người chết nhưng để lại tên mình được viết trên đá, hi vọng rằng có lẽ đá sẽ còn lại. Chúng ta không biết liệu chúng sẽ còn lại không. Mọi cát trên bãi biển đã từng là đá một thời nào đó. Mọi đá trở thành cát. Dù bạn viết tên bạn lên cát hay bạn viết nó lên đá, đó là cùng một điều. Trong câu chuyện dài của thế giới không có khác biệt giữa cát và đá. Trẻ em viết tên chúng lên cát ở bãi biển; có thể chúng nghĩ rằng ngày mai mọi người sẽ đi qua và thấy. Nhưng sóng tới và xoá sạch cát – và người già hơn cười và nói, “Các cháu hâm! Không có nghĩa trong các cái tên được viết trên cát!”

Nhưng người già hơn viết lên đá và họ không biết rằng cát được tạo ra từ đá. Không có khác biệt giữa người già và trẻ con. Trong ngu xuẩn chúng ta tất cả là như nhau về tuổi.

 

Một hoàng đế trở thành chakravartin. Điều này hiếm khi xảy ra. Chakravartin nghĩa là thầy của toàn thể trái đất. Một câu chuyện cổ nói rằng các chakravartin có đặc quyền đặc biệt mà không sẵn có cho bất kì người nào khác, điều người khác không thể có. Họ có cơ hội để khắc tên của họ lên núi Tu di, núi trên cõi trời. Ngay cả trong thời gian vô hạn hiếm khi ai đó trở thành một chakravartin, cho nên có tên trên núi Tu di, núi vĩnh hằng, là hiện tượng hiếm hoi.

Khi hoàng đế trở thành chakravartin, ông ấy rất hạnh phúc. Bây giờ ông ấy có đặc quyền viết tên mình lên núi Tu di. Ông ấy lên tới lối vào cõi trời với sự hào hoa và trưng diện lớn, được đi kèm bởi quân đội lớn. Người gác cổng nói, “Ông đã tới à? Ông có thể vào nhưng đám đông này không thể vào bên trong được, họ sẽ phải về nhà. Ông có mang công cụ nào để khắc tên ông không?” Hoàng đế đáp, “Tôi có mang công cụ.”

Người gác cổng bảo ông ấy, “Núi Tu di này là vô hạn, nhưng đã từng có nhiều chakravartins tới mức bây giờ không còn chỗ nào để khắc vào nó. Cho nên trước hết ông sẽ phải xoá tên của ai đó và thế rồi ông có thể khắc tên của ông ở đó vì không còn chỗ nào cả; toàn thể núi bị che phủ hết.”

Hoàng đế đi qua cổng. Núi này là vô hạn. Nhiều Himalayas có thể được chứa trong miền nhỏ hơn của nó, và trên bề mặt của nó thậm chí không còn một li không gian nào được bỏ lại. Ông ta đã nghĩ rằng ai đó đã trở thành chakravartin trong thời gian vô hạn, nhưng ông ta không có ý tưởng nào rằng nhiều thời gian đã trôi qua tới mức ngay cả với một người trở thành chakravartin trong thời gian vô hạn, toàn thể núi đã đầy, không chỗ nào còn bỏ trống.

Hoàng đế trở nên rất buồn và khó chịu. Người gác cổng nói với ông ta, “Đừng buồn. Bố tôi và bố của ông ấy và bố của bố ông ấy cũng thường làm việc này – trong nhiều thế hệ chúng tôi đã biết rằng bất kì khi nào ông muốn khắc, ông phải xoá bề mặt đi. Ông không bao giờ có chỗ trống đâu.”

Thế rồi hoàng đế quay đi. Ông ta nói, “Nếu người ta có thể khắc chỉ sau khi xoá tên của ai đó, thế thì điều đó là điên – vì tôi sẽ khắc và đi và thế rồi ai đó khác sẽ tới ngày mai, xoá tên tôi và khắc tên của họ. Khi núi này lớn thế và có nhiều cái tên thế, ai đọc chúng? Và phỏng có ích gì? Tôi xin lỗi, tôi đang phạm sai lầm. Điều này là vô tích sự.”

 

Chỉ có vài người thông minh như vậy. Những người khác muốn tên của họ được viết trên đá, ở trong các đền; họ xây đài tưởng niệm và để tên của họ được viết lên chúng và quên rằng họ đã được sinh ra mà không có tên. Họ không có tên của riêng họ. Cho nên một mặt đá bị phí hoài, và mặt khác lao động bị phí hoài và khi họ chết và nói lời tạm biệt, họ đi vô danh. Chúng ta không có bất kì cái tên nào của riêng chúng ta. Cái ‘tên’ là ảo tưởng thấy được cho thế giới bên ngoài và cái ‘tôi’ là ảo tưởng thấy được cho cái bên trong. ‘Tôi’ và ‘tên’ là hai mặt của cùng một đồng tiền. Cái tên là thấy được từ phía ngoài và cái ‘tôi’ là thấy được từ phía bên trong. Và chừng nào ảo tưởng này của ‘tên’ và ‘tôi’ vẫn còn, chỗ từ đó yêu nảy sinh không mở ra.

Cho nên điều cuối cùng mà tôi muốn nói là: tìm chút ít thôi. Đi tới núi Tu di và xem bao nhiêu cái tên đã được đặt ở đó. Bạn cũng muốn thêm tên của bạn bằng việc xoá bề mặt sao? Lại gần hơn chút ít tới núi và quan sát chúng biến thành cát. Quan sát trẻ em viết tên của chúng lên bãi biển. Nhìn mọi thứ xung quanh bạn và điều bạn đang làm. Chúng ta có đang phí hoài các kiếp sống của mình khi viết tên trên cát không? Và nếu bạn cảm thấy thích điều đó thế thì tìm thêm chút ít; đi vào bên trong cái ‘tôi’ này và tìm. Một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng ‘tôi’ là không ai. Không người nào ở đó. Có im lặng sâu và an bình ở đó nhưng không có ‘tôi’. Và ngày bạn đi tới biết rằng không có ‘tôi’ bên trong bạn, bạn đi tới biết cái toàn thể, cái thực sự hiện hữu – sự hiện hữu, sự tồn tại, điều thiêng liêng.

Đó là lí do tại sao tôi nói rằng yêu là cửa tới điều thiêng liêng và bản ngã là cửa tới dốt nát. Yêu là cửa tới ánh sáng và bản ngã là cửa tới bóng tối. Tôi phải nói điều cuối cùng này trước khi chúng ta ra về. Làm cuộc thám hiểm nào đó trong yêu từ chiều hướng này đi. Nhưng việc thám hiểm này sẽ bắt đầu với bản ngã và sẽ kết thúc với việc đạt tới yêu. Cho nên thám hiểm theo chiều hướng này: cái bóng này của bản ngã có thực sự tồn tại không, cái ‘tôi; này có thực sự tồn tại không? Người khởi hành cuộc thám hiểm này không chỉ không tìm thấy cái ‘tôi’ mà người đó cũng đạt tới điều thiêng liêng. Người bị buộc vào cái cọc ‘tôi’ không có khả năng làm bất kì cuộc hành trình nào vào trong đại dương của điều thiêng liêng. Đây là điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn. Thực ra đây là điều đầu tiên và cuối cùng được nói.

‘Tôi’ là cái đầu tiên trong đời người ta và ‘tôi’ là cái cuối cùng. Người bị buộc vào trong cái ‘tôi’ trải nghiệm đau đớn – và sau khi được tự do khỏi ‘tôi’, người đó đạt tới phúc lạc. Không có câu chuyện, không có chuyện cổ tích nào ngoại trừ ‘tôi’. Không có mơ nào ngoại trừ ‘tôi’. Không có dối trá nào ngoại trừ ‘tôi’.

Tìm cái ‘tôi’ này và cánh cửa tới phúc lạc có thể mở ra. Nếu tảng đá của cái ‘tôi’ bị đập tan, dòng suối yêu sẽ bắt đầu chảy. Thế thì tim rót đầy với âm nhạc của yêu. Khi tim được rót đầy bởi yêu, cuộc hành trình mới bắt đầu, điều khó mô tả bằng lời. Cuộc hành trình đó sẽ đem bạn tới chính trung tâm của sự sống.

 

Từ “Hành trình bên trong”, Ch.8