Điều đầu tiên là đương đầu trực tiếp với tâm trí của chúng ta, nhưng chúng ta phải hiểu hai hay ba điểm để cho việc đương đầu này xảy ra. Sau đó chúng ta sẽ có khả năng nghĩ về cách tâm trí có thể được thay đổi.
Điều đầu tiên cho đương đầu trực tiếp với tâm trí là ở chỗ chúng ta phải bỏ mọi sợ về việc biết bản thân chúng ta. Sợ gì với việc biết bản thân người ta? Sợ là ở chỗ có lẽ chúng ta là người xấu. Sợ là ở chỗ chúng ta có thể khám phá ra rằng chúng ta là người xấu sau khi đã nuôi dưỡng hình ảnh về việc là người tốt. Chúng ta dường như là người tốt – chúng ta thánh thiện, chúng ta hồn nhiên, chúng ta đích thực, chúng ta thật thà. Sợ của chúng ta là ở chỗ chúng ta có thể nhận ra rằng bên trong chúng ta là không đích thực và là giả. Chúng ta sợ tìm ra rằng chúng ta là phi tôn giáo, phức tạp, đạo đức giả, không thánh thiện. Sợ là ở chỗ hình ảnh của bản thân chúng ta – điều chúng ta nghĩ về bản thân chúng ta đang vậy – có thể hoá thành là giả.
Người sợ theo cách này không bao giờ có thể đương đầu được với tâm trí. Rất dễ đi vào trong rừng, dễ đi vào bóng tối, dễ ngồi bạo dạn trước thú hoang, nhưng rất khó đứng bạo dạn trước con người hoang dã ẩn kín bên trong bạn. Điều đó rất gian nan. Không gian nan chút nào để đứng nhiều năm dưới mặt trời, bất kì kẻ ngu nào cũng có thể làm điều đó. Không khó đứng trên đầu bạn, bất kì kẻ ngốc nào cũng có thể được dạy làm trò xiếc như vậy. Và không rất khó nằm trên gai – da điều chỉnh theo gai rất sớm. Nếu có điều thực sự gian nan, đó là dũng cảm biết trực tiếp về người ở bên trong dù thế nào – dù là xấu hay điên, dù người ta là thế nào.
Cho nên điều đầu tiên là bỏ sợ và sẵn sàng nhìn bản thân người ta một cách dũng cảm. Người không có dũng cảm này là trong phiền phức. Chúng ta quan tâm tới việc đạt tới hồn, chúng ta quan tâm tới việc biết sự tồn tại, nhưng chúng ta không có dũng cảm để đương đầu trực tiếp và đơn giản với bản thân chúng ta. Hồn và sự tồn tại là rất xa xôi – thực tại là tâm trí chúng ta, não chúng ta. Thực tại đầu tiên là trung tâm ý nghĩ mà với nó chúng ta có quan hệ gần gũi nhất. Đầu tiên người ta phải thấy nó, biết nó, nhận ra nó.
Điều đầu tiên là nỗ lực để biết tâm trí riêng của người ta trong tính một mình mà không sợ. Trong ít nhất nửa giờ mỗi ngày cho tâm trí bạn cơ hội diễn đạt bản thân nó như nó vậy. Khép bản thân bạn trong phòng – như hoàng đế kia – và cho tâm trí bạn tự do toàn bộ. Bảo nó, “Bất kì cái gì mày muốn nghĩ, suy tư, để điều đó xảy ra.” Bỏ mọi kiểm duyệt của bản thân bạn mà đã ngăn cản mọi thứ khỏi trồi lên bề mặt – bỏ mọi cái đó. Cho tâm trí bạn tự do cho phép bất kì cái gì nảy sinh được nảy sinh; cho phép bất kì cái gì xuất hiện được xuất hiện. Không dừng lại hay kìm nén bất kì cái gì. Bạn sẵn sàng biết cái gì ở bên trong.
Và bạn cũng nên không phán xét cái gì là tốt hay xấu vì khoảnh khắc bạn phán xét, kìm nén bắt đầu. Bất kì cái gì bạn gọi là xấu, tâm trí bắt đầu kìm nén, và bất kì cái gì bạn gọi là tốt, tâm trí bắt đầu dùng như cái che đậy. Cho nên bạn không cần phán xét bất kì cái gì là tốt hay xấu. Bất kì cái gì có đó trong tâm trí, dù nó là thế nào, được chuẩn bị để biết nó như nó vậy.
Nếu bạn để tâm trí bạn tự do toàn bộ để nghĩ, suy tư, cảm, bạn sẽ cảm thấy rất kinh hoàng và tự hỏi liệu bạn có điên không – nhưng điều bản chất là biết cái gì ẩn kín bên trong để được tự do khỏi nó. Tri thức và việc nhận ra là những bước đầu tiên để có được tự do khỏi nó. Chúng ta không thể chinh phúc được kẻ thù mà chúng ta không biết hay không nhận ra. Không có cách nào. Kẻ thù ẩn kín, kẻ thù đang đứng đằng sau bạn, là nguy hiểm hơn kẻ thù ở trước bạn – người bạn quen biết, người bạn nhận ra.
Điều đầu tiên là ở chỗ vì các hạn chế và cấm đoán mà chúng ta đã áp đặt lên tâm trí từ mọi phía, chúng ta không để cho tâm trí diễn đạt bản thân nó trong tính tự phát của nó. Chúng ta đã hạn chế mọi tính tự phát của nó. Mọi thứ đã trở thành phi tự nhiên và giả. Chúng ta đã che đậy mọi thứ trong màn che, chúng ta đang đeo các bộ mặt giả, và chúng ta không bao giờ cho phép tâm trí diễn đạt bản thân nó một cách trực tiếp. Cho nên, ban đầu, ít nhất cho phép nó diễn đạt bản thân nó một cách trực tiếp trước bạn để cho bạn trở nên quen thuộc với mọi nội dung mà đã bị ẩn kín và bị kìm nén. Phần lớn tâm trí đã bị kìm nén trong bóng tối. Chúng ta không bao giờ đem đèn tới đó. Chúng ta sống ở ban công của nhà của chúng ta và bên trong có bóng tối trong mọi phòng và chúng ta không biết bao nhiêu côn trùng và nhện và rắn và bọ cạp ẩn kín ở đó. Trong bóng tối chúng nhất định tụ tập lại. Và chúng ta sợ đem đèn tới đó, chúng ta thậm chí không muốn nghĩ về hoàn cảnh của nhà của chúng ta. Điều rất bản chất cho người tìm kiếm là bỏ sợ này.
Để mang cách mạng vào trong tâm trí và ý nghĩ của chúng ta, điều đầu tiên là bỏ sợ, sẵn sàng biết bản thân mình mà không sợ. Điều thứ hai là gạt bỏ mọi kiểm duyệt và hạn chế chúng ta đã áp đặt lên tâm trí. Và chúng ta đã áp đặt nhiều hạn chế lên nó. Giáo dục, các bài giảng đạo đức, nền văn minh và văn hoá đã áp đặt nhiều hạn chế – “Không nghĩ về cái này. Không cho phép ý nghĩ thuộc loại này đi vào tâm trí mình. Nó là ý nghĩ xấu! Không cho phép nó!” Khi chúng ta kìm nén chúng, các ý nghĩ xấu không bị phá huỷ, chúng chỉ đi sâu hơn vào trong tiềm thức của chúng ta. Bằng việc kìm nén nó, ý nghĩ không bỏ đi, nó đi sâu hơn vào trong con người của chúng ta – vì điều chúng ta kìm nén đã nảy sinh từ bên trong, nó đã không tới từ đâu đó bên ngoài.
Nhớ, bất kì cái gì có đó trong tâm trí của bạn đều không tới từ đâu đó bên ngoài, nó tới từ bên trong. Dường như dòng suối đang chảy ra từ núi và chúng ta đóng lối mở của nó. Dòng suối sẽ không bị phá huỷ, nó sẽ đi sâu hơn, và nó sẽ tìm các cách khác để đi ra khỏi núi. Nguyên gốc sẽ có một dòng suối, nhưng giờ có lẽ sẽ có mười dòng vì nước sẽ cố chảy ra bằng việc chia thành mười dòng. Và nếu chúng ta đóng mười chỗ này thế thì sẽ có một trăm dòng.
Mọi thứ tới từ bên trong, không từ bên ngoài. Và chúng ta càng kìm nén nó, nó càng trở thành xấu và suy đồi. Thế thì nó tìm ra những cách mới để đi ra, những phức tạp mới được tạo ra – nhưng chúng ta liên tục kìm nén nó cứng rắn hơn. Cơ sở của giáo dục của chúng ta từ chính thời thơ ấu là ở chỗ nếu ý nghĩ nào đó trong tâm trí là sai, kìm nén nó. Ý nghĩ bị kìm nén đó không bị phá huỷ, nó đi vào sâu hơn trong tiềm thức của chúng ta. Và chúng ta càng kìm nén nó, nó càng đi sâu hơn, và nó càng giữ chặt chúng ta hơn.
Giận là sai, cho nên chúng ta kìm nén nó – thế thì một dòng suối giận lan rộng ngay qua chúng ta. Dục là sai, tham là sai, cái này là sai, cái kia là sai…. Bất kì cái gì sai chúng ta kìm nén nó và đến cuối chúng ta thấy rằng chúng ta đã trở thành bất kì cái gì chúng ta đã kìm nén. Bạn có thể cản được những dòng suối bị kìm nén nào bao lâu bằng việc đóng lối mở của chúng?
Và tâm trí vận hành theo cách nào đó. Chẳng hạn, bất kì cái gì chúng ta muốn kìm nén hay trốn thoát khỏi, đều trở thành trung tâm cho tâm trí. Bất kì cái gì chúng ta muốn thoát khỏi đều trở thành sự hấp dẫn và tâm trí bắt đầu chuyển tới nó. Thử điều đó mà xem! Nếu bạn cố thoát khỏi cái gì đó hay kìm nén cái gì đó, tâm trí sẽ lập tức trở nên được hội tụ vào nó.
Milarepa là nhà huyền bí sống ở Tây Tạng. Một hôm một thanh niên tới ông ấy và nói, “Tôi muốn đạt tới quyền năng nào đó. Xin cho tôi mật chú.”
Milarepa nói, “Chúng ta không có mật chú nào. Chúng ta là nhà huyền bí. Mật chú dành cho nhà ảo thuật, cho pháp sư – đi tới họ đi. Chúng ta không có mật chú nào – tại sao chúng ta phải cần quyền năng?”
Nhưng Milarepa càng từ chối, anh thanh niên càng tưởng rằng phải có cái gì đó ở đó – nếu không tại sao ông ấy phải từ chối? Cho nên anh ta cứ tới Milarepa lặp đi lặp lại.
Đám đông lớn bao giờ cũng tập hợp quanh các thánh nhân, người đuổi mọi người đi bằng chiếc gậy hay ném đá vào họ. Đám đông nghĩ rằng thánh nhân phải có cái gì đó đặc biệt bằng không ông ấy chắc không đuổi mọi người đi.
Nhưng chúng ta không nhận ra rằng việc thu hút mọi người qua quảng cáo trên báo chí hay ném đá vào họ, là cùng một thủ thuật. Tuyên truyền là như nhau. Và cách thứ hai có tính thao túng và tinh ranh hơn. Khi mọi người bị đuổi đi xa bởi ai đó ném đá, họ không hiểu rằng họ thực tại đang bị hút vào. Đây là cách tinh vi để làm điều đó. Và mọi người quả có tới mặc dầu họ không có ý tưởng nào rằng họ đã bị dụ dỗ.
Anh thanh niên nghĩ rằng có lẽ Milarepa đã cố che giấu cái gì đó cho nên anh ta bắt đầu tới mọi ngày. Đến cuối Milarepa phát chán cho nên ông ấy viết cho anh ta một mật chú trên giấy và nói, “Cầm lấy cái này. Đêm nay là đêm không trăng. Đọc cái này năm lần trong đêm. Nếu anh đọc nó năm lần, anh sẽ có quyền năng anh muốn. Thế thì anh sẽ có khả năng làm bất kì cái gì anh muốn làm. Bây giờ đi và để ta một mình.”
Anh thanh niên vớ lấy tờ giấy và quay lưng chạy đi. Anh ta thậm chí không cám ơn Milarepa. Nhưng anh ta còn chưa bước xuống khỏi các bậc đền thì Milarepa gọi với anh ta, “Anh bạn ơi! Ta quên không bảo anh một điều. Có những điều kiện nào đó gắn với mật chú này. Khi anh đọc nó, anh phải không có bất kì ý nghĩ nào trong tâm trí anh về khỉ.”
Anh thanh niên nói, “Đừng lo, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ như vậy trong cả đời tôi. Không bao giờ có bất kì lí do gì để nghĩ về khỉ. Tôi phải đọc điều này chỉ năm lần thôi. Không có vấn đề gì.”
Nhưng anh ta đã phạm sai lầm. Anh ta thậm chí còn chưa xuống tới bậc cuối cùng thì khỉ bắt đầu tới. Anh ta trở nên rất sợ. Anh ta nhắm mắt lại và có khỉ bên trong; anh ta nhìn ra ngoài và ngay cả chỗ không có khỉ, anh ta lại thấy một số con! Lúc đó là đêm, và mọi khoảnh khắc trên mọi cây dường như đều có khỉ. Dường như là khỉ có ở mọi nơi. Đến lúc anh ta về nhà anh ta đã rất lo nghĩ vì mãi tới lúc đó anh ta chưa bao giờ nghĩ về khỉ. Anh ta chưa bao giờ có bất kì cái gì liên quan tới chúng.
Anh ta đi tắm, nhưng khi anh ta tắm khỉ đã ở cùng anh ta. Toàn thể tâm trí anh ta bị ám ảnh chỉ với một điều – khỉ. Thế rồi anh ta ngồi xuống để đọc mật chú. Anh ta nhặt tờ giấy lên, nhắm mắt lại – và có đám đông khỉ bên trong đang trêu chọc anh ta. Anh ta trở nên rất sợ nhưng dầu vậy anh ta vẫn kiên nhẫn cả đêm. Anh ta đổi tư thế; anh ta cố ngồi theo cách này, cách nọ, theo padmasana, theo siddhasana, theo các tư thế yoga khác nhau. Anh ta cầu nguyện, anh ta cúi mình, anh ta cầu xin; anh ta thét lên nhờ bất kì ai tới giúp anh ta gạt bỏ lũ khỉ này. Nhưng khỉ cũng cứng rắn. Chúng không sẵn sàng bỏ anh ta đêm đó.
Đến sáng anh thanh niên gần như điên vì sợ và anh ta nhận ra rằng quyền lực mật chú không thể được đạt tới dễ dàng thế. Anh ta đã thấy rằng Milarepa đã rất láu lỉnh, ông ấy đã ra điều kiện khó cho anh ta. Milarepa điên! Nếu như sẽ có cản trở vì khỉ thế thì ít nhất ông ấy phải không nhắc tới chúng chứ. Thế thì có lẽ quyền năng mật chú có thể đã được đạt tới.
Đến sáng anh ta quay lại Milarepa vừa khóc vừa nói, “Ông lấy lại mật chú đi. Ông đã làm một sai lầm lớn! Nếu khỉ là cản trở trong việc dùng mật chú này, thế thì ông đáng phải không nhắc tới chúng chứ. Tôi không bao giờ nghĩ về khỉ, nhưng cả đêm qua khỉ săn đuổi tôi. Bây giờ tôi sẽ phải đợi tới kiếp sau để đạt tới quyền năng mật chú này vì trong kiếp này mật chú này và khỉ đã trở nên được thống nhất. Bây giờ không thể nào gạt bỏ được chúng.”
Khỉ đã trở nên được thống nhất với mật chú. Làm sao chúng đã trở nên được thống nhất? Tâm trí anh ta khăng khăng rằng khỉ phải không có đó và do vậy khỉ tới. Bất kì khi nào tâm trí anh ta cố gạt bỏ khỉ, khỉ xuất hiện. Bất kì khi nào tâm trí anh ta cố thoát khỏi khỉ, khỉ tới. Cấm đoán là thu hút; từ chối là mời chào; ngăn cản là cám dỗ.
Tâm trí chúng ta đã trở nên rất ốm yếu vì chúng ta không hiểu điểm đơn giản này. Chúng ta không muốn giận – thế thì giận tới như khỉ. Chúng ta không muốn dục – thế thì dục xuất hiện như khỉ và bắt giữ con người chúng ta. Chúng ta không muốn tham, chúng ta không muốn bản ngã – và tất cả chúng đều tới. Nhưng bất kì cái gì chúng ta muốn – tính tâm linh, tính tôn giáo, chứng ngộ – dường như không tới. Cái chúng ta không muốn, thì tới, và cái chúng ta cố có được, không bao giờ xuất hiện. Mọi thứ trái ngược này xảy ra vì việc không hiểu điểm đơn giản này của tâm trí.
Điều thứ hai cần nhớ là ở chỗ không có nhu cầu khăng khăng về cái gì phải có trong tâm trí và cái gì không phải có. Chúng ta phải sẵn sàng quan sát bất kì cái gì xuất hiện trong tâm trí chúng ta mà không làm bất kì chọn lựa nào và không có bất kì điều kiện nào. Theo cách này chúng ta có thể bắt đầu thấy tâm trí là gì trong thực tại. Sự kiện đơn giản về bản tính mâu thuẫn của tâm trí được hiểu rõ bởi các nhà quảng cáo trên khắp thế giới, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo đã không hiểu nó chút nào. Những người tuyên truyền khắp thế giới hiểu sự kiện này nhưng những người dạy trong xã hội đã không hiểu nó. Khi một bộ phim được quảng cáo ‘Chỉ dành cho người lớn’, trẻ em đi xem nó với râu giả đáng giá vài xu dán lên mặt chúng. Những người quảng cáo biết rằng để thu hút trẻ em cần dùng các từ ‘Chỉ dành cho người lớn’ trên quảng cáo. Có những tạp chí của đàn bà ‘chỉ dành cho đàn bà’. Không ai đọc chúng ngoại trừ đàn ông, đàn bà không bao giờ đọc chúng. Tôi đã điều tra về điều đó và thấy rằng phần lớn người mua đều là đàn ông! Và khi tôi hỏi đại lí về tạp chí họ bán trên thị trường, họ nói, “Đàn bà chỉ thỉnh thoảng mới mua tạp chí ‘chỉ dành cho đàn bà’ nhưng thường họ mua tạp chí chỉ dành cho đàn ông.”
Các nhà quảng cáo hiểu cái gì thu hút tâm trí đàn ông như những người lãnh đạo tôn giáo không hiểu mà các thầy giáo đạo đức cũng chưa hiểu nó. Họ vẫn liên tục dạy mọi người những thứ ngu xuẩn như “Không giận, tranh đấu với giận”. Người đánh nhau với giận của mình và cố trốn thoát khỏi nó sẽ bị ám ảnh với giận cả đời người đó. Người đó không bao giờ có thể được tự do khỏi nó. Chỉ người quan tâm tới việc biết giận của mình mặt đối mặt và không tranh đấu với nó, mới được tự do khỏi nó.
Điểm thứ hai là bỏ mọi cảm giác về xung đột và vật lộn với bất kì trạng thái nào của tâm trí. Chỉ tạo ra cảm giác về muốn biết, muốn hiểu – “Mình phải hiểu tâm trí của mình là gì.” Người ta phải đi vào tâm trí với loại việc cảm đơn giản này. Đó là điểm thứ hai.
Và điểm thứ ba là không làm bất kì phán xét nào về bất kì cái gì nảy sinh trong tâm trí. Không làm bất kì phán xét nào về cái gì là xấu hay cái gì là tốt. Tính xấu và tính tốt là hai mặt của cùng một đồng tiền. Bất kì khi nào có tính xấu, có tính tốt ở phía bên kia. Bất kì chỗ nào có tính tốt, có tính xấu ở mặt bên kia.
Người ác được ẩn kín bên trong người thiện và người thiện được ẩn kín bên trong người ác. Người thiện có phía tốt của đồng tiền của mình quay mặt lên và phía xấu quay xuống. Cho nên nếu người thiện trở thành ác thế thì người đó chứng tỏ là tệ hơn người ác nhất. Và nếu người ác trở thành người thiện thế thì người thiện dường như mờ nhạt trong so sánh. Trong người ác tính thiện đã hoàn toàn bị ẩn kín – chỉ tính ác phô ra. Nếu người đó thay đổi và trở thành người thiện thế thì những người thiện khác sẽ có vẻ mờ nhạt cạnh người đó. Lực rất tươi và ẩn kín của tính thiện nảy sinh từ bên trong người đó. Valmiki hay Angulimal là những ví dụ hay. Họ đã là những người rất ác rồi một hôm trở thành thiện và họ chiếu sáng mọi thánh nhân khác bằng tính thiện của họ.
Người thiện và người ác là không khác nhau; họ là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nhưng hiền nhân là loại người thứ ba – bên trong người đó không có tính thiện không có tính ác. Đồng tiên biến mất cùng nhau. Hiền nhân không phải là người thiện không là quân tử không là thánh nhân. Người ác bao giờ cũng bị ẩn kín bên trong người quân tử và người quân tử bao giờ cũng được ẩn kín bên trong người ác. Hiền nhân tuyệt đối là kiểu hiện tượng thứ ba. Ông ấy ở bên ngoài cả thiện và ác; ông ấy không có quan hệ với loại nào. Ông ấy đã đi vào một chiều hướng khác toàn bộ nơi không có vấn đề về thiện và ác.
Một sư trẻ sống trong làng ở Nhật Bản. Ông ấy rất nổi tiếng, và có danh tiếng lớn. Cả làng tôn thờ và kính trọng ông ấy. Bài hát được hát khắp làng tôn vinh ông ấy. Nhưng một hôm mọi sự thay đổi. Một cô gái trẻ trong làng trở nên mang thai và cho sinh ra đứa con. Khi gia đình cô ấy hỏi cô ấy đứa trẻ là của ai, cô ấy nói nó là con của sư trẻ này.
Mất bao lâu để người ngưỡng mộ trở thành kẻ thù? Bao lâu? Điều đó không mất ngay cả một khoảng thời gian ngắn vì bên trong tâm trí của người ngưỡng mộ, kết án bao giờ cũng ẩn kín. Tâm trí chỉ đợi cơ hội, và ngày ngưỡng mộ kết thúc, kết án bắt đầu. Những người biểu lộ kính trọng có thể đổi trong một phút thành bất kính. Những người đang chạm chân một người có thể trong một khoảnh khắc bắt đầu chặt đầu cùng người này. Không có khác biệt giữa kính trọng và bất kính – chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Mọi người trong cả làng tấn công lều của sư. Trong một thời gian dài họ đã từng bày tỏ sự kính trọng với sư nhưng bây giờ mọi giận họ đã kìm nén bước ra. Bây giờ họ có cơ hội để bất kính, cho nên tất cả họ chạy tới lều của sư này và đốt nó và ném đứa bé vào anh ta.
Sư hỏi, “Có chuyện gì vậy?”
Mọi người quát lên, “Ông đang hỏi chúng tôi chuyện gì sao? Đứa trẻ này là của ông! Chúng tôi phải nói cho ông chuyện gì sao? Nhìn nhà đang cháy của ông đi, nhìn vào trong tim ông đi, nhìn đứa trẻ này và nhìn vào cô gái kia. Không cần chúng tôi phải nói cho ông rằng đứa trẻ này là của ông.”
Sư nói, “Thế à? Đứa trẻ này là của tôi à?”
Đứa trẻ bắt đầu khóc cho nên anh ta bắt đầu hát ru để làm cho đứa trẻ im lặng, và mọi người bỏ anh ta ngồi đó bên cạnh chiếc lều bị thiêu rụi. Thế rồi anh ta đi xin ăn vào thời gian thường lệ, vào buổi chiều – nhưng ai cho anh ta thức ăn hôm nay? Hôm nay mọi cửa anh ta đứng trước đều bị đóng sầm. Hôm nay đám đông trẻ con và mọi người bắt đầu bước đi đằng sau anh ta, chế giễu anh ta, ném đá. Anh ta tới nhà của cô gái có đứa con này. Anh ta nói, “Tôi có thể không có thức ăn cho bản thân tôi, nhưng ít nhất cho ít sữa cho đứa trẻ này đi! Tôi có thể có lỗi, nhưng đứa bé nhỏ đáng thương này có lỗi gì?”
Đứa trẻ khóc, đám đông đứng đó – và điều đó trở thành không thể chịu được cho cô gái. Cô ta sụp xuống chân bố cô ta và nói, “Con xin lỗi, con đã nói dối khi con nêu tên sư này. Con muốn cứu người bố thực của đứa trẻ, cho nên con nghĩ dùng tên của sư này. Con thậm chí không có bất kì quen thuộc nào với ông ấy.”
Người bố trở nên bối rối. Đây đã là sai lầm lớn. Ông ta chạy ra khỏi nhà, quì xuống dưới chân của sư và cố nhận đứa bé từ anh ta.
Sư hỏi, “Có chuyện gì vậy?”
Bố cô gái nói, “Tôi xin lỗi, đã có sai lầm. Đứa trẻ này không phải là của ông.”
Sư đáp, “Thế à? Đứa trẻ này thực sự không phải của tôi sao?”
Thế rồi mọi người trong làng nói với anh ta, “Ông điên! Sao ông không phủ nhận điều đó sáng nay?”
Sư nói, “Điều đó tạo ra khác biệt gì? Đứa trẻ này phải thuộc vào ai đó. Và các ông bà đã đốt một cái lều – các ông bà sẽ đốt thêm một lều nữa. Các ông bà đã tận hưởng phỉ báng một người, các ông bà sẽ tận hưởng phỉ báng thêm một người nữa. Điều đó sẽ tạo ra khác biệt gì? Đứa trẻ này phải thuộc vào ai đó – nó cũng có thể là của tôi. Cho nên vấn đề là gì? Điều đó tạo ra khác biệt gì?”
Mọi người nói, “Ông không hiểu rằng mọi người kết án ông, xúc phạm ông, làm mất mặt ông rất nhiều đó sao?”
Sư trả lời, “Nếu như tôi quan tâm tới kết án của các ông bà, tôi chắc đã quan tâm tới kính trọng của các ông bà nữa. Tôi làm như tôi cảm thấy đúng; các ông bà làm bất kì cái gì các ông bà cảm thấy là đúng. Mãi tới hôm qua các ông bà đã cảm thấy kính trọng tôi là đúng cho nên các ông bà đã kính trọng. Hôm nay các ông bà cảm thấy không kính trọng tôi là đúng cho nên các ông bà không kính trọng. Nhưng tôi dửng dưng với cả kính trọng lẫn bất kính của các ông bà.
Mọi người nói với anh ta, “Thưa tôn ông, ông nên nhận ra rằng ông sẽ mất danh tiếng tốt của ông.”
Anh ta đáp, “Tôi không ác không thiện. Tôi đơn giản là bản thân tôi. Tôi đã bỏ ý tưởng này về thiện và ác. Tôi đã bỏ mọi mối quan tâm trong việc trở thành thiện vì tôi càng cố trở thành thiện, tôi càng thấy rằng tôi trở thành ác. Tôi càng cố thoát khỏi tính ác, tôi càng thấy rằng tính thiện đã biến mất. Tôi bỏ chính ý tưởng này. Tôi đã trở nên tuyệt đối dửng dưng. Và ngày tôi trở nên dửng dưng, tôi thấy rằng cả tính thiện lẫn tính ác không còn lại bên trong. Thay vì thế, cái gì đó mới được sinh ra mà là tốt hơn tính thiện, và nó thậm chí không có cái bóng của tính ác.”
Hiền nhân là kiểu người thứ ba. Cuộc hành trình của người tìm kiếm không phải là cuộc hành trình trở thành người tốt; cuộc hành trình của người tìm kiếm là cuộc hành trình của việc trở thành hiền nhân.
Cho nên điểm thứ ba của tôi là: không quyết định liệu ý nghĩ nảy sinh trong tâm trí là thiện hay ác. Không kết án hay ca ngợi. Không nói rằng cái này là ác hay cái này là thiện. Chỉ ngồi bên cạnh dòng chảy của tâm trí, dường như bạn đang ngồi trên bờ sông và quan sát một cách dửng dưng dòng chảy – nước đang chảy, đá đang chảy, lá đang chảy, gỗ đang chảy. Và bạn đang quan sát khi ngồi im lặng trên bờ.
Đây là ba điểm tôi muốn nói cho bạn về sáng nay. Điều thứ nhất là bạo dạn vô cùng trong đương đầu với tâm trí; điều thứ hai là không hạn chế, không ước định tâm trí; điểm thứ ba là không phán xét về bất kì ý nghĩ và khao khát nào nảy sinh trong tâm trí, không cảm thấy thiện hay ác. Thái độ của bạn nên đơn giản là dửng dưng. Ba điểm này là cần để hiểu những suy đồi của tâm trí. Thế rồi trong buổi chiều và buổi tối chúng ta sẽ nói về điều có thể được làm để gạt bỏ những suy đồi này, và đi xa hơn – nhưng ba điểm này phải được nhớ trong tâm trí.
Từ “Hành trình bên trong”, Ch.4