Dây đàn veena của thân thể

Ngoại trừ thân thể con người, không có đàn veena sự sống khác. Và có một số dây trong thân thể con người không nên quá căng cũng không quá chùng. Chỉ trong cân bằng đó mà con người đi vào trong âm nhạc. Biết âm nhạc đó là biết hồn. Khi một người đi tới biết âm nhạc bên trong bản thân người đó, người đó biết hồn; và khi người đó đi tới biết âm nhạc ẩn kín bên trong cái toàn thể, người đó biết Thượng đế, hồn tối cao.

Dây đàn veena này của thân thể con người ở đâu? Điều đầu tiên là: có nhiều dây trong não rất căng. Chúng căng tới mức âm nhạc không thể nảy sinh từ chúng. Nếu ai đó chạm vào chúng, chỉ điên khùng nảy sinh và không gì khác. Và tất cả chúng ta đều đang sống cùng các dây trong não chúng ta rất căng. Trong hai mươi bốn giờ một ngày chúng ta giữ nó căng ra, từ sáng tới tối. Và nếu ai đó nghĩ rằng chúng có thể được thả lỏng buổi đêm, người đó lầm. Ngay cả trong đêm não của chúng ta vẫn bị kéo căng và dồn nén.

Trước đây chúng ta đã không biết cái gì diễn ra trong não con người trong đêm nhưng bây giờ máy móc đã được phát minh ra – khi bạn đang ngủ máy sẽ liên tục báo điều não bạn đang làm việc bên trong.

Vào lúc này, ở Mĩ và Nga, có quãng một trăm phòng thí nghiệm kiểm tra điều con người làm trong giấc ngủ. Quãng bốn mươi nghìn người đã được thực nghiệm khi ngủ trong đêm. Những kết quả được tìm ra là rất đáng ngạc nhiên. Kết quả là ở chỗ dù một người làm bất kì cái gì trong ngày, người đó làm cả trong đêm. Bất kì cái gì người đó làm cả ngày…. Nếu người đó quản lí cửa hàng ban ngày thế thì ngay cả ban đêm người đó cũng quản lí cửa hàng. Nếu tâm trí lo nghĩ cả ngày thế thì nó liên tục lo nghĩ  trong đêm. Nếu đó là giận ban ngày thế thì giận vẫn còn trong đêm.

Đêm là phản xạ của cả ngày, nó là tiếng vọng của ngày. Bất kì cái gì xảy ra trong tâm trí trong ngày đều vang vọng như tiếng vang trong đêm. Bất kì cái gì đã bị bỏ lại chưa hoàn thành, tâm trí cố hoàn thành nó trong đêm. Nếu bạn giận và bạn đã không diễn đạt giận một cách toàn bộ hướng tới người nào đó, nếu giận bị bỏ lại không hoàn thành hay bị mắc kẹt, thế thì tâm trí xả nó ra ban đêm. Bằng việc diễn đạt giận toàn bộ, dây đàn veena cố đạt tới trạng thái đúng của nó. Nếu ai đó đã nhịn ăn trong ngày, thế thì ban đêm người đó ăn trong mơ. Bất kì cái gì đã bị bỏ lại không hoàn thành trong ngày đều cố được hoàn thành ban đêm. Cho nên bất kì cái gì tâm trí làm trong ngày, nó làm cùng điều đó cả đêm. Trong hai mươi tư giờ tâm trí căng thẳng; không có nghỉ ngơi. Các dây của tâm trí không bao giờ được thả lỏng. Các dây của tâm trí rất căng…. Đó là một điều.

Và điều thứ hai là: các dây của tim rất chùng. Các dây của tim chúng ta không căng chút nào. Chúng ta có biết cái gì đó như yêu không? Chúng ta biết giận, chúng ta biết tị, chúng ta biết ghen, chúng ta biết hận. Chúng ta có biết cái gì đó như yêu không? Có lẽ chúng ta sẽ nói rằng chúng ta có biết. Đôi khi chúng ta yêu. Có lẽ chúng ta sẽ nói rằng chúng ta ghét và chúng ta yêu nữa. Nhưng bạn có biết không…? Có thể có tim với ghét và cả với yêu không? Nó là cùng điều như việc nói rằng người ta lúc thì sống và lúc thì chết. Chúng ta không thể tin được điều này, vì một người có thể hoặc sống hoặc người đó có thể chết. Cả hai điều này không thể xảy ra đồng thời. Điều một người lúc thì sống và lúc thì chết là không thể được, điều đó là không thể được. Hoặc tim chỉ biết ghét hoặc tim chỉ biết yêu. Không thể có thoả hiệp giữa hai điều này. Trong tim có yêu, hận trở thành không thể được.

 

Có một nữ tu sĩ fakir tên là Rabiya. Trong sách thiêng mà bà ấy thường đọc, bà ấy đã xoá đi một dòng. Bà ấy gạch một dòng trong nó. Không ai xoá bất kì dòng nào trong sách thiêng vì người ta có thể cải tiến cái gì trong sách thiêng được?

Một thầy tu fakir khác tới ở cùng với Rabiya. Ông ấy đọc cuốn sách và ông ấy nói, “Rabiya, ai đó đã phá huỷ sách thiêng của bà rồi! Nó đã trở thành không thiêng, một dòng đã bị xoá khỏi nó. Ai đã xoá nó?”

Rabiya nói, “Tôi xoá nó đấy.”

Ông fakir này rất choáng. Ông ấy nói, “Sao bà xoá dòng này?” Dòng này là, ‘Ghét là quỉ’.

Rabiya nói, “Tôi đã lâm vào khó khăn. Từ ngày mà tình yêu với Thượng đế nảy sinh trong tôi, ghét đã biến mất trong tôi. Cho dù tôi muốn tôi cũng không thể ghét được. Cho dù quỉ có tới trước tôi thì tôi cũng chỉ có thể yêu nó. Tôi không có chọn lựa khác, vì trước khi tôi có thể ghét tôi cần phải ghét trong tôi. Trước khi tôi có thể ghét, tôi phải có ghét trong tim tôi. Bằng không tôi sẽ có nó ở đâu và tôi sẽ làm nó thế nào?”

Việc đồng tồn tại của yêu và ghét trong cùng một tim là không thể được. Hai điều này là mâu thuẫn như sống và chết; chúng không thể tồn tại cùng nhau trong cùng một tim. Thế thì cái gì là cái chúng ta gọi là yêu?

Khi có ít ghét hơn chúng ta gọi nó là yêu; khi có nhiều ghét hơn chúng ta gọi nó là ghét. Chúng là các tỉ lệ ít hơn và nhiều hơn của bản thân ghét. Không có yêu ở đó chút nào. Sai lầm xảy ra vì mức độ này. Vì mức độ này bạn có thể nghĩ sai lầm rằng lạnh và nóng là hai điều khác nhau. Chúng không phải là hai điều khác nhau. Nóng và lạnh là sự thay đổi dần của cùng một thứ. Nếu tỉ lệ nóng trở nên ít đi, thế thì cái gì đó bắt đầu cho cảm giác lạnh. Nếu tỉ lệ nóng trở nên nhiều hơn, thế thì cũng thứ đó bắt đầu cho cảm giác nóng. Lạnh là hình thể khác của nóng. Chúng dường như là đối lập, khác nhau, kẻ thù của nhau, nhưng chúng không là vậy. Chúng là những hình thể được cô đặc và không cô đặc của cùng một thứ. Chúng ta biết hận theo cùng cách. Hình thể ít cô đặc hơn của ghét chúng ta hiểu là yêu và chính hình thể rất cô đặc của ghét chúng ta hiểu là ghét – nhưng yêu không có cách nào là hình thể của ghét. Yêu là thứ khác toàn bộ với ghét. Yêu không có quan hệ với ghét.

Các dây của tim chúng ta là chùng toàn bộ. Từ những dây chùng đó âm nhạc của yêu không nảy sinh – âm nhạc của phúc lạc cũng không nảy sinh. Bạn đã bao giờ biết phúc lạc trong đời bạn chưa? Bạn có thể nói về khoảnh khắc nào đó mà đó là khoảnh khắc của phúc lạc và rằng bạn đã nhận ra và đã trải nghiệm phúc lạc không? Khó mà nói với sự đích thực rằng bạn bao giờ cũng biết phúc lạc.

Bạn đã bao giờ biết yêu chưa? Bạn đã bao giờ biết an bình chưa? Về chúng cũng khó nói bất kì cái gì.

Chúng ta biết gì? Chúng ta biết bồn chồn. Vâng, đôi khi bồn chồn ở trong mức độ ít hơn – điều chúng ta coi là an bình. Thực tại chúng ta là bồn chồn tới mức nếu bồn chồn trở nên ít đi chút thôi, nó cho ảo tưởng về an bình. Một người bị ốm. Khi ốm trở nên ít đi chút thôi, người đó nói rằng người đó đã trở nên khoẻ. Nếu ốm bao quanh người đó trở nên ít đi chút thôi, người đó nghĩ rằng người đó đã trở nên khoẻ. Nhưng mối quan hệ của khoẻ và ốm là gì? Khoẻ là thứ khác toàn bộ.

Khoẻ là thứ khác toàn bộ. Rất ít người trong chúng ta có khả năng biết khoẻ. Chúng ta biết ốm nhiều hơn, chúng ta biết ốm ít hơn, nhưng chúng ta không biết khoẻ. Chúng ta biết bồn chồn nhiều hơn, chúng ta biết bồn chồn ít hơn, nhưng chúng ta không biết an bình. Chúng ta biết hận nhiều hơn, chúng ta biết hận ít hơn. Chúng ta biết giận nhiều hơn, chúng ta biết giận ít hơn….

Bạn có thể nghĩ rằng giận chỉ đôi khi xảy ra. Ý này là sai. Bạn giận trong hai mươi bốn giờ. Lúc nó nhiều hơn, lúc nó ít hơn, nhưng bạn giận trong hai mươi bốn giờ. Chỉ với chút ít cơ hội giận sẽ bắt đầu trồi lên bề mặt. Nó đang đi tìm cơ hội. Giận sẵn sàng ở bên trong; nó chỉ đi tìm cơ hội bên ngoài để cho bạn cái cớ để giận. Nếu bạn trở nên giận mà không có cớ nào thế thì mọi người sẽ nghĩ bạn điên. Nhưng nếu cơ hội không được trao cho bạn, bạn sẽ bắt đầu trở nên giận cho dù chẳng có lí do gì. Có lẽ bạn không biết điều này.

Chẳng hạn, một người có thể bị khoá trong phòng có đủ mọi tiện nghi và được yêu cầu ghi ra bất kì thay đổi nào xảy ra trong tâm trí anh ta. Khi anh ta viết chúng ra, anh ta thấy rằng chẳng có lí do gì đôi khi anh ta cảm thấy thoải mái trong căn phòng đóng kín đó, đôi khi anh ta cảm thấy tồi tệ; đôi khi anh ta trở nên buồn, đôi khi anh ta trở nên hạnh phúc; đôi khi anh ta cảm thấy giận, đôi khi anh ta không cảm thấy giận. Không có cớ nào ở đó, tình huống trong căn phòng này thường xuyên là như nhau – nhưng cái gì đang xảy ra cho anh ta? Đó là lí do tại sao con người sợ một mình thế – vì trong một mình không có cớ từ bên ngoài. Người ta sẽ phải thừa nhận mọi thứ có bên trong bản thân người ta. Bất kì người nào được giữ ở chỗ cô lập đều không thể vẫn còn mạnh khoẻ trong hơn sáu tháng, người đó sẽ trở nên điên.

 

Một fakir nói với một hoàng đế Ai Cập về điều này nhưng hoàng đế không tin ông ta cho nên ông fakir đề nghị hoàng đế tìm người mạnh khoẻ nhất trong thành phố và để anh ta vào chỗ cô lập trong sáu tháng. Việc tìm kiếm được tiến hành trong thành phố. Một thanh niên mạnh khoẻ, người đã hạnh phúc theo mọi cách – vừa mới lấy vợ, có con, kiếm sống tốt, rất hạnh phúc – được đưa tới hoàng đế. Hoàng đế bảo anh ta, “Chúng ta sẽ không gây phiền phức gì cho anh. Chúng ta chỉ làm một thực nghiệm. Gia đình của anh sẽ được chăm sóc – thức ăn, quần áo, và mọi thu xếp sẽ được làm cho họ. Đó sẽ là tình huống tốt hơn cho họ so với cho anh. Anh sẽ có mọi tiện nghi nhưng trong sáu tháng anh sẽ phải sống một mình.”

Anh ta bị khoá trong một ngôi nhà lớn. Anh ta được cho mọi tiện nghi – nhưng đơn độc thế! Ngay cả người gác cũng không biết tiếng của anh ta cho nên họ không thể nói với nhau. Chỉ trong vòng hai hay ba ngày người này bắt đầu trở nên bồn chồn. Anh ta có mọi tiện nghi, không có gian khổ gì dù là bất kì cái gì: vào giờ đúng thức ăn là sẵn có, vào giờ đúng anh ta có thể đi ngủ. Vì đó là cung điện hoàng gia, mọi tiện nghi đều sẵn có và không có khó khăn dù bất kì cái gì. Ngồi đó anh ta có thể làm bất kì cái gì anh ta muốn làm. Điều duy nhất là việc anh ta không thể nói chuyện được với bất kì người nào, anh ta không thể gặp bất kì người nào. Trong vòng chỉ hai hay ba ngày sự bứt rứt khó chịu bắt đầu và sau tám ngày anh ta bắt đầu hét lên, “Đem tôi ra khỏi đây! Tôi không muốn ở đây!”

Vấn đề là gì? Vấn đề đã bắt đầu tới từ bên trong. Các vấn đề mà, mãi tới hôm qua, anh ta đã nghĩ đã tới từ bên ngoài, giờ anh ta thấy, trong sự một mình của mình, đang tới từ bên trong. Trong vòng sáu tháng người này trở nên điên. Sau sáu tháng, khi anh ta được cho ra, anh ta đã điên hoàn toàn. Anh ta đã bắt đầu nói với bản thân mình. Anh ta đã bắt đầu nguyền rủa bản thân mình. Anh ta đã bắt đầu nổi giận với bản thân mình. Anh ta đã bắt đầu yêu bản thân mình. Bây giờ người khác không hiện diện. Sau sáu tháng anh ta được đưa ra như người điên. Mất sáu năm cho anh ta được chữa lành.

 

Bất kì người nào trong các bạn chắc sẽ trở nên điên. Người khác cho bạn cơ hội do đó bạn không trở nên điên. Bạn tìm cớ: “Người này đã lăng mạ tôi, do đó tôi đầy giận.” Không ai bị đầy giận bởi ai đó khác lăng mạ anh ta. Giận hiện diện bên trong; lăng mạ chỉ là cơ hội cho nó đi ra.

Giếng đầy nước. Nếu chúng ta thả gầu vào trong giếng và kéo nó lên, nước tới từ giếng. Nếu không có nước trong giếng thế thì dù chúng ta thả gầu vào bao nhiêu lần, không cái gì có thể được kéo ra. Gầu trong bản thân nó không có sức mạnh làm cho nước chảy ra. Đầu tiên nước phải có trong giếng. Nếu có nước trong giếng, thế thì gầu có thể kéo nước lên. Nếu không có nước trong giếng, thế thì gầu không thể kéo được nước lên.

Nếu không có giận bên trong bạn, nếu không có hận bên trong bạn, thế thì không sức mạnh nào trong thế giới có thể đem giận hay hận ra từ bạn. Trong những khoảnh khắc này ở giữa, khi không ai thả gầu vào giếng, người ta có thể duy trì ảo tưởng rằng không có nước trong giếng. Khi ai đó thả gầu vào trong nó, nước có thể được kéo lên; nhưng khi giếng không được dùng chúng ta sẽ sai lầm nếu chúng ta nghĩ rằng bây giờ không có nước trong nó. Theo cùng cách, nếu không ai cho chúng ta cơ hội thế thì giận hay ghét hay tị không đi ra từ chúng ta. Nhưng đừng nghĩ rằng không có nước trong giếng. Nước hiện diện trong giếng và nó đang đợi ai đó tới với gầu và lấy nó ra. Nhưng chúng ta nghĩ cái trống rỗng này, ở giữa các khoảnh khắc là khoảnh khắc của yêu, của an bình. Điều này là sai.

Bao giờ cũng vậy sau bất kì cuộc chiến tranh nào trên thế giới, mọi người nói rằng bây giờ có hoà bình. Nhưng Gandhi nói, “Theo hiểu biết của tôi nó không giống điều đó. Hoặc là có chiến tranh hoặc là có chuẩn bị chiến tranh; hoà bình không bao giờ tới. Hoà bình là lừa dối.” Ngay bây giờ không có chiến tranh xảy ra trên thế giới; thế chiến thứ hai đã kết thúc và chúng ta đang đợi thế chiến thứ ba. Nếu chúng ta nói rằng đây là những ngày của hoà bình, chúng ta sai. Đây không phải là những ngày của hoà bình. Đây là những ngày của chuẩn bị cho thế chiến thứ ba. Trên khắp thế giới việc chuẩn bị cho thế chiến thứ ba đang diễn ra. Hoặc có chiến tranh hoặc có chuẩn bị chiến tranh. Như khi thế giới đã từng tồn tại, nó đã không thấy bất kì ngày hoà bình nào.

Bên trong con người cũng có hoặc giận hoặc có chuẩn bị giận – con người không biết bất kì trạng thái nào của không giận. Có bồn chồn – hoặc nó trồi lên bề mặt hoặc nó chuẩn bị để trồi lên bề mặt. Nếu chúng ta nghĩ rằng những khoảnh khắc của chuẩn bị bên trong là những khoảnh khắc của an bình, chúng ta nhầm.

Các dây của tim chúng ta là rất chùng. Chỉ giận đi ra từ chúng, chỉ méo mó và không hài hoà đi ra từ chúng. Không âm nhạc nào có thể nảy sinh. Nếu các dây của não là quá căng thế thì điên khùng nảy sinh ra từ chúng, còn nếu các dây của tim chúng ta là quá chùng thế thì chỉ giận dữ, thù địch, ghen tị, hận thù, nảy sinh từ chúng. Các dây của tim chúng ta phải hơi căng hơn một chút để cho yêu có thể nảy sinh từ chúng, và các dây của não phải chùng lại chút ít để cho thông minh nhận biết nảy sinh ra từ chúng, không phải là mất trí. Nếu cả hai loại dây này trở nên được cân bằng, có khả năng cho âm nhạc của sự sống nảy sinh.

Cho nên chúng ta sẽ thảo luận hai điều. Một là làm sao thả lỏng các dây của não và điều kia là làm sao làm căng thêm, tạo ra căng trong các dây của tim. Phương pháp làm điều này là điều tôi gọi là thiền.

Nếu hai điều này xảy ra, thế thì điều thứ ba có thể xảy ra; thế thì có thể đi xuống trung tâm thực của cuộc sống của chúng ta – rốn. Nếu âm nhạc nảy sinh trong cả hai trung tâm này, việc đi vào bên trong trở thành có thể. Âm nhạc đó bản thân nó trở thành chiếc thuyền để đưa chúng ta đi sâu hơn. Nhân cách càng hài hoà, âm nhạc càng nảy sinh bên trong, chúng ta càng có thể đi xuống sâu hơn. Càng không hài hoà bên trong, chúng ta sẽ càng ở chỗ nông, chúng ta sẽ càng ở trên bề mặt. Trong hai ngày tới chúng ta sẽ thảo luận hai điểm này – không chỉ thảo luận chúng mà còn thực nghiệm về cách chúng ta có thể mang những dây này của chiếc đàn veena sự sống vào cân bằng.

Ba điểm mà tôi vừa nói cho bạn phải được nhớ trong tâm trí để cho bạn có thể kết nối chúng với những điều tôi sẽ nói bây giờ với bạn.

Điều thứ nhất: hồn con người không được kết nối với não cũng chẳng với tim, hồn con người được kết nối với rốn của người đó. Điểm quan trọng nhất trong thân thể con người là rốn; nó là trung tâm. Rốn không chỉ là trung tâm của thân thể con người mà cũng là trung tâm của sự sống. Đứa trẻ được sinh ra qua nó và cuộc sống của đứa trẻ kết thúc qua nó. Và với những người khám phá ra chân lí, chính rốn trở thành cánh cửa.

Bạn có thể không nhận biết rằng cả ngày bạn thở bằng ngực nhưng ban đêm việc thở của bạn bắt đầu tới từ rốn. Cả ngày ngực bạn phồng lên xẹp xuống, nhưng ban đêm khi bạn ngủ bụng của bạn bắt đầu phồng lên và xẹp xuống. Bạn phải đã thấy đứa trẻ nhỏ thở; ngực của đứa trẻ nhỏ không chuyển động, chính bụng của nó đang chuyển động lên và xuống. Trẻ nhỏ vẫn rất gần với rốn. Khi đứa trẻ bắt đầu lớn lên, nó bắt đầu chỉ thở từ ngực, và chấn động của hơi thở không còn đạt tới rốn.

Nếu bạn đi dọc con đường, đạp xe đạp hay lái xe hơi, và đột nhiên tai nạn xảy ra, bạn sẽ ngạc nhiên mà để ý rằng tác động đầu tiên sẽ là lên rốn – không lên não hay tim. Nếu một người đột nhiên tấn công bạn bằng dao, chấn động đầu tiên sẽ được cảm thấy ở rốn, không ở bất kì chỗ nào khác. Thậm chí ngay bây giờ, nếu bạn đột nhiên trở nên sợ, chấn động đầu tiên sẽ được cảm thấy ở rốn. Bất kì khi nào có nguy hiểm cho sự sống, chấn động đầu tiên được cảm thấy ở rốn vì rốn là trung tâm sự sống. Các chấn động sẽ không xảy ra ở bất kì chỗ nào khác. Nguồn sống được nối từ đó, và vì chú ý của chúng ta không vào rốn chút nào, con người bị bỏ treo đó trong tình trạng lấp lửng. Trung tâm rốn bị ốm toàn bộ, không có chú ý nào dành cho nó – và không có thu xếp cho sự phát triển của nó.

Phải có thu xếp nào đó để phát triển trung tâm rốn. Cũng như chúng ta đã tạo ra các trường học và đại học để phát triển não, theo cùng cách thu xếp nào đó là tuyệt đối cần thiết để phát triển trung tâm rốn vì có những điều nào đó mà qua chúng, trung tâm rốn phát triển và có những điều nào đó qua chúng, nó không phát triển. Như tôi đã nói, nếu tình huống sợ hãi nảy sinh, thế thì nó được cảm thấy trước hết ở trung tâm rốn. Cho nên người ta càng rèn luyện bạo dạn, rốn của người đó sẽ càng trở nên mạnh khoẻ; người ta càng rèn luyện dũng cảm, trung tâm rốn của người đó sẽ càng phát triển. Bạo dạn càng tăng trưởng, rốn sẽ càng mạnh mẽ và mạnh khoẻ và các tiếp xúc với sự sống sẽ càng sâu. Đó là lí do tại sao mọi thiền nhân lớn của thế giới đã coi bạo dạn là phẩm chất bản chất trong người tìm kiếm – không có ý nghĩa khác của bạo dạn. Ý nghĩa của bạo dạn là ở chỗ nó làm cho trung tâm rốn sống động toàn bộ; nó tạo điều kiện đầy đủ cho phát triển toàn bộ của rốn.

Từ “Hành trình bên trong”, Ch.1