Về việc này chúng ta hãy hiểu một chút về khoa học âm thanh. Khoa học tin rằng đơn vị tối thượng của mọi vật chất là điện. Các hiền nhân phương Đông tin rằng đơn vị tối thượng của vật chất không phải là điện mà là âm thanh. Vật lí hiện đại tin rằng chung cuộc mọi vật chất đều được tạo ra từ điện, trong khi hiền nhân phương đông nói rằng âm thanh là đơn vị cơ bản của mọi vật chất. Dù chân lí có thể là bất kì cái gì, điều cần được hiểu là ở chỗ có mối quan hệ gần gũi giữa điện và âm thanh. Có thể là các phát biểu của nhà khoa học và của hiền nhân cả hai đều đồng thời đúng. Nếu không phải hôm nay, ngày mai thực tại của yếu tố tối thượng sẽ được biết: một hình thể của yếu tố đó là âm thành, và hình thể khác là điện. Yếu tố đó là gì thì phải được khám phá ra. Tìm kiếm từ khía cạnh tôn giáo, hiền nhân đạt tới tri thức rằng âm thanh là cái tối thượng; tìm kiếm từ khía cạnh vật chất nhà khoa học đã được đưa tới điện. Nhớ, hiền nhân đã đi tìm bên trong bản thân ông ấy, không bên trong vật chất: bên trong cái ngã riêng của bạn, kinh nghiệm tối thượng về sự tồn tại của bạn là kinh nghiệm về âm thanh. Cứ khi nhận biết về bản thân bạn, sẽ có nhận biết về âm thanh. Bạn càng đi sâu hơn vào trong bản thân bạn, âm thanh sẽ càng ít nghe thấy được hơn, cho tới khi nó trở thành trống rỗng. Chính im lặng đó có âm thanh riêng của nó, “âm thanh vô âm,” điều các hiền nhân Ấn Độ đã mô tả là anahat nada. Anahat nada đó là âm thanh tối thượng: kinh nghiệm cuối cùng của tâm thức con người, trước khi nó đi vào cái vô hình thể, là âm thanh này. Vì kinh nghiệm này, các hiền nhân Ấn Độ nói rằng âm thanh này là yếu tố tối thượng.
Nhà khoa học phân chia và chia nhỏ nữa vật chất thành các cấu phần nhỏ nhất của nó, và ngay trước khi nó biến mất vào cái vô hình thể, nó được thấy như điện tử. Thế rồi vật chất hoàn toàn bị mất đi và cái vô hình thể xuất hiện, cái còn lại là điện.
Điều phải được nghĩ tới là liệu cái nhỏ nhất, phần tối thượng của tâm thức, có tới trước phần nhỏ nhất của vật chất không. Chắc chắn là tâm thức đó là tinh tế hơn vật chất, do đó phần tối thượng của tâm thức phải tồn tại trước vật chất đó. Cho nên các hiền nhân Ấn Độ đã giữ cái nhìn rằng âm thanh là tinh tế hơn điện, rằng nó tới trước điện, và là nguồn tối thượng của mọi thứ.
Âm nhạc, bài ca, lời cầu nguyện và việc tụng tất cả đều là việc dùng âm thanh. Mọi âm thanh đều tạo ra một trạng thái đặc biệt bên trong bạn; không âm thanh nào không tạo ra.
Các nhà khoa học đang thực nghiệm với âm thanh bây giờ biết rằng nếu các nhạc cụ đặc biệt được chơi trước thực vật nó sẽ mọc hoa sớm hơn một tháng so với bình thường nó vậy. Nếu nhạc cụ đặ biêt được chơi trước bò cái, chúng sẽ cho nhiều sữa gấp đôi. Nếu nhạc cụ sai, hay âm nhạc sai được chơi, chúng có thể không cho sữa chút nào.
Âm thanh thực sự đạt tới bên trong bạn và điểm vào tâm thức của bạn. Cổ của bạn có thể bị chặt bằng kiếm, nhưng với kiếm âm thanh, tâm trí của bạn có thể bị chặt. Lưỡi của âm thanh sắc hơn, và nó ngắt tâm trí bạn khỏi những bận tâm đa dạng. Cho nên các thực nghiệm với lưỡi âm thanh đã được tiến hành trong đó âm thanh được dùng để cắt bỏ tâm trí của thiền nhân hay người sùng kính, để người đó có thể bắt đầu cuộc hành trình tới cái vô hạn. Mọi tôn giáo đều đã dùng những âm thanh đặc biệt và đã thực nghiệm với chúng để lau sạch và làm thuần khiết tâm trí.
Mọi tôn giáo đều có âm thanh riêng của họ mà được dùng trong tôn thờ. Khi tôn thờ đi sâu, tác động của những âm thanh này biến đổi người sùng kính. Bài ca sùng kính và chơi nhạc cụ là cơ bản cho biến đổi, và đó là lí do tại sao việc lặp lại là có ý nghĩa. Nếu bạn hát một bài hát hôm nay, bài khác ngày mai và bài thứ ba vào ngày kia, sẽ không có kết quả. Phải có việc gõ búa liên tục vào cùng một trung tâm đặc biệt.
Nếu bạn gõ búa vào cọc lều ở những chỗ khác nhau, nó sẽ không bao giờ đi vào trong đất. Nếu bạn đào sáu mươi phân ở chỗ này, sáu mươi phân ở chỗ khác và sáu mươi phân ở chỗ khác nữa, bạn sẽ không bao giờ có khả năng đào giếng. Tương tự, đổi trung tâm và vị trí không đem lại kết quả. Để đào giếng, việc đào phải được làm chỉ ở một chỗ. Đó là lí do tại sao việc lặp lại đã từng được nhấn mạnh tới – nhiều tới mức trong cả một tháng bạn phải lặp lại “Mu…” hay “Aum,” hay một dòng bài ca, lặp đi lặp lại, theo cùng nhịp điệu. Nhưng có nguy hiểm rằng việc lặp lại trở thành máy móc, dường như nó chỉ là một việc để được làm, và thế thì nó sẽ là vô dụng.
Việc lặp lại phải là vấn đề sống chết, dường như bạn đánh cược mọi thứ vào nó một cách toàn bộ. Mọi sợi tóc, mọi tế bào, mọi thớ thịt của thân thể đều tham gia; mọi thần kinh, mọi xương, mọi thịt và cơ trở nên được tham gia… mọi giọt máu phải gọi to lên. Khi toàn thể sự tồn tại của bạn trở thành âm thanh đó, sẽ có kết quả. Người sùng kính phải lặp lại chỉ một lời, hay một dòng bài hát, trong nhiều năm liền, với một lí do đặc biệt: bạn gõ búa vào một điểm lặp đi lặp lại để cho cánh cửa có thể vỡ mở ra – và nó thế thật!
Cho nên âm thanh, nhảy múa và âm nhạc tất cả đã được dùng trong tôn thờ.
Những điều này tất cả đã được làm trước tượng – để điều này được ghi nhớ, vì việc nhảy múa như vậy là chuyện khác. Nhiều người nhảy múa nhưng họ không trở nên chứng ngộ. Nếu họ nhảy múa vì nhảy múa, điều đó chẳng có quan hệ gì với cái vô hạn. Cho nên mọi thứ phải được làm trong quan hệ với cái vô hạn và do đó ở trước tượng mà đã được làm thành sống động. Tượng đó sẽ liên tục nhắc nhở bạn rằng nhảy múa không phải là vì nhảy múa. Việc nhảy múa là ở ngoại vi; trung tâm là tượng, trung tâm là ở trong người tối cao. Mọi thứ là trong việc chuẩn bị cho cú nhảy vào trong điều tối thượng. Bằng không có vũ công, nhạc sĩ, ca sĩ, toàn những người siêu phàm trong nghệ thuật của họ – ngay cả người sùng kính cũng có thể hát rất hay. Nhưng điều này không liên quan chút nào; người sùng kính không quan tâm tới âm nhạc hay bài ca, chủ định của người đó là khác. Toàn thể nỗ lực của người đó là để trở nên được tràn ngập tới mức người đó có thể tan biến và mất bản thân người đó một cách hoàn toàn tới mức dòng chảy bên trong tiếp quản và để người đó nổi trong cái vô hạn. Người đó phải trở thành chu vi, với người tối cao ở trung tâm. Người đó phải tạo ra sự linh động tới mức người đó có thể vẫn còn nổi, và tuôn chảy.
Thông thường bạn sẽ thấy người sùng kính với nước mắt chảy dài trên má. Người đó không khóc từ bất hạnh mà từ vui. Nước mắt chảy ra khi mọi thứ bên trong đã trở thành linh động, lỏng – hoặc từ khổ hoặc từ vui tràn ngập.
Tượng đã được dùng theo nhiều cách khác nhau để diễn đạt cực lạc. Những người nói chống lại tượng không biết tôn thờ ngụ ý gì. Bất kì cái gì đều có thể được nói bởi ai đó không biết; mọi người rất dốt nát và không biết bất kì cái gì. Họ chấp nhận bất kì cái gì họ nghe thấy – đặc biệt là điều phủ định. Chính một luật là tâm trí dễ dàng chấp nhận cái có tính phủ định vì nó không phải nhận bất kì rắc rối nào để chứng minh điều đó.
Nếu ai đó nói, “Không có Thượng đế,” người đó không phải chứng minh bất kì cái gì. Nhưng bất kì ai nói, “Có Thượng đế,” đều phải chứng minh điều đó. Cho nên tâm trí dễ dàng chấp nhận cái có tính phủ định, nhưng trước khi nó chấp nhận bất kì cái gì có tính khẳng định, nó làm ra các điều kiện; bằng không nó sẽ phải nhận phiền phức để chứng minh điều đó.
Tôn thờ có tính khẳng định, tượng có tính khẳng định. Trong việc phủ nhận cái gì đó, chẳng có gì để mất.
Không chân lí nào có thể được biết tới mà không có tính khẳng định.
Sự sống càng có tính phủ định, mặc dầu nó sẽ dường như thông minh hơn ở bên ngoài, bên trong nó sẽ là ngu xuẩn hơn. Sự sống càng có tính phủ định, sẽ càng ít có khả năng cho chân lí, niềm vui và cái đẹp xuyên thấu vào nó, vì mọi kinh nghiệm nâng cao chỉ xảy ra cho tâm trí khẳng định. Mọi kinh nghiệm có giá trị có thể có được chỉ bởi tâm trí khẳng định.
Bất kì khi nào ai đó nói “không,” cái gì đó bên trong tâm trí của người đó bị đóng lại. Bạn đã bao giờ nghĩ về tác động của lời chưa? Nếu bạn nhốt bản thân bạn trong phòng và nói to “không,” bạn sẽ thấy rằng toàn thể tim bạn co lại và trở nên bị đóng. Nếu bạn nói to “có,” bạn sẽ thấy rằng tim bạn mở đôi cánh của nó ra và bay vào trong bầu trời. Lời không chỉ được sinh ra: việc thốt ra chúng tạo ra biến cố song song nào đó. Trong nói “không,” cái gì đó co lại bên trong bạn, và trong việc nói “có,” cái gì đó mở ra bên trong bạn.
Tôn thờ tượng là phương pháp rất khẳng định. Nhưng bạn phải thiền và đi sâu vào trong tượng, vào trong tôn thờ tới mức bạn đi tới biết rằng không có tượng, chỉ có tôn thừa. Tượng chỉ là việc bắt đầu.
Đúng là tôn thờ là về tượng, nhưng theo nghĩa sâu hơn bạn sẽ thấy rằng nó là biến đổi riêng của bạn. Tượng chỉ là cái cớ, và cái cớ đó làm việc biến đổi bản thân người ta thành dễ dàng.
Ts. Rudolf, người tôi đã nói tới trước đây, đã phát triển một nguyên lí quan trọng, mà sẽ là hữu dụng cho bạn để biết tới. Bất kì khi nào ý nghĩ nào đó nảy sinh trong tâm trí bạn, nó phải đi qua dây thần kinh và cơ, qua toàn thể cơ chế của thân thể. Chẳng hạn, nếu trong tâm trí tôi ý nghĩ đã nảy sinh để yêu bạn và để cầm tay bạn trong tay tôi, lập tức ý nghĩ đó bắt đầu chuyển đi – đi từ não và cơ chế thân thể cho tới khi nó đạt tới đầu ngón tay tôi.
Rudolf nói rằng khi một ý nghĩ được sinh ra, nó có sức mạnh của một trăm đơn vị; đến lúc nó đạt tới đầu ngón tay, chỉ một đơn vị còn lại. Chín mươi chín đơn vị được dùng trong việc truyền, trong việc dịch ý nghĩ đó thành hành động. Mọi ý nghĩ đều trở nên không sống vào lúc chúng đạt tới bề mặt bên ngoài của thân thể. Đó là lí do tại sao nhiều hạnh phúc thực tại được trải nghiệm về ý nghĩ về cầm tay người yêu của bạn hơn là việc trải nghiệm nó. Vào khoảnh khắc trải nghiệm bạn cảm thấy trải nghiệm đó đã không thoả mãn như bạn đã mong đợi. Cái gì đã xảy ra? Tại sao việc hoàn thành ý nghĩ đó lại kém đáp ứng hơn bản thân ý nghĩ này?
Khi ai đó nghĩ về làm tình, người đó cảm thấy hân hoan, nhưng sau khi làm tình người đó bị bỏ lại với cảm giác chán nản. Người đó cảm thấy nó không lớn thế chút nào. Tại sao? Khi ý nghĩ được quan niệm nó có tiềm năng của một trăm đơn vị, nhưng đến lúc nó đạt tới ngoại vi, nó đã bị thu lại thành một đơn vị. Đôi khi tiềm năng này là số không hay thậm chí số âm. Nếu thân thể ốm, năng lượng bị mất đi khi ý nghĩ đi qua, tiêu thụ mọi sức mạnh và biến nó thành phủ định. Cho nên nếu bạn ốm, bạn có thể đã mong đợi cảm thấy hạnh phúc khi bạn cầm tay người yêu của bạn, nhưng thay vì thế, đến lúc ý nghĩ đã đi tới tay của bạn, cầm tay cô ấy làm cho bạn bất hạnh. Kinh nghiệm này trở thành phủ định. Rudolf nói rằng nếu điều này là đúng, thế thì con người sẽ không bao giờ trở nên hạnh phúc.
Không có cách nào để ý nghĩ của người ta có thể nhảy thẳng vào tâm trí của người khác sao? Tôn giáo nói có đấy. Rudolf cũng đã xác nhận điều này qua hàng trăm thực nghiệm – rằng ý nghĩ của tôi có thể lấy cú nhảy vào tâm trí người khác, không dùng trung gian của thân thể vật lí của tôi. Để làm như vậy, tôi dừng ý nghĩ của tôi ở trung tâm con mắt thứ ba bằng việc nhắm mắt lại, và làm cho nó nhảy thẳng vào con mắt thứ ba của bạn. Toàn thể hệ thống viễn cảm này tuỳ thuộc vào nghệ thuật này.
Rudolf đã biểu diễn điều này bằng việc truyền ý nghĩ đi một nghìn dặm. Ở Nga, Howard, và nhiều người khác trong các thực nghiệp của các nước khác, đã cho bằng chứng về viễn cảm. Trong thực nghiệm này, bạn tập trung ý nghĩ của bạn vào con mắt thứ ba của bạn, dường như ý nghĩ của bạn đã trở thành mặt trời nhỏ quay nhanh trong tâm trí bạn. Mặt trời nhỏ đó trở nên được hội tụ và có năng lực cao. Ý nghĩ này không được phép lan rộng tới phần còn lại của thân thể, điều sẽ cho phép việc mất năng lượng; năng lượng này phải tích luỹ tại một điểm, nơi nó vẫn còn được hội tụ như một tia sáng mạnh. Ngay khi bạn cảm thấy rằng nó không thể trở nên được hội tụ hơn, được tập trung hơn – đó là khoảnh khắc cho ý nghĩ này nhảy. Tại đích xác khoảnh khắc đó bạn phải phóng chiếu ý nghĩ này vào trong tâm trí của người khác. Dù người này có thể ở xa bao nhiêu, người này phải ở trong trường tưởng tượng của bạn, và bạn cần tưởng tượng rằng ý nghĩ này đã đi vào trong tâm trí của người kia qua con mắt thứ ba của người đó. Một khi điều này xảy ra, ý nghĩ này được truyền đi.
Viễn cảm là nghệ thuật phóng chiếu ý nghĩ vào ai đó khác mà không có bất kì trung gian vật lí nào. Con mắt thứ ba đã được thiền theo nhiều cách với các chủ định tôn giáo. Nó có thể được dùng cho liên lạc với tâm trí càn khôn cũng như với tâm trí con người. Chẳng hạn, bạn đang ngồi trước tượng của Mahavira…. Tâm thức của Mahavira đã trở thành một với cái vô hạn, nhưng nếu bạn tập trung toàn bộ năng lượng của bạn vào trung tâm con mắt thứ ba và phóng chiếu nó vào trong đầu của tượng, ý nghĩ của bạn sẽ được truyền tới tâm thức của Mahavira. Theo cách này nhiều người đã tới sau Mahavira được giúp đỡ. Với những người như vậy, Phật, Mahavira và Christ không là chết mà vẫn sống ở đây và bây giờ. Với họ có liên lạc trực tiếp.
Thực nghiệm này có thể được dùng để lấy cú nhảy vào trong cái vô hạn. Nhưng làm sao bạn sẽ tìm được con mắt thứ ba của cái vô hạn? Bạn sẽ phóng chiếu năng lượng ý nghĩ của bạn tới đâu? Bạn sẽ làm nó nhảy đi đâu?
Sẽ dễ dàng hơn nếu liên lạc qua trung gian một bức tượng. Việc phóng chiếu thẳng tia ý nghĩ vào trong cái vô hạn là khó. Điều đó có thể được làm, nhưng với điều đó có một kĩ thuật khác. Tôn giáo mà không dùng tượng đã dùng kĩ thuật đó, nhưng nó rất khó. Cho nên những tôn giáo đó mà ban đầu đã không dùng tượng thường cuối cùng đã đi vòng để dùng chúng.
Đạo Hồi đã không dùng tượng, nhưng nhà thờ Hồi giáo đã trở thành tượng. Và các mồ của các thánh Hồi giáo được tôn thờ. Ngay cả ngày nay, trong bất kì phần nào của thế giới, khi người Mô ha mét giáo nói lời cầu nguyện của mình, người đó quay mặt sang hướng của Kaaba. Những người biết, họ đã dùng Kaaba để phóng chiếu các ý nghĩ của họ. Những người không hiểu bí mật này vẫn còn chỉ đứng đối diện với hướng về Kaaba trong khi họ cầu nguyện.
Không có khác biệt gì dù bạn phóng chiếu lên Kaaba hay lên tượng. Không có khác biệt gì liệu chân của tượng hay tảng đá Kaaba được hôn: nó là một và cùng một điều. Không có ảnh chụp của Mohammed, không có tượng của Mohammed, nhưng điều đó tạo ra khác biệt gì? Cái gì đó khác đã được làm. Không tượng hay ảnh nào của Mohammed đã bao giờ được làm ra, nhưng người sùng kính đặt hoa lên mồ của các thánh nhân Hồi giáo. Không thể nào tìm ra cái thay thế mạnh tương đương cho Mohammed.
Cho nên nếu Krishna chỉ dẫn cho người sùng kính của ông ấy cúi lạy dưới chân ảnh ông ấy, ông ấy đã nhìn xa trong việc hiểu các vấn đề của họ. Krishna đã biết rằng rất khó cho con người né tránh việc dùng tượng; lấy cú nhảy thẳng vào trong cái vô hạn là khó tới mức chỉ một trong mười người có thể thành công. Thế thì cái gì sẽ xảy ra cho những người còn lại? Nếu tượng của Krishna mà không sẵn có, họ có thể dùng bất kì tượng nào, điều sẽ rất bình thường.
Hiệu quả của việc cấm dùng tượng của Mohammed là gì? Nếu một thầy tu Hồi giáo nào đó chết trong thị trấn nào đó, người Hồi giáo tụ tập quanh mồ của ông ấy. Người Hồi giáo không chịu trách nhiệm, chính bản tính bên trong của con người mới chịu trách nhiệm. Tôi cảm thấy rằng điều tượng của Mohammed có thể đã làm thì không thể được làm bởi mộ của thầy tu Hồi giáo. Mặc dầu Mohammed là đúng khi nói không có nhu cầu về tượng, điều đó là đúng chỉ cho một người trong cả triệu người. Và với người như vậy không có gì để được đạt tới. Người đó không cần tượng, cũng không cần Kaaba không cần Koran hay Gita; người đó không cần đạo Hồi, không cần Krishna hay Phật. Với người đó, mọi thứ là không cần thiết – người đó có thể đạt thẳng tới. Nhưng về những người khác thì sao?
Với phần còn lại, mọi điều đó là được cần, và khi cái gì đó được cần, tốt hơn cả là có cái tốt nhất. Điều đó là tốt hơn, thay vì tôn thờ mộ của thầy tu hay tượng của người đức hạnh nào đó, là có tượng của một Phật, một Krishna, một Mohammed hay một Mahavira. Khi bạn phải du hành bằng đường biển, đi bằng thuyền nhỏ, được làm một cách bộ phận là nguy hiểm; tốt hơn cả là đi trong con tầu lớn hay tầu hơi nước. Khi con đường của Phật là sẵn có, thật ngu xuẩn mà phụ thuộc vào bùa hộ mạng do thầy tu nào đó làm ra, hay phụ thuộc vào nấm mồ của người mà phúc lành của người đó có thể đã giúp cho ai đó khỏi bệnh. Nhưng nếu tượng của Phật không có sẵn, vì nhu cầu bên trong của con người, người đó sẽ tìm cái thay thế.
Về bề mặt dường như những người đã bác bỏ tượng đã nói cái gì đó lớn lao. Nhưng những người ủng hộ tôn thờ tượng có kinh nghiệm của hàng nghìn năm, và họ biết từ trải nghiệm rằng người ta sẽ cần tượng. Phần lớn mọi người đều có giới hạn trong việc họ không thể đạt tới cái vô hạn một cách trực tiếp. Đó là lí do tại sao tốt hơn cả là cung cấp cái tốt nhất của các phe còn lại ở giữa.
Đã không có xã hội nào trên trái đất mà không có tượng. Không nhóm người nào ở bất kì góc nào của thế giới đã tồn tại mà không có tượng dưới dạng này hay dạng khác. Điều này chỉ ra rằng tượng đáp ứng cho nhu cầu cố hữu nào đó, không chỉ cho cá nhân mà cho toàn thể nhân loại. Chính là chỉ trong thế kỉ này hay hai trăm năm qua mà quan niệm về tượng đã bị đập tan. Một số người tranh cãi rằng tượng là gánh nặng vô nghĩa, chỉ là đá, và chúng phải bị phế bỏ đi. Nhưng nếu đầu tiên nghĩa đằng sau việc tôn thờ tượng được hiểu đúng, tôi nghĩ rằng bất kì người thông minh nào sẽ không muốn phế bỏ tượng. Nhưng nếu ý nghĩ khoa học đằng sau việc tôn thờ tượng mà không được hiểu, thế thì tượng sẽ phải bị phế bỏ đi; chúng không thể được giữ lại. Chúng có lẽ sẽ tự bản thân chúng rơi rụng đi.
Ngày nay mọi người tôn thờ tượng mà không hiểu biết và cúi lạy trước chúng mà không biết bất kì cái gì. Tim họ không tham gia, đó chỉ là nghi thức còn lại. Những người như vậy sẽ chỉ là nguyên nhân của việc phá huỷ tượng – vì mặc dù họ thường ngày đi tôn thờ tượng, không có biến đổi trong cuộc sống của họ và do vậy việc tôn thờ tượng dường như vô tích sự.
Một người tôn thờ tượng trong bốn mươi năm – và không cái gì xảy ra cho anh ta…. Và anh ta lôi cả con trai của mình tới đền thờ nữa. Khi đứa con hỏi bố nó rằng nếu bố đã không thu được bất kì cái gì trong bốn mươi năm tôn thờ, tại sao nó bị buộc phải đi tới đền, không có câu trả lời. Nếu cái gì đó đã xảy ra trong người bố, câu hỏi này chắc đã không nảy sinh. Có một chuyện ngụ ngôn nhỏ của Aesop…. Trong một khu rừng, một con sư tử hỏi mọi con vật mà nó bắt gặp là liệu nó có phải là vua của rừng đó hay không. Nó hỏi gấu, và gấu nói, “Ông dứt khoát là vua!” Thế rồi nó hỏi báo, có ngần ngại đôi chút nhưng thế rồi báo nói có, sư tử là vua. Thế rồi sư tử hỏi voi. Voi lập tức cuộn sư tử trong vòi và ném nó đi khoảng cách xa. Khi đang rơi xuống, sư tử nói với voi, “Ôi, đại sinh linh! Nếu ông không biết câu trả lời ông có thể đơn giản nói vậy. Ông không cần ném tôi đi – tôi chắc sẽ đi theo kiểu riêng của tôi!” Nhưng con voi đủ mạnh để nâng và ném sư tử đi không cần câu trả lời nào. Không cần phải nói ai là vua.
Người tôn thờ tượng chắc không phải đưa ra bất kì câu trả lời nào nếu người đó đã biết tôn thờ là gì. Cuộc sống của người đó sẽ là câu trả lời. Mắt người đó, cách người đó ngồi và đứng, chắc đã trở thành lời đáp. Nhưng những người không biết tôn thờ là gì và vẫn liên tục tôn thờ, chịu trách nhiệm cho việc phế bỏ tượng. Họ không biết tôn thờ là gì, nhưng tượng đã còn lại trong tay họ.
Chính bởi vì điều này mà tôi đã nói với bạn về tôn thờ – để cho bạn có thể hiểu rằng tượng là phương pháp được ngụ ý cho biến đổi bên trong, toàn bộ. Tượng chỉ là cái cớ.
Điều đó giống như treo áo choàng của bạn lên móc áo. Chủ định của móc chỉ để treo áo choàng: nếu như không có móc, áo choàng chắc đã được treo ở cửa ra vào hay ghế. Nó phải được treo ở đâu đó. Nhưng một khi áo được treo rồi, bạn không thể thấy được móc, và do vậy bạn không hỏi bất kì câu hỏi nào về nó.
Tượng chỉ là cái móc – tôn thờ là chủ định chính.
Nhưng trong khi tôn thờ tượng bạn không thể thấy được việc tôn thờ: bạn không thể thấy được chiếc áo choàng, bạn chỉ thấy cái móc. Bạn cảm thấy cái móc đã làm hỏng tường – tại sao giữ nó?
Bạn không biết bất kì cái gì về tôn thờ. Chỉ tượng còn lại, hoàn toàn bất lực và thất bại. Nó có thể không sống sót – duy nhất lực sống của tôn thờ có thể giữ được nó. Đó là lí do tại sao tôi đã nói với bạn về tôn thờ.
Từ “Điều huyền bí ẩn kín”, Ch.4