Trong tôn thờ, các nguyên lí nền tảng tham gia vào đằng sau tượng là gì? Thứ nhất, để nhảy vào trong chân lí tối thượng đó, cái mà bạn đang tìm kiếm, bạn cần mảnh đất vững chắc nào đó, bàn nhảy. Chân lí tối thượng không cần bất kì mảnh đất vững chắc nào, nhưng bạn cần một chỗ để từ đó khởi hành, từ đó bạn có thể lấy cú nhảy. Bạn đã khởi hành để nhảy vào biển, và biển là vô hạn; bạn sẽ cần một bờ hay đường bờ biển để từ đó bạn có thể lấy cú nhảy. Một khi bạn nhảy bạn bao giờ cũng sẽ là từ bờ, nhưng bạn sẽ không quay lưng lại để cám ơn bờ biển mà từ đó bạn đã nhảy vào trong cái vô hạn đó sao?
Điều này dường như là không thể được. Bạn có thể nhảy từ hình thể sang vô hình thể không? Hình thể sẽ chỉ đưa bạn sang hình thể khác. Nếu bạn hỏi Krishnamurti ông ấy sẽ nói điều đó là không thể được. Làm sao bạn có thể nhảy từ hình thể vào vô hình thể được? Làm sao bạn có thể nhảy từ lời vào vô lời?
Mọi cú nhảy đều từ hình thể sang vô hình thể, vì theo nghĩa sâu hơn, hình thể là đối lập của vô hình thể. Hình thể là một phần của vô hình thể, và là phần không phân chia được. Nó có thể dường như tách rời chúng ta – vì cái nhìn giới hạn của chúng ta. Thực ra hình thể và vô hình thể là không phân chia được.
Khi chúng ta đứng trên bãi biển và nhìn ra biển, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là tách rời, và rằng bờ này và bờ đối lập, xa xuyên qua biển, cũng là tách rời. Nhưng nếu chúng ta đi sâu bên dưới nước, chúng ta sẽ thấy rằng bờ này và bờ đối lập được nối ở đáy biển.
Nếu chúng ta nghĩ theo ngôn ngữ của các nhà khoa học, có một sự kiện rất thú vị. Khắp đáy biển có nhiều bùn hay cát: nếu chúng ta đào vào trong biển chúng ta sẽ thấy cát; nếu chúng ta đào vào trong đất chúng ta sẽ thấy nước. Nếu chúng ta diễn đạt điều đó theo thuật ngữ khoa học, chúng ta có thể nói rằng trong biển có nhiều nước và ít bùn, và trên đất có nhiều bùn và ít nước. Khác biệt chỉ trong tỉ lệ của chúng, theo mức độ, nhưng chúng thực tại không tách rời; mọi thứ là một và được thống nhất.
Bất kì cái gì chúng ta mô tả như là có hình thể đều được thống nhất với cái vô hình thể, và vô hình thể cũng được thống nhất với hình thể. Chúng ta đang đứng trong hình thể; quan niệm về tượng chấp nhận sự kiện rằng chúng ta đang đứng trong hình thể. Đó là tình huống, đó là nơi chúng ta hiện hữu, và chúng ta chỉ có thể bắt đầu cuộc hành trình của mình từ nơi chúng ta hiện hữu, không từ nơi chúng ta phải đạt tới. Nhiều triết lí bắt đầu từ nơi chúng ta phải hiện hữu chung cuộc, nhưng làm sao có thể bắt đầu cuộc hành trình từ nơi chúng ta không hiện hữu? Cuộc hành trình phải bắt đầu từ chỗ chúng ta đang hiện hữu.
Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta đang sống trong hình thể. Mọi kinh nghiệm của chúng ta đều thuộc về hình thể, về cái biểu lộ. Chúng ta đã không biết bất kì cái gì mà không là biểu lộ, cái không có hình thể. Nếu chúng ta yêu, chúng ta đã yêu hình thể; nếu chúng ta ghét, chúng ta đã ghét hình thể. Chúng ta bị hấp dẫn bởi hình thể và chúng ta bị hấp dẫn tới hình thể; chúng ta đã tập luyện tách ra khỏi hình thể. Bạn và thù của chúng ta toàn ở trong hình thể. Bất kì cái gì chúng ta làm đều được làm bằng hình thể.
Khái niệm tượng chấp nhận sự kiện này, cho nên nếu chúng ta phải khởi hành cuộc hành trình của mình tới cái vô hình thể, chúng ta sẽ phải cho cái vô hình thể một hình thể nào đó. Tất nhiên, hình thể đó sẽ tương ứng với tưởng tượng của chúng ta.
Người này trải nghiệm cái vô hình thể trong Mahavira, ai đó khác trong Krishna, và người khác lại trong Jesus. Bất kì người nào đã thấy cái vô hình thể trong Jesus bằng việc nhìn vào trong mắt ông ấy, đều tìm thấy cánh cửa qua đó cái vô hình thể có thể được thấy. Bất kì người nào cầm tay Jesus đều thấy rằng nó không còn là tay của ông ấy và trở thành tay của cái vô hạn. Bất kì ai nghe các lời của Jesus và cảm rung động tim của ông ấy, đều không đáp ứng với lời mà với cái ở bên ngoài những lời đó, đều thấy rất dễ nhảy vào trong cái vô hạn qua việc tôn thờ ảnh của Jesus.
Ai đó thấy cái vô hình thể trong Krishna; ai đó thấy nó trong Phật và ai đó khác thấy trong Mahavira. Nhưng nhớ rằng đầu tiên chúng ta sẽ chỉ có khả năng thấy cái vô hình thể, cái vô hạn qua hình thể nào đó. Vô hình thể thuần khiết không thể được thấy trực tiếp bởi bất kì người nào. Chúng ta không có năng lực cũng không có sự thích hợp để nhìn nó một cách trực tiếp; cái vô hình thể phải tới với chúng ta được gắn trong hình thể.
Đây là nghĩa của hoá thân – rằng cái vô hạn đã thừa nhận một hình và thể, rằng cái vô hạn đã chọn để biểu thị bạn là một hình thể sờ mó được. Điều đó dường như tự mâu thuẫn, nhưng đây là điều hoá thân ngụ ý. Hoá thân là một loại ban công từ đó bạn có thể thấy bầu trời bao la. Hoá thân là một thoáng nhìn về cái vô hình thể – bạn không thể có tiếp xúc trực tiếp với cái vô hình thể, sự tồn tại của nó sẽ ở trong hình thể nào đó. Và một khi điều này xảy ra, kinh nghiệm này có thể dễ dàng được lặp đi lặp lại qua hình thể đó.
Bất kì ai đã thấy Phật sẽ thấy ông ấy vươn dậy, sống động từ tranh hay ảnh của ông ấy. Với bất kì người nào yêu Phật, tượng của ông ấy sẽ dần dần biến mất và việc hiện hữu sống của phật sẽ được cảm thấy ở đó. Phật, Mahavira, Krishna hay Christ – tất cả họ đều để lại đằng sau các phương pháp tiếp xúc. Qua những phương pháp đó những người sùng kính họ có thể thiết lập tiếp xúc với họ. Cho nên hình thể của tượng là việc thu xếp rất đặc biệt.
Nghệ thuật và khoa học của việc làm tượng bao gồm nhiều quan niệm và tính toán. Nếu những điều này được nhớ khi làm tượng, thế thì tượng đó có thể dẫn bạn đi sâu hơn vào trong thiền. Trong kết nối này điều tốt là nhớ được hai hay ba thứ….
Nếu bạn đã thấy nhiều tượng của Phật, bạn sẽ quan sát rằng chúng đại diện cho trạng thái nào đó của tâm trí hơn là cá nhân đặc biệt. Nếu bạn nhìn sâu vào tượng của Phật, trong vài khoảnh khắc bạn sẽ cảm thấy rằng từ bi lớn đang trút lên bạn từ khắp xung quanh. Tay giơ lên của Phật, mắt nửa nhắm của ông ấy, mặt được điêu khắc cân đối của ông ấy, việc diễn đạt duyên dáng của ông ấy, cách ngồi tinh tế của ông ấy – tất cả đều trong một nghĩa sâu hơn nào đó được ngụ ý khơi gợi từ bi trong bạn.
Ai đó đã hỏi một nghệ sĩ lớn người Pháp tại sao ông ấy vẽ. Ông ấy nói, “Tôi vẽ tranh chỉ để tìm ra hình thể nào có thể đưa lên vải vẽ cho cảm xúc nào đó, cảm giác nào đó của tim tôi. Trong nỗ lực của tôi đễ diễn đạt cảm giác đó, bức ảnh lộ ra.” Nếu ai đó thiền về bức tranh đó, người đó có thể trải nghiệm cùng cảm xúc như đã hiện diện trong tim của hoạ sĩ này.
Khi bạn xem tranh, bạn chỉ thấy hình thể; bạn không nhận ra rằng hồn của nghệ sĩ đang đi vào trong bạn. Những đường chéo trên vải vẽ không chỉ là đường của hình thể đó. Nếu bạn tập trung vào chúng, bức tranh với các đường chéo sẽ nổi lên bên trong bạn nữa… vì điều tự nhiên của tâm trí là nó rung động trong bạn với sự vang vọng tương tự với rung động mà nó thấy bên ngoài nó.
Bạn có lẽ không biết rằng niềm vui mà bạn cảm thấy khi bạn nhìn đoá hoa không phải là chừng nấy vì bản thân đoá hoa mà vì sự đối xứng của các cánh của nó, cái cũng được gây ra bên trong bạn. Khi bạn bị hấp dẫn tới mặt đẹp của ai đó, điều đó không phải vì cái đẹp của người đó mà vì nó tương ứng với hình ảnh bên trong của bạn về cái đẹp. Nó tạo ra cộng hưởng về cái đẹp trong bạn điều làm cho bạn cảm thấy rằng cái gì đó bên trong bạn cũng được làm đẹp lên. Theo cách tương tự, sự hiện diện của bộ mặt xấu làm cho bạn cảm thấy không thoải mái. Kinh nghiệm về niềm vui trong sự hiện diện của ai đó, người là đẹp vì luồng chảy của cái đẹp mà nó mang vào trong, làm cho bạn cũng đẹp hơn. Xấu nghĩa là cái gì đó thiếu cân xứng, thô thiển, phi đối xứng và cong queo; và điều này gợi ra trong chúng ta cảm giác về không hài hoà, kinh tởm, mất trật tự và lo lắng.
Nijinsky, vũ công ba lê nổi tiếng người Nga, đã tự tử. Khi mọi người tới nhà ông ấy để điều tra, họ đi ra trong vòng mười hay mười lăm phút với cảm giác lo lắng. Họ nói rằng cảm thấy không thoải mái khi đi vào nhà ông ấy, rằng nếu bất kì ai ở trong nhà này lâu như Nijinsky đã ở, họ chắc sẽ tự tử. Cái gì có đó về nhà của ông ấy mà lại khó chịu thế? Ông ấy đã vẽ khắp các bức tường và trần nhà bằng mầu đỏ và đen – trong hai năm ngôi nhà đã giống điều này. Không ngạc nhiên gì rằng ông ấy đã phát điên và rằng ông ấy đã tự tử. Những người đi vào trong nhà ông ấy đều nói rằng nếu bất kì người nào mà ở trong ngôi nhà đó trong hai năm họ chắc cũng sẽ phát điên và tự tử. Nijinsky phải đã là người rất dũng cảm – ông ấy đã tạo ra quanh bản thân ông ấy một tình huống rất hỗn loạn.
Bất kì cái gì bạn thấy đều tạo ra tiếng vọng của nó bên trong bạn, và theo nghĩa sâu nào đó bạn trở thành giống cái bạn thấy. Mọi tượng của Phật đều được làm để phản xạ từ bi vì đó là thông điệp bên trong của ông ấy. Phật đã nói nếu bạn có từ bi bạn có mọi thứ. Từ bi ngụ ý cái gì? Nó không ngụ ý yêu. Yêu tới và đi nhưng từ bi là yêu mà, một khi nó tới, không bao giờ đi. Trong yêu có ham muốn tinh vi để có được cái gì đó từ người khác. Trong từ bi có nhận biết rằng không ai có bất kì cái gì để cho; mọi người là nghèo tới mức không có gì để họ có thể cho, và đó là lí do tại sao có từ bi. Không có kết án trong từ bi. Trong trạng thái này không có ham muốn ngay cả để cho, nhưng mọi cánh cửa của tim trở nên rộng mở và cái gì đó tự phát bắt đầu được phân phối.
Phật nói với các đệ tử của ông ấy, “Khi các ông thiền, tôn thờ hay cầu nguyện, nhớ lập tức phân phát bất kì an bình nào các ông nhận được. Đừng giữ nó cho các ông dù một khoảnh khắc – ta gọi các ông là phi tôn giáo nến các ông giữ lại như vậy. Khi các ông đầy niềm vui sau thiền, lập tức cầu nguyện với sinh linh tối cao để cho niềm vui đó được phân phát cho những người cần nó. Mở các cánh cửa của tim các ông và để niềm vui tuôn chảy hướng tới tất cả những người cần nó – như nước chảy xuống núi.” Từ bi lớn này được Phật mô tả là giải thoát tối thượng. Cho nên mọi tượng của Phật đã được làm theo cách mà trong sự hiện diện của chúng người tôn thờ sẽ cảm thấy cảm ứng và rung động của từ bi bên trong bản thân người đó.
Làm sao bạn có thể tôn thờ Phật? Nếu bạn muốn tôn thờ Phật, trung tâm tôn thờ sẽ là tim. Nếu bạn không biết điều này bạn sẽ không bao giờ có khả năng hiểu được tượng Phật, vì chính chủ định của nó là để tạo ra từ bi trong bạn. Trung tâm của từ bi là tim, cho nên khi tôn thờ Phật, trung tâm của chú ý phải đặt vào đó – một đầu – tim của ông ấy, và ở đầu kia, tim riêng của chúng ta. Bạn sẽ phải cảm thấy cả hai tim trong một nhịp điệu. Thế thì một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn cảm thấy sợi chỉ nối tim bạn với cái ở bên trong tượng của Phật. Bạn sẽ không chỉ cảm thấy điều đó, mà bạn sẽ cảm thấy mạch đập của tim của tượng. Khi điều đó xảy ra bạn sẽ biết rằng Sự sống đã được truyền cho nó; bằng không, không có sự sống trong nó và việc tôn thờ là vô nghĩa.
Tim của tượng có thể được thấy là đang đập: nếu bạn đã thiền đúng về việc đập của tim bạn và đồng thời của tim Phật, mối quan hệ sẽ được thiết lập giữa hai tim này. Thế thì tim của bạn đang đập cùng tim của Phật, cũng như bạn thấy mặt của bạn được phản xạ trong gương.
Bạn đã bao giờ quan sát trong gương việc đập của tim bạn chưa? Bạn sẽ nói gương là gương, nó nhất định phản xạ mọi chuyển động. Tượng cũng là gương theo nghĩa sâu, theo nghĩa tôn giáo sâu hơn. Cho nên tim bạn và tim của tượng sẽ đập. Chừng nào điều này chưa xảy ra, việc tôn thờ không thể bắt đầu vì tượng vẫn chỉ là bằng đá và không được thánh hoá; sự sống đã không được gợi lên trong nó.
Nếu bạn muốn thiền trên tượng của Phật, trung tâm phải là tim. Nếu bạn muốn thiền trên tượng của Mahavira, có trung tâm khác; với Jesus, trung tâm thứ ba và với Krishna, trung tâm thứ tư…. Mọi tượng được làm ra với một trung tâm khác làm cơ sở. Cho dù xã hội có thể đã từng tôn thờ tượng nào đó trong hàng nghìn năm, nó có thể không nhận biết về trung tâm của tượng, và nếu trung tâm này không được biết tới, bạn không thể thiết lập kết nối với tượng. Bạn có thể cúng dường hoa và hương, bạn có thể cúi lạy nó – nhưng bạn sẽ phải làm tất cả điều đó trước một tảng đá đơn thuần. Nhớ, tảng đá phải được biến đổi thành thượng đế! Phần đó sẽ không được làm bởi nhà điêu khắc, nó sẽ phải được bạn làm. Nhà điêu khắc sẽ chỉ cho nó hình thể: ai sẽ đổ sự sống vào trong nó? Sự sống phải được thiết lập trong nó bởi người sùng kính. Không có điều đó, nó chỉ là tảng đá. Việc tôn thờ chỉ bắt đầu sau khi sự sống đã được trao cho tượng.
Tôn thờ là gì? Một khi bạn có khả năng gợi lên sự sống trong tượng, bạn đang tôn thờ thần thực, sống. Cố hiểu điều này cho sâu vào: ngay khi cái gì đó trở thành sống động, hình thể và vô hình thể trở thành một… vì thân thể là hình thể, và sự sống ở trong nó là vô hình thể. Sự sống không có hình thể.
Nếu người nào đó của tôi chặt tay tôi, sự sống của tôi không bị chặt. Nếu tôi bị thôi miên hay bị gây mê và tay tôi bị chặt đi, tôi sẽ không cảm thấy đau nào. Toàn thể não của tôi có thể bị bỏ đi mà không có việc trở nên nhận biết của tôi về việc mổ này… vì sự sống như vậy không có hình hay thể. Dù có sự sống hay không, có gặp gỡ của hình thể và vô hình thể.
Vật chất có hình thể, tâm thức không có. Chừng nào tượng chỉ là tảng đá, chỉ có hình và thể; nhưng ngay khi người sùng kính cầu gọi sự sống trong nó, nó trở nên sống động. Nhớ, người tôn thờ mà không thể đem tim mình cho đập trong tượng, sẽ không có khả năng có tim của điều tối thượng đập bên trong người đó. Người đó còn chưa là người sùng kính thực. Ngay khi người đó có khả năng làm cho tim mình đập bên trong tượng, tượng được mang sự sống, và thế thì cánh cửa tới cái vô hạn mở ra. Ở đầu này tượng có hình thể; ở đầu kia nó là vô hình thể. Du hành qua cánh cửa này là tôn thờ.
Tôn thờ là cuộc hành trình tới vô hình thể qua hình thể.
Có bẩy bước để tôn thờ, nhưng bước đầu tiên và nền tảng là hiểu rằng mọi cá nhân đều lấy mình làm trung tâm. Toàn thể cách sống của chúng ta là tới mức “tôi đây,” là trung tâm của toàn thế giới. “Trăng và sao mọc lên vì tôi, chim bay để cho tôi vui, và mặt trời nữa đang đem ánh sáng cho tôi: toàn thế giới quay quanh tôi, tôi là trung tâm của toàn thế giới.” Một người như vậy không thể biết tới tôn thờ. Người đó cảm thấy rằng tôi đó là ở trung tâm và phần còn lại của thế giới là chu vi của người đó. Trong tôn thờ, bạn thấy cái đối lập: luật nền tảng của tôn thờ là “Tôi ở trên chu vi, trung tâm ở đâu đó khác.” Triết lí cơ bản của người phi tôn giáo là ở chỗ người đó là trung tâm và phần còn lại của thế giới là ngoại vi. Ngay cả Thượng đế có tồn tại, ngài là ở chu vi. “Ngài là vì tôi. Nếu tôi ốm, ngài phải chữa cho tôi. Nếu con trai tôi thất nghiệp, ngài phải cho nó việc làm. Nếu tôi bị khó khăn, Thượng đế phải chạy tới giúp tôi….” Kiểu hữu thần này còn tệ hơn vô thần. Người như vậy không hiểu người đó đang nói gì.
Nghĩa đúng của tôn thờ, nghĩa đúng của lời cầu nguyện, của việc có tính tôn giáo là hiểu rằng bạn ở trên ngoại vi và cái vô hạn ở trung tâm. Ngay khi tim của tượng là sống động và đập, ngay khi người ta trải nghiệm rằng tượng là sống động, tính vô hình thể đã đi vào trong nó. Cho nên qui tắc cơ bản cho tôn thờ là việc cảm, “Tôi ở ngoại vi – tôi sẽ múa cho ngài, hát cho ngài, sống cho ngài và thở cho ngài. Bất kì cái gì xảy ra sẽ là vì ngài, trung tâm.”
Một triết gia lớn nổi danh có thời đã ở cùng Ramakrishna. Ông ta hỏi Ramakrishna ông này còn bị ám ảnh bởi tượng bao lâu – đó là lúc ông ấy bắt đầu cuộc hành trình của mình tới cái vô hình thể. Ramakrishna đáp rằng ông ấy đã sẵn sàng bắt đầu cuộc hành trình của mình; ông ấy bao giờ cũng sẵn sàng học bất kì cái gì từ bất kì ai, ông ấy bao giờ cũng sẵn sàng học từ bất kì người nào muốn dạy. Nhưng ông ấy yêu cầu Totapuri đợi cho tới khi ông ấy được phép từ mẹ của ông ấy.
“Mẹ nào vậy?’ Totapuri hỏi.
Ramakrishna đáp, “Mẹ tôi, nữ thần Kali.”
Totapuri nói, “Đó đích xác là điều tôi đang nói! Ông sẽ còn bị mắc kẹt với tượng đá của Kali trong bao lâu? Ông muốn hỏi tượng đá đó sao?”
Ramakrishna đáp, “Không có cách nào ngoài việc hỏi bà ấy. Từ khoảnh khắc tôi bắt đầu tôn thờ bà ấy, bà ấy đã trở thành trung tâm và tôi đã chuyển ra chu vi. Vì tôi không có, bà ấy phải được hỏi xin phép. Bất kì cái gì tôi làm đều vì bà ấy. Không có phép của bà ấy, ngay cả chứng ngộ cũng là vô nghĩa; và nếu bà ấy ra lệnh cho tôi xuống địa ngục, tôi sẵn sàng. Nhưng không hỏi bà ấy, không cái gì có thể được làm.”
Totapuri đã không thể hiểu được điều này. Nếu Ramakrishna mà phải hỏi xin phép Kali để thôi tôn thờ bà ấy, làm sao bà ấy có thể ban cho điều đó? Chúng ta có xin phép người mà chúng ta muốn từ bỏ không? Phép có cần để từ bỏ cái gì đó không?
Vào lúc này, Ramakrishna đã đi tới đền. Totapuri đi theo ông ấy. Ông ta thấy nước mắt chảy ra từ mắt của Ramakrishna: ông ấy đang cầu xin Kali lặp đi lặp lại để cho phép ông ấy dừng tôn thờ bà ấy. Ông ấy bảo với bà ấy rằng Totapuri đang đợi ông ấy…. Thế rồi đột nhiên ông ấy đã trở nên vui sướng và bắt đầu nhảy múa. Totapuri, đang đứng đằng sau ông ấy, hỏi cái gì đã xảy ra.
Ramakrishna nói, “Bà ấy đã cho phép rồi! Giờ tôi sẵn sàng học từ ông!”
Nghĩa của việc có ai đó là trung tâm của bạn là ở chỗ cuộc sống của bạn giờ là cuộc sống được buông xuôi.
Việc tôn thờ nghĩa là cuộc sống được buông xuôi.
Việc tôn thờ người tối cao ngụ ý sống như người tối cao muốn. Ngồi và đứng, ăn và uống, nói và vẫn còn im lặng cũng là dành cho người tối cao.
Ngay khi người ta có cái vô hạn ở trung tâm, dòng chảy huyền bí bắt đầu tuôn chảy, một loại mở rộng bắt đầu.
Như nó vậy, chúng ta đã co bản thân chúng ta lại. Khi hạt mầm vỡ ra, nó bắt đầu là cây. Chúng ta đã co bản thân chúng ta lại trong cái “tôi” của chúng ta: khi cái “tôi” đó vỡ ra, chồi non nhú ra và việc mở rộng bắt đầu. Những chồi này có thể mở rộng nhiều thế để bao gồm toàn thế giới.
Tôn giáo là đầy những điều huyền bí lớn lao. Người cố cứu bản thân mình, thì chết; trong khi người giữ cho người tối cao ở trung tâm và bản thân người đó ở chu vi, thì sống. Chúng ta không hiểu cách điều như vậy có thể xảy ra vì từ chính việc sinh của mình, chúng ta đã tin bản thân chúng ta là trung tâm của thế giới.
Nhớ lấy, đầu tiên người sùng kính làm cho tượng biến mất và mở cánh cửa tới cái vô hình thể. Thế rồi người đó làm cho bản thân mình biến mất và tôn thờ bắt đầu. Ngay khi cánh cửa tới cái vô hình thể mở ra qua tượng, sự tan biến của cái ngã của người ta trở nên dễ dàng hơn. Ngay khi người sùng kính nhận ra rằng tượng đá có thể biến mất để trở thành cánh cửa tới cái vô hình thể, người đó đã nhận ra rằng người đó nữa cũng có thể trở thành cánh cửa tới cái vô hình thể; rằng nếu người đó có thể quên cái ngã của người đó, cú nhảy sâu hơn trở thành có thể.
Có thể có phân biệt giữa hai hình thể, nhưng không phải là như vậy khi có liên quan tới cái vô hình thể, vì cái vô hình thể là một. Khi tượng đã trở thành vô hình thể và người sùng kính đã trở thành vô hình thể, thế thì không có gì giống như “hai.” Con số không có giá trị trong quan hệ với cái vô hình thể. Hình thể và con số chỉ là cột chống và có những phương pháp để làm ra những cột chống hữu dụng. Về việc này có vài điều cần được hiểu….
Từ “Điều huyền bí ẩn kín”, Ch.4