Có một điều nữa cần được hiểu. Bình thường chúng ta có ảo tưởng rằng chúng ta là mọi cá nhân tách biệt. Đây là niềm tin sai. Có nhiều người trong chúng ta ngồi đây, nhưng nếu tất cả chúng ta ngồi im lặng, các cá nhân tách biệt không còn lại mà chỉ có một tính cá nhân. Một tính cá nhân của im lặng còn lại, và tâm thức chúng ta bắt đầu rung động cùng nhau và chảy vào lẫn nhau.
Tirtha là thực nghiệm số đông.
Vào một ngày đặc biệt trong năm, hàng trăm nghìn người tụ tập tại một tirtha – mọi người với một ham muốn, một mong đợi. Nhiều người sẽ tới từ xa hàng trăm dặm để ở cùng nhau vào giờ nào đó, dưới ngôi sao hay chòm sao nào đó. Với nhiều người thế và một ham muốn này, một mong đợi này, một lời cầu nguyện và một mục đích, chiếc cầu tâm thức được tạo ra. Thế thì không còn nhiều cá nhân.
Nếu chúng ta nhìn vào việc tụ tập khổng lồ tại lễ hội Kumbha-Mela chúng ta không thấy cá nhân; bạn chỉ thấy đám đông, không có mặt. Trong đám đông các bộ mặt tách rời không thể được tìm thấy – chỉ đám đông vô mặt của hàng nghìn người. Ai là ai? Không có nghĩa trong việc cố biết. Ai nghèo và ai giầu? Ai là vua và ai là kẻ ăn xin? Không có nghĩa trong việc cố làm ra phân biệt. Tâm thức của mọi người đã bắt đầu chảy vào lẫn nhau. Nếu chiếc cầu có thể được làm từ tâm thức của mười triệu người này, nếu nó có thể trở thành một tâm thức tích hợp, thế thì sẽ dễ dàng hơn cho điều thiêng liêng đi vào nhiều cá nhân tách biệt thế.
Nietzsche đã viết ở đâu đó rằng ông ấy đã bước đi trong vườn thì chân ông ấy động vào một côn trùng nhỏ, nó lập tức co lại và lăn đi. Nietzsche rất phân vân vì tại sao nó hành xử như thế này. Ông ấy đã viết rằng sau khi nghĩ về điều đó lần nào đó, ông ấy đã nhận ra rằng côn trùng đã cố làm giảm trường tiếp xúc của nó, để ngăn cản việc bị tổn thương. Với côn trùng lớn hơn có nhiều khả năng bị giẫm đạp và bị giết hơn vì nó chiếm khu vực lớn hơn. Cho nên đây là hình thể tự bảo vệ của con côn trùng nhỏ này – giảm trường tiếp xúc của nó.
Cho nên khi tâm thức con người hình thành trường tiếp xúc lớn hơn, khả năng cho điều thiêng liêng giáng vào trong nó trở thành lớn hơn. Việc giáng xuống của điều thiêng liêng là việc xảy ra lớn lao. Việc xảy ra càng lớn, chỗ chúng ta phải tạo ra cho nó càng lớn.
Cho nên hình thể nguyên thuỷ của lời cầu nguyện đã có xu hướng nhóm; lời cầu nguyện cá nhân đã được sinh ra muộn hơn nhiều, khi cá nhân trở thành bản ngã hơn và sẽ khó cho người đó tan chảy cùng người khác. Cho nên từ lúc lời cầu nguyện cá nhân được thực hiện trên thế giới, ích lợi thực của lời cầu nguyện bị mất. Thực ra, lời cầu nguyện không thể có tính cá nhân. Khi chúng ta khẩn cầu một sức mạnh lớn như điều thiêng liêng, trường liên hệ mà chúng ta cung cấp càng lớn, càng dễ cho sức mạnh đó giáng xuống.
Theo nghĩa này, các tirtha tạo ra trường liên hệ lớn. Lần nữa, khi trường như vậy được tạo ra vào một khoảnh khắc đặc biệt, vào một ngày đặc biệt, dưới chòm sao nào đó, và ở một chỗ đặc biệt, các cơ hội là tốt hơn.
Điều cũng cần được hiểu là vòng đời có tính chu kì. Điều đó là thế nào? Gió mùa bắt đầu ở một thời gian đặc biệt trong năm. Nếu nó không như vậy điều đó là vì sự can thiệp của chúng ta; bằng không nó được cố định khá tốt, ngay cả tới ngày và giờ. Mùa hè và mùa đông cũng tới vào thời gian đặc biệt; và ngay cả thân thể của chúng ta cũng làm việc theo cách đó. Kinh nguyệt của đàn bà được điều chỉnh, và có liên quan theo cách nào đó với chu kì của mặt trăng. Nếu thân thể mạnh khoẻ và bình thường, sau hai mươi tám ngày kinh nguyệt xuất hiện. Nếu chu kì này bị phá vỡ, thế thì ở đâu đó bên trong thân thể người đàn bà đó cái gì đó đi sai.
Mọi biến cố lặp lại theo thứ tự nào đó. Nếu việc tới của điều thiêng liêng đã xảy ra vào một khoảnh khắc đặc biệt, vào một ngày nào đó trong một tháng nào đó, năm sau vào cùng lúc bạn có thể mong đợi điều đó lại xảy ra. Khoảnh khắc đó đã trở nên mạnh mẽ, và vào khoảnh khắc đó năng lượng thiêng liêng có thể lại chảy. Cho nên hết năm nọ tới năm kia trong hàng trăm năm, mọi người đã tụ tập cùng nhau để chờ đợi tại những chỗ nào đó. Nếu điều này xảy ra nhiều nhiều lần, thế thì việc lặp lại của biến cố đó vào khoảnh khắc đó trở thành có thể hay thậm chí chắc chắn.
Chẳng hạn, vào thời của lễ hội Kumbha-Mela có nhiều tranh luận và cãi nhau về ai sẽ làm việc đắm mình đầu tiên vào sông Hằng, vì điều đó là quan trọng cho hàng trăm nghìn người đồng thời có việc đắm mình. Khoảnh khắc đặc biệt này được thu xếp trước và thời hạn ngắn. Ai sẽ đắm mình vào khoảnh khắc đúng này? Những người định ra tín ngưỡng của họ đã làm việc vì điều đó và đã tìm khoảnh khắc đó; họ sẽ là người đầu tiên.
Đôi khi khoảnh khắc đúng bị bỏ lỡ. Khoảnh khắc của chứng ngộ cũng giống như chớp loé của tia sét. Nó nhoáng lên và trở nên mất đi. Nếu vào khoảnh khắc đó bạn hoàn toàn mở, vô ngã và nhận biết toàn bộ, thế thì sẽ có trải nghiệm về việc xảy ra. Nếu vào khoảnh khắc đó mắt bạn trở nên mù hay nhắm lại, nếu nhận biết của bạn đã nao núng, thế thì biến cố này sẽ bị mất với bạn.
Cách dùng thứ ba của tirtha là thực nghiệm số đông. Sức mạnh tối thượng có thể được rút ra dễ dàng hơn khi mọi người là hồn nhiên và đơn giản. Cho nên các tirtha là có liên quan nhiều hơn trong quá khứ xa xôi – không ai quay về với tay trống rỗng cho họ. Nhưng người hành hương của thời nay quả có trở về với tay trống rỗng, và do vậy người đó phải đi lặp lại mãi. Xã hội càng hồn nhiên và đơn giản, mọi người càng ít nhận biết về nhân cách cá nhân của họ, thực nghiệm số đông này càng thành công.
Ngay cả ngày nay, có những cộng đồng bộ lạc nguyên thuỷ trong đó cá nhân là vô nhận biết về nhân cách của mình. Ít có ý tưởng về cái “tôi”; có nhiều ý tưởng về “chúng tôi” hơn. Có vài ngôn ngữ bộ lạc mà trong đó từ “tôi” không tồn tại. Các bộ lạc nói trong ngôn ngữ của “chúng tôi”. Không phải vì ngôn ngữ đó mà không tồn tại khái niệm về “tôi” vì cuộc sống của họ là được gắn với cộng đồng thế. Điều đó đã tạo ra những kết quả rất đáng ngạc nhiên nào đó.
Ở một đảo nhỏ gần Singapore, vào thời một số người phương Tây tiến hành xâm lược. Tù trưởng của bộ lạc này đã đi lên bờ và nói với những kẻ xâm lược rằng người của ông ấy không được vũ trang nhưng sẽ không là nô lệ. Những người phương Tây nhấn mạnh vào việc bắt họ làm nô lệ – bộ lạc này từ chối đánh nhau, nhưng nói họ biết cách chết. Người phương Tây không thể tin được vào điều này, họ nghĩ rằng không ai sẽ chết như điều đó. Họ đổ bộ lên đảo, và năm trăm đàn ông của bộ lạc tụ tập cùng nhau trên bãi biển. Người phương Tây không thể tin được vào mắt họ: Đầu tiên, tù trưởng ngã xuống và chết. Thế rồi tất cả những người khác bắt đầu ngã xuống đất và chết – người nọ tiếp người kia – không bị đánh bởi bất kì vũ khí nào. Ban đầu người phương Tây tưởng họ chỉ ngã xuống vì sợ, nhưng khi họ tiến tới những người đó họ thấy rằng tất cả đàn ông bộ lạc thực tại đã chết.
Nếu tâm thức về “chúng tôi” chi phối, chết có thể có tính lây nhiễm. Nếu một người chết, thế thì chết lan rộng. Một số con vật chết giống điều đó. Một con cừu chết, thế rồi cái chết lan rộng. Cừu không có bất kì nhận biết nào về “tôi”, chỉ biết về “chúng tôi.” Nếu bạn thấy cừu bước đi, dường như chúng tất cả được nối với nhau – chỉ một sự sống di chuyển. Nếu một con cừu chết thế thì các con khác cảm thấy thích chết; việc cảm bên trong với chết bắt đầu lan rộng.
Cho nên khi xã hội có ý thức nhiều hơn về việc cảm về “chúng tôi” và không có mấy nhận biết về “tôi,” tirtha là có liên quan hơn. Tiện dụng của chỗ như vậy sẽ bị mất khi nhận biết về “tôi” tăng lên.
Điều cuối cùng cần được hiểu về tirtha là giá trị của những hành động biểu tượng. Chẳng hạn, ai đó tới Jesus và thú tội của mình. Jesus để tay lên đầu người đó và nói, “Đi đi, mọi tội của ông được tha thứ.” Bây giờ làm sao Jesus có thể, chỉ bằng việc đặt tay lên đầu ai đó, mà tha thứ cho họ được? Jesus là ai mà tha thứ cho tội của bất kì người nào? Nếu một người đã phạm tội giết người, làm sao người đó có thể được tha thứ như thế này? Ở Ấn Độ người ta nói rằng không thành vấn đề tội nào đã bị phạm phải, nếu bạn tắm trong sông Hằng bạn sẽ được tự do với tội của bạn. Ai đó đã phạm tội trộm cắp, người đã lừa gạt mọi người, người đã giết ai đó – làm sao người đó có thể được tự do khỏi tội của mình bằng việc tắm trong sông Hằng?
Ở đây hai điều cần được hiểu. Tội không phải là biến cố thực nhưng kí ức là thực. Không phải là tội, hành động tội lỗi, bám vào bạn, nhưng chỉ là kí ức về nó. Nếu bạn đã giết ai đó, kí ức về điều đó sẽ ám ảnh bạn như ác mộng trong suốt cuộc đời bạn. Những người biết về những điều bên trong nói rằng dù kẻ giết người làm việc giết người hay không, đó chỉ là một phần của vở kịch và không là rất quan trọng. Không ai chết và không ai có thể bị giết. Nhưng kí ức về tội lỗi đè nặng lên ngực bạn như tảng đá. Một hành động phạm phải và trở nên mất đi trong vô hạn – hành động này đang được chăm nom bởi cái vô hạn. Thực tại là ở chỗ mọi hành động được thực hiện bởi điều vô hạn; bạn trở nên bị rối loạn một cách không cần thiết. Nếu bạn phạm tội trộm cắp, điều đó đã được làm qua bạn bởi cái vô hạn. Nếu bạn đã giết ai đó điều đó đã được thực hiện bởi cái vô hạn qua bạn. Bạn đang đứng một cách không cần thiết ở giữa với kí ức của bạn về hành động này, và kí ức đó là gánh nặng lên bạn.
Jesus nói, “Hối lỗi đi, và ta sẽ lấy đi tội của ông” – và ai đó tin cậy vào Jesus trở lại không bị nặng gánh và được làm thuần khiết. Trong thực tại, Jesus không giải phóng bạn khỏi tội của bạn nhưng giải phóng bạn khỏi kí ức về tội của bạn. Kí ức là thứ thực. Jesus chỉ loại bỏ cái đó. Tương tự, sông Hằng không giải phóng bạn khỏi tội của bạn, nhưng có thể giải phóng bạn khỏi kí ức về chúng. Nếu ai đó thực sự tin cậy vào sông Hằng và tin rằng nếu người đó tắm trong nó, người đó sẽ được tự do khỏi mọi tội – nếu vô thức tập thể của người đó được xây dựng trên hàng nghìn năm làm mạnh thêm điều này, và nếu xã hội trong đó người này sống cũng xác nhận niềm tin mạnh mẽ của người này – thế thì người này sẽ là vậy. Việc tắm không thể làm cho người ta được tự do khỏi tội như vậy, vì tội đã bị phạm phải rồi – không cái gì có thể được làm cho kẻ trộm này mà đã từng phạm phải hay kẻ giết người đã phạm tội giết người; không cái gì có thể được làm về điều đó – nhưng khi một người với niềm tin như vậy nổi lên từ sông Hằng, tin cậy của người đó vào sự thuần khiết và sức mạnh của nó giải phóng người đó khỏi cảm giác mặc cảm cho dù việc tắm chỉ là hành động biểu tượng.
Jesus có thể sống trên thế gian này được bao lâu? Ông ấy có thể gặp được bao nhiêu tội nhân? Bao nhiêu người trong số họ có thể hối lỗi? Thời gian là rất ngắn, và cái gì sẽ xảy ra khi Jesus không có đó? Người Hindu đã tìm ra cách thu xếp lâu dài hơn, kết nối việc thú tội với sông, không với người. Sông liên tục nhận việc thú tội và tha thứ cho mọi người. Sông là vô hạn, việc chảy của nó là vững chắc và lâu dài – Jesus có thể sống được bao lâu? Ông ấy vừa vặn có khả năng làm việc trong ba năm, từ tuổi ba mươi tới ba mươi ba. Bên trong khoảng ba năm này, bao nhiêu tội nhân có thể thú tội? Bao nhiêu tội nhân có thể tới ông ấy? Ông ấy có thể đặt tay lên đầu bao nhiêu người? Cho nên người thấy Hindu giao phó hiện tượng này cho sông, không cho người.
Nếu người nào đó đi tới một tirtha người đó sẽ quay về được tự do và được nhẹ gánh; người đó sẽ tự do với kí ức về các tội của người đó. Chính kí ức trói buộc người đó và đã trở thành xiềng xích. Cái bóng của tội lỗi đi theo bạn là thủ phạm. Có thể được tự do khỏi nó, nhưng có một điều kiện. Điều kiện quan trọng nhất là ở chỗ bạn có đức tin toàn bộ – đức tin vào ý tưởng rằng điều này đã từng xảy ra trong hàng nghìn năm.
Có vài tirtha mà là vĩnh hằng – Kashi là một chỗ như vậy. Chưa bao giờ có một lúc nào trên trái đất mà Kashi – Varanasi – đã không là một tirtha. Nó là chỗ hành hương cổ nhất của loài người, cho nên nó có giá trị lớn hơn. Nhiều người thế đã từng được giải thoát, được trải nghiệm an bình và tính thiêng liêng ở đó, tội lỗi của nhiều người thế đã được gột đi ở đó – sự liên tục dài, lâu, và do vậy gợi ý rằng người ta có thể được tự do khỏi tội lỗi đã từng đi ngày càng sâu hơn. Gợi ý đó trở thành đức tin cho tâm trí đơn giản, và nếu tin cậy như vậy có đó, chỗ linh thiêng sẽ trở thành có giá trị; bằng không nó là vô dụng. Không có sự hợp tác của bạn, tirtha không thể giúp được bạn. Và bạn sẽ có khả năng cho sự hợp tác của bạn chỉ nếu chỗ linh thiêng là rất cổ đại và lịch sử.
Người Hindu nói rằng Kashi không phải là một phần của trái đất này, mà là một chỗ tách rời; thành phố của Shiva là tách rời và không thể bị huỷ diệt. Nhiều thị trấn sẽ được xây dựng và sẽ bị phá huỷ, nhưng Kashi sẽ vẫn còn mãi mãi. Phật đã đi tới Kashi, mọi tirthankara của người Jaina đã được sinh ra ở Kashi, Shankaracharya cũng đi tới Kashi, Kabir đã đi tới Kashi: Kashi đã thấy các tirthankara, các hoá thân và thánh nhân, nhưng tất cả không còn nữa. Không người nào trong số họ còn lại, nhưng Kashi còn lại. Sự linh thiêng của tất cả những người này, ích lợi của công trình thiện lành của họ, mọi thành tựu của cuộc sống của họ, hương thơm tập thể của họ được hấp thu bởi Kashi và nó đã thu được những dòng chảy cuộc sống của họ. Điều này làm cho Kashi phân tách khỏi trái đất, ít nhất về mặt biểu dụ.
Trên những con đường của thành phố này Phật đã bước đi, và trong những đường nhỏ của nó Kabir đã cho các bài nói tôn giáo. Bây giờ tất cả điều đó đã trở thành câu chuyện, mơ, nhưng Kashi đã đồng hoá mọi thứ bên trong bản thân nó. Nếu ai đó với tin cậy và đức tin tuyệt đối đi vào thành phố này, người đó có thể lại thấy Phật bước đi trên các con đường của nó, người đó có thể thấy Tulsidas và Kabir…. Nếu bạn tiến tới Kashi như thế này thế thì nó không chỉ là một thành phố bình thường như Bombay hay London, nó sẽ lấy hình thể tâm linh duy nhất. Tâm thức của nó là cổ đại và vĩnh hằng. Lịch sử có thể bị mất, các nền văn minh có thể được sinh ra và bị phá huỷ, có thể tới và đi, nhưng Kashi giữ dòng chảy sống liên tục bên trong của nó.
Bước đi trên những con đường của nó, tắm gần bờ sông của nó, sông Hằng, và ngồi thiền ở Kashi, bạn cũng trở thành một phần của dòng chảy bên trong của nó. Nghĩ rằng “Mình một mình có thể làm mọi thứ,” là nguy hiểm. Điều thiêng liêng trong nhiều hình thể có thể giúp đỡ. Trong các đền và chỗ linh thiêng có thể tìm được sự giúp đỡ đó; toàn thể thu xếp của chúng là để cung cấp sự giúp đỡ.
Tôi đã nói cho bạn đôi điều để giải thích tirtha cho bạn – nhưng điều đó là không đủ. Có nhiều điều được kết nối với những chỗ như vậy mà không thể được hiểu – nhưng chúng có xảy ra. Những điều như vậy không thể được làm rõ ràng bằng trí tuệ hay được làm thành công thức toán học, nhưng chúng có xảy ra.
Tôi sẽ nói cho bạn hai hay ba điều xảy ra…. Nếu bạn ngồi đâu đó một mình trong thiền, bạn không chắc cảm thấy nhận biết về sự hiện diện của vài hồn có thể ở quanh bạn. Nhưng ở tirtha, kinh nghiệm như vậy có thể rất mạnh. Đôi khi nó có thể trở thành sâu sắc tới mức bạn cảm thấy sự hiện diện riêng của bạn ít hơn là sự hiện diện của người khác.
Chẳng hạn, Kailash đã là chỗ linh thiêng cho người Hindu cũng như cho Phật tử Tây Tạng. Nhưng Kailash là tuyệt đối hoang vắng, nó không có nhà và không có dân cư con người – không người tôn thờ, không tu sĩ…. Nhưng bất kì người nào ngồi trong thiền ở Kailash sẽ thấy nó đầy người ở. Từ khoảnh khắc bạn tới Kailash, nếu bạn có năng lực đi vào trong thiền bạn sẽ nói rằng nó có nhiều hồn cư ngụ, và là những hồn tuyệt vời nữa. Nhưng nếu bạn đi tới đó và không thể thiền được, thế thì Kailash là trống rống cho bạn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng không có cư dân ở mặt trăng. Nhưng những người có kinh nghiệm nào đó về Kailash sẽ không đồng ý rằng điều đó là đúng về mặt trăng. Các phi hành gia sẽ không tìm thấy bất kì dấu hiệu nào của cư dân ở đó, nhưng điều đó không nhất thiết đưa tới rằng không có người nào ở đó chỉ bởi vì các phi hành gia không thấy bất kì người nào.
Trong kinh sách Jaina có các mô tả chi tiết về các thần cư ngụ trên mặt trăng; nhưng vì các phi hành gia đã báo cáo rằng không có sự sống trên mặt trăng, các thánh nhân và sadhu Jaina đâm ra bối rối. Mọi điều họ có thể nói là ở chỗ các phi hành gia đã không tới trăng thực; bằng không họ sẽ phải thú nhận rằng kinh sách của họ là sai.
Gần đây, ai đó ở Gujarat đã nói với tôi rằng một sư Jaina đã gây quĩ để chứng minh rằng các phi hành gia đã không thực lên tới mặt trăng. Điều này không thể được chứng minh; các phi hành gia đã lên tới trăng thực, nhưng khó khăn là ở chỗ kinh sách Jaina nói rằng những thần nào đó sống ở đó – điều đó được viết trong sách của họ. Bản thân họ không biết, cho nên thông minh bình thường của sadhu Jaina sẽ nói rằng các phi hành gia đã không lên tới trăng thực vì với ông ấy kinh sách không thể sai. Sadhu Jaina khác nào đó đã tuyên bố rằng các phi hành gia thực tại đã tới trên các vệ tinh khổng lồ nào đó nằm gần trăng, không phải là bản thân trăng. Mọi điều này là nực cười, điên; nhưng có các lí do đằng sau chứng điên này. Đã từng có một niềm tin của người Jaina, cổ trên hai mươi nghìn năm, rằng có sự sống trên mặt trăng, nhưng họ không biết loại dân cư nào. Hình thể của sự sống đó là giống như hình thể của Kailash hay hình thể của bất kì tirtha khác nào.
Khi bạn xuống tầu hoả tại ga Kashi, bạn thấy hình thể thô của Kashi, được làm bằng bùn và đá: bất kì du khách nào cũng có thể đi tới đó và quay về. Nhưng có một hình thể tâm linh của Kashi mà chỉ những người có xem xét nội tâm sẽ có thể đạt tới – những người có thể đi sâu vào trong thiền. Với họ Kashi sẽ là khác, rất đẹp, bên ngoài tưởng tượng, trong khi Kashi trần tục là bẩn hơn và hôi hám hơn bất kì thành phố khác nào. Đó chỉ là Kashi thấy được. Một số người sẽ nói rằng Kashi kia, thành phố đẹp, chỉ tồn tại trong tưởng tượng của nhà thơ – nhưng Kashi đó cũng có đó. Kashi thực là trường tiếp xúc lớn cho thiền nhân. Người đạt tới qua thiền, đạt tới Kashi tâm linh: trên bờ xa của nó người đó có thể bắt gặp những người mà người đó không bao giờ có thể tưởng tượng được việc gặp gỡ.
Như bây giờ tôi đã nói rằng trên Kailash có một hình thể nào đó của cư dân phi trần gian. Điều ít nhiều chắc chắn là quãng năm trăm siddha Phật tử đều đặn ở đó; năm trăm cá nhân những người là chư phật bao giờ cũng sẽ vẫn còn trên Kailash. Nếu một người trong số họ muốn làm tiếp sứ mệnh khác, người đó sẽ không đi chừng nào vị phật khác nào đó chưa tới để thế chỗ của ông ấy. Nhưng con số tối thiểu năm trăm chư phật chứng ngộ bao giờ cũng phải ở đó để làm cho Kailash là một tirtha. Chỉ khi người ta đạt tới một tirtha như vậy thì người ta mới gặp gỡ các hồn vô thân, nhưng không thể gặp gỡ được họ chừng nào chưa có vị trí vật lí cố định nào đó; ngoài ra bạn sẽ gặp các hồn vô thân, không thể thấy được, ở đâu? Cho nên Kashi là chỗ mà bạn có thể ngồi trong thiền và đi vào thế giới bên trong đó để thiết lập giao tiếp với những hồn như vậy. Tirtha không thể được hiểu về mặt trí tuệ, vì nó chẳng liên quan gì tới trí tuệ. Tirtha thực bị ẩn kín ở đâu đó gần chỉ dẫn vật lí về nó.
Điều quan trọng khác là ở chỗ khi người chứng ngộ từ bỏ thân thể vật lí, từ bi của người đó thúc ép người đó để lại đằng sau các dấu hiệu vật lí nào đó để giúp cho những người đã bước đi cùng người đó, người đã thực hành khổ hạnh và đã làm nhiều nỗ lực để trở nên chứng ngộ nhưng đã không thành công. Với những người đó những chỉ dẫn và biểu tượng hướng dẫn nào đó nên được để lại để cho nếu họ cần họ có thể thiết lập kết nối với người đó. Trong thế giới này, mặc dầu thân thể vật lí bị mất đi, không hồn nào đã bao giờ bị mất, cho nên quá trình nào đó phải được thiết lập để làm tiếp xúc với các hồn vô thân.
Các tirtha làm cùng công việc này như được làm bởi các ra đa ngày nay: các ra đa đạt tới chỗ mà mắt không thể đạt tới được. Các ngôi sao không thể được thấy bằng mắt có thể được phát hiện bởi ra đa. Bây giờ qua tirtha liên lạc có thể được thiết lập giữa những người đã rời bỏ chúng ta, và với những người mà chúng ta đã trở nên bị tách rời. Các tirtha đã được thiết lập bởi những người đã ra đi cho những người vẫn còn trên con đường – cho những người còn chưa đạt tới, cho những người có thể vẫn còn đi lạc lối. Những người bị bỏ lại đằng sau có thể thỉnh thoảng cần hỏi cái gì đó, cần biết cái gì đó, điều có thể là tuyệt đối cần thiết cho tiến bộ thêm, và không có điều đó họ có thể đi lạc lối. Họ không biết tương lai của họ là gì, họ không biết con đường phía trước; cho nên với những người tìm kiếm cần thiết như họ, những thu xếp đặc biệt đã được tạo ra – như các tirtha, đền, mật chú, tượng, vân vân. Tất cả chúng đều là các nghi lễ, nhưng dầu vậy chúng là các quá trình xác định để được đi qua.
Điều chúng ta gọi là nghi thức tôn giáo đều là những hành động hướng ra ngoài, bề mặt được chúng ta quan sát. Những người không biết gì về các thu xếp bên trong cũng trải qua cùng các hành động này. Đôi khi, khi cái gì đó xảy ra, chúng ta cảm thấy có lẽ các nghi thức là có ích; vào lúc khác khi không cái gì xảy ra chúng ta cảm thấy những thành công trước đây phải đã là tình cờ, vì nếu nghi thức là đúng nó bao giờ cũng phải tạo ra kết quả. Cho nên bất kì cái gì chúng ta không hiểu đều có vẻ như nghi thức từ bên ngoài. Điều này xảy ra ngay cả với những người trí tuệ cao – vì trí tuệ, theo một cách nào đó, là trẻ con, và người trí thức, theo một nghĩa nào đó, là người chưa trưởng thành, vì trí tuệ không thể đưa bạn đi rất sâu.
Tirtha và đền có khoa học riêng của chúng, và khoa học đó có qui tắc xác định cho toàn thể quá trình này. Bước thứ hai đi theo sau bước thứ nhất, và bước thứ ba đi theo sau bước thứ hai; cho dù một bước bị bỏ lỡ, kết quả sẽ không là như nhau.
Cũng cần phải hiểu rằng một khi nền văn minh được phát triển cao, khi khoa học được hiểu đúng, nghi thức và phương pháp luận trở nên được đơn giản hoá, chúng không còn phức tạp. Khi công nghệ không được phát triển đúng, quá trình này vẫn còn rất phức tạp.
Phật tử không cho phép cây bồ đề nguyên thuỷ chết – cây dưới đó Phật đã trở nên chứng ngộ. Bây giờ bạn có thể hiểu tại sao. Khi cây nguyên thuỷ héo đi, vua Ashoka gửi một cành của nó sang Sri Lanka. Cành đó trở thành cây và vẫn còn ở đó. Một cành của nó được mang trở lại Ấn Độ và được trồng ở Bồ đề đạo tràng Bodhgaya. Cùng cây bồ đề này đã giữ tính liên tục. Tirtha Bodhgaya là có giá trị vì cây đó.
Khi Phật trở nên chứng ngộ cây này phải đã hấp thu sâu cái gì đó của tâm thức của Phật. Nó đã là biến cố vô tiền khoáng hậu và phi thường, kinh nghiệm về chứng ngộ xảy ra cho Phật. Nếu tia sét đánh vào cây, cây sẽ bị bốc cháy, cho nên không khó tưởng tượng rằng khi tia sét của tâm thức điểm vào Phật, cây cũng trở nên chứng ngộ theo cách nào đó.
Phật phải đã cho chỉ dẫn bí mật nào đó để không cho phép cây này chết. Ông ấy nó, “Đừng tôn thờ ta – tôn thờ cây này là đủ.” Đó là lí do tại sao trong năm trăm năm sau chứng ngộ của ông ấy, tượng về ông ấy đã không được tạo ra. Cây bồ đề này đã là tượng và nó đã được tôn thờ. Ảnh về các đền Phật giáo của thời đó chỉ là về cây Bồ đề và vòng hào quang quanh Phật ở giữa, nhưng không có ảnh của bản thân Phật. Cây đó đã có kinh nghiệm riêng của nó về biến cố chứng ngộ và đã trở nên được tích năng lượng. Những người biết thường dùng cây này để thiết lập liên lạc với Phật.
Cho nên không phải là thị trấn Bodhgaya, mà là cây bồ đề mới có giá trị. Phật đã bước đi và sống dưới cây đó trong một thời gian lâu trước chứng ngộ của ông ấy; dấu chân của ông ấy đã được bảo tồn dưới nó. Khi Phật trở nên mệt trong thiền, ông ấy sẽ bước đi cạnh cây đó trong hàng giờ cho tới hết mệt. Phật đã không sống cùng bất kì người nào nhiều như ông ấy đã sống cùng cây đó. Ông ấy chắc không thể sống với bất kì người nào mà có nhiều thoải mái và hồn nhiên như ông ấy đã sống cùng cây đó. Ông ấy đã ngủ dưới nó, ngồi dưới nó và bước đi quanh nó; ông ấy phải đã nói chuyện với nó. Toàn thể năng lượng của cây đó được trút đầy, được bão hoà và được tích năng lượng bởi Phật.
Khi vua Ashoka phái con trai của mình Mahendra tới Sri Lanka, Mahendra đã hỏi, “Con sẽ mang cái gì cùng con tới như quà tặng?” Ashoka đáp rằng họ chỉ có một quà tặng, và rằng không thể có quà tặng nào trong thế giới này tốt hơn là cây bồ đề, và rằng anh ta có thể mang một cành của nó như quà tặng. Thế là cành đó được mang tới Sri Lanka. Không nhà vua nào khác trên thế giới này đã bao giờ cho một cành cây như quà tặng. Một thứ như vậy mà có thể là quà tặng sao? Nhưng toàn thể Sri Lanka đã bị ảnh hưởng bởi năng lượng rung động từ chiếc cành của cây bồ đề đó.
Mọi người nói rằng Mahendra đã làm cho Sri Lanka thành nước Phật giáo, nhưng họ đã sai. Việc chuyển đổi của Sri Lanka đã xảy ra qua cành cây bồ đề đó; cành đó đã chuyển những người đó sang Phật giáo. Phật đã cho thông điệp bí mật rằng cành này phải được gửi tới Sri Lanka, và rằng thời điểm đúng và người đúng để mang nó phải được chờ đợi. Khi nào người đúng tới, cành này được gửi đi.
Lịch sử đằng sau câu chuyện này đáng được ghi nhớ. Đây là lịch sử bí mật đi đằng sau lịch sử trần tục. Lịch sử thực là ở chỗ mà rễ thực tại mọc; ngoài việc có mạng các biến cố xảy ra trên bề mặt. Cái đó không phải là lịch sử thực – điều được in trong báo chí và sách vở.
Nếu chúng ta lúc nào trở nên hội tụ vào cái nhìn của chúng ta vào lịch sử thực, chúng ta sẽ có khả năng hiểu các bí mật của mọi điều này.
Từ “Điều huyền bí ẩn kín”. Ch.2