Chỗ hành hương: Sông Hằng và Kim tự tháp

Một sự kiện quan trọng khác là ở chỗ trong cuộc sống của con người mọi thứ ngoại trừ tâm thức của người đó đều được làm từ vật chất. Nhưng chúng ta không biết tâm thức bên trong đó là gì. Chúng ta chỉ biết thân thể của mình, và thân thể theo mọi cách là liên quan tới vật chất. Cho nên giờ chúng ta hãy nhìn vào loại giả kim thuật khác để cho bạn có thể hiểu được nghĩa thứ hai của chỗ hành hương….

Các thực nghiệm của nhà giả kim thuật là rất sâu. Các nhà giả kim thuật nói rằng nếu nước được chuyển thành hơi, và thế rồi hơi đó trở lại thành nước, và nước lại thành hơi – nếu bạn làm điều này lặp đi lặp lại hàng nghìn lần – thế thì nước đó thu được phẩm chất đặc biệt không được tìm thấy trong nước thường. Trước đây, khẳng định này đã bị coi là chuyện đùa: Làm sao phẩm chất của nước có thể thay đổi được? Nếu bạn chưng cất nước lặp đi lặp lại điều đó có thể tạo ra khác biệt gì? – nước sẽ vẫn còn là nước được chưng cất. Nhưng bây giờ, khoa học cũng đã chấp nhận sự kiện rằng phẩm chất của nước như vậy có thay đổi, mặc dầu điều đó xảy ra thế nào thì vẫn không được biết. Nhưng không có hoài nghi rằng có thay đổi về chất trong nước, và lặp lại thực nghiệm này hàng trăm nghìn lần tạo ra phẩm chất còn tốt hơn của nước.

Bạn có thể nhận biết rằng bẩy mươi phần trăm thân thể chúng ta được làm từ nước. Thành phần hoá học là giống như nước biển. Nếu bạn không ăn đủ muối, lượng muối bên trong thân thể bạn giảm đi, trở nên ít hơn lượng muối của nước biển. Nếu số phần trăm muối trong thân thể bạn bị thay đổi, sẽ có thay đổi trong tâm thức của bạn. Nếu bạn uống nước đã chưng cất một trăm nghìn lần, nó đem tới thay đổi trong nhiều ham muốn và thái độ của bạn. Các nhà giả kim thuật đã làm những thực nghiệm như vậy. Nước chưng cất một trăm nghìn lần có thể mất tới vài năm, nhưng nhà giả kim thuật làm điều này.

Điều đó mang tới hai kiểu thay đổi. Kiểu thứ nhất sẽ là trong tâm trí của nhà giả kim thuật. Làm cùng một điều lặp đi lặp lại có thể trở thành chán sau vài ngày. Nếu từ chán ông ấy dừng quá trình này lại, ông ấy sẽ quay về trạng thái tâm trí cũ của mình; nhưng khoảnh khắc chán đó là điểm rẽ ngoặt. Nếu ông ấy tiếp tục mặc cho chán, ông ấy sẽ cho sinh ra một tâm thức mới.

Nếu bạn liên tục ngủ vào mười giờ mọi đêm, thế thì đích xác vào giờ đó bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ. Nhưng nếu bạn quyết định không ngủ và giữ thức tỉnh, sau nửa giờ bạn sẽ trở nên buồn ngủ hơn, nhưng điều thực tại xảy ra là ở chỗ bạn sẽ thấy bạn cảm thấy tươi tắn hơn vào buổi sáng. Có điểm rẽ ngoặt vào mười giờ; nó đã là thói quen của bạn để đi ngủ, nhưng nếu bạn bỏ qua thói quen của bạn, thế thì bạn phá vỡ việc thu xếp tự động của thân thể, và khi thân thể nhận ra rằng nó sẽ phải duy trì thức tỉnh, nó xả ra năng lượng tươi từ kho chứa mà nó giữ cho trường hợp khẩn cấp và bạn cảm thấy tươi hơn bao giờ.

Bây giờ người đã chưng cất nước một nghìn lần trở nên chán, nhưng thầy của anh ta sẽ bảo anh ta tiếp tục – có thể đó sẽ là mười hay mười lăm năm. Một điểm tới khi anh ta sẽ cảm thấy rằng nếu anh ta chưng cất nước thêm một lần nữa anh ta sẽ không có khả năng chịu được điều đó, anh ta sẽ chết bất thần. Nhưng thầy của anh ta sẽ khăng khăng anh ta phải tiếp tục quá trình này, dù hậu quả là bất kì cái gì. Cho nên một mặt phẩm chất của nước sẽ thay đổi, và mặt khác, tâm thức của anh ta cũng sẽ dần trở nên được biến đổi.

Điều đó giống như nước của sông Hằng. Mãi cho tới giờ các nhà khoa học đã không có khả năng hiểu được tại sao có những phẩm chất nào đó trong nước của nó mà không thể được tìm thấy được trong nước của bất kì sông nào khác trên thế giới. Ngay cả những con sông chảy từ cùng núi mà từ đó sông Hằng chảy, cũng không có cùng phẩm chất như sông Hằng, cùng mây trút nước trên nó, băng của cùng đỉnh núi tan chảy và chảy vào trong nước của mọi dòng sông, nhưng phẩm chất của nước của chúng vẫn khác. Khó chứng minh được sự khác biệt, nhưng toàn thể sông Hằng là một thực nghiệm của các nhà giả kim thuật.

Người ta đã từng cố gắng xử lí toàn thể dòng sông này theo cách hoá học. Đó là lí do tại sao người Hindu có nhiều chỗ linh thiêng thế trên bờ sông Hằng. Đây đã là thực nghiệm lớn để cho cái gì đó đặc biệt cho nước của sông Hằng. Bây giờ các nhà hoá học và các nhà khoa học cũng đã đồng ý rằng có cái gì đó đặc biệt về nước của nó. Nếu bạn cất giữ nước của bất kì dòng sông khác nào, nó sẽ hôi tanh và biến thành ôi thiu, nhưng nước của sông Hằng không thế, dù nó được lưu giữ lâu thế nào. Bạn có thể giữ nước đó trong nhiều năm mà nó không thay đổi, nhưng nếu bạn giữ nước nào đó của bất kì dòng sông khác nào, bạn sẽ thấy rằng nó trở thành hôi tanh trong vòng vài tuần. Nước của sông Hằng giữ sự thuần khiết của nó và vẫn còn không thay đổi trong nhiều năm. Chính bởi vì điều này mà người Hindu đã thiết lập các tirtha của họ dọc theo bờ sông Hằng.

Nếu bạn ném xác chết vào trong các sông khác, chúng trở thành bẩn và sẽ bắt đầu bốc mùi thối, nhưng sông Hằng hấp thu cả nghìn xác chết mà không bốc mùi. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dầu xương bình thường không tiêu trong nước, chúng lại tiêu trong nước sông Hằng – không cái gì còn lại. Trong sông Hằng mọi thứ lập tức phân huỷ, trở về các yếu tố nguyên gốc của nó. Do đó có sự nhấn mạnh rằng xác chết nên được ném vào sông Hằng, vì trong bất kì sông nào khác chúng có thể mất nhiều năm để phân huỷ, nhưng sông Hằng làm công việc này một cách nhanh chóng.

Sông Hằng không chảy như bất kì sông bình thường nào từ núi, nó đã được làm cho chảy. Hiện tượng này không dễ hiểu thấu. Gangotri, cái gọi là chỗ mà từ đó sông Hằng có cội nguồn của nó, không phải là cội nguồn thực của sông Hằng. Những người hành hương đi tới Gangotri, nói lời chào của họ và thế rồi trở về nhà. Nhưng thế thì đây là Gangotri giả, chỗ thực bao giờ cũng bị giấu kín và được bảo vệ trong hàng nghìn năm. Không thể đạt tới đó bởi phương tiện bình thường, nhưng chỉ đạt tới được đó bởi du hành thể tinh tú. Không thể đạt tới đó bằng thể vật lí.

Trước đây tôi đã nói cho các bạn về Alkufa, thành phố của người Sufi. Ở đó bạn có thể tới về mặt vật lí, cho dù không có ý định. Nếu bạn đi tìm nó bạn có thể bị dẫn sai đường bởi bản đồ sai, nhưng nếu bạn đã không khởi hành để tìm nó, bạn chỉ có thể đạt tới đó mà không có ý định, bởi sai lầm. Cho nên bạn có thể tình cờ bắt gặp Alkufa – nhưng Gangotri thì không thể được đạt tới bằng thể vật lí, chỉ bằng thể tinh tú. Gangotri không thể được thấy bằng mắt vật lí. Trong thiền thể vật lí phải bị bỏ lại đằng sau và thế thì thể tinh tú có thể du hành tới Gangotri; thế và chỉ thế người ta sẽ hiểu bí mật của phẩm chất đặc biệt của nước sông Hằng là gì. Tại cội nguồn từ đó sông Hằng chảy, nước của nó đã được xử lí về mặt giả kim thuật. Trên cả hai bờ của nguồn của sông này người Hindu đã làm các chỗ hành hương.

Bạn có thể ngạc nhiên tại sao mọi chỗ hành hương của người Hindu đều ở trên bờ sông, trong khi mọi chỗ hành hương của người Jaina ở trên đỉnh núi. Người Jaina làm chỗ hành hương của họ chỉ trên núi mà tuyệt đối khô và không có bất kì mầu xanh lá cây nào. Núi có cây cỏ sẽ bị bỏ qua; ngay cả những núi như Himalaya đã bị bỏ qua. Nếu bất kì núi nào có cây cỏ thì chắc không chỗ nào tốt hơn là núi của Himalayas. Nhưng người Jaina muốn núi khô, mở với mặt trời thiêu cháy, với ít cây cỏ nhất có thể và không có nước. Lí do là ở chỗ những thay đổi giả kim thuật mà họ đang thực nghiệm được kết nối với yếu tố lửa của thân thể. Giả kim thuật của người Hindu, mặt khác, có liên quan tới yếu tố nước.

Cả hai đều có chìa khoá tách rời của họ. Người Hindu sẽ không bao giờ nghĩ về việc có tirtha mà không ở bên trong vùng nước, hay sông chảy qua bên cạnh, với cái đẹp của cây cỏ xanh tươi. Họ thực nghiệm với yếu tố nước, trong khi người Jaina làm việc trên yếu tố lửa và do vậy phụ thuộc nhiều vào việc sinh ra tap, nhiệt, trong thân thể.

Kinh sách và các sannyasin Hindu nhấn mạnh vào yếu tố nước, cho nên sannyasin tiêu thụ sữa, sữa đông và bơ sữa để duy trì đủ độ ẩm hay hơi ẩm bên trong thân thể người đó. Không có đủ hơi ẩm, chìa khoá của người Hindu sẽ không vận hành. Toàn thể nỗ lực của người Jaina, mặt khác, là để tạo ra sự khô khan bên trong, cho nên sadhu Jaina thậm chí không tắm, vì họ muốn bảo tồn trạng thái khô. Những sadhu Jaina này trở nên bẩn và họ bốc mùi hôi! Nhưng họ không có khả năng giải thích tại sao họ không tắm. Tại sao họ rất tằn tiện lau rửa bản thân bọ? Nước không phải là chìa khoá của họ, mà là lửa, và yếu tố lửa trong khổ hạnh và tự hành xác. Họ muốn khơi lên ngọn lửa bên trong theo mọi cách có thể. Nếu họ dội nước lên thân thể họ, lửa bên trong sẽ bị làm yếu đi. Cho nên bạn sẽ thấy sadhu Jaina ở trên núi khô khan, cằn cỗi, không có mầu xanh lá cây và nước, nơi mọi thứ là nóng và ông ta được bao quanh chỉ bởi đá.

Mọi tôn giáo đều dùng nhịn ăn, nhưng ngoại trừ Jaina giáo, không tôn giáo nào ngăn cấm nước trong khi nhịn ăn. Người Jaina, người là chủ hộ được khuyên rằng cho dù họ không thể nhịn ăn mà không có nước vào lúc khác, ít nhất họ nên tránh uống nước uống nước vào ban đêm. Nhưng họ chỉ hiểu điều này rằng họ không nên uống nước vào ban đêm vì họ có thể không chủ định giết chết những vi sinh vật và côn trùng không nhìn thấy. Thực ra, mọi qui tắc này được ngụ ý để làm mạnh yếu tố lửa. Sự kiện thú vị khác là ở chỗ nếu một người uống lượng nước tối thiểu, như Mahavira thường làm, điều đó giúp bảo tồn sự vô dục của người đó, vì tinh dịch sẽ bắt đầu khô đi. Ngay cả chút ít hơi ẩm cũng có thể làm cho tinh dịch chảy.

Cho nên mọi chỗ hành hương của người Jaina sẽ ở trên núi. Tirtha đích thực của người Hindu sẽ ở trên bờ sông, ở chỗ mầu xanh sum xuê, đẹp – nhưng núi được người Jaina chọn là xấu, vì cái đẹp của núi bị mất khi không có mầu xanh lá cây.

Sadhu Jaina sẽ không tắm hay đánh răng: tại sao dùng một lượng nước được cần để đánh răng? Toàn thể nguyên lí của sự khô khan phải được hiểu đúng để hiểu kinh sách Jaina. Mọi khổ hạnh của họ là để khơi lên lửa, và nếu kết nối với nước được phá vỡ hoàn toàn, đây là cách phủ định để giữ cho lửa bùng cháy.

Bên trong chúng ta có sự cân bằng của mọi yếu tố: nếu bạn muốn đi trên cuộc hành trình tâm linh qua một trong các yếu tố, sự cân bằng đó sẽ phải bị phá vỡ bằng việc bỏ đi việc sử dụng yếu tố đối lập mà làm cân bằng nó. Cho nên nếu bạn tập trung vào yếu tố lửa, nước sẽ trở thành độc hại cho công việc của bạn, vì càng ít nước trong thân thể, lửa sẽ càng bùng cháy bên trong.

Sông Hằng là thực nghiệm hoá học và giả kim thuật sâu, và bằng việc tắm trong sông Hằng, một cá nhân sẽ đi vào tirtha. Ngay khi người đó tắm, yếu tố nước bên trong thân thể người đó được biến đổi. Việc biến đổi này sẽ chỉ kéo dài một thời gian ngắn, nhưng nếu thực nghiệm này được tiến hành đúng, cuộc hành trình tâm linh bắt đầu. Nhớ rằng nếu ai đó đã bắt đầu sống trên nước sông Hằng mà nhận bất kì nước nào khác, nó sẽ không phù hợp cho người đó và sẽ tạo ra khó khăn.

Nỗ lực đã được làm để tạo ra phẩm chất của sông Hằng trong nhiều chỗ khác, nhưng họ đã thất bại vì chìa khoá thực cho việc làm như vậy đã bị mất. Việc tắm trong sông Hằng và thế rồi lập tức đi vào trong đền hay tới chỗ linh thiêng chỉ là cách dùng cái bên ngoài thay thế cho cuộc hành trình tâm linh bên trong.

 

Các kim tự tháp của Ai Cập là các tirtha của nền văn minh cổ đã thất truyền nào đó. Một sự kiện thú vị về các kim tự tháp này là ở chỗ có tối hoàn toàn bên trong. Các nhà khoa học nghĩ rằng không thể nào điện đã tồn tại khi các kim tự tháp được xây dựng – một số kim tự tháp đã được xây dựng mười nghìn năm trước và các kim tự tháp khác từ hai mươi nghìn năm trước. Có thể là mọi người đã đi vào trong chúng với sự giúp đỡ của các bó đuốc cháy sáng, nhưng không có dấu hiệu nào về khói ở bất kì chỗ nào trên tường hay trên trần của kim tự tháp. Các con đường bên trong kim tự tháp rất dài, với nhiều nút xoắn và chỗ rẽ, và cùng với chúng nó rất tối. Đã không thể có điện vì không có dấu hiệu của việc lắp ráp hay nguồn cấp điện. Đuốc cháy bằng dầu hay dầu bơ chắc đã để lại dấu hiệu nào đó của khói. Cho nên vấn đề nảy sinh là làm sao mọi người đi vào bên trong được. Nếu không ai đi vào trong, như một số người gợi ý, tại sao nhiều con đường thế đã được làm? Có nhiều con đường, cầu thang, cửa và cửa sổ bên trong và cũng có chỗ cho mọi người ngồi hay đứng. Nhưng tất cả những điều này để làm gì? Điều này vẫn còn là thách đố chưa được giải. Một số người gợi ý rằng các kim tự tháp đã là ý thức chợt nảy ra của hoàng đế hay vua nào đó.

Giải thích đáng tin cậy nhất là ở chỗ chúng là các tirtha. Khi ai đó thực nghiệm theo cách đúng với lửa bên trong, thân thể người đó phát ra ánh sáng. Những người như vậy đủ phẩm chất để đi vào kim tự tháp. Không điện lẫn không đuốc nào đã bao giờ được cần, ánh sáng của thân thể họ là đủ cho việc đi quanh bên trong kim tự tháp. Nhưng ánh sáng thân thể như vậy chỉ được tạo ra qua các luyện tập thiền đặc biệt. Cho nên việc tạo ra ánh sáng thân thể đó bản thân nó đã là phép thử về quyền đi vào của người nào đó.

Vào đầu thế kỉ mười chín, khi các cuộc nghiên cứu được tiến hành về kim tự tháp, một trong những người giúp đỡ cho nhà khoa học trở nên bị lạc. Với sự giúp đỡ của đèn tìm kiếm họ đã đi tìm anh ta ở mọi nơi – trong hai mươi tư giờ chẳng thể tìm thấy anh ta. Thế rồi sau hai mươi bốn giờ, vào quãng hai giờ sáng, anh ta chạy tới họ, gần như bị loạn trí.

Anh ta nói, “Tôi đã cảm thấy đường đi trong tối và tôi đột nhiên trở nên nhận biết về khe hở. Tôi đi qua nó, và ngay khi tôi đi qua cửa đóng lại đằng sau tôi. Khi tôi nhìn lại cửa đã đóng rồi. Vậy mà khi tôi lần đầu tiên tiến tới nó, đã chỉ có một lối đi, chẳng có gì ở đó như cửa. Nhưng ngay khi tôi đi vào phần lối đi đó, cửa đóng lại đằng sau tôi; một tảng đá nặng trượt xuống, bít lối ra. Thế rồi tôi la lên, nhưng chẳng có đáp ứng. Tôi không còn chọn lựa nào ngoài việc cứ bước đi, và các thứ tôi thấy…! Khó mà mô tả được….”

Đúng là anh ta đã bị lạc trong hai mươi bốn giờ và khi anh ta được tìm thấy, anh ta đã nửa điên, nhưng điều anh ta mô tả như đã thấy là không thể tin được. Toàn thể nhóm tìm kiếm đã cố tìm cửa, nhưng không thể tìm được – anh ta cũng không thể chỉ ra chỗ anh ta đã đi vào và cũng không thể chỉ ra chỗ anh ta đã đi ra – cho nên điều được kết luận là người này phải hoặc đã ngất, hoặc đi ngủ và mơ. Nhưng bằng cách nào đi chăng nữa, bất kì điều gì anh ta kể lại đã được ghi lại.

Lúc nào đó về sau, trong thám hiểm thêm, nhóm đã tìm thấy cuốn sách mô tả những điều tương tự với điều người này đã kể lại. Cho nên điều huyền bí được làm thành sâu sắc hơn. Người ta nghĩ rằng những điều này đã có trong căn phòng được gắn xi mà được mở ra chỉ dưới ảnh hưởng của người nào đó ở trong trạng thái siêu linh nào đó. Có lẽ nó đã là điều ngẫu nhiên, có lẽ nó là sự trùng hợp: được lẩy cò bởi trạng thái tâm trí của anh ta, người này có thể đã trở nên được hoà điệu một cách không chủ ý với trạng thái trong đó kẽ hở đã xảy ra. Nó phải là như vậy, vì mặc dầu người này đã không có khả năng chứng minh kinh nghiệm của mình, dẫu sao đi chăng nữa cánh cửa đã mở ra.

Cho nên các chỗ bí mật mà tôi đang nói tới có cửa của chúng và có phương pháp qua đó người ta có thể đi vào chúng. Có những thu xếp và hoàn cảnh tâm linh bên trong đặc biệt cho việc đạt tới đó. Mọi căn phòng và sảnh của kim tự tháp đã được xây dựng tương ứng với những kích thước được định trước nào đó. Đôi khi bạn có thể đã trải nghiệm rằng chỗ chiếc mái được đặt lên là khá thấp, mặc dù nó không chạm vào bạn, bạn cảm thấy rằng cái gì đó bên trong bạn bị nén lại, bị co lại. Không cái gì thực tại nén bạn, nhưng bên trong bạn cái gì đó cảm thấy bị nén lại. Khi bạn đi vào một chỗ mà trần rất cao, bạn có cảm giác về cái gì đó mở rộng bên trong. Kích thước của căn phòng có thể được tính toán theo cách mà thiền trở thành rất dễ dàng cho bạn.

Kích thước đích xác cho một căn phòng mà làm cho việc thiền thành dễ dàng nhất đã được xác định sau việc thực nghiệm. Những kích thước nào đó của căn phòng có thể được dùng hoặc để giúp bạn mở rộng hay co lại tâm thức của bạn. Việc phối mầu bên ngoài và bên trong phòng, hương thơm trong phòng, và âm hưởng cũng có thể được phát minh theo cách để giúp cho việc thiền.

Mọi tirtha đều có âm nhạc riêng của chúng. Thực ra mọi âm nhạc đã được sinh ra ở những chỗ như vậy, và âm nhạc về nguồn gốc đã được tạo ra bởi người tìm kiếm. Không chỉ nghệ thuật âm nhạc, mà mọi điệu vũ đều được bắt nguồn trong đền. Hương thơm lần đầu tiên cũng được dùng trong đền. Khi người ta trở nên biết rằng người ta có thể đạt tới điều thiêng liêng với sự giúp đỡ của âm nhạc, người ta cũng nhận ra rằng qua âm nhạc người ta cũng có thể đi lạc lối. Nếu hương thơm nào đó có thể giúp bạn đi tới điều thiêng liêng, thế thì với hương thơm khác người ta cũng có thể đi tới nhục dục. Nếu trong một loại phòng nào đó người ta có thể đi vào trong thiền nhanh chóng và dễ dàng hơn, có các loại phòng khác mà có thể ngăn cản thiền.

Ở Trung Quốc có một phòng được xây dựng đặc biệt trong đó tù nhân có thể bị tẩy não; các chiều hướng được tiền định, và những thay đổi trong các chiều đã làm việc tẩy não thành khó khăn. Sau nhiều thực nghiệm chiều cao, chiều rộng và chiều sâu của căn phòng như vậy được xác định, và ngay khi tù nhân được mang vào trong phòng này tâm trí anh ta bắt đầu trở nên bị ảnh hưởng. Thời gian đích xác điều đó sẽ xảy ra trước khi tâm trí anh ta trở nên bị rối loạn và bắt đầu hư hỏng cũng được xác định. Âm thanh nào đó được tạo ra để tăng tốc quá trình làm hư hỏng, và nếu một chỗ đặc biệt trên đầu anh ta bị điểm vào, việc hư hỏng sẽ thậm chí nhanh hơn.

Một bình nước được treo trên đầu của tù nhân này, nước từng giọt chậm rãi rơi lên anh ta theo một nhịp đặc biệt. Từng giọt một, nước rơi vào chỗ đó trên đầu anh ta trong hai mươi bốn giờ. Tù nhân không được phép di chuyển khỏi vị trí đó; anh ta không được ngồi, anh ta phải đứng. Trong vòng nửa giờ anh ta trở nên chán tới mức âm thanh này dường như trở nên mỗi lúc một to hơn, gây choáng, nhiều tới mức anh ta sẽ cảm thấy dường như núi đang rơi lên đỉnh anh ta. Âm thanh lặp lại đó trong khu vực đó suốt hai mươi bốn giờ, trong phòng được thiết kế đặc biệt đó, sẽ làm tan vỡ tâm trí người này; khi anh ta đi ra anh ta sẽ không là cùng người cũ. Theo mọi cách kĩ thuật này sẽ làm suy nhược anh ta.

Mọi phương pháp giúp cho người tìm kiếm đã được tìm ra tại các tirtha và các đền. Chuông treo trong đền, âm thanh phát ra, hương, hoa – hương thơm của chúng – tất cả đều được thu xếp trước. Tất cả đã được thiết kế để duy trì sự hài hoà nào đó mà tính liên tục của nó sẽ không bị phá vỡ.

Nếu arati – nghi lễ với đèn được thắp sáng – được thực hiện, nó bao giờ cũng được thực hiện vào những lúc cố định, với chiều dài thời gian cố định, vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối, và bao giờ cũng đi kèm với cùng mật chú hay thần chú. Nghi lễ này diễn ra vào những khoảng đều đặn hết năm nọ tới năm kia trong hàng nghìn năm.

Như tôi đã nói cho bạn trước đây rằng khi nước được chưng cất lặp đi lặp lại, nó thay đổi phẩm chất của nó, nếu trong một căn phòng một âm thanh được tạo ra cả nghìn lần, các rung động của căn phòng đó và phẩm chất của căn phòng đó thay đổi. Nếu người tìm kiếm được đem vào trong căn phòng đó, biến đổi của người đó sẽ được giúp đỡ. Vì toàn thể tính cá nhân của chúng ta được xây dựng từ vật chất, bất kì thay đổi nào được mang tới trong vật chất sẽ ảnh hưởng tới tính cá nhân của chúng ta nữa. Con người là hướng ngoại tới mức dễ dàng thay đổi người đó từ bên ngoài hơn, những thay đổi bên trong là khó lúc bắt đầu; cho nên một hệ thống đã được phát minh qua đó vật chất có thể được thu xếp để giúp cho người ta biến đổi ở mức độ vật lí.

 

Từ “Điều huyền bí ẩn kín”, Ch.2