Việc biết và trí tuệ

Osho kính yêu,

Việc biết có là kinh nghiệm trí tuệ không?

 

Kinh nghiệm về việc biết có hai chiều của nó. Một chiều là việc biết đối thể, chiều kia là việc biết chủ thể. Việc biết đối thể là trí tuệ. Đó là điều mọi khoa học liên tục làm. Nó là việc biết trí tuệ.

Trí tuệ là đủ để biết đối thể. Đối thể là bên ngoài – sẵn có cho mắt bạn, sẵn có cho các thực nghiệm. Bạn có thể mổ xẻ nó, bạn có thể làm bất kì cái gì bạn muốn, mọi loại thực nghiệm. Nó là sẵn có cho trí tuệ thuần khiết. Nhưng con người riêng của bạn là không sẵn có cho trí tuệ của bạn.

Con người riêng của bạn là sẵn có chỉ trong im lặng, không trong hoạt động trí tuệ, nhưng trong nhận biết im lặng. Điều đó là chiều khác toàn bộ và điều đó là việc biết đúng, việc biết bản thân bạn. Nhưng điều đó không thể là trí tuệ, vì trí tuệ là cái gì đó mà chỉ có thể vươn ra bên ngoài; nó không có cách nào đạt tới bên trong.

Bạn có thể thấy mọi thứ bằng mắt của bạn, nhưng bạn không thể thấy được – bằng mắt của bạn – mắt riêng của bạn. Trong gương bạn có thể thấy, nhưng những cái đó không phải là mắt của bạn; cái đó chỉ là sự phản xạ. Trí tuệ của bạn có năng lực biết mọi thứ ở bên ngoài, nhưng bạn ở đằng sau trí tuệ và trí tuệ không có cách nào đi tới đó.

Tôi nhớ lại… khi lần đầu tiên Ford làm ra xe hơi, chúng không có bánh răng ngược. Chính ý tưởng về bánh răng ngược đã không xảy ra. Cho nên cho dù bạn mới đi được vài mét qua nhà bạn và bạn phải quay lại để lấy cái gì đó, bạn phải đi một vòng thành phố để quay lại. Điều đó là quá chán và ngu xuẩn và phí thời gian. Cho nên ông ấy đã bổ sung thêm bánh răng ngược.

Nhưng khi có liên quan tới trí tuệ, Thượng đế không phải là Ford. Trí tuệ vẫn không có bánh răng ngược; nó đơn giản đi ra ngoài. Bạn có thể đem nó tới ngôi sao xa nhất, không có vấn đề gì; nhưng nó không thể đạt tới bên trong bạn được, cái ở gần thế.

Albert Einstein, có lẽ là người thông minh nhất, người đã thăm dò các ngôi sao, đã chết một cách bất hạnh vì ông ấy đã không biết tới bản thân ông ấy. Bất hạnh của ông ấy đã là: phỏng có ích gì mà biết toàn thế giới – biết tất cả về điện tử và protons và neutrons và các thiên hà xa xôi – và không biết về bản thân mình, về bạn là ai?

Ngay trước khi chết ông ấy đã nói, “Nếu tôi được sinh ra lần nữa tôi thà là thợ nước còn hơn là nhà vật lí, để cho tôi có đủ thời gian nhìn vào bên trong bản thân tôi. Vật lí này đã là sự tham gia quá nhiều.”

Với trí tuệ bạn có thể biết mọi thứ ngoại trừ bản thân bạn.

Và nếu bạn phụ thuộc chỉ vào trí tuệ thế thì bạn sẽ phủ nhận hồn của bạn – đó là điều những người vô thần liên tục làm, đó là điều những người cộng sản liên tục làm. Lí do đơn giản là ở chỗ họ đã làm thành vấn đề là để là đúng, cái gì đó phải được chứng minh bằng trí tuệ. Và trí tuệ không có cách nào để chứng minh tâm thức.

Tâm thức phải được khám phá theo cách khác toàn bộ. Trí tuệ là suy nghĩ, và tâm thức được khám phá trong trạng thái vô suy nghĩ – trong im lặng hoàn toàn tới mức ngay cả riêng một ý nghĩ chuyển động cũng là rối loạn.

Trong im lặng đó bạn khám phá ra chính con người của bạn.

Nó là bao la như bầu trời.

Và biết nó là thực sự biết cái gì đó đáng biết; bằng không mọi tri thức của bạn là rác. Nó có thể hữu dụng, tiện dụng, nhưng nó sẽ không giúp bạn biến đổi con người bạn. Nó không thể mang bạn tới hoàn thành, tới mãn nguyện, tới chứng ngộ, tới điểm mà bạn có thể nói, “Tôi đã về nhà.”

 

Từ “Con đường của nhà huyền bí”, Ch.1