Ai đó đã hỏi: Chân lí là gì? Liệu có thể biết nó một cách bộ phận được không? Và nếu không, thế thì người ta có thể làm gì để đạt tới nó? Vì không thể có việc mọi người là hiền nhân.
Thứ nhất, từng người đều có tiềm năng trở thành hiền nhân. Nếu ai đó không biến đổi tiềm năng này thành thực tại, đó là vấn đề khác. Nếu hạt mầm không có khả năng lớn lên thành cây, đó là vấn đề khác, nhưng mọi hạt mầm đều có năng lực cố hữu để trở thành cây. Mọi hạt mầm đều có tiềm năng này. Điều nó không trở thành cây là vấn đề khác hoàn toàn. Nếu nó không được thụ phấn, không tìm thấy mảnh đất nào, không có được nước hay ánh sáng, hạt mầm sẽ chết, điều đó là có thể, nhưng hạt mầm quả có tiềm năng.
Từng và mọi người đều có tiềm năng trở thành hiền nhân. Đó là lí do tại sao trước hết bạn phải bỏ ý tưởng này khỏi tâm trí bạn rằng trở nên chứng ngộ là đặc quyền đặc biệt của chỉ một số người. Trở nên chứng ngộ không phải là quyền của bất kì người đặc biệt nào. Và những người đã lan toả ý tưởng này chỉ đang làm điều đó để nuôi dưỡng bản ngã của họ. Nếu ai đó nói rằng trở nên chứng ngộ là rất khó và là có thể chỉ cho rất ít người, điều đó nuôi dưỡng bản ngã của họ. Đây chỉ là cách cho một số người đáp ứng cho bản ngã của họ. Bằng không, mọi người đều có tiềm năng là hiền nhân, vì có không gian và cơ hội cho mọi người trải nghiệm chân lí.
Tôi đã nói đó là vấn đề khác nếu bạn không trải nghiệm nó. Với điều đó, duy nhất bạn sẽ chịu trách nhiệm, tiềm năng của bạn sẽ không chịu trách nhiệm. Tất cả chúng ta đang ngồi đây đều có sức lực đứng dậy và bước đi, nhưng nếu chúng ta không bước và liên tục ngồi, thế thì sao? Bạn khám phá ra sức mạnh của bạn bằng việc làm cho chúng thành hoạt động; bạn không biết chúng cho tới khi bạn dùng chúng.
Ngay bây giờ bạn chỉ đang ngồi ở đây, và không ai có thể biết rằng bạn có năng lực bước đi. Và nếu bạn nhìn vào bên trong bản thân bạn, ngay cả bạn sẽ không có khả năng định vị năng lực bước đi này. Bạn sẽ không có khả năng tìm thấy nó. Bạn sẽ chỉ biết liệu bạn có năng lực bước đi không sau khi bạn thử bước. Và chỉ sau khi bạn trải qua quá trình cố trở nên chứng ngộ bạn sẽ biết liệu bạn có tiềm năng này hay không. Những người không cố gắng sẽ dứt khoát cảm thấy rằng chỉ những người nào đó có tiềm năng này. Điều này là sai.
Cho nên điều thứ nhất: bạn phải hiểu rằng đạt tới chân lí là quyền của mọi người, nó là quyền tập ấm của mọi người. Chỉ riêng về mặt này không ai có bất kì quyền đặc biệt nào.
Và điều thứ hai mà đã từng được hỏi là: “Chân lí là gì? Và liệu có thể biết nó một cách bộ phận không?”
Chân lí không thể được biết một cách bộ phận, vì chân lí là một. Nó không thể được chia thành các bộ phận. Điều này có nghĩa là không thể có chuyện với một người biết một chút ít chân lí bây giờ, thế rồi chút ít thêm nữa, và thế rồi lại chút ít thêm nữa. Điều đó không xảy ra như thế này. Chân lí được trải nghiệm như một. Điều này nghĩa là nó không phải là quá trình dần dần. Nó được trải nghiệm một cách toàn bộ, nó được trải nghiệm trong sự bùng nổ. Nhưng nếu tôi nói rằng nó chỉ có thể được biết một cách toàn bộ, bạn sẽ cảm thấy hơi sợ vì bạn cảm thấy kém cỏi thế, làm sao bạn có thể biết nó một cách toàn bộ?
Khi một người trèo lên mái nhà người đó đạt tới nó ngay lập tức, vậy mà người đó đã trèo từng bậc lên nó ở mỗi lúc. Người đó không đạt tới mái trong một bước. Khi người đó ở bậc thứ nhất người đó không ở trên mái và khi người đó ở trên bậc cuối cùng người đó vẫn không ở trên mái; người đó bắt đầu lại gần mái, nhưng người đó vẫn không ở trên nó.
Có thể chuyển gần hơn tới chân lí một cách dần dần, nhưng khi bạn đạt tới chân lí nó là toàn bộ. Điều này có nghĩa là bạn có thể tiến dần tới gần chân lí hơn, nhưng việc đạt tới chân lí là toàn bộ, nó không bao giờ là bộ phận. Nó không bao giờ trong các mảnh mẩu, nhớ điều này.
Cho nên việc giới thiệu về thiền mà tôi đã trao cho bạn là một tập các bước: bạn sẽ không biết chân lí qua chúng, nhưng bạn sẽ đi tới gần chân lí qua chúng. Và ở bước cuối cùng mà tôi đã gọi là ‘trống rỗng của cảm xúc’, khi bạn nhảy ra ngoài trống rỗng này của cảm xúc nữa, bạn trải nghiệm chân lí. Nhưng thế thì chân lí được biết trong tính toàn bộ của nó.
Kinh nghiệm về điều thiêng liêng không tới trong các mảnh mẩu, nó xảy ra như một toàn thể. Nhưng cách để đạt tới điều thiêng liêng được chia thành nhiều phần. Nhớ điều này: cách đạt tới điều thiêng liêng được chia thành nhiều phần, nhưng bản thân chân lí không ở trong các bộ phận. Cho nên đừng nghĩ, “Làm sao một người kém cỏi như tôi biết được toàn thể chân lí? Tôi chỉ có thể xoay xở biết nó nếu nó có thể được biết từng chút một.”
Không, bạn cũng sẽ có khả năng biết nó vì bạn chỉ cần bước đi trên con đường cho một khoảng cách ngắn mỗi lúc. Không thể nào bước đi toàn thể chiều dài của con đường ngay một lúc được. Bạn không thể bước đi toàn thể chiều dài của con đường ngay một lúc; bạn phải bước chút ít mỗi lúc. Nhưng đích bao giờ cũng được đạt tới như một toàn thể, bạn không bao giờ có thể tới đó trong các bộ phận – nhớ điều này.
Ai đó đã hỏi: Chân lí là gì?
Không có cách nào nói điều đó bằng lời. Với thời đại này, đã không thể nói được nó trong ngôn ngữ con người – và nó sẽ không bao giờ được nói trong tương lai nữa. Không phải là trong quá khứ chúng ta đã không có ngôn ngữ đủ giầu có để nói nó, và rằng chúng ta sẽ có khả năng nói nó trong tương lai. Nó sẽ không bao giờ được nói.
Có lí do cho điều này. Ngôn ngữ được phát triển với chủ định liên lạc với người khác. Ngôn ngữ được tạo ra để liên lạc với con người, nó không được tạo ra để diễn đạt chân lí. Và điều không thể xảy ra là bất kì người nào tạo ra ngôn ngữ đều đã biết chân lí. Đây là lí do tại sao không có từ nào dành cho chân lí tối thượng. Và những người biết chân lí đã không biết nó qua ngôn ngữ, họ biết nó qua im lặng. Điều này nghĩa là khi họ trải nghiệm chân lí, họ đã im lặng toàn bộ, không lời nào đã tồn tại ở đó. Cho nên có vấn đề: khi họ bắt đầu nói về nó sau trải nghiệm này, họ đã thấy ra một điểm, chân lí, cái đã có đó, không có cách nào để mô tả. Không thể nào cung cấp lời cho nó. Và khi họ cung cấp lời, lời đã không đầy đủ, chúng không nói được.
Và trên cơ sở của một mình những lời này, xung đột đã nảy sinh – dựa trên chính cùng những lời này! Vì mọi lời là không thích hợp, chúng không có khả năng diễn đạt chân lí. Chúng chỉ giống như các gợi ý. Dường như ai đó đang trỏ ngón tay tới trăng, và nếu chúng ta chộp lấy ngón tay của người đó cứ tưởng rằng đây là trăng, thế thì sẽ có rắc rối. Ngón tay không phải là trăng. Ngón tay chỉ là chỉ dẫn. Bất kì ai chộp giữ chỉ dẫn sẽ ở trong rắc rối. Bạn phải bỏ ngón tay để cho cái mà nó trỏ tới trở thành thấy được. Bạn phải bỏ lời, và chỉ thế thì bạn sẽ có thoáng nhìn về chân lí. Nhưng ai đó người chộp giữ lời sẽ bỏ lỡ việc trải nghiệm.
Đây là lí do tại sao không có cách nào cho tôi nói cho bạn chân lí là gì. Và nếu ai đó tuyên bố là nói được cho bạn, người đó đang tự lừa bản thân người đó. Nếu ai đó nói với bạn điều này, người đó đang tự lừa bản thân người đó và bạn. Không có cách nào để mô tả chân lí. Vâng, có cách nói cho bạn cách trải nghiệm chân lí. Phương pháp để biết chân lí, quá trình, có thể được mô tả, nhưng chân lí là gì thì không thể được nói.
Có những phương pháp để đạt tới chân lí, nhưng không có các định nghĩa về chân lí. Trong ba ngày này tôi đã thảo luận những phương pháp này, và bạn có thể cảm thấy rằng chúng ta đã hoàn toàn bỏ qua bản thân chân lí. Tôi đã nói về chân lí, nhưng tôi chưa bao giờ nói chân lí thực tại là gì.
Không, nó không thể được nói, nó chỉ có thể được trải nghiệm. Chân lí không thể được mô tả nhưng nó có thể được trải nghiệm – và nó sẽ là trải nghiệm của bạn. Phương pháp có thể được cho, nhưng trải nghiệm chân lí sẽ là của riêng bạn. Trải nghiệm chân lí bao giờ cũng có tính cá nhân, và không thể truyền đạt nó cho người khác.
Cho nên đây là lí do tại sao tôi sẽ không nói cho bạn chân lí là gì. Không phải vì tôi muốn giữ lại cái gì đó với bạn, nhưng bởi vì nó không thể được nói. Trong các thời đại quá khứ, trong thời đại của Upanishads, bất kì khi nào chuyện xảy ra là ai đó sẽ đi tới hiền nhân và hỏi, “Chân lí là gì?” hiền nhân sẽ tỏ ra nghiêm khắc với người này.
Lần nữa người này sẽ hỏi, “Chân lí là gì?” Thế rồi người đó sẽ hỏi lần thứ ba, “Chân lí là gì?”
Và hiền nhân sẽ nói, “Ta nói cho ông lặp đi lặp lại, nhưng ông không hiểu.”
Người này sẽ nói, “Ông đang nói gì? Tôi đã hỏi ông ba lần, và cả ba lần ông đều im lặng. Và ông nói rằng ông đã nói cho tôi lặp đi lặp lại?”
Thế rồi hiền nhân sẽ nói, “Ta ước là ông có khả năng hiểu im lặng của ta, vì thế thì ông sẽ hiểu chân lí là gì.”
Im lặng là cách duy nhất để nói nó. Những người đã biết chân lí đã trở nên im lặng. Khi chân lí được nói tới, họ trở nên im lặng. Nếu bạn có thể im lặng, bạm có thể biết nó. Nếu bạn không im lặng bạn sẽ không có khả năng biết nó.
Bạn có thể biết chân lí, nhưng bạn không thể làm cho người khác biết nó. Đây là lí do tại sao tôi sẽ không nói chân lí là gì vì điều đó không thể được nói.
Từ “Con đường của Thiền”, Ch.8