Nếu bạn quan sát hành động của thân thể, thân thể sẽ biến mất; nếu bạn quan sát các ý nghĩ đang chạy đua, quá trình ý nghĩ, thế thì ý nghĩ sẽ biến mất; và nếu bạn quan sát kĩ cảm xúc của bạn, thế thì cảm xúc sẽ biến mất.
Tôi đã nói về việc làm thuần khiết cảm xúc, cho phép yêu thế vào chỗ của hận và tình bạn thế vào chỗ của thù hằn. Bây giờ tôi cũng bảo bạn nhận biết về chân lí này: có một chiều hướng đằng sau người đang yêu và người đang ghét, cái chỉ là nhận biết – cái không yêu không ghét. Nó đơn giản là nhân chứng. Nó lúc thì quan sát hận và lúc thì quan sát yêu xảy ra, nhưng nó đơn giản là việc chứng kiến, nó đơn giản là việc quan sát.
Khi tôi ghét ai đó, chẳng phải tại điểm nào đó tôi trở nên nhận biết về sự kiện rằng tôi đang ghét đó sao? Và khi tôi yêu ai đó, chẳng phải tôi biết từ bên trong bằng cách nào đó rằng tôi đang yêu ai đó sao? Cái mà là nhận biết là ở đằng sau yêu và hận, nó là tâm thức của bạn, cái ở đằng sau thân thể, ý nghĩ và cảm xúc của bạn – đằng sau mọi thứ. Đây là lí do tại sao các kinh sách cổ gọi nó là neti-neti, không cái này không cái nọ. Nó không là thân thể không là ý nghĩ không là cảm xúc. Nó không là cái gì trong những cái này. Và nơi không có gì, có người quan sát, người thấy, tâm thức chứng kiến, hồn.
Cho nên nhớ là người quan sát cảm xúc của bạn nữa. Cuối cùng bạn sẽ phải đi tới cái mà là việc thấy thuần khiết duy nhất. Cái là việc thấy thuần khiết duy nhất phải được lưu giữ. Việc thấy thuần khiết đó là thông minh. Chúng ta đã gọi việc thấy thuần khiết đó là trí huệ. Chúng ta gọi việc thấy thuần khiết đó là tâm thức. Đó là mục đích tối thượng của yoga và của mọi tôn giáo.
Phẩm chất cơ bản của rèn luyện tâm linh bên trong là quan sát đúng, quan sát đúng về các hành động của thân thể, về quá trình ý nghĩ và về luồng chảy bên trong của cảm xúc. Người trở thành nhân chứng sau khi đã trải qua ba tầng này sẽ đạt tới bờ bên kia. Và đạt tới bờ bên kia là gần như đạt tới mục đích. Người nào đó vẫn còn bị mắc vào trong bất kì một trong ba điều này là vẫn còn bị buộc vào bờ bên này. Người đó chưa đạt tới mục đích.
Tôi đã nghe một câu chuyện:
Hôm đó là đêm trăng tròn… như đêm nay. Trăng tròn vành vạnh và đó là đêm rất đẹp, cho nên một số người bạn cảm thấy thích đi thuyền giữa đêm. Họ muốn có vui đùa nào đó, cho nên trước khi trèo lên thuyền họ đã uống nhiều rượu. Thế rồi họ vào trong thuyền, lấy mái chèo và bắt đầu chèo thuyền đi. Họ chèo một lúc lâu.
Khi buổi sáng ló ra và gió lạnh bắt đầu thổi, họ lấy lại cảm giác và ý nghĩ, “Chúng ta đi được bao xa rồi? Chúng ta đã chèo cả đêm.”
Nhưng khi họ nhìn kĩ lại họ thấy rằng họ vẫn ở dọc cùng bờ nơi họ đã từng ở đêm hôm trước. Thế rồi họ nhận ra điều họ đã quên làm: họ đã chèo thuyền trong thời gian lâu thế, nhưng họ đã quên cởi dây buộc thuyền.
Và người nào đó đã không cởi dây buộc thuyền của mình ra khỏi bờ dù có thể khổ và khóc nhiều tới đâu, trong đại dương vô hạn này của điều thiêng liêng, người đó sẽ không đi tới bất kì chỗ nào.
Con thuyền tâm thức của bạn bị buộc vào cái gì? – nó bị buộc vào thân thể của bạn, vào ý nghĩ của bạn và vào cảm xúc của bạn. Thân thể, ý nghĩ và cảm xúc – đó là bờ của bạn. Trong trạng thái say bạn có thể liên tục chèo cả đời, cả đời vô tận. Và sau cả đời vô tận khi làn gió mát của suy nghĩ thức tỉnh, của trí huệ nào đó chạm vào bạn, khi tia sáng nào đó chạm vào bạn và bạn thức dậy và nhìn, bạn sẽ thấy rằng bạn đã phí hoài cả đời chèo thuyền và rằng bạn đã từng bị buộc vào cùng bờ nơi bạn bắt đầu. Và thế thì bạn sẽ thấy sự kiện đơn giản là bạn đã quên không cởi dây buộc thuyền.
Học cách cởi dây buộc thuyền đi. Chèo là rất dễ dàng, nhưng cởi dây buộc thuyền là rất khó. Bình thường cởi dây buộc thuyền là rất dễ và chèo thuyền là khó hơn. Nhưng khi có liên quan tới dòng đời, rất khó cởi dây buộc thuyền nhưng rất dễ chèo thuyền. Ramakrishna có lần đã nói, “Cởi dây buộc thuyền của ông ra, giương buồm lên và gió của điều thiêng liêng sẽ đem ông đi – ông thậm chí sẽ không cần chèo.”
Điều ông ấy nói là đúng – nếu bạn cởi dây buộc thuyền bạn sẽ thấy rằng gió của điều thiêng liêng đã thổi và chúng sẽ đem bạn đi xa khỏi bờ. Và chừng nào bạn chưa đạt tới bờ xa hơn, bạn sẽ không biết phúc lạc là gì. Nhưng đầu tiên bạn phải cởi đây buộc thuyền đã.
Thiền nghĩa là bạn cởi dây buộc thuyền. Tại sao những người đó không có khả năng cởi dây buộc thuyền của họ? Họ say, họ vô ý thức. Và đến sáng khi họ cảm thấy gió lạnh và quay lại nhận biết của họ, họ thấy rằng thuyền vẫn còn bị buộc vào bờ sông.
Tôi đã nói về quan sát đúng. Quan sát đúng là đối lập của vô ý thức. Bạn ở trong trạng thái vô ý thức, và đây là lí do tại sao bạn đã buộc con thuyền vào thân thể bạn, vào ý nghĩ của bạn và vào cảm xúc của bạn. Nếu bằng việc cảm thấy gió lạnh của quan sát đúng bạn trở nên tỉnh táo, thế thì sẽ không khó cởi dây buộc thuyền. Vô ý thức đang ôm giữ con thuyền, ý thức sẽ đặt con thuyền vào tự do. Và quan sát đúng trong mọi hành động là cách thức của ý thức.
Chỉ có một rèn luyện tâm linh bên trong và đó là nhớ đúng – nhớ đúng hay thông minh đúng hay ý thức đúng. Nhớ điều này, vì điều rất quan trọng là dùng nó thường xuyên, liên tục.
Nếu ba việc làm thuần khiết và ba trống rỗng có thể xảy ra…. Ba việc làm thuần khiết sẽ giúp mang tới ba trống rỗng. Nếu ba trống rỗng được trải nghiệm, nó là samadhi, chứng ngộ. Samadhi là cánh cửa tới chân lí, tới cái ngã, tới điều thiêng liêng. Với người thức tỉnh trong samadhi, thế giới biến mất. Biến mất không có nghĩa là những bức tường này sẽ biến mất và không có nghĩa là bạn sẽ biến mất. Biến mất ngụ ý rằng những bức tường này sẽ không còn là tường và bạn sẽ không còn là bạn. Khi chiếc lá di chuyển, bạn sẽ không chỉ thấy chiếc lá mà còn thấy sinh lực cái làm nó di chuyển; và khi gió thổi bạn sẽ không chỉ cảm thấy gió mà còn thấy sức mạnh làm cho chúng thổi; và thế thì ngay cả trong từng và mọi hạt bụi bạn sẽ thấy không chỉ cái hữu tử, mà còn cả cái bất tử. Thế giới sẽ biến mất theo nghĩa rằng điều thiêng liêng sẽ xuất hiện.
Thượng đế không phải là đấng sáng tạo ra thế giới. Hôm nay ai đó đã hỏi tôi, “Ai tạo ra thế giới?”
Bạn ở gần núi, bạn ở trong thung lũng và bạn hỏi, “Ai đã tạo ra những thung lũng này và những cây này? Ai tạo ra chúng?” Bạn sẽ liên tục hỏi điều này cho tới khi bạn trải nghiệm cho bản thân bạn. Và một khi bạn đã đi tới biết bạn sẽ không còn hỏi ai đã tạo ra chúng, bạn sẽ biết – đó là bản thân sự tồn tại. Không có đấng sáng tạo. Bản thân sự tồn tại là đấng sáng tạo. Khi bạn có mắt bạn sẽ có khả năng thấy, bạn sẽ thấy rằng bản thân sự sáng tạo là đấng sáng tạo. Và thế giới bao la này quanh bạn sẽ trở thành điều thiêng liêng. Điều thiêng liêng không được trải nghiệm trong việc đối lập với thế giới: khi thái độ trần tục biến mất, điều thiêng liêng xuất hiện.
Trong trạng thái đó của samadhi bạn sẽ biết chân lí – chân lí bị che màn đó, chân lí mà thường bị ẩn kín. Và nó bị ẩn kín bởi cái gì? Nó bị ẩn kín chỉ bởi vô nhận biết của bạn. Không có màn che nào che đậy chân lí, màn che là ở trên mắt riêng của bạn. Đây là lí do tại sao người bỏ màn che ra khỏi mắt mình đi tới biết chân lí.
Và tôi đã bảo bạn cách bỏ màn che ở ngay trước mắt bạn – ba việc làm thuần khiết và ba trống rống sẽ giúp bạn loại bỏ những màn che này khỏi mắt bạn.
Và khi mắt không có bất kì màn che nào, điều đó được gọi là samadhi. Cái nhìn thuần khiết đó mà không có bất kì màn che nào là samadhi.
Samadhi là mục đích tối thượng của tôn giáo – của mọi tôn giáo, của mọi yoga. Tôi đã nói về nó rồi. Suy ngẫm về nó đi, suy tư về nó và suy xét về nó đi. Nghĩ về nó, cho nó ý nghĩ nào đó và để nó chìm vào trong con người bạn. Cũng giống như người làm vườn, ai đó gieo hạt mầm một ngày nào đó sẽ thấy rằng hoa đã nở bung. Và ai đó làm việc chăm chỉ đào trong mỏ một ngày nào đó sẽ thấy kim cương và đá quí. Và ai đó người lặn xuống nước và đi sâu vào nước, một ngày nào đó sẽ thấy người đó đã mang lên ngọc trai.
Người có khao khát và người dũng cảm sẽ thấy cuộc sống của mình được biến đổi, người đó sẽ tiến bộ. Trèo núi không phải là thách thức lớn như biết bản thân người ta. Và điều đáng bẽ mặt cho người thông minh, người có sức mạnh và năng lượng là không biết tới bản thân người đó. Từng người riêng đều có thể có quyết tâm để biết chân lí, biết bản thân người đó và biết chứng ngộ. Với quyết tâm này và bằng việc dùng các nền móng này bất kì người nào cũng có thể thành công. Nghĩ về điều này đi.
Từ “Con đường của Thiền”, Ch.7