Hiểu tâm trí- Làm thuần khiết ý nghĩ

Ở tầng thứ hai của nhân cách con người là ý nghĩ của người đó. Thân thể nên là thuần khiết và tâm trí cũng nên là thuần khiết. Tầng thứ ba là cảm xúc, và khi cảm xúc là thuần khiết thế thì nền tảng cho thiền là sẵn sàng. Khi ba điều này đã xảy ra bạn sẽ trải nghiệm niềm vui lớn. Sẽ có an bình vô cùng trong cuộc sống của bạn. Nếu ba điều này đã được hoàn thành, bạn sẽ có cuộc sống mới.

Nhưng đây chỉ là ba bước cơ bản để chuẩn bị cho bạn vào thiền. Theo một nghĩa nào đó, chúng là rèn luyện bên ngoài. Rèn luyện bên trong còn sâu hơn – trong nó chúng ta buông xuôi thân thể, ý nghĩ và cảm xúc để làm thuần khiết chúng và làm cho chúng thành trống rỗng. Trong rèn luyện bên ngoài thân thể được làm thuần khiết, trong rèn luyện bên trong thân thể được buông xuôi. Bạn đi vào trạng thái vô thân thể, bạn đi vào trạng thái vô trí và bạn đi vào trạng thái là tự do với cảm xúc. Nhưng trước khi điều này có thể xảy ra, chính điều cần thiết đầu tiên là loại bỏ những thứ không cần thiết bên trong bạn.

Tôi đã nói cho bạn về thân thể; giờ tôi sẽ nói về ý nghĩ. Cái không thuần khiết của tâm trí là gì?

Ý nghĩ là rất hay thay đổi. Ý nghĩ cũng để lại ấn tượng trên tâm trí, dù tốt hay xấu. Mọi thứ người ta nghĩ sẽ ảnh hưởng tới nhân cách của người đó. Nếu ai đó đang nghĩ về cái đẹp, nếu người ta thường xuyên nghĩ về cái đẹp, điều hoàn toàn tự nhiên là việc đó cũng sẽ làm cho nhân cách của người đó đẹp hơn. Nếu ai đó nghĩ về Thượng đế, điều thiêng liêng, và ý nghĩ của người đó xoay quanh điều này, việc tự nhiên là cuộc sống của người đó sẽ trở nên được rót đầy với điều thiêng liêng. Nếu ai đó nghĩ về chân lí việc tự nhiên là chân lí sẽ trở thành một phần của người đó.

Trong hoàn cảnh này tôi muốn đề nghị bạn nghĩ về những điều thường xuyên ở trong tâm trí của bạn. Bạn nghĩ gì mọi lúc? Phần lớn các bạn hoặc nghĩ về tiền, dục hay quyền.

 

Nhiều năm trước đây đã có một ông vua ở Trung Quốc. Một hôm ông ấy đi tới biên giới vương quốc, mà đó là bên cạnh đại dương, và ông ấy đưa quan thượng thư chính đi cùng mình. Cả hai người đứng trên đỉnh núi nhìn đại dương trải rộng nhiều dặm. Có nhiều con tàu giương buồm đi qua, tới và lui, và nhà vua hỏi thượng thư, “Bao nhiêu tàu tới và bao nhiêu tàu đi?”

Thượng thư đáp, “Trời, nếu bệ hạ muốn biết sự thực, chỉ có ba tàu tới và ba tàu đi.”

Nhà vua nói, “Ba sao? Có nhiều tàu đi ra kia, ông không thấy chúng sao?”

Thượng thư đáp, “Thần đã thấy chỉ ba chiếc tàu: một là tiền, một là dục và một là quyền. Chúng ta dành toàn thể các kiếp của chúng ta du hành trên ba tàu này.”

 

Điều này là đúng: ý nghĩ của chúng ta đi trên ba con tàu này. Và bất kì người nào du hành trên ba con tàu này sẽ không trở nên thuần khiết trong ý nghĩ. Người đó sẽ có các ý nghĩ thuần khiết chỉ khi người đó rời khỏi ba con tàu này. Cho nên điều quan trọng với mọi người là quan sát các ý nghĩ tái diễn trong tâm trí người ta; những vết thương nào trong tâm trí của người đó mà các ý nghĩ cứ xoay vòng xung quanh. Các ý nghĩ mà tâm trí người đó quay đi quay lại sẽ là những nhược điểm cơ bản của người đó. Cho nên mọi người phải khám phá điều này: nó là tiền nó là dục hay nó là quyền? Bạn có thường xuyên nghĩ về một trong những điều này không? Bạn có nghĩa về nói dối không? Bạn có nghĩ về không chân thực, về lừa dối không? Đây toàn là những thứ nhỏ bé, ba điều đầu tiên mới là những điểm chính. Nếu tâm trí của bạn xoay quanh ba điều này thế thì ý nghĩ của bạn là không thuần khiết. Chúng được gọi là những ý nghĩ không thuần khiết vì chừng nào bạn còn nghĩ tới chúng, bạn không thể biết được chân lí.

Sự thuần khiết của ý nghĩ là cùng như điều ở Ấn Độ chúng ta gọi là chân, thiện và mĩ. Ý nghĩ thuần khiết hội tụ vào ba trạng thái này. Bạn nghĩ bao nhiêu về chân lí? Bạn có nghĩ về chân lí chút nào không? Bạn đã bao giờ tự hỏi chân lí là gì? Trong khoảnh khắc yên tĩnh, tâm trí bạn có bao giờ tự hỏi về nó không? Bạn có bao giờ khắc khoải về ý nghĩ về chân lí không? Bạn có bao giờ cảm thấy bạn muốn hiểu mĩ là gì không? Bạn có bao giờ cảm thấy bạn muốn hiểu hạnh phúc là gì không?

Nếu tâm trí bạn bị rối bởi các ý nghĩ không thuần khiết, thế thì tâm trí bạn là không thuần khiết, và không thể nào đạt tới chứng ngộ bằng tâm trí không thuần khiết.

Các ý nghĩ không thuần khiết đem bạn đi ra ngoài và ý nghĩ thuần khiết đem bạn vào bên trong: Các ý nghĩ không thuần khiết chảy ra ngoài và xuống dưới và các ý nghĩ thuần khiết chảy vào trong và lên trên. Không thể có chuyện với ai đó đang nghĩ về chân, thiện, mĩ lại không tìm ra cuộc sống của mình được tô mầu bởi chúng.

Gandhi đã có thời ở trong tù. Ông ấy thường xuyên nghĩ về chân lí, về từ bỏ, về không gắn bó. Vào những ngày đó ông ấy thường ăn bữa sáng bằng mười quả chà là ngâm nước qua đêm. Vallabhbhai Patel cũng ở trong tù cùng ông ấy. Ông này tự hỏi, “Đây có là loại bữa sáng nào không, chỉ mười quả chà là thôi sao? Làm sao nó có thể là đủ được?”

Ông này thường ngâm chà là trong nước cho Gandhi, cho nên một hôm ông này ngâm mười lăm quả chà là. Ông này nghĩ, “Làm sao ông già này biết liệu có mười hay mười lăm quả chà là? Ông ấy sẽ chỉ ăn chúng thôi.”

Gandhi đã thấy rằng có thêm vài quả chà là nữa. Ông ấy nói, “Vallabhbhai, đếm lại chà là đi.”

Khi chà là được đếm có mười lăm quả.

Gandhi nói, “Có mười lăm quả.”

Vallabhbhai nói, “Điều đó có khác biệt gì nếu có mười hay mười lăm?”

Gandhi nhắm mắt lại nghĩ vài phút. Ông ấy nói, “Vallabhbhai, ông đã cho ta một ý tưởng lớn. Ông nói, ‘Khác biệt gì giữa mười và mười lăm?’ cho nên ta đã hiểu rằng không có khác biệt gì giữa mười và năm nữa.”

Gandhi nói, “Từ hôm nay trở đi ta sẽ chỉ ăn năm quả chà là. Ông đã chỉ cho ta điều kì diệu nhất, rằng không có khác biệt giữa mười và mười lăm.”

Vallabhbhai trở nên sợ. Ông này nói, “Tôi đã nói điều đó chỉ để cho ông sẽ ăn thêm chút nữa. Tôi không bao giờ tưởng tượng được rằng ông sẽ nghĩ theo cách này.”

Ai đó, người bao giờ cũng nghĩ về ăn ngày càng ít hơn, bao giờ cũng sẽ nghĩ loại câu trả lời này, và ai đó đang nghĩ về ăn nhiều hơn sẽ không thấy bất kì khác biệt gì giữa mười và mười lăm. Nhưng với ai đó người liên tục nghĩ về ăn ngày càng ít đi, không có khác biệt giữa năm và mười. Cho nên điều bạn nghĩ sẽ bắt đầu thể hiện trong thói quen hàng ngày của bạn.

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện nữa….

Gandhi thường uống nước ấm với chút mật ong và chanh trong nó. Mahadev Desai là bạn đồng hành gần gũi của ông ấy, và một hôm ông này chuẩn bị nước ấm cho ông ấy. Nước nóng, nước sôi; có hơi nước bay ra khỏi nó. Khi Gandhi tới sau vài phút Mahadev Desai đưa cho ông ấy nước này. Gandhi nhìn nó trong một khoảnh khắc và nói, “Chắc là tốt hơn nếu ông đậy nó lại.”

Mahadev nói, “Cái gì có thể xảy ra trong năm phút? Và tôi đã theo dõi nó, không cái gì rơi vào trong nó.”

Gandhi nói, “Vấn đề không phải là bất kì cái gì rơi vào trong nó. Có hơi nước bốc ra khỏi nó mà chắc làm tổn hại sinh vật nào đó.” Gandhi nói, “Vấn đề không phải là đậy nó hay bất kì cái gì rơi vào trong nó, nhưng có hơi nước bay ra khỏi nó và điều đó chắc đã làm tổn hạ nhiều sinh vật trong không khí. Không có lí do khác, nhưng chúng đáng ra có thể đã được cứu.”

Điều tự nhiên cho ai đó bao giờ cũng nghĩ về bất bạo hành là nghĩ và hành động như thế này. Cho nên tôi bảo bạn, nếu bạn liên tục nghĩ về cái gì đó nó sẽ mang tới thay đổi trong hành vi mọi ngày của bạn.

Sáng nay một người bạn tới với tin này. Anh ấy nói, “Điều rất buồn là mặc cho việc mời một số người hai lần, họ vẫn không ở đây, họ đến chậm mười phút.” Anh ấy cảm thấy buồn rằng mặc cho việc mời mọi người hai lần, họ đã không tới. Nếu như đó là tôi, tôi sẽ nói thay vì điều đó, điều hay là nhiều người thế đã tới sau việc được mời chỉ hai lần, và tôi sẽ nói rằng điều đó chắc đã thậm chí còn hay hơn nếu những người đã không tới lại cũng có thể ở đây. Đây sẽ là cách tiếp cận bất bạo hành. Cách tiếp cận của anh ấy là cách tiếp cận bạo hành, đã có bạo hành trong nó.

Cho nên điều tôi đang nói với bạn là ở chỗ nếu bạn nghĩ một chút, nếu bạn tạo ra vài phương cách cho bản thân bạn để làm thuần khiết ý nghĩ của bạn, bạn sẽ thấy rằng dần dần, dần dần sẽ có thay đổi ngay cả trong những hành động nhỏ bé nhất của bạn. Ngay cả ngôn ngữ của bạn sẽ trở thành bất bạo hành, chuyển động của bạn sẽ trở thành bất bạo hành. Ý nghĩ của bạn có thể biến đổi toàn thể cuộc sống của bạn. Bất kì cái gì bạn nghĩ đều có tác động lên cuộc sống của bạn vì ý nghĩ của bạn có quyền năng bao la.

Nhiều thứ thế phụ thuộc vào điều bạn luôn luôn nghĩ. Nếu bạn thường xuyên nghĩ về tiền và bạn đang cố thiền, thế thì bạn đang đi vào trong hai hướng đối lập. Nó cũng dường như bạn định buộc hai con trâu vào, mỗi con ở một đầu xe. Chiếc xe sẽ vỡ thành hai với lực của các con trâu theo các hướng đối lập, và xe sẽ không tiến lên trước.

Nếu các ý nghĩ của bạn là thuần khiết thế thì bạn sẽ thấy rằng sẽ có thay đổi mênh mông trong ngay cả những hành động nhỏ nhất của bạn. Sự sống không được làm từ những hành vi lớn, nó được làm từ những điều nhỏ bé. Cách bạn đứng dậy, cách bạn ngồi xuống, cách bạn nói, điều bạn nói – nhiều thứ phụ thuộc vào điều này. Và nguồn chính từ đó mọi hành động này nổi lên là tâm trí.

Cho nên ý nghĩ của bạn nên được hướng tới chân, thiện và mĩ. Để có việc nhớ thường xuyên về chân lí trong cuộc sống của bạn, bất kì khi nào bạn tìm thấy thời gian, suy nghĩ về chân, suy nghĩ về thiện và về mĩ đi. Và bất kì khi nào bạn định làm cái gì đó, trước khi bạn bắt đầu, nghĩ một khoảnh khắc liệu điều bạn định làm có hài hoà với chân, thiện, mĩ không hay chống lại chúng. Nếu có những ý nghĩ trong tâm trí của bạn, xem xét xem liệu luồng ý nghĩ này có dẫn tới chân, thiện và mĩ không. Nếu nó là cái đối lập, thế thì dừng các ý nghĩ này ngay lập tức, đừng khuyến khích chúng. Chúng sẽ là hại cho bạn, chúng sẽ kéo bạn xuống và làm tàn lụi cuộc sống của bạn. Cho nên nhận biết về các loại ý nghĩ đang chạy qua đầu bạn đi và với dũng cảm, nỗ lực, gìn giữ và quyết tâm hướng chúng tới thuần khiết và chân lí.

Nhiều lần bạn sẽ cảm thấy rằng bạn thậm chí không biết chân lí là gì. Nhiều lần bạn sẽ nghĩ rằng bạn thậm chí không biết thiện là gì. Có thể rằng bạn có thể không có khả năng quyết định, nhưng ít nhất bạn có ý nghĩ về nó và đã cố tìm ra. Điều này trong bản thân nó là tốt và sẽ mang tới thay đổi trong bạn. Và ai đó người liên tục suy nghĩ sẽ dần dần, dần dần nhận ra rằng người đó biết chân lí là gì và thiện là gì.

Trước mọi ý nghĩ, mọi lời và mọi hành động, dừng lại một khoảnh khắc. Không có vội vàng gì. Nhìn bạn đang định làm gì, kết quả của nó sẽ là gì. Nó nói gì cho bạn? Cái gì sẽ xảy ra như kết quả của nó? Điều rất quan trọng cho người tìm kiếm là nghĩ theo cách này.

Cho nên điều đầu tiên về việc làm thuần khiết cơ bản cho ý nghĩ là quan sát việc hội tụ trung tâm của các ý nghĩ của bạn là gì. Nếu bạn không hội tụ vào bất kì cách thức nào mà tôi đang nói tới, thế thì điều sẽ có ích cho bạn là phát triển rèn luyện này.

Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết về ba khía cạnh đó – chân, thiện, mĩ – nếu cho dù một trong chúng là hoạt động trong bạn thế thì hai khía cạnh kia cũng sẽ tự động trở thành hoạt động. Và tôi phải nhắc nhở bạn rằng có ba kiểu người. Một kiểu có khả năng thức tỉnh nhanh chóng về khía cạnh chân lí, kiểu thứ hai có khả năng nở hoa nhanh chóng của khía cạnh thiện và kiểu thứ ba có khả năng nở hoa nhanh chóng của khía cạnh mĩ.

Với từng người trong các bạn sẽ có một khía cạnh chi phối, nhưng cho dù một khía cạnh trở nên hoạt động thế thì hai khía cạnh kia sẽ tự động trở nên hoạt động. Nếu một người là người yêu cái đẹp người đó sẽ không là người nói dối vì nói dối là điều xấu thế. Nếu một người là người yêu cái đẹp, người đó sẽ không có khả năng làm bất kì cái gì sai vì làm bất kì cái gì sai là xấu thế. Điều này nghĩa là người đó sẽ không có khả năng ăn cắp vì việc ăn cắp là xấu thế. Cho nên nếu người đó đã cống hiến toàn bộ cho cái đẹp, nhiều điều có thể trở thành khả năng có thể vì nó.

Một lần, Gandhi là khách ở nhà của Rabindranath Tagore. Rabindranath đã già vào lúc đó. Ông ấy là người yêu thẩm mĩ; ông ấy không quan tâm tới chân hay thiện. Điều này chỉ có nghĩa rằng những khía cạnh này đã không phải là con đường trực tiếp của ông ấy – ông ấy là người yêu cái đẹp. Gandhi là khách của ông ấy. Lúc đó là buổi tối và hai người định đi dạo thì Rabindranath nói, “Đợi chút, tôi muốn chải tóc.”

Gandhi nói, “Nói thế ngớ ngẩn làm sao! Chải tóc sao?”

Gandhi đã cạo trọc đầu cho nên ông ấy không có vấn đề với việc chải tóc. Và trong tuổi già của mình mà lo nghĩ về chải tóc thì hơi chút kì lạ, và với Gandhi điều đó là không thể nghĩ được. Ông ấy đã đợi với hơi chút bực dọc nhưng ông ấy không thể nói được bất kì cái gì với Rabindranath.

Rabindranath đi vào trong nhà. Hai phút trôi qua, năm phút trôi qua, mười phút trôi qua. Gandhiđã ngạc nhiên rằng ông ấy mất thời gian lâu thế. Ông ấy đã làm gì bên trong? Ông này nhìn qua cửa sổ và thấy rằng Rabindranath đang đứng trước chiếc gương dài bằng thân người, đang chải tóc. Gandhi đơn giản không thể chịu được điều này thêm nữa. Ông ta nói, “Tôi không thể hiểu được ông đang làm gì! Thời gian cho việc đi dạo của chúng ta bị phí hoài. Và tại sao ông cần chải tóc? Chải tóc phỏng có ích gì vào tuổi của ông?”

Rabindranath đi ra và ông ấy nói, “Khi tôi còn trẻ đã không thành vấn đề nếu tôi không chải tóc, nhưng bây giờ tôi đã trở nên già nếu tôi không chải tóc điều đó sẽ là không được. Và đừng nghĩ rằng tôi đang cố để ra vẻ đẹp; tôi chỉ không muốn làm phiền bất kì người nào bằng việc dường như là xấu với họ.” Rabindranath nói, “Đừng nghĩ rằng tôi đang làm điều này để ra vẻ đẹp. Thân thể mà tôi đang làm đẹp và đi quanh sẽ biến thành tro ngày mai. Tôi biết rằng một ngày nào đó nó sẽ sớm ở trên dàn thiêu và sẽ biến thành tro. Nhưng tôi không muốn là cái nhìn xấu; tôi không muốn làm phiền bất kì người nào – đây là lí do tại sao tôi cho nó mọi sự chú ý.”

Người yêu cái đẹp như Rabindranath sẽ nghĩ dưới dạng này. Xấu là kiểu bạo hành hướng tới người khác. Xấu này có thể ở trong bất kì hình tướng nào: nó có thể ở trong hành vi của bạn, trong ngôn ngữ của bạn hay trong bất kì hình tướng nào khác.

Cho nên nếu bạn muốn xuất hiện là đẹp, thế thì làm điều đó với tính toàn bộ đi. Trở thành đẹp hoàn toàn để cho toàn thể cuộc sống của bạn trở thành đẹp.

Cho nên tôi không nói rằng người chải tóc là đang làm cái gì đó sai. Tôi chỉ nói rằng bên cạnh tóc của bạn, có cái gì đó cần được làm đẹp. Tôi không nói rằng nếu bạn đeo đồ trang sức bạn đang làm cái gì đó sai; tôi đang nói rằng điều đó là được nếu bạn đeo đồ trang sức, nhưng tại sao không là đồ trang sức đi? Bạn đã tới đây mặc đồ trắng không tì vết. Điều tốt là bạn đang mặc đồ trắng, nhưng làm cho cái ngã bên trong của bạn cũng trắng như điều đó đi.

Cho nên cố hiểu mĩ là gì và bạn sẽ thấy rằng chân và thiện sẽ tự động theo sau. Nếu bạn cố hiểu thiện là gì bạn cũng sẽ hiểu mĩ và chân là gì. Nếu bạn cố hiểu chân bạn sẽ có được hai điều kia nữa. Bạn có thể làm bất kì cái gì trong ba điều này thành nền móng của bạn. Nếu một trong ba điều này là bất kì mối quan tâm nào của bạn, làm nó thành hội tụ của bạn và để mọi ý nghĩ của bạn xoay quanh nó. Cho phép tính nội bộ của bạn được chạm tới bởi nó. Chọn một trong ba điều này và tập trung vào nó. Và nếu bạn rèn luyện điều đó suốt đời bạn, trong mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn – trong hành vi của bạn và trong hành động của bạn – dần dần, dần dần bạn sẽ quan sát một hiện tượng lạ đang xảy ra: bạn sẽ ngạc nhiên mà thấy rằng bạn càng rèn luyện nó, mọi điều phi tự nhiên trong cuộc sống của bạn và mọi ý nghĩ không thuần khiết sẽ trở nên ngày càng yếu hơn.

Tôi không yêu cầu bạn dừng nghĩ về tiền. Điều tôi đang nói là ở chỗ bạn nên bắt đầu nghĩ nhiều hơn về thiện, mĩ và chân. Khi bạn bắt đầu nghĩ về mĩ bạn sẽ không có khả năng nghĩ về tiền vì không có cái gì xấu thế như nghĩ về tiền. Khi bạn nghĩ về mĩ bạn sẽ không nghĩ về về dục vì không có trạng thái tâm trí nào xấu hơn là nghĩ về dục. Cho nên tôi đang nói với bạn một cách nhấn mạnh để hướng năng lượng của bạn vào những trạng thái đó, và bạn sẽ thấy rằng dần dần, dần dần năng lượng của bạn sẽ trở lại từ các ý nghĩ vô dụng và nắm giữ mà chúng có trên bạn sẽ biến mất.

Với nhận biết lớn, bỏ mọi thứ không thuần khiết đi và với nhận biết, tập trung vào những thứ là thuần khiết. Khi các ý nghĩ của bạn trở thành thuần khiết sẽ có thay đổi vô cùng trong cuộc sống của bạn. Đây là điều quan trọng nhất về các ý nghĩ. Nó là rất quan trọng nếu bạn muốn làm thuần khiết ý nghĩ của bạn.

 

Từ “Con đường của Thiền”, Ch.4