Con người bao giờ cũng bất hạnh vì con người quên điều người đó có và cố có được cái người đó không thể có được. Có loại cơ sở này cho sự sống là tuyệt đối sai. Là ai đó hiểu biết điều mình có và sống trên cơ sở của điều đó đi.
Tôi đã đọc ở đâu đó rằng một người phàn nàn với người khác, “Tôi là người rất nghèo, tôi chẳng có bất kì cái gì.”
Thế là người thứ hai nói, “Nếu anh là nghèo thế, anh có thể làm một điều: tôi muốn có mắt phải của anh. Tôi sẽ trả anh năm nghìn ru pi cho con mắt đó. Lấy năm nghìn ru pi này và đưa cho tôi mắt phải của anh.”
Và người thứ nhất nói, “Điều đó rất khó. Tôi không thể cho mắt phải của tôi được.”
Thế rồi người kia đề nghị, “Tôi sẽ cho anh mười nghìn ru pi để lấy cả hai mắt của anh.”
Lần nữa người thứ nhất đáp, “Mười nghìn ru pi! Nhưng dầu vậy, tôi không thể cho mắt của tôi được.”
Tại điểm này người kia đề nghị, “Tôi sẽ cho anh năm mươi nghìn ru pi nếu anh cho tôi mạng sống của anh.”
Tới điều này người thứ nhất nói, “Nhưng điều đó là không thể được! Tôi không thể cho mạng sống của tôi được.”
Người thứ nhất nói, “Điều này chứng tỏ anh có nhiều thứ có giá trị. Anh có hai mắt mà anh sẽ không bán lấy mười nghìn ru pi, và anh có mạng sống của anh – và anh nói rằng anh chẳng có cái gì!”
Tôi đang nói về loại người này và loại suy nghĩ này. Coi trọng điều bạn đang có đi, và cả điều bạn trải nghiệm qua thiền nữa, ngay cả những điều nhỏ bé nhất. Nghĩ về điều đó đi, nói về nó đi, vì dù bạn sẽ trải nghiệm hay không, nhiều thứ phụ thuộc vào cách suy nghĩ này – và lạc quan của bạn sẽ tạo ra nhiều hơn. Và điều bạn không có được….
Một người đàn bà thường tới tôi – cô ấy có giáo dục tốt, giáo sư đại học, học giả tiếng Phạn. Cô ấy tham dự trại thiền bẩy ngày, và vào ngày đầu tiên của trại, sau khi thiền cô ấy đi ra và nói với tôi, “Tôi xin lỗi, nhưng tôi đã không có giao cảm với điều thiêng liêng.”
Đó mới là ngày thứ nhất của thực nghiệm này và cô ấy nói cô ấy đã không gặp điều thiêng liêng!
Cho nên tôi nói, “Nếu như bạn đã gặp điều thiêng liêng điều đó chắc là nguy hiểm, vì nếu bạn có thể gặp điều thiêng liêng dễ dàng thế bạn chắc đã không coi trọng nó.” Và tôi cũng nói, “Người ta chắc phải thực sự ngu xuẩn khi nghĩ rằng bằng việc ngồi im lặng với mắt nhắm trong mười phút, thế thì người đó sẽ sẵn sàng để biết điều thiêng liêng.”
Cho nên nếu bạn trải nghiệm ngay cả tia sáng nhỏ nhất của im lặng, cứ coi rằng bạn đã gặp toàn thể mặt trời đi vì ngay cả trải nghiệm ánh sáng nhỏ nhất sẽ giúp bạn đạt tới mặt trời. Nếu tôi đang ngồi trong phòng tối và tôi thấy một tia sáng mảnh mai, có hai cách tôi có thể kể lại nó. Một cách sẽ là nói, “Tia sáng nhỏ này là gì mà so sánh được với tối bao quanh tôi? Một tia sáng nhỏ bé này có thể làm được gì? – có nhiều tối quanh tôi thế.”
Cách khác sẽ là nghĩ, “Mặc cho mọi tối này, ít nhất có một tia sáng sẵn có cho tôi, và nếu tôi đi theo hướng tia sáng đó tôi có thể đạt tới nguồn nơi có mặt trời.” Đây là lí do tại sao tôi đang nói với bạn đừng nghĩ về tất cả bóng tối; nếu như có ngay cả một tia sáng tí hon nhất, tập trung vào cái đó đi. Nó sẽ cho việc nảy sinh cái nhìn khẳng định trong bạn. Bình thường, cuộc sống của bạn chính là cái đối lập. Nếu tôi chỉ cho bạn một bụi hồng bạn có thể nói, “Cái gì có đó mà nhìn? Sự tồn tại sao bất công thế, chỉ có ba hay bốn đoá hồng và có cả nghìn gai.” Đây là một cách tiếp cận: nhìn bụi hồng và nói, “Sự tồn tại sao bất công thế! Có hàng nghìn gai và chỉ vài đoá hồng.” Đây là một cách cảm nhận, một cách tiếp cận. Cách khác sẽ là nói, “Sự tồn tại sao huyền bí thế: giữa cả nghìn gai kia nó tạo ra hoa hồng.” Bạn cũng có thể nhìn điều đó như thế này và nói, “Một hoa hồng giữa mọi gai kia….Đây chẳng phải là thế giới huyền bí đó sao! Điều đó thực sự dường như giống phép màu, khả năng của hoa hồng nở bung giữa mọi gai kia.”
Cho nên tôi muốn yêu cầu bạn lấy cách tiếp cận thứ hai này. Trong ba ngày này làm ra nền móng của bạn từ tia hi vọng mảnh mai nhất mà bạn thấy trong thiền của bạn, và để nó trở nên mạnh hơn.
Điều thứ ba là ở chỗ trong ba ngày thiền này bạn sẽ không sống theo cùng cách bạn đã từng sống mãi cho tới tối nay. Con người là robot, đầy những thói quen, và nếu người ta vẫn còn bên trong những giới hạn của thói quen của người ta, con đường thiền mới sẽ rất khó. Do đó, tôi gợi ý rằng bạn làm vài thay đổi.
Một thay đổi sẽ là ở chỗ trong ba ngày này bạn sẽ nói ít nhất có thể được. Việc nói là tai hoạ lớn nhất của thế kỉ này! Và bạn thậm chí không nhận biết về bạn nói nhiều thế nào. Từ sáng tới đêm, cho tới lúc bạn đi ngủ, bạn liên tục nói. Hoặc bạn nói với ai đó khác, hoặc nếu không có ai để nói, bạn nói cho bản thân bạn.
Trong ba ngày này ý thức về việc dừng thói quen liên tục nói của bạn đi. Và nó chỉ là thói quen thôi. Với thiền nhân, điều này là sống còn. Trong ba ngày này tôi muốn bạn nói ít nhất có thể được, và khi bạn nói, nó phải là thuần khiết, không tán gẫu thông thường mà bạn vẫn làm hàng ngày. Thực ra bạn nói gì mọi ngày? Nó có bất kì giá trị gì không? Hại gì cho bạn nếu bạn không nói? Bạn đơn giản huyên thuyên; điều đó chẳng giá trị gì mấy. Và nếu bạn không nói, điều đó sẽ có hại cho người khác không? Người khác có cảm thấy cái gì đó bị thiếu bởi việc không nghe điều bạn phải nói không?
Trong ba ngày này nhớ rằng bạn không nói mấy với bất kì ai. Điều này sẽ là cực kì giúp ích. Và nếu bạn nói, điều tốt hơn cả là nó được kết nối với thiền chứ không phải bất kì cái gì khác. Nhưng sẽ là tốt hơn nhiều nếu bạn không nói chút nào: là im lặng nhiều nhất có thể được. Tôi không ngụ ý nó phải nghiêm ngặt tới mức bạn ép buộc bản thân bạn ở trong im lặng, tới mức bạn viết ra điều bạn muốn nói. Bạn tự do nói, nhưng không phải là tán gẫu. Nói một cách có ý thức, và chỉ khi cần thiết.
Điều này sẽ giúp bạn theo hai cách. Một ích lợi sẽ là ở chỗ bạn sẽ tiết kiệm mọi năng lượng bị phí hoài bởi việc nói. Thế thì năng lượng đó có thể được dùng cho thiền. Và ích lợi thứ hai sẽ là ở chỗ nó sẽ ngắt bạn khỏi người khác và bạn sẽ ở trong tính một mình của bạn trong thời gian này. Chúng ta đã tới chỗ núi non này, và sẽ là phí hoài nếu cả hai trăm người được tụ tập ở đây chỉ nói chuyện với nhau, tán gẫu với nhau. Thế thì bạn sẽ vẫn ở trong đám đông, như bạn đã vậy trước đây, và bạn sẽ không có khả năng trải nghiệm im lặng.
Trải nghiệm im lặng chỉ ở trên núi này là không đủ. Cũng cần phải tách rời bản thân bạn khỏi người khác và là một mình. Bạn phải giao tiếp chỉ nếu điều đó là tuyệt đối cần thiết. Tưởng tượng rằng bạn là người duy nhất trên núi này và không có người nào khác xung quanh. Bạn phải sống dường như bạn đã tới đây một mình, bạn ở một mình và đi quanh một mình. Ngồi dưới cây, một mình. Không đi quanh trong các nhóm người. Sống tách rời và một mình trong ba ngày này. Chân lí của cuộc sống chưa bao giờ được biết qua việc sống trong đám đông, và nó không thể được trải nghiệm như điều đó. Không kinh nghiệm về bất kì ý nghĩa nào đã bao giờ xảy ra trong đám đông. Bất kì người nào đã từng nếm trải hương vị của im lặng đều đã nếm trải trong đơn độc tuyệt đối, trong tính một mình.
Khi bạn dừng nói với người khác và khi mọi huyên thuyên bên trong và bên ngoài của bạn dừng lại, tự nhiên bắt đầu liên lạc với bạn theo cách huyền bí. Tự nhiên liên tục liên lạc với bạn, nhưng bạn bị mê mải trong huyên thuyên của bạn tới mức bạn không nghe thấy tiếng nói nhỏ nhẹ của nó. Bạn sẽ phải làm dịu bản thân bạn để cho bạn có thể nghe thấy tiếng nói đang nói bên trong bạn.
Cho nên trong ba ngày này, việc nói phải được giảm đi một cách có ý thức. Nếu bạn quên và bắt đầu nói theo thói quen và thế rồi lại nhớ ra, dừng ngay rồi xin lỗi. Là một mình thôi. Bạn sẽ thực nghiệm với điều này ở đây, nhưng bạn cũng sẽ phải thử nó theo cách riêng của bạn.
Đi bất kì chỗ nào bạn thích, ngồi dưới cây; bạn đã hoàn toàn quên rằng bạn là một phần của tự nhiên. Bạn cũng không biết rằng việc ở gần tự nhiên làm dễ dàng hơn cho trải nghiệm điều tối thượng; không chỗ nào khác là dễ hơn.
Cho nên dùng đầy đủ ba ngày không thể tin được này đi. Ở trong chỗ cô lập, đơn độc, và không nói trừ phi cần thiết. Và cho dù mọi người yên tĩnh, vẫn liên tục là một mình. Thiền nhân phải là một mình. Có rất nhiều người ở đây, cho nên khi tất cả chúng ta ngồi để thiền điều đó có thể có vẻ dường như có việc tụ tập của những người đang thiền. Nhưng mọi việc thiền đều có tính cá nhân, nhóm không thể thiền được. Khi ngồi ở đây bạn ở trong nhóm lớn, nhưng khi bạn đi vào bên trong bản thân bạn, tất cả các bạn sẽ cảm thấy một mình.
Khi bạn nhắm mắt lại bạn sẽ cảm thấy một mình, và khi bạn im lặng sẽ không còn bất kì nhóm nào. Sẽ không có hai trăm người ở đây, nhưng từng người sẽ chỉ hiện hữu với bản thân người đó và không với một trăm chín mươi chín thiền nhân khác. Thiền không thể được làm một cách tập thể. Mọi lời cầu nguyện, mọi việc thiền đều có tính cá nhân, đều là riêng tư.
Là một mình ở đây đi, và cũng vậy khi bạn rời khỏi đây. Và dành phần lớn thời gian của bạn trong im lặng. Không nói. Nhưng đơn giản dừng việc nói sẽ là không đủ, bạn cũng sẽ cần làm nỗ lực có ý thức để dừng việc huyên thuyên thường xuyên vẫn diễn ra bên trong bạn. Bạn nói với bản thân bạn, bạn trả lời cho bản thân bạn – làm dịu bản thân bạn và bỏ điều đó nữa. Nếu khó dừng việc huyên thuyên bên trong này, thế thì tự nhủ bản thân bạn một cách vững chắc dừng sự ồn ào này lại, tự nhủ bản thân bạn rằng bạn không thích tiếng ồn.
Nói với cái ngã bên trong của bạn đi. Là thiền nhân, điều quan trọng là cho bản thân bạn những gợi ý. Đôi khi thử điều này đi. Ngồi một mình ở đây đó, bảo tâm trí bạn dừng việc huyên thuyên của nó, bảo tâm trí bạn rằng bạn không thích nó, và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng trong một khoảnh khắc việc huyên thuyên bên trong của bạn sẽ dừng lại.
Trong ba ngày cho bản thân bạn lời gợi ý rằng bạn sẽ không nói. Trong ba ngày bạn sẽ để ý thấy sự khác biệt… rằng từng bước một, từ từ, từ từ việc huyên thuyên giảm bớt.
Điểm thứ tư: bạn có thể có phàn nàn nào đó, vấn đề nào đó – bạn định không chú ý tới chúng. Nếu bạn trải nghiệm một vấn đề hay khó khăn nhỏ, đừng cho nó bất kì sự chú ý nào. Chúng ta không ở đây để giải trí.
Gần đây, tôi đọc một cây chuyện về một ni cô Trung Quốc. Bà ấy tới thăm một làng nơi chỉ có vài ngôi nhà, và trời đã tối dần và bà ấy một mình đi tới một sân trước mọi nhà và hỏi dân làng, “Làm ơn cho tôi trú lại trong một trong các nhà của các ông bà.”
Bà ấy là người lạ với họ, và thêm nữa bà ấy là người miền khác, cho nên dân làng đóng cửa với bà ấy.
Làng bên cạnh ở rất xa, và trời đã tối và bà ấy có một mình. Cho nên bà ấy phải nghỉ cả đêm trên cánh đồng và bà ấy đã ngủ dưới cây anh đào. Vào nửa đêm bà ấy thức dậy – trời lạnh, và vì điều này bà ấy không thể ngủ được. Bà ấy nhìn lên và thấy rằng hoa tất cả đã nở ra; cây được phủ đầy hoa. Và trăng đã mọc, và ánh trăng rất đẹp. Bà ấy đã trải nghiệm một khoảnh khắc vui sướng mênh mông.
Đến sáng bà ấy trở lại làng và cám ơn mọi người, những người đã từ chối cho bà ấy chỗ trú qua đêm. Khi họ hỏi bà ấy, “Để làm gì?” bà ấy nói, “Vì tình yêu của các ông bà, vì từ bi và lòng tốt của các ông bà với tôi đêm qua. Vì điều này tôi đã có khả năng trải nghiệm một khoảnh khắc vui sướng không thể nào tin được. Tôi đã thấy hoa anh đào nở và trăng trong vinh quang của nó, và tôi đã thấy cái gì đó mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây. Nếu như các ông bà mà cho tôi chỗ trú ngụ tôi chắc đã không thấy được nó. Đó là lúc tôi nhận ra lòng tốt của các ông bà, lí do của các ông bà đóng mọi cửa với tôi.”
Đây là một cách nhìn vào mọi sự. Có thể là bạn cũng có thể đã bị đuổi ra xa khỏi từng cánh cửa đêm đó, và với điều đó bạn có thể đã cảm thấy giận cả đêm. Bạn có thể đã cảm thấy hận thù, giận hướng tới những người đó tới mức có lẽ bạn có thể đã không để ý tới hoa nở trên cây anh đào và bạn chắc sẽ không thấy trăng lên, để được trải nghiệm một mình cảm giác về lòng biết ơn. Bạn chắc sẽ không trải nghiệm được bất kì cái gì trong những điều này.
Có cách khác để tạo quan hệ với sự sống – và đó là khi bạn được rót đầy bằng lòng biết ơn với mọi thứ trong sự sống. Và bạn phải nhớ rằng trong ba ngày này, cảm thấy biết ơn với mọi thứ đi. Cảm thấy biết ơn về điều bạn nhận được và không bận tâm về điều bạn không nhận được. Đây là cơ sở của lòng biết ơn. Chính trên cơ sở này mà tính vô tư lự và tính giản dị được sinh ra bên trong bạn.
Từ “Con đường của Thiền”, Ch.1