Phát triển nhận biết tới chân không

Thầy đã thuyết phục tôi. Làm sao tôi có thể biến đổi việc thuyết phục này thành kinh nghiệm?

 

Không có làm sao, vì làm sao ngụ ý phương pháp. Chỉ có việc thức tỉnh. Nếu bạn nghe tôi và cái gì đó thức tỉnh bên trong bạn, thế thì kinh nghiệm sẽ xảy ra cho bạn; bạn sẽ cảm thấy cái gì đó. Tôi không cố thuyết phục bạn. Thuyết phục về trí tuệ không phải là thuyết phục chút nào. Tôi chỉ truyền đạt sự kiện cho bạn.

Tại sao bạn bị thuyết phục bởi điều tôi đã nói? Có hai khả năng: hoặc bạn đã bị thuyết phục bởi luận cứ của tôi, hoặc bạn thấy chân lí trong điều tôi đã nói như sự kiện trong bản thân bạn. Nếu luận cứ của tôi trở thành việc thuyết phục bạn thế thì bạn sẽ hỏi làm sao, nhưng nếu điều tôi đang nói được bạn trải nghiệm, nếu bạn nhận ra nó là đúng bên trong bản thân bạn, tri thức đó là tách rời khỏi tôi. Tôi không cung cấp cho bạn bất kì tri thức nào. Thay vì thế, bản thân trải nghiệm đang xảy ra khi tôi đang nói.

Khi trí tuệ được thuyết phục, nó hỏi: làm sao? Cách thức là gì? Nó muốn biết. Nhưng tôi không cho bạn bất kì học thuyết nào. Tôi chỉ nói cho bạn kinh nghiệm của tôi. Khi tôi nói rằng kí ức là việc tích luỹ – rằng nó là chết, nó chỉ là tàn dư từ quá khứ – điều tôi ngụ ý là ở chỗ nó là một phần của quá khứ, cái còn đang bám vào bạn, nhưng bạn là tách rời khỏi nó. Nếu việc cảm về điều tôi ngụ ý đi tới bạn, và bạn có thoáng nhìn về khoảng cách giữa bạn và kí ức của bạn – tâm thức của bạn và kí ức của bạn – thế thì không có làm sao. Cái gì đó đã xảy ra, và cái gì đó này có thể liên tục xuyên thấu bạn từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc – không qua bất kì phương pháp nào, nhưng qua nhận biết của bạn, việc nhớ lại thường xuyên của bạn.

Bây giờ bạn biết ý thức đó là khác với nội dung của ý thức. Nếu điều này trở thành nhận biết từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc – khi bạn đang bước, nói, ăn, ngủ – thế thì cái gì đó xảy ra. Nếu bạn thường xuyên nhận biết rằng tâm trí chỉ là quá trình dựng sẵn, được máy tính hoá để tích luỹ kí ức và không là một phần của con người bạn, thế thì một mình nhận biết này, một mình vô phương pháp này, sẽ giúp cái gì đó này xảy ra bên trong bạn.

Không ai có thể nói khi nào nó sẽ xảy ra, làm sao nó sẽ xảy ra, ở đâu nó sẽ xảy ra, nhưng nếu nhận biết vẫn tiếp tục, bởi bản thân nó, nó sẽ trở thành ngày một sâu hơn. Đó là quá trình tự động. Từ trí tuệ nó đi tới tim; từ thông minh nó đi tới tâm trí trực giác của bạn; từ ý thức nó chuyển dần tới vô thức. Và một ngày nào đó, bạn trở nên được thức tỉnh toàn bộ. Cái gì đó đã xảy ra. Không như việc tu tập, nhưng như sản phẩm phụ của việc nhớ lại. Không bằng việc tu tập theo bất kì học thuyết nào, nhưng vì bạn đã thức tỉnh tới sự kiện bên trong, cái nhìn bên trong. Cái gì đó đã đi sâu trong bạn.

Khi khoảnh khắc này tới, nó tới hoàn toàn chưa có tiền lệ, không được biết – như sự bùng nổ. Trong khoảnh khắc bùng nổ đó, bạn là trống rỗng hoàn toàn. Bạn không có; bạn dừng hiện hữu. Không có trí tuệ, không lí trí, không kí ức. Đơn giản có ý thức, ý thức về hư không, về chân không. Trong chân không đó là tri thức. Nhưng nó là tri thức theo nghĩa khác hoàn toàn. Bây giờ không có người biết và không có cái được biết. Đơn giản có việc biết. Nó mang tính tồn tại.

Cái tồn tại trong chân không, cái chân không là gì, không thể được trao đổi. Chỉ lối chuyển, quá trình, có thể được trao đổi. Nhưng quá trình này không thể được quan niệm như phương pháp; nó không phải là cái gì đó để được thực hành. Không có cái gì để thực hành. Hoặc bạn nhớ, hoặc bạn không nhớ.

 

 

Thầy có khuyên bất kì cách sống đặc biệt nào như việc chuẩn bị không?

 

Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết, toàn thể sự sống của bạn, toàn thể cách sống của bạn sẽ thay đổi. Nhưng những thay đổi này sẽ tới với bạn; chúng sẽ không được tu tập. Khoảnh khắc bạn tu tập cái gì đó, nó mất đi bất kì cái gì có ý nghĩa trong nó. Cho nên bất kì thay đổi nào xảy tới sẽ xảy ra một cách tự phát.

Không có vấn đề về bất kì cái gì được tu tập. Vấn đề đơn giản là hiểu rằng bạn không thể ham muốn chân không. Nó không chỉ là sự mâu thuẫn trong thuật ngữ, nhưng là mâu thuẫn có tính tồn tại. Bạn không thể ham muốn nó vì chính ham muốn này tới từ tâm trí cũ của bạn, từ tri thức của bạn. Mọi điều bạn có thể làm là nhận biết về bạn là gì. Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về bản thân bạn như bạn vậy, sự tách rời xuất hiện, sự phân chia, việc chia cắt. Một phần của bạn trở nên không bị đồng nhất với phần còn lại của bạn.

Thế thì có hai: tôi và mình. Cái “mình” là kí ức, tâm trí; và cái “tôi” là ý thức, atman.

 

Bạn phải nghe tôi, và đồng thời nghe tâm trí bên trong của bạn. Quá trình này phải diễn ra mọi lúc. Điều tôi đang nói đang trở thành một phần của cái “mình” của bạn, một phần của việc tích luỹ của bạn, một phần của tri thức của bạn. Tri thức này sẽ hỏi tri thức thêm nữa – về làm sao, phương pháp. Và nếu phương pháp nào đó được chỉ ra, điều đó nữa sẽ trở thành một phần của tri thức của bạn. Cái “mình” sẽ được làm mạnh thêm; nó sẽ trở nên thông thái.

Nhấn mạnh của tôi không phải vào cái “mình” của bạn; tôi không nói cho cái “mình” của bạn. Nếu cái “mình” của bạn tới, thế thì trao đổi không trở thành giao cảm. Thế thì nó đơn giản là thảo luận, không là đối thoại. Nó trở thành đối thoại chỉ nếu không có cái “mình”. Nếu bạn ở đây nhưng cái “mình” của bạn không ở đây, thế thì không có câu hỏi làm sao. Điều tôi đang nói sẽ hoặc được thấy như chân lí hay như phi chân lí, hoặc như hành động hoặc như học thuyết bịp bợm.

Mối quan tâm của tôi chỉ là để tạo ra tình huống – hoặc bằng việc nói, hoặc bằng im lặng, hoặc bằng làm rối bạn. Mục đích của tôi là tạo ra tình huống mà cái “tôi” của bạn đi ra ngoài bạn, cái “tôi” của bạn đi ra ngoài cái “mình” của bạn. Tôi cố tạo ra nhiều tình huống thế.

 

Điều này cũng là một loại tình huống. Tôi đang nói những điều ngớ ngẩn cho bạn. Tôi đang nói về đạt tới cái gì đó, và dầu vậy phủ nhận bất kì phương pháp nào. Điều này là ngớ ngẩn! Làm sao tôi có thể nói cái gì đó và vẫn nói rằng nó không thể được nói? Nhưng chính bản thân sự ngớ ngẩn có thể tạo ra tình huống. Nếu tôi thuyết phục bạn, điều đó sẽ không tạo ra tình huống. Nó sẽ trở thành một phần của cái “mình” của bạn, một phần của tri thức của bạn. Cái “mình” của bạn liên tục hỏi: Làm sao? Cách thức là gì? Tôi sẽ phủ nhận cách thức và vẫn nói về biến đổi. Thế thì tình huống trở thành phi lí tới mức tâm trí bạn không được thoả mãn. Chỉ thế thì cái gì đó có thể từ cõi bên kia tiếp quản.

Mọi lúc tôi đều tạo ra tình huống. Với người trí thức, sự ngớ ngẩn phải là tình huống. Nhận biết chỉ tới khi tình huống được tạo ra nơi sự liên tục bị ngắt quãng. Chính tính ngớ ngẩn và vô lí của tình huống phải tạo ra kẽ hở, đập tan và quấy rối cá nhân này tới điểm của nhận biết.

Tôi nhớ lại một sự vụ trong cuộc đời của Phật….

Một sáng ông ấy tới một làng. Khi ông ấy vào làng, ai đó nói với ông ấy, “Tôi là người tin vào Đấng tối cao. Xin nói cho tôi liệu có Thượng đế không.”

Phật phủ nhận điều đó hoàn toàn. Ông ấy nói, “Không có Thượng đế. Không bao giờ có và sẽ không bao giờ có. Ông đang nói điều vô nghĩa gì vậy!” Người này bị choáng, nhưng tình huống đã được tạo ra.

Đến trưa, một người khác tới Phật và nói, “Tôi là người vô thần. Tôi không tin vào Thượng đế. Có Thượng đế không? Thầy nói gì về điều đó?”

Phật nói, “Duy nhất Thượng đế hiện hữu. Không cái gì tồn tại ngoài ngài.” Người này bị choáng.

Thế rồi đến tối, người thứ ba tới Phật và nói, “Tôi là người theo thuyết bất khả tri. Tôi không tin mà cũng chẳng không tin. Thầy nói gì? Có Thượng đế hay không?”

Phật vẫn còn im lặng. Người này bị choáng.

Nhưng sư nào đó, Ananda, người bao giờ cũng đi cùng Phật, thậm chí còn bị choáng hơn. Buổi sáng Phật đã nói, “Không có Thượng đế,” đến chiều ông ấy đã nói, “Duy nhất Thượng đế hiện hữu,” và đến tối ông ấy vẫn còn im lặng. Đêm đó Ananda nói với Phật, “Trước khi thầy đi ngủ, xin trả lời cho câu hỏi của tôi. Thầy đã làm tan vỡ an bình của tôi! Tôi lúng túng! Thầy ngụ ý gì bởi những câu trả lời ngớ ngẩn, mâu thuẫn này?”

Phật nói, “Không câu trả lời nào trong chúng được trao cho ông. Tại sao ông đã nghe chúng? Những câu trả lời đó từng câu được trao cho người đã hỏi. Nếu những câu trả lời này làm rối ông, tốt. Đó là câu trả lời của ông.”

Cho nên các tình huống có thể được tạo ra. Thiền sư tạo ra tình huống theo cách riêng của ông ấy. Ông ấy có thể đẩy bạn ra khỏi phòng của ông ấy, hay tát vào mặt bạn. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn. Bạn hỏi điều này, và câu trả lời là về cái gì đó khác. Ai đó hỏi, “Đạo là gì?” nhưng câu trả lời của Thiền sư chẳng liên quan gì tới Đạo chút nào. Ông ấy có thể nói, “Nhìn sông đi!” hay “Nhìn cây kia. Nó cao làm sao!” Điều này là ngớ ngẩn.

Tâm trí tìm kiếm sự liên tục. Nó sợ cái ngớ ngẩn. Nó sợ cái phi lí, cái không biết. Nhưng chân lí không phải là sản phẩm phụ của việc trí tuệ hoá. Nó không là diễn dịch không là qui nạp. Nó không logic; nó không là kết luận.

Tôi không truyền đạt bất kì cái gì cho bạn. Tôi chỉ đang tạo ra tình huống. Nếu tình huống được tạo ra, thế thì cái gì đó mà không thể được truyền đạt lại được truyền đạt. Cho nên đừng hỏi làm sao. Chỉ hiện hữu. Nhận biết nếu bạn có thể, và nếu bạn không thể, thế thì nhận biết về vô nhận biết của bạn. Chăm chú vào cái đang đấy. Nếu bạn không thể chăm chú được, thế thì chăm chú và cái không chăm chú của bạn. Và sự việc sẽ xảy ra. Sự việc xảy ra.

 

Từ “Tâm lí của bí truyền”, ch.9