Người Thực Vô Danh Hiệu

Đôi khi thử và bạn sẽ bị ngạc nhiên! Cùng một điều mà đã từng làm rối bạn trong quá khứ không còn làm rối nữa. Ai đó xúc phạm bạn – bạn đơn giản quan sát, bạn không bị đồng nhất với nó. Bạn không nói, “Anh ta đã xúc phạm tôi.” Làm sao anh ta có thể xúc phạm bạn được? Bản thân bạn không biết bạn là ai, làm sao anh ta có thể biết bạn là ai? Anh ta không thể xúc phạm bạn được. Anh ta có thể đã từng xúc phạm hình ảnh nào đó mà anh ta mang về bạn, nhưng cái đó không phải là bạn. Anh ta có thể có ý tưởng nào đó về bạn, và anh ta đang xúc phạm ý tưởng đó. Làm sao anh ta có thể xúc phạm bạn được? Anh ta không thể thấy được bạn chút nào.

Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo và có tính quan sát, bạn sẽ bị ngạc nhiên – việc xúc phạm tới và đi và không cái gì xảy ra bên trong bạn, không cái gì bị khuấy động. Sự bình thản đã rạng ngời. Không lung lay, không uốn éo, thậm chí không một gợn sóng nảy sinh trong bạn. Và bạn sẽ cực kì phúc lạc khi biết phẩm chất tựa gương này. Thế thì bạn đang trở nên được hợp nhất.

Thế rồi ai đó tới và ca ngợi bạn. Thử điều đó nữa đi. Có tính quan sát. Không nghĩ người đó đang ca ngợi bạn. Người đó có thể ca ngợi ai đó mà người đó nghĩ là bạn. Người đó có thể ca ngợi bạn vì động cơ thầm kín nào đó của riêng người đó. Đó không phải là việc của bạn. Bạn đơn giản nhìn sự kiện này rằng “người này đang ca ngợi mình.” Nhưng vẫn còn là chiếc gương. Không nuốt lấy nó! Không bám vào nó! Nếu bạn nuốt nó bạn sẽ ở trong khó khăn. Thế thì bản ngã nảy sinh – với sự đồng nhất, có bản ngã.

Và thế rồi bạn bắt đầu mong đợi rằng mọi người sẽ ca ngợi bạn như người này. Không ai sẽ ca ngợi bạn như thế đâu. Thế thì có đau và khổ. Và ngày mai người này có thể không ca ngợi bạn nữa. Động cơ của người đó có thể đã được đáp ứng. Hay ngày mai người đó có thể bắt đầu nghĩ rằng người đó đã sai, hay ngày mai người đó có thể trả thù. Bất kì khi nào ai đó ca ngợi bạn, ngày nào đó người đó sẽ xúc phạm bạn nữa – vì người đó phải báo thù, người đó phải để mọi thứ về đúng.

Và mất cân bằng nảy sinh. Khi ai đó đang ca ngợi bạn, người đó không cảm thấy thực sự rất thoải mái đâu; ca ngợi bạn làm tổn thương người đó. Người đó phải trưng ra cho bạn rằng bạn là cao hơn người đó – điều đó gây tổn thương. Người đó có thể không trưng ra điều đó ra ngay bây giờ, nhưng người đó sẽ giữ tổn thương này, vết thương này, ở bên trong. Và một ngày nào đó nếu cơ hội nảy sinh người đó sẽ trưng ra cho bạn xem bạn là ai; người đó sẽ để bạn vào chỗ đúng của bạn. Và thế thì bạn sẽ bị tổn thương rất nhiều. Người này đã từng ca ngợi bạn nhiều thế, và giờ người đó làm tổn thương bản. Nhưng người đó đã không làm bất kì cái gì. Chính bạn làm – bạn đã bắt đầu bám lấy ý tưởng mà người đó đã đặt vào trong tâm trí bạn.

Không bị đồng nhất với bất kì cái gì, quan sát, giữ phẩm chất tựa gương là điều mang người ta, dần dần, tới gần với chứng ngộ hơn.

Một hôm Lâm Tế giảng về ‘Người Thực Vô Danh Hiệu’. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói phẩm chất tựa gương — ‘Người Thực Vô Danh Hiệu’. Bên trong bạn có Người Thực Vô Danh Hiệu. Nó là không đàn ông không là đàn bà, không người Hindu không người Mô ha mét giáo, không tốt không xấu – nó không có danh hiệu – không có giáo dục không vô giáo dục, không phương Đông không phương Tây, nó không có danh hiệu – không thánh nhân không tội nhân, nó không có danh hiệu. Và đó là con người thực bên trong bạn.

Một hôm Lâm Tế giảng về ‘Người Thực Vô Danh Hiệu’. Đây là tiêu đề của bài giảng của ông ấy:

Một sư, hoang mang lắm, đi tới ông ấy và hỏi, “Người Thực Vô Danh Hiệu này là gì?” Lâm Tế tóm cổ ông ta và hét lên, “Nói! Nói!” Sư này ngẩn người và không thể nói được gì. Lâm Tế thả cho ông ta đi và kêu: “Người Thực Vô Danh Hiệu này là chất liệu không giá trị làm sao!”

Điều Lâm Tế đã làm là tạo ra tình huống. Người này hỏi, “Người Thực Vô Danh Hiệu này là gì?” Lâm Tế tóm cổ ông ta và quát lên, “Nói! Nói!” Ông ấy gây choáng cho ông ta. Trong cú choáng đó mọi danh hiệu đã biến mất. Trong cú choáng đó ông ta không là ai cả, đơn giản không ai cả, chiếc gương. Trong cú choáng đó tâm trí không còn thêu dệt. Trong cú choáng đó ông ta đơn giản ngẩn người. Lâm Tế đã tạo ra tình huống cho ông ta nhìn vào trong người thực vô danh hiệu này, phẩm chất tựa gương này.

Nhưng người này đã bỏ lỡ, ông ta bắt đầu nghĩ cách trả lời. “Thầy đang làm gì với mình vậy? Đây là điều đúng để làm cho người hỏi sao?” Ông ta phải đã đi vào các ý nghĩ kiểu như vậy. Ông ta đã bỏ lỡ vấn đề. Đó là lí do tại sao Lâm Tế kêu lên: “Người Thực Vô Danh Hiệu này là chất liệu không giá trị làm sao!”

Khoảnh khắc gương của bạn bắt đầu bám lấy cái gì đó, bạn trở thành không giá trị. Khoảnh khắc gương của bạn bị che phủ và bị gắn vào cái gì đó, nó đang thu thập bụi – bạn trở thành không giá trị. Khoảnh khắc gương không thu thập bụi, bạn có giá trị mênh mông – bạn là Thượng đế. Khác biệt duy nhất giữa vị Phật và bạn là chừng này: rằng gương của bạn đã thu thập nhiều bụi và gương của Phật đã hoàn toàn sạch mọi bụi. Ý nghĩ của bạn không là gì ngoài bụi.

Nhưng đôi khi bạn coi bụi rất có giá trị. Bạn nói, “Đây là bụi vàng, đây không phải là bụi thường. Đây là vàng ròng! Tôi phải giữ nó. Tôi phải không cho phép bất kì người nào cướp nó từ tôi; nó là rất có giá trị.”

Đó là cách bạn đã trở nên bị gắn bó với sống. Bạn coi nó là rất có giá trị. Và bởi vì bạn trở nên bị gắn bó, bạn nghĩ về chết như kẻ thù, kẻ cướp. Chết đang tới và nó sẽ cướp đi từ bạn mọi vàng của bạn, mọi đá quí mà bạn đã mang theo mình. Nó sẽ lấy đi mọi bụi khỏi gương của bạn – và đó là mọi thứ bạn đã từng nghĩ là cuộc sống của bạn. Do đó, bạn sợ.

Nếu bạn thấy ra vấn đề, chết là người bạn. Thực ra, là bạn lớn hơn nhiều so với bản thân sống. Tại sao tôi nói như vậy?

Tôi nói như vậy vì trong sống bạn bị gắn bó, bạn thu thập bụi. Chết lấy đi mọi gắn bó của bạn và mọi bụi của bạn. Nếu bạn có thể thấy ra vấn đề, bạn sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn chết. Điều bạn không thể làm được, chết làm hộ bạn. Đó là lí do tại sao nếu bạn có thể làm nó, thế thì không có chết nào cho bạn; thế thì không có nhu cầu về chết. Nếu một người có thể lau sạch tâm thức của mình qua thiền, thế thì người đó sẽ không bao giờ chết.

Tôi không nói rằng người đó sẽ không chết trong thân thể — đó là điều tự nhiên. Nhưng người đó sẽ không bao giờ bắt gặp chết. Chết chỉ xảy ra cho bụi tụ tập trên gương. Gương không bao giờ chết! Bản thân gương là không chết. Việc chứng kiến này là quá trình không chết, nó là vĩnh hằng. Lữ khách tiếp tục đi; chỉ quần áo trở nên sờn rách, và chúng phải được thay. Lữ khách tiếp tục đi; chỉ bụi tụ trên thân thể và bạn phải tắm.

Nhưng nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng bụi là bạn, bạn sẽ không tắm. Có những người rất sợ tắm – dường như họ sẽ mất cái gì đó, cái gì đó có giá trị. Có những người sợ thiền vì thiền là việc tắm. Nó lấy đi mọi ý nghĩ vô nghĩa mà bạn đã thu thập, tích luỹ — mọi đồ đồng nát mà bạn liên tục mang trong đầu bạn. Và đầu bạn đang nhức, nhức rất nặng, và bạn khổ, nhưng dầu vậy bạn vẫn liên tục mang nó cứ tưởng rằng nó là có giá trị.

Chết là người bạn lớn, nó làm nhẹ gánh cho bạn. Nó làm nhẹ gánh cho bạn khỏi mọi điều bạn đã tích lũy. Một khi việc làm nhẹ gánh này được phép một cách tự nguyện, chết trở thành samadhi. Nếu bạn không cho phép nó một cách tự nguyện, thế thì chết không phải là samadhi, nó là đau đớn. Bây giờ thấy ra vấn đề đi. Cùng một điều có thể là hoàn toàn đau đớn, và cùng một điều có thể là hoàn toàn vui vẻ. Điều đó tùy thuộc vào diễn giải của bạn – cách bạn nhìn vào mọi sự, cách bạn xuyên thấu vào kinh nghiệm nào đó, cách bạn đi sâu vào trong nó.

Nếu bạn là người bám víu, rất sở hữu, thế thì chết sẽ là rất đau đớn và sẽ là phiền não lớn. Bạn sẽ khổ. Bạn sẽ không khổ vì chết, bạn sẽ khổ vì việc bám víu của bạn, vì việc sở hữu của bạn, vì gắn bó của bạn, vì tham của bạn, và mọi điều đó.

Nhưng nếu bạn không là người bám víu, bạn không rất sở hữu, bạn không tham, bạn không bản ngã, bạn không hung hăng, đột nhiên phẩm chất của chết đã thay đổi. Nó tới như làn gió mát của Thượng đế. Nó tới và lau sạch bạn. Nó cho bạn nghỉ ngơi lớn lao rất được cần. Nó làm thuần khiết bạn. Nó đem bạn vào trong cội nguồn vĩnh hằng từ đó bạn sẽ lại vươn lên. Nếu bạn đi một cách tự nguyện vào trong nó bạn sẽ vươn lên trong hình tướng tốt hơn, vì bạn đã học cái gì đó từ hình tướng trước. Nếu bạn không đi một cách tự nguyện, thế nữa chết sẽ ném bạn vào lò lửa, sẽ thiêu cháy bạn, nhưng một cách cưỡng bức, và bạn sẽ lại quay lại trong cùng hình tướng vì bạn đã không học bất kì cái gì.

Học sinh đã không học bất kì cái gì phải bị cho vào cùng lớp học lặp đi lặp lại mãi. Vị Phật là người đã học mọi khả năng của mọi hình tướng. Ông ấy đã từng là đá, và ông ấy đã học nó. Ông ấy đã từng là cây, và ông ấy đã học nó. Ông ấy đã từng là hổ, và ông ấy đã học nó. Ông ấy đã từng là đàn ông và đàn bà, ông ấy đã học nó. Ông ấy đã từng là Thượng đế và ông ấy đã học nó. Và ông ấy liên tục học và học và học…. Và một ngày nào đó ông ấy đã kết thúc mọi hình tướng. Ông ấy đã trải qua mọi hình tướng – quan sát, tỉnh táo vô chọn lựa, giữ gương của ông ấy vẫn sáng, không bị che mờ, ông ấy đã đi qua mọi hình tướng. Và bây giờ ông ấy đi tới điểm mà không việc học thêm nào là được cần. Ông ấy đã học xong bài học. Thế thì ông ấy biến mất. Thế thì chết trở thành niết bàn. Thế thì ông ấy lan tỏa khắp sự tồn tại, thế thì ông ấy trở thành hương thơm. Thế thì ông ấy đi vào hình tướng càn khôn. Bây giờ những hình tướng nhỏ không còn được cần thêm nữa. Ông ấy đã học mọi điều có đó trong những hình tướng nhỏ bé đó. Mọi thứ được chứa trong những hình tướng nhỏ đó ông ấy đã giải mã xong. Ông ấy đã trở thành người trưởng thành. Bây giờ không có nhu cầu để ông ấy trở lại trường. Ông ấy trở thành một phần của cái toàn thể. Ông ấy lan tỏa khắp cái toàn thể. Thế thì ông ấy là bài ca trong tim của tâm trí càn khôn, là phúc lành, là an bình. Ông ấy không tới thêm nữa, ông ấy đã đi ra ngoài điểm quay lại.

Đây là việc học tối thượng. Nhưng người ta phải đi qua mọi hình tướng. Và chết mang tới bài học lớn nhất, lớn hơn nhiều so với sống. Và chết mang tới khả năng rất mãnh liệt để hiểu, vì sống lan rộng tầm dài – chết tới theo cách rất rất tiềm năng trong thời gian rất ngắn. Trong một khoảnh khắc nó làm rung chuyển bạn. Nếu bạn không tỉnh táo bạn sẽ bỏ lỡ khoảnh khắc đó, khoảnh khắc này rất tí hon. Nếu bạn tỉnh táo, thế thì chính khoảnh khắc đó trở thành cánh cửa vào điều thiêng liêng.

Một khi bạn không bị gắn bó với chết, một khi bạn không sợ chết, chết trở thành trò chơi, việc chơi.

Nghe câu chuyện hay này:

Gần mù ở độ tuổi chín mươi sáu và không còn có thể dạy hay làm việc về thiền viện, Thiền sư Yamamoto quyết định đó là lúc để chết, cho nên ông ấy dừng ăn. Khi được các sư hỏi tại sao ông ấy từ chối ăn thức ăn, ông ấy đáp rằng ông ấy đã sống quá lâu không còn hữu dụng và chỉ là mối phiền hà cho mọi người.

Bây giờ chín mươi sáu tuổi… thế là đủ rồi. Và ông già này nghĩ rằng bây giờ là lúc để chết, cho nên ông ấy dừng ăn thức ăn. Chết chỉ là việc nghỉ ngơi. Đó là lúc để nghỉ ngơi. Ông ấy bắt đầu chuẩn bị thoái lui. Đây là hiểu biết được cần.

Các đệ tử bảo ông ấy, “Nếu thầy chết bây giờ” – lúc đó là tháng giêng và trời rất lạnh — “khi trời lạnh thế, mọi người sẽ không thoải mái tới dự lễ tang của thầy và thầy thậm chí sẽ là mối phiền hà lớn hơn, cho nên xin thầy ăn cho!”

Những người đó cũng là những người vĩ đại. Mm? – lí do họ đưa ra: “Xin thầy nghĩ tới cái lạnh. Thầy sẽ chết, giờ là tháng giêng và lạnh thấu xương, và thầy sẽ là mối phiền hà lớn hơn cho tất cả chúng tôi. Chúng tôi sẽ phải tới đám tang của thầy – cho nên bắt đầu ăn đi.”

Điều này chỉ có thể xảy ra trong Thiền viện với Thiền sư và đệ tử Thiền. Không ai lo nghĩ về chết. Chết là được. Thầy sẵn sàng chết, nhưng nhìn vào các đệ tử. Những đệ tử đó cũng rất gần với chứng ngộ. Họ nói, “Dừng điều vô nghĩa của thầy lại đi! Ngay bây giờ không phải là thời gian tốt. Tại sao thầy muốn tạo ra phiền hà cho chúng tôi? Vâng, thầy là mối phiền hà – chín mươi sáu tuổi rồi – nhưng điều sẽ thậm chí phiền hà hơn là chết vào giữa tháng giêng. Xin thầy ăn cho!”

Thế là ông già này cười, ông ấy trở lại ăn, nhưng khi trời ấm trở lại ông ấy dừng ăn, và không lâu sau đó yên tĩnh ngã nhào và chết.

Chết nữa, vậy là trò chơi, cái gì đó để được chơi. Thế thì bạn không sợ. Không có cái gì để sợ cả. Thế thì bạn thậm chí không nghiêm chỉnh. Nhìn vào cái không nghiêm chỉnh của toàn thể sự việc này đi. Bạn có thể nghĩ về cái gì đó giống việc xảy ra này ở phương Tây không? Không thể được! Nó chỉ có thể xảy ra ở phương Đông nơi mọi người đã chấp nhận sống và chết cả hai, như chúng vậy.

Và điều này có thể xảy ra chỉ khi bạn biết rằng không ai sẽ chết – đó là lí do tại sao họ có thể đùa với ông già này, và ông già này cười. Ông ấy không bị bực mình. Cứ nghĩ về các đệ tử nói, “Đây sẽ là mối phiền hà, thưa thầy, chết vào giữa tháng giêng. Trời lạnh thế và sẽ có phiền hà lớn cho tất cả chúng tôi tới dự đám tang.” Cứ nhìn vào vấn đề của nó, cái khôi hài của nó – dường như chết và sống chẳng là gì ngoài trò đùa, dường như ông già này chỉ đi chơi một việc giả vờ, dường như nó không phải là thực!

Đó là cách nó là vậy. Đơn giản dường như ông ấy đang chơi một tiết mục. “Xin đừng chơi nó ngay bây giờ, về sau thầy có thể chơi nó khi ngày ấm lên.” Ông già cười, ông ấy đã không cảm thấy bị xúc phạm. Ông ấy phải đã tận hưởng điều đó vô cùng. Đây là sáng suốt lớn trong các đệ tử của ông ấy. Bây giờ thậm chí họ coi chết như chuyện khôi hài. Khi bạn bắt đầu coi chết như khôi hài, bạn là con người của hiểu biết. Dần dần bạn đang biến thành Người vô danh hiệu, Người Thực Vô Danh Hiệu. Khi bạn coi chết là khôi hài, bạn đã đi ra ngoài nó. Và đi ra ngoài sống và chết là đi vào trong thực tại của bạn.

Giai thoại khác:

Khi Động Sơn sắp chết một sư nói với ông ấy, “Thưa thầy, bốn yếu tố của thầy đang mất hài hoà, nhưng có bất kì người nào mà không bao giờ ốm không?”

“Có đấy,” Động Sơn nói.

Ông ấy rất ốm. Toàn thân đang rã rời. Bốn yếu tố đã không còn cùng nhau nữa. Nó đã là một loại nổi dậy bên trong thân thể ông ấy, các yếu tố đang cố lấy được tự do với nhau. Động Sơn già và sắp chết, và đệ tử này hỏi, “Bốn yếu tố của thầy đang mất hài hoà, nhưng có bất kì người nào mà không bao giờ ốm không?”

“Có đấy,” Động Sơn nói.

“Người này có nhìn vào Thầy không?” sư này hỏi.

“Chính chức năng của ta là nhìn vào người đó,” Động Sơn trả lời.

“Khi bản thân thầy nhìn vào ông ấy thì thế nào?” sư hỏi.

“Vào khoảnh khắc đó ta thấy không ốm,” Động Sơn đáp.

Trong bạn có hai thế giới: thế giới của sinh và chết, và thế giới mà là siêu việt. Vâng, thân thể có thể rất ốm, và vậy mà có thể không có ốm trong bạn – nếu bạn không bị gắn bó với ốm, nếu bạn không bị đồng nhất với ốm, nếu bạn không bắt đầu nghĩ “Mình ốm.” Nó chỉ là một loại thôi miên. Nó phải được học qua nhiều nhiều cửa.

Khi bạn cảm thấy đói, bạn nói gì? Bạn nói, “Tôi đói.” Bạn không đói – thân thể đói, bộ máy đói. Bạn chỉ là người quan sát, bạn chỉ đang thấy rằng thân thể đói. Thế thì bạn ăn và bạn cảm thấy được thoả mãn, và bạn nói, “Bây giờ tôi được thoả mãn, thoả mãn đầy đủ.” Bạn không được thoả mãn, vì bạn đã không đói ngay chỗ đầu tiên! Đầu tiên bạn đã thấy cơn đói trong thân thể, bây giờ bạn cảm thấy thoả mãn trong thân thể — nhưng bạn chỉ là người chứng kiến. Ban đầu gương của bạn đã phản xạ người đói đang đứng trước bạn, và bây giờ gương của bạn phản xạ người được thoả mãn đang đứng trước bạn – nhưng gương không bao giờ đói và gương cũng không được thoả mãn.

Ngày này bạn khoẻ, ngày khác bạn ốm – gương phản xạ! Ngày này bạn trẻ, ngày khác bạn già. Ngày nay bạn được yêu, ngày khác bạn bị ghét. Ngày này bạn được ca ngợi, ngày khác bạn bị kết án. Gương liên tục phản xạ. Chức năng của gương là chỉ phản xạ bất kì cái gì đang là hoàn cảnh. Nhưng mỗi lần bạn lại bị đồng nhất.

Dừng việc đồng nhất bản thân bạn với mọi thứ đang đứng trước bạn đi, và đột nhiên bạn sẽ thấy bạn chưa bao giờ ốm và chưa bao giờ đói và chưa bao giờ được sinh ra, và bạn sẽ chẳng bao giờ chết. Bạn là chính cội nguồn của vĩnh hằng. Bạn là vĩnh hằng.

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.7