Chết và sống

Chết không phải là kẻ thù. Nó dường như là vậy vì chúng ta bám quá nhiều vào sống. Sợ chết nảy sinh từ việc bám víu này. Và bởi vì việc bám víu này chúng ta không thể nào biết được chết là gì. Không chỉ điều đó, chúng ta còn không có khả năng biết sống là gì nữa.

Người không có khả năng biết chết cũng sẽ không có khả năng biết sống, vì sâu bên dưới chúng là hai nhánh của cùng một cây. Nếu bạn sợ chết, về căn bản bạn sẽ còn lại – vì chính sống đem chết tới. Chính là qua việc sống mà bạn đi tới việc chết.

Bạn sẽ muốn trở thành đông cứng tù đọng, để cho bạn không chảy, để cho chết không bao giờ xảy ra. Bạn muốn được mắc kẹt vào đâu đó trên đường, để cho bạn không bao giờ đi tới đại dương và biến mất.

Người sợ chết bám vào sống quá nhiều; nhưng điều nực cười là ở chỗ cho dù người đó bám vào sống quá nhiều, người đó không có khả năng thấy được sống là gì. Việc bám của người đó vào sống trở thành rào chắn cho việc hiểu sống nữa. Người đó không thể hiểu được chết, người đó không thể hiểu được sống; người đó vẫn còn trong hiểu lầm sâu sắc, trong dốt nát lớn.

Cho nên đây là một trong những điều nền tảng nhất cần thấy: rằng chết không phải là kẻ thù. Chết không thể là kẻ thù được. Thực ra, kẻ thù không tồn tại. Toàn thể sự tồn tại này là một. Tất cả đều thân thiện. Tất cả là của bạn, nó thuộc về bạn và bạn thuộc về nó. Bạn không là người lạ ở đây.

Sự tồn tại đã cho sinh thành ra bạn; sự tồn tại đã là mẹ bạn. Cho nên khi bạn chết, bạn đơn giản đi trở lại cội nguồn nguyên thuỷ để nghỉ ngơi và lại được tái sinh.

Chết giống như nghỉ ngơi. Sống là hoạt động: chết là nghỉ ngơi. Và không có nghỉ ngơi hoạt động là không thể được. Sống giống như ngày và chết giống như đêm. Và không có đêm, ngày không thể tồn tại theo cách riêng của nó được. Chính đêm chuẩn bị ngày cho bạn, chính đêm làm khoẻ lại bạn, cho bạn năng lượng. Bạn đi vào trong giấc ngủ say tới chính điểm mà chết sẽ dẫn bạn tới.

Mọi đêm bạn đi vào trong chết – nó là cái chết nhỏ — do đó buổi sáng bạn cảm thấy sống động thế. Những người không chết mọi đêm là không may mắn. Đến sáng họ mệt hơn khi họ đi ngủ. Họ đã mơ, họ vẫn bám lấy sống trong mơ của họ. Họ không đi vào trong buông bỏ. Họ đã không cho phép chết nắm quyền sở hữu họ và sửa chữa nhiều thứ và cho nghỉ ngơi, thảnh thơi, năng lượng mới. Đây là những người không may mắn. Người may mắn là những người đi vào trong giấc ngủ say vô cùng, giấc ngủ không mơ. Đến sáng họ lại sống động, sẵn sàng đối diện cuộc sống trong nhiều hình tướng biểu lộ của nó, đầy niềm vui, đầy đáp ứng, sẵn sàng nhận bất kì thách thức nào mà cuộc sống đưa ra.

Chết giống như đêm. Sống là dương và chết là âm. Sống là đực, chết là cái. Sống là năng nổ, tham vọng – nỗ lực lớn để chinh phục nhiều thứ. Và chết là thảnh thơi khỏi mọi năng nổ — cuộc hành trình bên trong. Người ta thảnh thơi trong bản thân mình. Thiền nhân gọi điều đó là ‘nơi ẩn trú của nghỉ ngơi’.

Sống là cuộc phiêu lưu; bạn đi xa khỏi bản thân bạn, bạn đi ngày càng xa hơn. Bạn càng đi xa, bạn càng trở nên khổ. Bạn đi tìm hạnh phúc, nhưng bạn càng tìm hạnh phúc, bạn càng xa khỏi nó. Và bạn có thể thấy điều đó trong cuộc sống riêng của bạn. Đây không phải là triết lí, đây là phát biểu đơn giản về sự kiện. Mọi người đi tìm hạnh phúc. Nhưng bạn càng đi xa, bạn càng trở nên khổ.

Sống là việc tìm hạnh phúc – nhưng mang khổ tới. Một ngày nào đó bạn phát chán và mệt nhoài và ngán ngẩm. Cuộc phiêu lưu đó không còn hấp dẫn.  Bạn thảnh thơi trong bản thân bạn, bạn quay về. Bạn càng tới gần bản thân bạn, bạn càng trở nên hạnh phúc hơn. Bạn càng quên hạnh phúc, bạn càng trở nên hạnh phúc. Ngày bạn dừng tìm và kiếm hạnh phúc, bạn là hạnh phúc.

Sống là lời hứa về hạnh phúc, nhưng chỉ là lời hứa thôi. Nó không bao giờ hoàn thành. Chết hoàn thành nó. Do đó, tôi nhắc lại: chết không phải là kẻ thù. Chết là nhà của bạn, nơi bạn tới sau nhiều nhiều cuộc hành trình – mệt mỏi, thất vọng, kiệt sức – để tìm chỗ trú ngụ, để tìm nghỉ ngơi, để thu lấy sức sống đã bị mất. Một điều.

Điều thứ hai: sống và chết không phải là tách rời thế như chúng ta nghĩ. Bạn nghĩ sống đã xảy ra ngày bạn được sinh ra, và chết sẽ xảy ra ngày bạn chết. Cho nên có kẽ hở bẩy mươi hay tám mươi hay một trăm năm. Nó không phải vậy. Việc sinh và việc chết đi cùng nhau trong cả đời bạn. Khoảnh khắc bạn bắt đầu thở bạn bắt đầu chết nữa. Từng khoảnh khắc đều có sống và có chết – hai bánh xe của cùng một chiếc xe. Chúng đi cùng nhau. Chúng là đồng thời. Bạn không thể để chúng tách rời thế — bẩy mươi năm là khoảng cách quá nhiều. Bạn không thể để chúng tách rời thế — chúng có đó mọi khoảnh khắc. Mọi khoảnh khắc cái gì đó đang được sinh ra trong bạn và cái gì đó đang chết đi.

Việc chết và việc sống là cùng nhau. Trong thời gian bẩy mươi năm bạn được kết thúc với việc chết và việc sống này. Bạn mệt mỏi với trò chơi này. Bạn muốn về nhà. Bạn đã chơi với những lâu đài cát. Bạn đã tranh cãi, tranh đấu vì những lâu đài cát của bạn: Cái này là của tôi và cái kia là của tôi, và thế là đủ rồi! Trời đã xẩm tối và mặt trời đang lặn và bạn muốn về nhà. Sau bẩy mươi năm bạn trượt vào trong việc nghỉ ngơi sâu. Nhưng việc chết và việc sống vẫn tiếp tục cùng nhau. Nhìn điều đó trong ánh sáng đó sẽ mang tới sáng suốt lớn cho bạn. Từng khoảnh khắc cả hai đều có đó.

Cho nên không cần phải sợ. Không phải là chết sẽ xảy ra ở đâu đó trong tương lai. Tương lai tạo ra vấn đề: Chết sẽ xảy ra ở đâu đó trong tương lai – làm sao bảo vệ bản thân bạn? Làm sao tạo ra bức Trường Thành Trung Quốc chống lại nó? Thu xếp nào phải được làm để cho nó không xảy ra cho bạn, hay ít nhất để cho nó có thể được trì hoãn lâu thêm chút ít?

Nhưng nó đã xảy ra rồi! Vấn đề không phải là trong tương lai. Nó đang xảy ra từ khi bạn đã ở đây. Bạn không thể trì hoãn nó được, bạn không thể làm bất kì cái gì về nó! Không có cách nào làm bất kì cái gì về nó. Nó là chính quá trình sống – chết là một phần của chính quá trình sống.

Chẳng hạn, nó tới rất rất dễ thấy và to và đậm nét khi bạn làm tình. Một cách tự nhiên, vì yêu cho bạn cảm giác về sống. Nhưng bạn có quan sát không? Sau từng hành động yêu bạn trở nên chán. Được thảnh thơi, im lặng, nhưng một loại thất vọng cũng có đó. Tại đỉnh của yêu bạn ở đỉnh của sống, và thế rồi đột nhiên bạn rơi vào trong chết. Từng hành động yêu mang sống tới đỉnh, và một cách tự nhiên, cho bạn một thoáng nhìn vào trong vực thẳm của chết, cái đang bao quanh nó. Thung lũng chết là rất rõ ràng khi đỉnh của sống là rất cao.

Từ kinh nghiệm này, hai kiểu văn hoá đã nảy sinh trên thế giới. Một là chống dục, và một là chống chết.

Văn hoá chống dục nhấn mạnh nhiều và sự thất vọng đi theo sau hành động dục. Nó liên quan nhiều tới thung lũng. Nó nói, “Trông đấy, không cái gì được đạt tới, chỉ có thất vọng. Đó đã toàn là ảo vọng; đỉnh đó, cực thích dục, đã chỉ là ảo vọng, nhất thời. Nhiền cái thực sự tới ở chỗ cuối – chỉ thất vọng. Bạn lại sóng xoài trên đất. Cho nên nó là một loại ảo vọng mà bạn đã tạo ra, nhưng đây là thực tại.”

Sau từng hành động dục, mọi người bắt đầu nghĩ về cách trở nên vô dục, cách bỏ toàn thể bánh xe khổ này, cách thoát ra khỏi bánh xe luẩn quẩn này. Ý tưởng về vô dục và brahmacharya đã nảy sinh vì phần thứ hai đó. Nó có đó! Những người chống dục chỉ thấy điều đó. Những người chống chết không thấy điều đó. Những người chống chết, họ đơn giản thấy đỉnh, họ không nhìn vào trong thung lũng. Một khi đỉnh có đó, họ nhắm mắt lại và đi vào giấc ngủ. Họ không nghĩ về thung lũng. Thung lũng có đó, nhưng họ đã chọn chỉ đỉnh.

Nhưng nhìn xem, có hệ quả cho điều đó. Nếu bạn chỉ nhìn đỉnh thế thì bạn sẽ rất sợ chết, vì bạn sẽ không có bất kì kinh nghiệm nào về nó. Thế thì chết sẽ vẫn còn không được biết tới mãi mãi. Chỉ khi bạn sắp chết, thế thì bạn sẽ bắt gặp nó. Thế thì nó sẽ là quá nhiều và quá mới, và quá không quen thuộc và không biết, và nó sẽ gây choáng cho bạn rất nhiều.

Cho nên những người chống chết và chỉ nhìn đỉnh của sống, đỉnh cực thích của hành động dục, một ngày nào đó sẽ né tránh thung lũng, họ sẽ không nhìn vào nó. Thế rồi chung cuộc, một ngày nào đó, thung lũng đó có đó. Họ rất sợ. Do đó, ở phương Tây, nơi dục đã trở thành tự do hơn và mọi người ít chống dục hơn, họ chống chết nhiều hơn. Họ tranh đấu chống chết. Bằng cách nào đó chết phải bị tiêu diệt.

Ở phương Đông, mọi người chống dục. Họ chỉ nhìn vào trong thung lũng. Họ không nhìn lên đỉnh núi; họ nói đỉnh núi chỉ là ảo vọng. Vì họ nhìn vào trong thung lũng, họ đã trở nên ngày càng có xu hướng chết, sẵn sàng chết. Thực ra, đang đợi chết; thực ra, hi vọng chết, ham muốn chết, mơ chết. Ở phương Đông ý tưởng chung là làm sao chết hoàn toàn tới mức bạn không bao giờ được sinh ra nữa. Đó là cái chết tối thượng.

Ở phương Tây ý tưởng là làm sao tạo ra tình huống nơi bạn không chết chút nào; bạn liên tục sống – mãi mãi và mãi mãi. Cả hai thái độ đều thiên lệch. Cả hai thái độ đều tạo ra một loại mất cân bằng trong bạn, và mất cân bằng đó là khổ của con người.

Con người thực, con người đích thực, sẽ đối diện với tất cả; người đó sẽ không chọn lựa. Người đó sẽ không nói, “Tôi sẽ chỉ nhìn thung lũng và tôi sẽ quên đỉnh núi đi,” hay “Tôi sẽ chỉ nhìn đỉnh núi và tôi sẽ vẫn còn quên thung lũng.” Người đó sẽ nhìn cả hai như chúng vậy. Người đó sẽ không chọn lựa.

Không chọn là Thiền. Là vô chọn lựa là Thiền: nhìn mọi sự như chúng vậy trong tính toàn bộ của chúng – tốt và xấu, cõi trời và địa ngục, sống và chết, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông – nhìn chúng như chúng vậy. Thiền không là triết lí hoặc/hoặc. Nó không cho bạn chọn lựa vì nó nói, “Nếu ông chọn, ông bao giờ cũng sẽ sợ cái mà ông đã không chọn.”

Nhìn vào trong điều đó đi: nếu bạn chọn cái gì đó, bạn sẽ vẫn còn thường xuyên bị mắc bẫy với cái bạn đã không chọn, vì cái không được chọn là cái bị bác bỏ, cái không được chọn là cái bị đè nén. Cái không được chọn là việc khao khát trả thù. Cái không được chọn đang sẵn sàng – ngày nào đó, trong một khoảnh khắc yếu đuối hơn, nó sẽ bùng nổ với việc báo thù.

Cho nên người chống dục bao giờ cũng sợ báo thù của dục – nó có thể bùng nổ bất kì khoảnh khắc nào. Và người sợ chết, chống chết, một cách tự nhiên bao giờ cũng run khi chết tới. Người đó biết, có việc hiểu ngầm ẩn. Dù bạn thấy nó hay không, điều đó không tạo ra khác biệt. Chỉ không nhìn nó sẽ không làm cho nó biến mất. Nó có đó. Bạn biết nó có đó và nó đang tới. Và nó đang tới gần hơn mọi khoảnh khắc.

Người chống dục sẽ sợ dâm dục bùng phát bất kì khoảnh khắc nào trong ý thức của người đó. Và người chống chết sẽ sợ chết tới bất kì ngày nào và sở hữu người đó và tiêu diệt người đó.

Cả hai loại người này vẫn còn hướng theo sợ; và cả hai loại người này vẫn còn trong trạng thái tranh đấu, liên tục xung đột. Họ không bao giờ đi tới an bình thản nhiên, cân bằng. Cân bằng là khi bạn không chọn lựa, khi bạn nhìn sự kiện như nó vậy. Sống không là vấn đề hoặc/hay, không có gì để chọn. Nó tất cả là cùng nhau. Bằng chọn lựa của bạn, không cái gì được thay đổi. Bằng chọn lựa của bạn, duy nhất bạn lâm vào một loại dốt nát. Cái mà bạn chọn là một phần, và cái bạn không chọn cũng là một phần của thực tại. Phần không được chọn của thực tại sẽ vẫn còn treo quanh bạn, muốn được chấp nhận. Nó không thể biến mất, không có cách nào cho nó biến mất. Nếu bạn yêu sống quá nhiều và bạn không muốn nhìn sự kiện về chết… chết có đó treo quanh bạn như cái bóng.

Thiền nói: Nhìn cả hai – chúng là một khối, chúng là cùng nhau. Thấy chúng cùng nhau, không có bất kì chọn lựa nào, không có bất kì định kiến nào, bạn siêu việt trên chúng. Thấy chúng cùng nhau, bạn không còn bị đồng nhất với sống và không còn bị đồng nhất với chết. Khi bạn không bị đồng nhất, bạn là tự do, bạn được giải thoát.

Đồng nhất là điều giam cầm là gì. Để điều này được hiểu một cách hoàn hảo, vì đó là căn nguyên của mọi khổ, nô lệ của chúng ta.

Đồng nhất – từ này là rất có ý nghĩa. Nó ngụ ý bạn bị đồng nhất với bộ phận. Bạn trở thành một với một phần của sống, bạn bắt đầu nghĩ tới phần đó dường như nó là cái toàn thể. Không gì sai với bộ phận như vậy, nhưng bộ phận là bộ phận; nó không là toàn thể. Khi bạn bắt đầu nghĩ về bộ phận như toàn thể, tính bộ phận nảy sinh. Khi bạn bắt đầu tuyên bố về bộ phận đó dường như nó là cái toàn thể, bạn đang trở thành mù với cái toàn thể. Bây giờ bạn sẽ ở trong xung đột với thực tại.

Và bạn không thể thắng khi chống lại thực tại, nhớ điều đó. Bạn không thể thắng khi chống lại thực tại. Điều đó là không thể được. Điều đó không xảy ra, nó không thể xảy ra được. Bạn có thể thắng chỉ cùng với thực tại, không bao giờ chống lại thực tại. Thắng lợi là cùng với thực tại. Đó là lí do tại sao mọi Thầy lớn đều phải nhấn mạnh nhiều thế vào buông xuôi. Buông xuôi ngụ ý là cùng với thực tại. Thế thì thắng lợi là chắc chắn – vì thực tại sẽ thắng. Bao giờ thực tại cũng thắng. Nếu bạn là cùng nó, bạn sẽ là người thắng; nếu bạn chống lại nó, bạn sẽ là người thua. Và chúng ta tất cả đều là người thua, chúng ta đã từng tranh đấu.

Chúng ta chọn phần nhỏ và tuyên bố rằng đây là cái toàn thể. Chúng ta chọn sống, chúng ta lấy sống ra từ hoàn cảnh cơ bản của nó – chết – và chúng ta nói, “Cái này là tôi. Tôi là sống.” Bây giờ bạn lâm vào phiền phức. Bạn sẽ bị giam trong sự đồng nhất này. Thế thì bạn sẽ xoay xở chết thế nào? – và nó có đó, và nó đang xảy ra mọi khoảnh khắc, và nó sẽ đem bạn đi một ngày nào đó.

Bạn bị đồng nhất với thân thể, “Mình là thân thể,” thế thì có phiền phức. Bạn bị đồng nhất với tâm trí, “Mình là tâm trí,” thế thì có phiền phức. Bị đồng nhất là lâm vào phiền phức. Đồng nhất là chính chất liệu làm ra dốt nát. Một khi đồng nhất bị bỏ đi, một khi bạn không bị đồng nhất với bất kì cái gì, bạn đơn giản vẫn còn là nhân chứng – không nói, “Tôi là cái này” hay “Tôi là cái kia.” Bạn đơn giản vẫn còn là nhân chứng. Bạn nhìn sống như trôi qua, bạn nhìn chết như trôi qua, bạn nhìn dục như trôi qua, bạn nhìn thất vọng, vui, thành công, thất bại. Bạn liên tục nhìn; bạn vẫn còn là người nhìn thuần khiết. Bạn không bị móc vào bất kì cái gì; bạn không tuyên bố “Tôi là cái này.” Không có công bố, bạn là ai? Không hạn chế và định nghĩa bản thân bạn, không cho giới hạn cho bản thân bạn, nếu bạn có thể vẫn còn tuôn chảy, chỉ nhìn, có giải thoát. Có giải thoát lớn.

Người không bị đồng nhất là tự do. Bị đồng nhất, người ta bị giam hãm.

Thiền nói: Không bị đồng nhất với bất kì cái gì dù bất kì cái gì. Và thế thì, một cách tự nhiên, siêu việt xảy ra. Bạn thấy khổ tới và bạn vẫn còn là người quan sát. Bạn thấy khổ nảy sinh, nhận chìm bạn, bao quanh bạn như đám khói lớn, nhưng bạn vẫn còn là người quan sát. Bạn nhìn nó, bạn không phán xét. Bạn không nói, “Cái này là tôi,” hay “Cái này không phải là tôi.” Bạn không nói bất kì cái gì chút nào, bạn vẫn còn không phán xét. Bạn đơn giản nhìn điều này là sự kiện, rằng có khổ.

Thế rồi khi một ngày tới, một ngày nó bắt đầu biến mất. Mây đã tụ lại và giờ chúng đang biến mất, và có ánh sáng mặt trời chói chang. Bạn không bị đồng nhất với cái nào cả. Bạn chỉ nhìn rằng ánh mặt trời đã quay lại, mây đã biến mất. Bạn không nói, “Cái này là tôi,” bạn không nói, “Cái này không phải là tôi.” Bạn không làm bất kì phát biểu nào chút nào về bản thân bạn. Bạn đơn giản liên tục quan sát.

Nhiều lần điều đó sẽ xảy ra – khổ sẽ tới, sướng sẽ tới – nhiều lần bạn sẽ thành công, nhiều lần bạn sẽ thất bại. Nhiều lần bạn sẽ bị thất vọng, và nhiều lần bạn sẽ cảm thấy rất phấn chấn. Quan sát mọi nhị nguyên này, dần dần bạn sẽ thấy rằng bạn ở ngoài mọi cặp nhị nguyên này của mọi thứ.

Và cặp đôi là như vậy – sống và chết. Và cặp đôi là như vậy – tâm trí và thân thể. Và cặp đôi là như vậy – thế giới và niết bàn. Tất cả là những cặp đôi nhị nguyên. Khi bạn có thể nhìn một cách thấu suốt, khi bạn có thể nhìn một cách trong suốt, và bạn không chọn, bạn là cái gì đó siêu việt – nhân chứng. Nhân chứng đó không bao giờ sinh và không bao giờ chết.

Chết và sống tới trong cái nhìn của nhân chứng đó, nhưng nhân chứng đó là vĩnh hằng. Nó đã có đó trước khi bạn được sinh ra, và nó sẽ có đó khi bạn qua rồi. Bạn đã từng tới trong thế giới này hàng triệu lần, và bạn có thể lại tới nữa – và dầu vậy bạn đã chưa bao giờ tới. Thế giới xuất hiện trong bạn cũng giống như phản xạ xuất hiện trong gương. Thực ra, không cái gì xảy ra cho gương. Hay bạn nghĩ cái gì đó xảy ra cho gương?

Bạn đang đứng trước gương và gương phản xạ mặt bạn. Bạn nghĩ cái gì đó đang xảy ra cho gương sao? Không cái gì đang xảy ra. Bạn qua rồi, gương là trống rỗng. Ai đó khác tới trước gương, gương phản xạ bộ mặt đó – đẹp hay xấu – nó không có chọn lựa, nó là vô chọn lựa. Bạn mang tới một đoá hoa hồng đẹp, nó phản xạ; bạn mang tới chiếc gai xấu, nó phản xạ. Bạn mang tới bộ mặt đẹp, nó phản xạ; bạn mang tới bộ mặt xấu, nó phản xạ. Nó không có chọn lựa. Nó không nói, “Cái này không tốt và tôi sẽ không phản xạ,” và, “Cái này rất tốt và tôi sẽ bám lấy nó. Xin đừng đi khỏi đây, vẫn còn ở đây đi. Tôi là bạn, bạn là tôi.” Không, gương đơn giản phản xạ.

Phẩm chất tựa gương này là điều được ngụ ý bởi việc chứng kiến. Và đó là lí do tại sao gương vẫn còn sạch mọi vết in. Nó liên tục phản xạ, nhưng không vết in nào được thu thập trên nó. Đây là trạng thái của nhận biết. Đây là điều thiền tất cả là gì.

Quan sát, nhìn, tỉnh táo, nhưng không chọn. Và không đi vào bất kì bộ phận nào. Bộ phận không phải là cái toàn thể. Bộ phận là bộ phận, và sớm hay muộn bộ phận sẽ ra đi, vì bộ phận không thể ở lại đủ lâu. Và khi nó đi bạn sẽ khổ vì bạn sẽ sẽ không sẵn lòng rời bỏ nó; bạn sẽ bám lấy nó, vì bạn bị đồng nhất với nó. Nhưng nó sẽ phải đi, và bạn sẽ cảm thấy khổ và bạn sẽ kêu và bạn sẽ khóc – nhưng đó là bịa đặt của bạn. Nếu bạn vẫn còn như gương sẽ không có vấn đề gì. Bất kì cái gì xảy ra, xảy ra. Bạn vẫn còn không bị rối trí và không bị sao lãng.

Đây là chính cốt lõi bản chất của mọi tôn giáo. Vấn đề không phải là thực hành, vấn đề không phải là học các quan niệm, giáo điều. Vấn đề không phải là nhẩm đọc kinh. Vấn đề là cái nhìn sâu! Và cái nhìn sâu này là sẵn có cho bạn. Không có nhu cầu đi tới bất kì người nào để có cái nhìn sâu này. Bạn đã từng mang nó đi suốt rồi. Từ chính lúc bắt đầu nó đã là như vậy rồi. Nó có đó, gương có đó. Chỉ bắt đầu dùng nó đi.

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.7