Sau chứng ngộ có cần thiền không?

Sau khi được chứng ngộ, thiền cần thiết thế nào?

 

Ai đã bảo bạn rằng sau khi được chứng ngộ thiền là cần thiết? Thiền vẫn còn lại, nhưng nó không phải là cần thiết – nó trở thành tự nhiên. Trước chứng ngộ nó là cần thiết, sau chứng ngộ nó chỉ giống như việc thở. Nó hiện hữu, ở đó. Nó là tự nhiên, nó là tự phát.

Chứng ngộ ngụ ý đích xác điều đó: khi thiền đã trở thành tự nhiên. Bạn có tính thiền – không phải là đôi khi bạn ngồi trong thiền, không phải là bạn có vài giờ thiền mọi ngày – toàn thể thời gian của bạn đều có tính thiền. Bạn đi trong thiền, bạn bước trong thiền, bạn ngồi trong thiền, bạn ăn trong thiền, bạn yêu trong thiền, bạn làm kinh doanh trong thiền. Toàn thể cuộc sống của bạn trở nên được bao quanh bởi một loại năng lượng mới. Nó không phải là cần thiết, nó đơn giản là tự nhiên.

Parinirvana đã gửi cho tôi một giai thoại nhỏ – có liên quan tới câu hỏi này.

 

Có một người ngồi trên một hành tinh nhỏ. Mọi ngày vào sáu giờ sáng anh ta ra lệnh một cách ngây ngô cho mặt trời mọc và mặt trời đã mọc. Vào lúc sáu giờ chiều anh ta đã ra lệnh ‘lặn’ và mặt trời lặn. Sau một lúc, mặt trời biết bài học và từ đó trở đi người này chỉ ngồi đó và quan sát.

 

Không ai đã học bất kì bài học nào. Cho dù không ra lệnh mặt trời sẽ mọc lúc sáu giờ.

Nếu bạn đơn giản liên tục sống một cách im lặng, ngay cả thiền cũng không được cần tới; ngay cả trước chứng ngộ nó cũng không được cần tới. Nếu bạn liên tục sống cuộc sống mạnh khoẻ, toàn tâm – không lo nghĩ gì mấy về quá khứ và không ham muốn gì mấy về tương lai – nếu bạn chỉ liên tục sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc khi nó tới, ngay cả trước chứng ngộ thiền là không cần thiết. Thiền sẽ bắt đầu xảy ra. Cũng như mặt trời mọc buổi sáng, bạn không cần ra lệnh cho nó; và đến chiều tối mặt trời lặn, bạn không cần ra lệnh cho nó.

Người đã ra lệnh này mọi ngày vào sáu giờ sáng cho mặt trời mọc và mọi tối vào sáu giờ chiều cho mặt trời lặn. Và thế rồi sau vài ngày anh ta nghĩ, “Giờ mặt trời phải đã học được bài học.” Cho nên anh ta ngồi im lặng, quan sát, và mặt trời đã mọc! và anh ta quan sát, và mặt trời đã lặn! Thế là người này rất hạnh phúc, công việc của anh ta được thực hiện – mặt trời đã học được bài học.

Mọi cách thiền đều giống điều đó. Bản thân sự sống liên tục chuyển tới thiền, không nỗ lực phụ nào được cần. Nỗ lực phụ được cần vì cuộc sống của bạn không di chuyển chút nào, vì bạn đã được dạy những khái niệm hoàn toàn vô nghĩa. Vì những khái niệm sai đó bạn đã tạo ra nhiều khối chắn trong bản thân bạn, và sự sống không còn tuôn chảy, bạn không còn là dòng sông – bạn đã trở thành chiếc ao bẩn, đóng kín. Do đó, thiền được cần tới.

Thiền được cần vì bạn đã trở thành phi tự nhiên. Nếu bạn sống cuộc sống tự nhiên… và bởi ‘tự nhiên’ tôi ngụ ý: sống khoảnh khắc như nó vậy – không cố đặt bất kì cái phải nào lên nó, không cố biến đổi nó thành bất kì cái gì khác. Chỉ chấp nhận khoảnh khắc như nó vậy. Khi giận, là giận và chấp nhận nó; và không tạo ra ý tưởng về không giận. Và khi giận đã trôi qua, không hối hận. Không có gì để hối hận – nó đã là vậy! Khi trong yêu, yêu đi, và không nghĩ yêu phải thế nào. Không tra cứu tài liệu yêu, cứ để yêu tuôn chảy một cách tự nhiên.

 

Tôi đã nghe nói về một chiến binh lớn ở Nhật Bản, một võ sĩ đạo, một kiếm thủ rất nổi tiếng:

 

Một đêm khi anh ta trở nên mệt mỏi sau tranh đấu cả ngày trên cánh đồng và anh ta chỉ vừa định rơi vào giường, anh ta thấy một con chuột. Và con chuột này nhìn anh ta một cách dữ tợn! Võ sĩ đạo cố giết con chuột bằng chiếc kiếm. Anh ta là một trong những kiếm thủ giỏi nhất được biết tới, nhưng bằng cách nào đó anh cứ chém trượt. Anh ta đã chém nhiều lần, anh ta làm gẫy kiếm, và anh ta đã không thể nào giết được con chuột. Anh ta thực sự trở nên sợ: “Con chuột này dường như là rất huyền bí. Đây không phải là chuột thường!” Anh ta bắt đầu vã mồ hôi – anh ta chưa bao giờ vã mồ hôi. Anh ta đã là một chiến sĩ cả đời mình và giờ một con chuột đã đánh bại anh ta.

Anh ta chạy ra ngoài, hỏi vợ xem phải làm gì. Vợ nói, “Anh ngu thế! Anh không cần giết chuột. Anh đã bao giờ nghe nói về bất kì người nào giết chuột bằng kiếm không? Anh cứ bắt một con mèo vào bên trong đi.” Và mèo được mang vào bên trong. Nó không phải là mèo thường, nó là mèo chiến binh lớn. Nó cũng đã được huấn luyện trong nhiều thứ; nó là một trong những con bắt chuột nổi tiếng nhất.

Nó tới với mọi nghệ thuật của nó, mọi sự khéo léo của nó. Nó đã thử, nhưng con chuột nào thực sự phi thường. Nó nhảy đích xác vào mắt mèo! Và mèo ta thoát ngay ra. Nó chưa bao giờ thấy con chuột nào như thế – dám tấn công cả mèo?! Và nó cũng run như chiến binh kia vậy.

Chiến binh nói, “Thế này thì quá thể!”

Thế rồi mèo của nhà vua được mời tới. Nó là Thầy mèo, rất nổi tiếng khắp cả nước; tất nhiên, nó là mèo của nhà vua mà. Con mèo của nhà vua tới và nó cũng bị đánh bại bởi con chuột này. Nó đã đi vào, cố gắng vất vả, dùng mọi kĩ năng, nhưng con chuột này là quá giỏi.

Thế rồi con mèo của nhà vua gợi ý một con mèo mà nó biết, con này chẳng nổi tiếng chút nào. “Ông đã thử với những mèo nổi tiếng, giờ ông thử với mèo thường đi… chỉ mèo thường, đơn sơ.”

Chiến binh này nói, “Nhưng con mèo thường, đơn sơ này có thể làm được gì?”

Mèo của nhà vua nói, “Ông cứ thử đi. Tôi biết con mèo này. Nó bình thường thế, nó không biết thứ gì. Cả ngày nó ngủ. Nhưng có một điều về nó: lũ mèo biết, mèo của cả nước biết rằng nó rất huyền bí. Điều huyền bí là ở chỗ nó chẳng biết gì về chuột, bắt chuột, nghệ thuật đó, kĩ thuật, phương pháp luận, triết lí – nó chẳng biết gì; nó chưa bao giờ ở bất kì trường học hay cao đẳng hay đại học nào. Nó là con mèo thường, đơn sơ, nhưng chuột sợ nó thế! Bất kì chỗ nào nó ngủ… không chuột nào đã bao giờ vào nhà đó! Chỉ sự hiện diện của nó là đủ. Và nó liên tục ngủ, và không ai biết khi nào nó giết và làm sao nó giết.

“Một lần tôi đi tới con mèo đó và tôi đã hỏi, ‘Nghệ thuật của bạn là gì?’ Nó đơn giản nhìn tôi, và nó chẳng có lời nào để nói, và nó nhắm mắt lại và đi ngủ. Và tôi đã đánh thức nó lần nữa và hỏi, ‘Nghệ thuật của bạn là gì?’

Nói nói, ‘Tôi không biết. Tôi là mèo, có vậy thôi. Mèo là mèo và được ngụ ý bắt chuột. Nghệ thuật gì? Bạn đang nói điều vô nghĩa gì vậy?”‘

Con mèo này được mang tới, và võ sĩ đạo này không hi vọng gì mấy vì nó thực sự là rất bình thường, hệt như bất kì con mèo hoang nào.

Nó bước vào, và chẳng có bất kì kĩ năng nào nó đơn giản bước vào, bắt con chuột và đem chuột ra.

Mọi mèo tụ tập lại với nhau và hỏi nó, “Nghệ thuật của bạn là gì?”

Và nó nói, “Tôi không biết bất kì nghệ thuật nào. Tôi là mèo! Điều đó chẳng đủ sao?”

 

Đó là điều tôi ngụ ý bởi việc là tự nhiên. Thiền sẽ xảy ra nếu bạn là tự nhiên – thậm chí trước chứng ngộ. Thiền là việc nở hoa tự nhiên của bạn; thiền không là cái gì đó như nghệ thuật, kĩ năng, hiệu năng. Không, không chút nào. Bạn không cần đi tới bất kì trường nào để học nó. Nhưng bạn đã bị làm hư hỏng. Chuột đã ở quanh bạn quá nhiều, và bạn đã trở nên sợ chuột – không chỉ sợ, bạn đã bắt đầu học cách bắt những con chuột này. Bạn đã trở nên rất khéo léo, nhân tạo; bạn biết bí quyết và đó là rắc rối của bạn. Tri thức của bạn là rắc rối của bạn.

Bằng không thì không có nhu cầu! Kabir không bao giờ thiền – liên tục dệt những thứ của ông ấy và đã trở nên chứng ngộ. Cái gì đã xảy ra? Người tự nhiên, làm việc của mình với toàn tâm, bị cuốn hút trong khi làm việc của mình – đã đạt tới.

 

Cho nên nhớ, bạn phải học thiền vì bạn đã học vài thứ sai. Để phá huỷ việc học sai đó bạn sẽ cần học. Dường như bạn bị chiếc gai đâm vào chân và bạn cần chiếc gai khác để khều nó ra. Chiếc gai kia cũng là gai như chiếc thứ nhất, nhưng nó giúp đỡ. Thiền giống như gai, vì bạn đã trở thành nhân tạo và tính nhân tạo đó đã đi sâu vào trong con người bạn. Thiền lấy nó ra; thiền là thuốc.

 

Bạn có biết không? – ‘thuốc’ và ‘thiền’ bắt nguồn từ cùng gốc. Nó là thuốc. Khi ai đó ốm chúng ta cho người đó thuốc. Bạn có cho rằng thuốc cho người đó mạnh khoẻ không? Thế thì bạn sai. Thuốc đơn giản phá huỷ ốm của người đó. Không thuốc nào đã được phát minh mà có thể cho bạn mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ ở bên ngoài thuốc, và bên ngoài thiền nữa. Thuốc đơn giản tiêu diệt bệnh. Một khi bệnh bị tiêu diệt, một khi gai đã được lấy ra, mạnh khoẻ bên trong của bạn bắt đầu lại nở hoa.

Chỉ cái nhân tạo phải bị phá bỏ. Một cách tự nhiên, với cái nhân tạo, cái gì đó nhân tạo được cần. Để phá huỷ cái gì đó giả bạn sẽ cần cái khác cũng là giả. Bạn không thể phá huỷ cái giả bằng cái thật, chúng sẽ không gặp gỡ. Làm sao bạn có thể phá huỷ cái giả bằng cái thật? Cho nên mọi kĩ thuật thiền đều hư cấu như các hư cấu khác của bạn – toàn hư cấu! Chúng giúp đỡ, chúng chắc chắn giúp đỡ; chúng giúp bạn thoát khỏi hư cấu của bạn. Nhưng ngày bạn thoát khỏi hư cấu của bạn, đột nhiên bạn nhận ra, “Thiền thậm chí là không cần thiết trước khi mình trở nên chứng ngộ.” Nó đã trở thành cần thiết vì xã hội, vì các ước định, vì quá nhiều việc dạy, vì bạn đã đánh mất bản tính của bạn, Đạo của bạn.

Cho nên không có vấn đề về “Sau chứng ngộ, làm sao thiền còn cần thiết?” Không chút nào. Người ta quên thiền là gì, vì người ta biết không khoảnh khắc nào không là thiền chút nào. Người ta sống trong thiền, sự sống của người ta là thiền.

Nhưng đôi khi điều đó đã xảy ra: bạn đôi khi sẽ thấy vị phật cũng ngồi nhắm mắt. Bạn đôi khi sẽ thấy một Meera vẫn tôn thờ Krishna. Cho nên vấn đề nảy sinh trong tâm trí: “Phật đang làm gì?”

Người ta biết về Christ rằng nhiều lần ông ấy sẽ nói với các đệ tử của ông ấy, “Ông đợi đây và ta sẽ đi vào núi để thiền.” Jesus làm gì khi ông ấy nói ông ấy đi thiền? Ông ấy không thiền chút nào. Ông ấy muốn đi tới đó để làm gì? Ông ấy đơn giản muốn gạt bỏ đám đông. Việc thiền đó chỉ là thủ đoạn. Ông ấy đơn giản muốn là một mình. Mệt mỏi…. Mệt mỏi với kẻ thù và mệt mỏi vì bạn bè. Mệt mỏi với những người chống lại ông ấy và mệt mỏi với những người là người đi theo ông ấy. Mệt mỏi, đơn giản mệt mỏi.

Điều đó gần như bác sĩ đã từng làm việc cả ngày trong bệnh viện với người ốm, cả nghìn lẻ một loại ốm bệnh, và ông ấy muốn về nhà và nghỉ ngơi. Nó giống điều đó.

Một Jesus hay một Phật liên tục ở cùng người ốm, vì chỉ có người ốm còn lại trên thế giới. Ông ấy cũng cần chút ít nghỉ ngơi.

Phật phải thiền để làm gì? Nhưng đôi khi ông ấy ngồi với mắt nhắm dưới cây Bồ đề – tĩnh lặng, theo Phật tính. Chỉ muốn có vài khoảnh khắc thuần khiết cho bản thân ông ấy. Cái đẹp đó của tính một mình, phúc lành đó của tính một mình – trong vài giây ông ấy muốn quên mọi rắc rối của mọi loại người, có vậy thôi. Lần nữa ông ấy là tươi tắn, lần nữa năng lượng đang tuôn chảy, lần nữa ông ấy sẵn sàng – lần nữa lại giúp mọi người, lần nữa lại mời mọi người, lần nữa lại khích động mọi người.

 

Lâu trước đây ở Trung Quốc, Thiền sư Hoàng Bá, người đã đạt tới đỉnh cao nhất của thành tựu tâm linh, đã được người ta thấy thường xuyên tôn thờ Phật với sự sùng kính lớn lao.

Bị ấn tượng bởi hoài nghi, một đệ tử hỏi, “Thầy đang hỏi xin cái gì đó từ Phật, hay tìm cái gì đó liên quan tới chân lí sao?”

Thầy đáp, “Ta chẳng có gì để hỏi xin Phật hay để tìm kiếm về chân lí.”

Đệ tử này lại hỏi, “Thế thì sao thầy tôn thờ?”

Thầy nói, “Ta đơn giản tôn thờ.”

 

Bây giờ đây là một phát biểu kì lạ. Ông ấy nói, “Ta đơn giản tôn thờ.” Đó là lòng biết ơn thuần khiết. Nó chẳng liên quan gì tới thiền, lời cầu nguyện. Ông ấy không có đó để hỏi xin bất kì cái gì – mọi thứ đều đã được cho. Bây giờ, khi mọi thứ đã được cho, bạn cảm thấy cực kì biết ơn – biết ơn tới mức bạn không thể đáp lại bất kì cái gì; bạn không có bất kì cái gì. Bạn có thể phục vụ bố bạn trong tuổi già của ông ấy và theo cách nào đó bạn có thể đền đáp cho mọi điều ông ấy đã làm cho bạn khi bạn còn là đứa trẻ. Bạn có thể kính trọng mẹ bạn, chăm sóc bà ấy trong tuổi già của bà ấy, và đền đáp cho bà ấy theo cách nào đó. Nhưng bạn có thể làm gì cho Thầy? Vì mọi đồng tiền bạn biết là của thế giới này – Thầy đã cho bạn cái gì đó của thế giới kia, và bạn không có đồng tiền nào của thế giới kia. Bạn sẽ làm gì với Thầy? Hoàn toàn bất lực, bạn không thể biểu lộ được lòng biết ơn của bạn theo bất kì cách nào khác.

Hoàng Bá là đúng, ông ấy nói, “Ta đơn giản tôn thờ. Ta chẳng có gì để hỏi xin Phật bất kì cái gì thêm nữa. Ông ấy đã cho ta, nhưng làm sao ta có thể quên được ông ấy?”

Cảm giác riêng của tôi là ở chỗ Hoàng Bá, dù ông ấy ở bất kì chỗ nào, vẫn phải đang tôn thờ. Đó là lòng biết ơn vĩnh hằng.

 

Một đệ tử khác của Phật, Văn Thù, đã trở nên chứng ngộ. Khi ông ấy trở nên chứng ngộ, Phật nói với ông ấy, “Giờ ông đi xa khỏi ta. Giờ bản thân ông có lời. Thông điệp đã trở thành sống động trong ông. Đi và lan toả nó!”

Thế là Văn Thù phải đi, nhưng với nước mắt đầy trong mắt ông ấy. Ai đó hỏi, “Sao ông khóc? Bản thân ông đã trở nên chứng ngộ, cho nên việc bám vào Phật này là gì vậy?”

Ông ấy nói, “Ai bám Phật? Nhưng chỉ thấy ông ấy, chỉ ở gần ông ấy, và chỉ cúi lạy bất kì khi nào người ta đi qua ông ấy…. Tôi đã đi qua ông ấy gần cả nghìn lần một ngày, và mỗi lần tôi đều cúi lạy. Tôi có thể làm gì khác được? Bây giờ tôi sẽ ở xa xôi.”

Cho nên ai đó đã báo lại cho Phật rằng Văn Thù đã khóc. Phật gọi ông ấy tới và Phật nói, “Ông có thể cúi lạy từ bất kì chỗ nào.” Và tương truyền Văn Thù đã sống trong hai mươi năm, nhưng mọi ngày – sáng, tối, trưa, bất kì khi nào ông ấy có thời gian, ông ấy đều cúi lạy theo hướng Phật đang đi. Dù Phật đi bất kì chỗ nào ông ấy đều sẽ cúi lạy.

Các đệ tử của ông ấy nói, “Giờ Thầy là Phật theo quyền riêng của Thầy! Sao Thầy liên tục làm điều này?”

Và ông ấy sẽ nói, “Làm sao ta có thể dừng làm điều đó được? Nó đã trở thành tự nhiên thế.”

 

Đó là lòng biết ơn đơn giản, chẳng vì lí do nào cả. Có vài điều được làm chẳng vì lí do nào cả. Không phải mọi thứ đều được làm chỉ vì có lí do. Không thể cám ơn Thầy của bạn ngay cả khi bạn đã trở nên được chứng ngộ.

 

Một sư hỏi Bách Trượng Huệ Hải, một Thiền sư khác, “Biến cố huyền bí nhất trên thế gian là gì?”

Bách Trượng trả lời, “Ta ngồi đây tất cả bởi bản thân ta. Đây là biến cố huyền bí nhất trên thế gian. Ta ngồi đây tất cả bởi bản thân ta.”

 

Nhưng đây là thiền! đây là lời cầu nguyện, đây là tôn thờ! Gọi nó là bất kì cái gì bạn muốn gọi nó, nhưng đây là điều duy nhất theo sau chứng ngộ: “Ta ngồi đây tất cả bởi bản thân ta.”

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.2