Thiền không giải quyết vấn đề, nó làm tan biến vấn đề.
Có lần một triết gia lớn phương Tây, Ludwig Wittgenstein, được hỏi ông ấy đã làm gì với triết học. Đây là câu trả lời của ông ấy nữa: “Tôi không giải quyết vấn đề, tôi làm tan biến chúng.” Và ông ấy có phẩm chất nào đó của Thiền trong ông ấy. Ông ấy là triết gia phương Tây duy nhất của thời hiện đại, người có cái gì đó của Thiền.
Có lần ông ấy được hỏi, “Ý định của ông trong triết học là gì?”
Ông ấy nói: “Để chỉ cho ruồi lối ra khỏi chai.”
Đó đích xác là định nghĩa của Thiền: chỉ cho ruồi lối ra khỏi chai. Lối có đó!
Bạn phải đã thấy điều đó xảy ra nhiều lần. Đôi khi một con bướm bay vào phòng. Nó biết nó đã vào bằng cửa ra vào; nó biết có lối vào, cho nên nó biết một cách ngầm ẩn rằng bằng cùng cửa đó nó có thể bay ra. Nhưng thế rồi nó bắt đầu bay tới cửa sổ, liên tục vùng vẫy với cửa kính. Và nó càng vùng vẫy với cửa sổ đóng, nó càng trở nên thần kinh hơn. Nó càng trở nên thần kinh, càng vô ý, sợ chết, sợ bao giờ cũng bị nhốt trong căn phòng này mãi mãi. Nó mất ý thức! Trong trạng thái vô ý thức đó nó bắt đầu tranh đầu nhiều hơn, ngay cả với tường. Và cửa ra vào có đó! Và cửa ra vào đã từng ở đó. Và nó biết một cách ngầm ẩn. Làm sao nó có thể quên được? Điều đó dường như là phép màu. Nó đã tới bằng cửa ra vào. Tại sao nó không bay ra bằng cửa đó?
Cùng cửa ra vào mang bạn vào thế giới lại đem bạn ra khỏi nó. Nhớ, đó là cùng cửa ra vào! Ở phía này ‘Lối vào’’ được viết lên, ở phía kia ‘Lối ra’ được viết lên. Nó là cùng một cửa ra vào. Có hai phía của cùng một cửa ra vào. Đam mê mang bạn vào trong thế giới, đam mê mang bạn ra ngoài nó. Ham muốn mang bạn vào trong thế gới, ham muốn đưa bạn ra khỏi nó. Tham đem bạn vào trong thế giới, tham đem bạn ra khỏi nó. Đừng bao giờ tranh đấu! Cái thấp kém không chỉ là lối vào, cái thấp kém là lối ra nữa.
Đây là cái gì đó để được hiểu. Để điều đó chìm vào trong tim bạn: Không bao giờ tranh đấu! Không bao giờ tạo ra bất kì xung đột nào! Bằng không bạn sẽ tạo ra phiền não, bằng không bạn sẽ trở nên khổ hơn. Đó là điều đã xảy ra cho bạn. Mọi người là khổ giống như con bướm này. Nghe câu chuyện này:
Thiền sư Thần Tán, nhận được chứng ngộ qua Bách Trượng. Thế rồi ông ấy trở về thiền viện mà ông ấy đã được nuôi dạy bởi ‘thầy giáo đầu tiên’ của ông ấy, sư đã nuôi dưỡng ông ấy từ thời thơ ấu và sư này vào lúc đó, đã là người rất già….
Nhớ: ông ấy đã là thầy giáo, không phải Thầy. Cho nên Thần Tán đã không đạt tới chứng ngộ qua ông ấy. Anh ta phải đi tới Thầy khác nào đó, tới Bách Trượng. Khi anh ta đạt tới chứng ngộ anh ta quay về với thầy già của mình. Thầy là người từ bi, người tốt. Thầy đã nuôi dưỡng Thần Tán từ chính thời thơ ấu của anh ta. Thầy gần như người bố.
Một hôm Thần Tán giúp thầy giáo già của mình tắm. Khi cọ lưng của ông già, anh ta nói với ông ấy, “Chỗ điện Phật đẹp mà Phật chẳng thánh!” Thầy già xoay đầu ngó lại anh ta, và rồi Thần Tán bình luận, “Phật tuy chẳng thánh, vẫn hay phóng quang.”
Ông già cảm thấy hơi bối rối, nhưng ông ấy không nói bất kì cái gì. Điều này là tuyệt đối mới: “Anh thanh niên này đã kiếm được cái gì đó mới bây giờ vì anh ta đã quay lại. Phẩm chất của anh ta đã thay đổi. Và đôi khi anh ta thốt ra những phát biểu mà có thể ngụ ý nhiều điều, mà có thể không ngụ ý bất kì cái gì. Anh ta có thể đã chỉ học chúng ở đâu đó. Hay, ai biết liệu anh ta có cái nhìn sâu nào đó, tỏ ngộ nào đó chăng?” Ông già quan sát và chờ đợi.
Lần nữa, một hôm, khi ông già đang đọc kinh gần cửa sổ bọc giấy, một con ong đã cố gắng một cách tuyệt vọng, với mọi sức mạnh của nó, để bay ra khỏi phòng qua giấy nhưng đã không thể nào bay qua được.
Thần Tán, thấy điều này, nói, “Thế giới thênh thang như thế mà chẳng chịu ra, vùi đầu vào giấy cũ biết năm nào ra được?”
Bây giờ, điều này là rất có nghĩa. Nó có hai nghĩa. Ông già đang đọc cuốn sách cũ, và con ong đang cố thoát ra cửa sổ bọc giấy — ở Nhật Bản họ làm các bức màn giấy. Và Thần Tán nói, “Thế giới thênh thang như thế mà chẳng chịu ra, vùi đầu vào giấy cũ biết năm nào ra được?” Và anh ta đọc bài thơ gatha:
“Cửa không chẳng chịu ra
Quá ngu chui cửa sổ
Giấy cũ trăm năm dùi
Ngày nào dùi được không?”
Và ông già này sắp gần trăm tuổi. Bây giờ điều này là quá nhiều.
Nghe thấy nhận xét này, ông già đặt sách xuống và nói với Thần Tán, “Ngươi đi hành cước gặp người nào, ta trước sau nghe ngươi nói lời dị thường?”
Thần Tán đáp, “Tôi nhờ ơn Hòa thượng Bá Trượng chỉ dạy được chỗ thôi dứt. Nay muốn đáp lại đức từ bi.”
Thế rồi thầy giáo già chuẩn bị một buổi lễ lớn tôn vinh đệ tử trẻ này, mời các sư trong tu viện tới phương trượng, và cầu xin Thần Tán giảng pháp cho mọi người. Thế là Thần Tán đi lên chỗ ngồi cao, và, theo truyền thống của Bách Trượng, đã giảng như sau:
Linh quang riêng chiếu,
Vượt khỏi căn trần,
Bày hiện chân thường,
Chẳng nệ văn tự.
Tâm tánh không nhiễm,
Vốn tự viên thành,
Chỉ lìa vọng duyên,
Tức như như Phật.
Khi nghe những lời này, khi thấy đệ tử riêng của mình được toả sáng, khi lần đầu tiên cảm thấy anh ta đã trở thành ai đó, ông già chạm chân đệ tử riêng của mình. Và khi ông ấy cúi lạy và chạm chân đệ tử riêng của mình, ông ấy đã trở nên chứng ngộ, sáng suốt đã mở ra.
Vâng, cửa bao giờ cũng mở. Thiền không giảng bất kì cái gì mới cho bạn; nó đơn giản làm cho bạn nhận biết rằng cửa là mở. Và bạn đã đi vào bởi cùng cửa! Liên tục đi tìm cách ra khỏi nó đơn giản là ngu xuẩn.
Mọi người tới tôi và họ hỏi — đặc biệt là người Ấn Độ — họ hỏi, “Làm sao thoát ra khỏi samsara này, thế giới này?” Và tôi hỏi họ, “Bạn đã đi vào thế nào? Trước hết nói cho tôi điều đó.” Chừng nào điều đó chưa được biết tới làm sao bạn đã đi vào, sẽ rất khó thoát ra khỏi nó — vì đường vào là đường ra!
Thiền để mọi thứ như nó vậy, nhưng với khác biệt sâu lắng làm sao! Nó để mọi thứ như chúng vậy. Nó không thay đổi bất kì cái gì, nó đơn giản thay đổi nhận biết của bạn về mọi sự. Nhưng có lẽ lần đầu tiên chúng ta đi tới thấy chúng như chúng vậy. Nó không thay đổi một chút nào… căn phòng vẫn còn như cũ. Cửa sổ vẫn còn được bọc giấy. Cửa ra vào vẫn còn như nó bao giờ cũng vậy — để mở. Chỉ con ong trở nên nhận biết rằng cửa là mở và không có nhu cầu cố gắng, không có nhu cầu làm bất kì nỗ lực nào và vật lộn vất vả.
Thiền nói: Coi nó là dễ. Mọi thứ là sẵn có. Mọi thứ đã được làm thành sẵn có từ chính lúc bắt đầu. Không cái gì bị thiếu, ngoại trừ một điều: rằng bạn không nhìn quanh. Thấy, giận của bạn có thể được biến đổi thành yêu vĩ đại. Tham của bạn có thể trở thành việc chia sẻ. Chính tính sở hữu của bạn một ngày nào đó trở thành từ bỏ. Cho nên Thiền không có kết án. Thiền đơn giản nói, tìm Thầy sống và ở trong sự hiện diện của Thầy. Ngồi im lặng bên cạnh thầy — cửa của thầy đang mở. Cửa của bạn cũng mở. Khác biệt là: thầy biết cửa của thầy đang mở, bạn không biết rằng cửa của bạn đang mở. Khi nhìn qua thầy — cửa của thầy, tính mở của thầy, không gian bên trong của thầy — một ngày nào đó, đột nhiên việc nhận ra nảy sinh rằng “Cửa riêng của mình đang mở và bao giờ cũng mở!” Thiền nói: Không cái gì đã bị giấu từ chính lúc bắt đầu.
Điều gì xảy ra cùng Thầy khi bạn ở trong sự hiện diện của thầy?
Khi nước được múc lên trong tay,
Trăng được phản xạ trong chúng.
Khi hoa được cầm
Hương thấm vào trong áo choàng…
Khi hoa được cầm, hương thấm vào trong áo choàng…. Khi bạn tới quanh người chứng ngộ, cái gì đó của chứng ngộ của người đó thấm vào áo choàng của bạn, cái gì đó của hương thơm của người đó bắt đầu truyền vào bạn. Nó là nhịp đập rộn ràng, rung động — nhưng mắt được cần tới.
Thiên thần kia có thể thấy rừng xoài toả sáng bên dưới ông ấy. Nếu như bạn đi qua rừng xoài này bạn có thể đã không thấy, vì việc toả sáng đó cần việc mở nào đó trong bạn. Thiên thần nghe thấy pranava — âm thanh vô âm, omkar — toàn thể khu rừng hát bài ca, mở hội cái gì đó. “Cái gì đó cực kì quan trọng đã xảy ra. Cây đã nở hoa trái vụ!” Ông ấy có thể thấy, nhưng bạn có thể đã đi qua cạnh rừng xoài và bạn có thể đã không thấy — vì để thấy những điều như vậy, tin cậy lớn được cần. Để thấy những điều như vậy, tính mở được cần. Để thấy và nghe những điều như vậy bạn phải ném rác rưởi của bạn mà bạn liên tục mang trong đầu bạn.
Việc cảm của tôi là ở chỗ từng người trong các bạn ở đây đã nhiều lần đi qua khu rừng xoài như vậy — lúc thì một Phật, lúc thì một Mansoor, lúc thì một Ali, và đôi khi một Ramakrishna, một Raman, đôi khi một Mahavir, một Zarathustra. Bạn đã đi qua! Điều không thể được là suốt nhiều thời đại bạn đã không bao giờ bắt gặp một rừng xoài toả sáng — bạn phải đã bắt gặp. Khả năng lớn hơn là ở chỗ không chỉ một lần, mà nhiều lần bạn có thể đã bắt gặp rừng xoài toả sáng — nhưng bạn đã bỏ lỡ. Đừng bỏ lỡ lần này!
Và ngày Guru Purnima là ngày của mọi vị Phật, mọi người đã trở nên nhận biết. Trong việc nhớ về họ, trở nên nhận biết đi. Rừng xoài là ở đây ngay trước bạn. Bạn có thể thấy ánh sáng toả sáng đó. Nó là ở đây! Bạn có thể nghe âm thanh bầu trời đó; âm nhạc đó đang xảy ra. Và bạn có thể soải cánh bay vào trong hương thơm của tôi. Điều đó là tuỳ vào bạn — bạn sẵn sàng thế nào để nhận, bạn sẵn lòng thế nào để nhận, bạn sẽ đi cùng tôi bao nhiêu, sâu bao nhiêu.
Bạn có thể tới đây chỉ để nghe lời của tôi; thế thì bạn sẽ bỏ lỡ thông điệp thực. Bạn có thể tới đây đầy những điều vô nghĩa của bạn, tính tranh cãi của bạn; thế thì bạn sẽ không có khả năng nghe thấy điều tôi đang cố truyền đạt. Bạn có thể tới đây như người Mô ha mét giáo, người Hindu, người Jain, và bạn sẽ bỏ lỡ tôi — nhưng chỉ bạn sẽ chịu trách nhiệm, không người nào khác.
Cố hiểu trách nhiệm của bạn hướng tới bản thân bạn đi. Bạn đã dò dẫm trong bóng tối đủ rồi! Khi ánh sáng trở thành sẵn có, đừng bỏ lỡ cơ hội này. Lấy cú nhảy đi….
Có một phát biểu nổi tiếng của Jalaluddin Rumi: “Tôi đã chết như khoáng thạch và đã trở thành thực vật. Tôi đã chết như thực vật và vươn lên thành con vật. Tôi đã chết như con vật và tôi đã là người. Tại sao tôi phải sợ? Khi nào tôi kém hơn bởi việc chết?”
Và chính nỗi sợ tới khi bạn tới quanh Thầy — sợ chết. Nhưng nghe phát biểu này của Rumi: “Tại sao tôi phải sợ? Khi nào tôi kém hơn bởi việc chết? Tôi đã chết như thực vật và đã trở thành con vật. Tôi đã chết như con vật và đã trở thành người.”
Khi bạn chết trong Thầy như một người, bạn trở thành điều thiêng liêng. Thầy là cái chết và phục sinh. Ngày này của Guru Purnima là ngày của chết và phục sinh. Nó không phải là ngày bình thường — nó là rất biểu tượng. Nếu bạn tới tôi, bạn chỉ tới theo một cách: nếu bạn đi tới chết trong tôi. Và và bạn sẽ không kém hơn bởi việc chết của bạn — bạn sẽ là nhiều hơn, bạn sẽ là nhiều hơn vô hạn. Bạn sẽ không mất bất kì cái gì và bạn sẽ thu được tất cả.
Cái chết này trong Thầy là điều làm cho một người thành đệ tử. Nó không phải là mối quan hệ bình thường; nó là quan hệ phi thường duy nhất trong thế giới. Mọi mối quan hệ khác là bình thường. Mọi mối quan hệ khác là một phần của thế giới. Chỉ quan hệ này không phải là một phần của thế giới — nó đưa bạn ra bên ngoài. Nó là chiếc cầu vàng từ cái hữu hình sang cái vô hình, từ vật chất sang điều thiêng liêng, từ cái biết sang cái không biết, từ tử sang bất tử. Nhưng… trước hết bạn sẽ phải chết.
Ở cùng Thầy là mang cây chữ thập của bạn trên vai bạn. Đó là lí do tại sao chỉ những người rất dũng cảm có thể trở thành đệ tử. Tôi không ở đây cho các học trò, tôi không quan tâm tới học trò chút nào. Tôi chỉ quan tâm tới đệ tử, những người đủ dũng cảm để đi vào cuộc hành trình vĩnh hằng này.
Ba điều bạn cần: thứ nhất — lắng nghe trong tâm trí; thứ hai — trầm tư trong tim; thứ ba — thực hành trong thân.
Lắng nghe trong tâm trí. Khi bạn nghe tôi — những lời này không phải là của tôi, đây là lời của mọi chư Phật. Những lời này chẳng liên quan gì tới tôi. Tôi không còn ở đây. Tôi đang vận hành chỉ như cây trúc hổng. Những lời này là của mọi chư Phật — quá khứ, hiện tại và tương lai nữa. Vì thông điệp là cùng một, nó bao giờ cũng là cùng một, nó là thông điệp vĩnh hằng — sanatan dharma. Nó là thông điệp vĩnh hằng.
Lắng nghe trong tâm trí mà không tranh cãi. Nếu bạn đang tranh cãi với tôi, bạn sẽ bỏ lỡ. Và tôi không bối rối khi bạn bỏ lỡ. Tôi không mất bất kì cái gì. Nếu bạn bỏ lỡ, bạn bỏ lỡ. Lắng nghe trong tâm trí mà không tranh cãi. Và tôi không nói tin vào điều tôi nói. Đừng hiểu lầm tôi. Tôi không nói tin tưởng. Chỉ không tranh cãi, không có nhu cầu tin. Đầu tiên chỉ lắng nghe một cách im lặng như tấm gương.
Khi bạn tới trước gương, gương không tin vào bạn, nhưng gương phản xạ bạn một cách hoàn hảo như bạn vậy. Gương không có thái độ về bạn, tốt hay tồi, đẹp hay xấu — không, không có thái độ nào. Gương không tranh cãi. Nó đơn giản phản xạ. Lắng nghe trong tâm trí ngụ ý: lắng nghe điều tôi đang nói. Không có vội vàng để tin. Và không có vội vàng để không tin. Đó là điều tôi ngụ ý: không lắng nghe với việc tranh cãi. Đơn giản lắng nghe.
Thứ hai: trầm tư trong tim. Lắng nghe, và để nó chìm vào trong tim bạn. Đừng vội vàng nghĩ về nó. Nếu bạn nghĩ trong vội vàng, nó sẽ vẫn còn trong đầu. Trước hết để nó đi sâu. Để nó đến mai, để nó thấm đẫm, để nó đi sâu hơn chút ít. Để nó lắng vào trong tim. Do đó, trầm tư trong tim. Thế rồi đừng vội vàng thực hành nó. Để nó thấm đẫm sâu hơn chút ít. Để nó đạt tới thân thể, vào trong tâm can của bạn, và thế thì nó trở thành việc thực hành theo cách riêng của nó.
Đây là ba giai đoạn của việc ở cùng Thầy.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch. 1